1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sỹ giải pháp phát triển cây ăn quả bền vững

146 353 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vnLỜI CẢM ƠN Luận văn này của chúng tôi đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển cây ăn qu

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Đình Tuấn

Thái Nguyên - 2007

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu đã được sử dụng trong bản luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào

Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả

Nguyễn Mạnh Hà

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này của chúng tôi đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang Trong quá trình thực hiện đề và hoàn chỉnh luận văn đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin được trân trọng cảm ơn

sự tạo điều kiện, giúp đỡ của Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường, Khoa sau Đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Huyện Uỷ, UBND huyện, các phòng ban chuyên môn, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, đặc biệt

là phòng HTKT, xin trân trọng cảm ơn các sở, ngành của tỉnh Bắc Giang, Viện Bảo về thực vật TW, Viện rau quả Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá tình học tập và thực hiện đề tài;

Tôi xin trân trọng cảm ơn: T.S - Trần Đình Tuấn đã tận tình gúp đỡ,

hướng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài;

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, các đồng nghiệp

và bè bạn gần xa đã tạo điều kiện, khuyến khích, động viên giúp đỡ tôi bằn

cả thời gian, vật chất, tinh thần… trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và đã có mặt cổ vũ động viên tôi ngày hôm nay;

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn, và các quý vị đại biểu, xin kính chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt

Trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên ngày… tháng 12 năm 2007

Nguyễn Mạnh Hà

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

2- Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1- Mục tiêu chung 2

2.2 - Mục tiêu cụ thể 2

3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1- Đối tượng nghiên cứu 3

3.2- Phạm vi nghiên cứu 3

3.2.1- Phạm vi về không gian 3

3.2.2- Phạm vi về thời gian 3

4- Đóng góp mới của luận văn 3

5- Bố cục của luận văn 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1.1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6

1.1.1- Cơ sở lý luận về phát triển bền vững 6

1.1.2- Cơ sở thực tiễn 16

1.2- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

1.2.1- Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 29

1.2.2- Các phương pháp nghiên cứu 29

1.2.3- Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 32

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN 35

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện lục ngạn, tỉnh Bắc Giang 35

2.1.1- Điều kiện tự nhiên 35

2.1.2- Điều kiện kinh tế- xã hội 37

2.1.3- Một số thuận lợi, khó khăn chung của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với tình hình phát triển cây ăn quả ở Lục Ngạn 41

2.2 Thực tạng sản xuất và phát triển cây ăn quả ở Lục Ngạn 43

2.2.1 Một số nhân tố sản xuất, phát triển cây ăn quả ở Lục Ngạn 43

2.2.2- Những ảnh hưởng của cơ chế chính sách Nhà nước và khoa học công nghệ đối với phát triển cây ăn quả ở huyện Lục Ngạn 53

2.2.3- Kết quả sản xuất cây ăn quả trong vùng nghiên cứu 56

2.2.4- Những ảnh hưởng của phát triển cây ăn quả đối với môi trường sinh thái 64

2.2.5- Hiệu quả xã hội từ sản xuất phát triển cây ăn quả 68

2.2.6- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả 69

2.2.7- Một số kết luận về thực trạng phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững ở huyện Lục Ngạn 73

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢTHEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN 76

3.1- Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển cây ăn quả 76

3.1.1- Những quan điểm phát triển cây ăn quả 76

3.1.2- Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH huyện Lục Ngan đến năm 2010 78

3.1.2- Định hướng phát triển cây ăn quả 78

3.2- Một số giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn theo hướng bền vững 81

3.2.1- Quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển cây ăn quả 81

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3- Tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh cho người lao động 86

3.2.4- Bảo quản trước, sau thu hoạch và chế biến 87

3.2.5- Các giải pháp về kỹ thuật 91

3.2.6- Thị trường và dịch vụ 97

3.2.7- Cơ chế chính sách 100

3.3- DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 107

3.3.1- Về kết quả và hiệu quả kinh tế đến năm 2010 107

3.3.2- Về bảo vệ môi trường sinh thái 109

3.3.3- Về xã hội 111

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1- Kết luận 114

2- Đề nghị 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 120

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Diện tích, giá trị sản xuất cây ăn quả Việt Nam giai đoạn

2001 - 2005 22

Bảng 1.2 Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả đã cho thu hoạch năm 2006 phân theo địa phương và chia theo nhóm cây của tỉnh Bắc Giang 23

Bảng 1.3 Các hoạt động bảo quản trước khi tiêu thụ 25

Bảng 1.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm quả ở các thành phố và các vùng 26

Bảng 1.5 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ 2001 - 2005 28

Bảng 1.6 Tổng hợp mẫu điều tra 31

Bảng 2.1 Đặc điểm khí hậu, thời tiết năm 2006 của huyện Lục Ngạn 35

Bảng 2.3 Yêu cầu nhiệt độ, lượng mưa của một số loại cây ăn quả 41

Bảng 2.4 Yêu cầu về đất đai để trồng một số loại cây ăn quả 42

Bảng 2.5 Diện tích một số cây ăn quả chủ yếu qua các năm 2002 - 2006 44

Bảng 2.6 Sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu qua các năm 2002 - 2006 44

Bảng 2.7 Giá trị sản xuất một số cây ăn quả chủ yếu qua các năm 2002 - 2006 45

Bảng 2.8 Hiện trạng về diện tích, sản lượng một số cây ăn quả cho thu hoạch chia theo các xã, thị trấn 47

Bảng 2.9 Cơ cấu diện tích, sản lượng một số cây ăn quả đã cho thu hoạch giữa các vùng năm 2006 48

Bảng 2.10 Giá bán bình quân một kg sản phẩm qua các năm 49

Bảng 2.11 Chi phí sản xuất cho 01 ha của một số cây ăn quả chủ yếu trong giai đoạn 2002 - 2006 57

Bảng 2.12 Hiệu quả kinh tế tính cho 01 ha của một số cây trồng trong giai đoạn 2002 - 2006 58

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.13 So sánh giá trị gia tăng giữa một số cây ăn quả chủ yếu

với một số cây lương thực 59

Bảng 2.14 Hiệu quả kinh tế của cây ăn quả phân theo vùng sinh thái

Bảng 3.4 Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho việc cải tạo, trồng mới một

số cây ăn quả đến năm 2010 101

Bảng 3.5 So sánh kết quả, hiệu quả kinh tế cho một ha cây ăn quả năm

2006 với phương án dự kiến đến năm 2010 109

Bảng 3.6 Độ che phủ đất của rừng và cây ăn quả và cây lâu năm qua các

năm 2002 - 2006 và dự kiến đến năm 2010 của huyện Lục Ngạn 109

Bảng 3.7 Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV một số cây trồng 111

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Biểu 01: Cơ cấu kinh tế năm 2005 37 Biểu 02: Cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp 37 Biểu 03: Diễn biến diện tích, sản lƣợng, giá trị sản xuất cây ăn quả chủ yếu

qua các năm 2002 - 2006 46

Biểu 4: Tình hình biến động giá bán sản phẩm từ năm 2002 - 2006 49

Sơ đồ: Kênh tiêu thụ vải của huyện Lục Ngạn 51

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường TBVTV : Thuốc bảo vệ thực vật HQKT : Hiệu quả kinh tế

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cây ăn quả là loại cây trồng đã có từ xa xưa, luôn gắn liền với sản xuất và đời sống của con người Ngày nay CAQ chiếm một vị trí quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đang trở thành một phong trào rộng lớn ở các tỉnh trung du miền núi, do đã khai thác phát huy được tiềm năng lợi thế của những vùng đất đồi núi và mang lại thu nhập cao, giúp người nông dân xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ đã đi đến làm giầu

Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.223 ha và 202794 nhân khẩu Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Lục Ngạn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là trồng CAQ Hiện nay toàn huyện có 21.622 ha diện tích CAQ Mức tăng trưởng về (GO) của các ngành kinh tế trong năm năm gần đây đạt bình quân hàng năm là 16,4%, kinh tế nông lâm nghiệp chiếm 61,18% trong cơ cấu các ngành kinh tế Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 72,15% cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, trong đó CAQ chiếm 75% trong ngành trồng trọt [1]

Có thể nói CAQ đã giúp người dân nơi đây lựa chọn được một giải pháp phát triển kinh tế rất quan trọng trong thời kỳ đổi mới.Tuy nhiên xét theo quan điểm BV, việc phát triển CAQ ở huyện Lục Ngạn, vẫn còn nhiều vấn đề cần được đưa ra nghiên cứu giải quyết, đó là:

- Về kinh tế: Tăng trưởng không ổn định, lợi nhuận từ sản xuất CAQ không tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của GO nguyên nhân chủ yếu do:

+ Sự mất cân đối về cơ cấu chủng loại cây trong tập đoàn CAQ; cơ cấu giống đối với từng loại CAQ, không chủ động điều tiết được sản lượng hợp lý

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

theo mức cầu của thị trường, trong vụ thu hoạch thường xẩy ra tình trạng cung vượt quá cầu

+ Công tác đăng ký thương hiệu hàng hoá, quản lý chất lượng sản phẩm quả bằng thương hiệu còn nhiều bất cập Chưa có sự đầu tư thoả đáng cho chế biến, sản phẩm sau chế biến chất lượng thấp và nghèo về chủng loại Thị trường tiêu thụ cục bộ, chất lượng thấp, chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc và thường xuyên bị ép giá

- Việc làm, thu nhập của người dân không ổn định, nguyên nhân: một phần do nội lực của người dân còn hạn chế; một phần do sự quan tâm đầu tư của Chính phủ đối với nhân dân như: Công tác đào tạo; ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ về SX, thương mại…còn hạn chế;

- Về môi trường: sản xuất chưa gắn với BVMT do khả năng tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, thiếu khoa học, gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái

Việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát

triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Xây dựng những quan điểm, phương hướng có cơ sở khoa học để đề ra một số giải pháp khả thi cho việc phát triển CAQ theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá các vấn đề khoa học về phát triển khi đánh giá tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung và CAQ theo quan điểm bền vững

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng về kết quả, hiệu quả kinh tế và phát triển CAQ trên địa bàn huyện Lục Ngạn

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển CAQ theo hướng BV trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về kinh tế và phát triển một số CAQ mang tính chủ lực (Vải thiều, Hồng nhân hậu, cây có múi); quy

mô, cơ cấu sản xuất, phát triển CAQ, những tác động từ các chính sách của Nhà nước đối với nhân dân miền núi; SX gắn với BVMT sinh thái

Các số liệu chung được tập hợp trong giai đoạn từ năm 2000- 2006

Các số liệu điều tra kinh tế hộ thực hiện trong năm 2006

4 Đóng góp mới của luận văn

Các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học đã xác định tiềm năng vùng CAQ, các Quy trình sản xuất, nâng cao năng xuất, sản lượng quả…; tuy nhiên xét theo quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững thì thực trạng phát triển CAQ trên địa bàn huyện, vẫn còn nhiều nội dung cần giải quyết như: Tăng trưởng kinh tế, hiệu quả đầu tư hàng năm chưa đạt được mức

độ ổn định; tư tưởng, việc làm của người lao động thường xuyên bị dao động; sản xuất chưa gắn với BVMT, sức khoẻ con người

Luận văn tập trung vào nghiên cứu tình hình phát triển CAQ, trên cơ sở điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, tại một số vùng trên

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa bàn huyện, rút ra những nhận xét, kết luận và đề suất một số giải pháp khả thi nhằm phát triển CAQ theo hướng bền vững cho huyện Lục Ngạn

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu;

Chương 2: Thực trạng về tình hình phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Lục Ngạn;

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển CAQ theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1.1 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững

1.1.1.1 Khái niệm về phát triển

Trong thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội, “Phát triển” được biểu hiện dưới nhiều quan niệm và trạng thái khác nhau; song tựu chung lại “Phát triển” được hiểu là một thuật ngữ chứa đựng các chỉ tiêu phản ánh kết quả gia tăng, tiến bộ, sau quá trình vận động biến đổi của một hay nhiều hoạt động Kinh tế- Xã hội trong một giai đoạn, một thời kỳ nhất định

Phát triển kinh tế là kết quả gia tăng về số lượng, quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, sự tiến bộ về chất lượng, cơ cấu kinh tế xã hội

Phát triển là một khái niệm chung song mỗi chủ thể kinh tế, hoạt động kinh tế đều có riêng một tiêu trí phát triển dựa theo khả năng, trình độ và công nghệ của từng chủ thể

Kết quả phát triển Kinh tế - Xã hội mang lưỡng tính, gồm cả chủ quan và khách quan vì: Khi một chủ thể kinh tế xây dựng kế hoạch phát triển đều phải phải căn cứ vào các điều kiện chủ quan, khách quan ở quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời trong quá trình vận động biến đổi chúng luôn ảnh hưởng

và chi phối một cách chặt chẽ với nhau; mặt khác, trong mối liên hệ xã hội chủ thể này luôn là yếu tố khách quan của chủ thể kia

1.1.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững

Phát triển kinh tế là phương thức duy nhất và là điều kiện cơ bản để đạt tới cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của tất cả các dân tộc trên khắp thế giới Nhưng trong quá trình phát triển hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình thì con người lại luôn tạo nên sự mâu thuẫn giữa các nhu cầu của chính mình

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chẳng hạn con người vừa cần có củi để đun nấu và sưởi ấm lại vừa rất cần có rừng để bảo vệ đất khỏi xói mòn, bảo vệ nguồn nước ngầm và phòng, chống nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng [ 19]

Từ những mâu thuẫn đó vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nhân loại phải đối mặt với nhiều thách thức rất to lớn về các vấn đề kinh tế, xã hội

và môi trường mang tính toàn cầu, đó là:

Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; sự gia tăng dân số quá nhanh

và hàng loạt những vấn đề xã hội khác nảy sinh; nạn ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trái đất làm suy giảm, thủng tầng ô zôn dẫn tới hiện tượng hiện tượng Elninô, Lanina xẩy ra thường xuyên và ngày càng dữ dội hơn Những thách thức nêu trên gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế và đe doạ sự tồn tại không phải chỉ của từng quốc gia riêng lẻ mà của cả cộng đồng quốc tế Năm 1980, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã đưa ra “Chiến lược bảo toàn thế giới” với mục tiêu tổng thể là “đạt được sự phát triển bền vững, cách bảo vệ các tài nguyên sống”

Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta’ của Hội đồng thế giới về MT và phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, đã đưa ra khái niệm

“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện

tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển được tổ chức ở

Cộng hoà Nam Phi đã xác định: Phát triển bền vữn là quá trình phát triển có

sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 03 mặt của sự phát triển, đó là:

Phát triển kinh tế; Phát triển xã hội; Bảo vệ môi trường [19]

1.1.1.3 Quan điểm của các nhà kinh tế học về phát triển

Học thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển:

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển theo các chuyên gia kinh tế là các học thuyết và mô hình lý luận về tăng trưởng kinh tế, do các nhà kinh tế học

cổ điển nêu ra, đại điện của trưởng phái này là A.D.Smith và Ricardo [7]

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Smith (1723-1790), ông là nhà kinh tế học người Anh đầu tiên nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách tương đối có hệ thống trong tác phẩm " bàn về của cải" ông cho rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình quân đầu người Ông mô tả các nhân tố tăng trưởng kinh tế thông qua phương trình SX ở dạng như sau:

Y = F(K, L, N, T); trong đó:

Y: Tổng sản phẩm xã hội; K: Khối lượng được sử dụng; L: Số lượng lao động; T: Tiến bộ kỹ thuật;

N: Đất đai và điều kiện tự nhiên được huy động vào SX

Ricardo (1772- 1823) nhà kinh tế học người Anh Trong tác phẩm

"Những nguyên lý cơ bản của cơ sở kinh tế và thuế khoá" đã đề xuất hàng loạt các lý thuyết kinh tế như: Lý thuyết tiền lương, lợi nhuận và địa tô; lý thuyết về tính dụng và tiền tệ, ông là người thừa kế A.D.Smith

Trong thời kỳ này nhiều nhà kinh tế học, toán học đã đề xuất nhiều phương trình SX theo dạng trên, nổi tiếng là phương trình Cobb - Douglas, hàm có dạng: Y= akl ; trong đó:

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lý thuyết cất cánh : Nhà kinh tế học Mỹ Rostow đã đưa ta lý thuyết cất cánh nhằm nhấn mạnh những giai đoạn của tăng trưởng kinh tế Theo ông tăng trưởng kinh tế đối với một nước phải trải qua 5 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn xã hội truyền thống: đặc trung của giai đoạn này là năng suất lao động thấp, nông nghiệp giữ vị trí thống trị

+ Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Trong thời kỳ này đã xuất hiện các nhân

tố tăng trưởng và một số khu vực có tác động thúc đẩy nền kinh tế

+ Giai đoạn cất cánh: để đạt tới giai đoạn vày cần có ba điều kiện: Tỷ lệ đầu tư tăng lên từ 5-10% phải xây dựng được những ngành công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, có hiệu quả và đóng vai trò thúc đẩy, phải xây dựng được bộ máy chính trị xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của các khu vực hiên đại, tăng cường kinh tế đối ngoại

+ Giai đoạn chín muồi về kinh tế: giai đoạn này xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại

+ Giai đoạn quốc gia thịnh vượng, xã hội hoá sản xuất cao [7], [24]

- Lý thuyết về "Cái vòng luẩn quẩn" và "Cú huých từ bên ngoài": do nhà kinh tế học tư sản, trong đó có Paul Samuelson - Nhà kinh tế học Mỹ đưa ra Theo lý thuyết này, để tăng trưởng kinh tế nói chung phải đảm bảo 4 nhân tố là: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật Nhìn chung ở các nước đang phát triển, bốn nhân tố trên là khan hiếm Việc kết hợp chúng đang gặp trở ngại lớn Để phát triển phải có "Cú huých từ bên ngoài" nhằm phá vỡ "Cái vòng luẩn quẩn" Điều này có nghĩa là phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát triển [25]

1.1.1.4 Nội dung chủ yếu về phát triển bền vững

- Phát triển bền vững về kinh tế:

Phát triển kinh tế bền vững là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế được thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài và sự thay đổi về

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất theo hướng tiến bộ của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao đông, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế -xã hội và MT sống

Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về qui mô sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kì nhất định (thường là một năm) Người ta thường dùng các thước đo: Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

và tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tính mức tăng trưởng tuyệt đối trên phạm

vi nền kinh tế quốc dân hay theo mức hình quân đầu người về giá trị tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một năm

Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng tiến bộ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ có nghĩa là:

Trong một thời kỳ, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng của ngành nông nghiệp, công nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng giá trị và lao động của ngành dịch vụ ngày càng tăng nhanh và chiếm ưu thế Nếu tăng trưởng kinh tế không dựa trên cơ

sở chuyển dịch có cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, mà chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và bán sản phẩm thô thì không thể có phát triển bền vững (trường hợp một số nước vùng Trung Đông tăng trưởng kinh tế dựa vào bán

dầu mỏ)

Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu, đồng thời phải làm tăng năng lực nội sinh Năng lực nội sinh được thể hiện ở những chỉ tiêu như: Chất lượng nguồn nhân lực, năng lực sáng tạo, công nghệ quốc gia, mức độ tích luỹ của nền kinh tế; mức độ hoàn thiện, hiện đại của hệ thống kết cấu hạ tầng…[19]

- Phát triển BV về xã hội:

Tăng trưởng kinh tế phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

Có việc làm thì người lao động mới có quyền, thu nhập và các điều kiện

tự hoàn thiện nhân cách của chính mình Người lao động nếu không có việc làm, bị thất nghiệp sẽ không có thu nhập, dễ này sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hội Các cụ xưa đã có câu: “nhàn cư vi bất thiện” Theo qui luật Okun, cứ 1% thất nghiệp tăng thêm ngoài thất nghiệp tự nhiên, thì sẽ làm mất đi 2% GDP

Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo, bởi xoá đói giảm nghèo làm tăng năng lực SX cho người nghèo, thông qua nâng cao kiến thức, trình độ cho người nghèo, hỗ trợ vốn cho người nghèo Xoá đói giảm nghèo còn tạo ta mặt bằng xã hội phát triển tương đối đồng đều, đảm bảo an sinh xã hội, đó là một điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững

Tăng trưởng kinh tế phải hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống dân

cư như: thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ bình quân, tỷ lệ trẻ em sơ sinh

tử vong, tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ Bác sĩ trên 1000 dân, tỷ lệ dân số được dùng nước sạch, tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đi học Liên hợp quốc đã đưa ta chỉ số phát triển con người (HDI), là chỉ số tổng hợp của ba chỉ số cơ bản: thu nhập bình quân đầu người, chỉ số về giáo dục (tỷ lệ % người lớn biết chữ) và chỉ số về y tế (tuổi thọ bình quân) [19]

- Phát triển bền vững về môi trường:

Trong thực tế, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhiều doanh nghiệp, nhiều quốc gia đã không không chỉ khai thác cạn kiệt tài nguyên mà còn thải ra môi trường nhiều chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí ; làm mất cân bằng sinh thái, mất đi sự đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu trái đất ; đe doạ trực tiếp cuộc sống của con người hiện tại chứ chưa nói đến của thế hệ tương lai Vì vậy, nội dung của phát triển bền vững về môi trường là sự tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm môi trường, không huỷ hoại môi trường:

Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với nuôi dưỡng và cải thiện chất lượng môi trường, nghĩa là: Bảo vệ rừng và trồng từng mới, trồng cây phân tán,

trồng CAQ…chống sói mòn, tăng độ phì cho đất

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong sản xuất, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường; sáng tạo ra nhiều vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống; sử dụng vật tư, nguyên liệu vào sản xuất khoa học và hợp lý để bảo vệ lý tính, hoá tính của đất, tài nguyên nước; bảo vệ nguồn lợi hải sản…[19]

Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên:

Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên

có nghĩa là: phải có kế hoạch lựa chọn, cân nhắc khi quyết định khai thác tài nguyên, xét cả về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi tường Với lịch sử hình thành và khái niệm đã nêu ở trên, phát triển bền vững không đưa ra một khuôn mẫu chung nào đó để áp dụng cho tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ, điạ phương, mà phải thay đổi theo từng thời kỳ, từng vùng lãnh thổ, từng nền văn hoá từng hoàn cảnh kinh tế -xã hội cụ thể

Chương trình nghị sự 21, mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam được Chính phủ xác định như sau:

1- Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

2- Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đến năm 2010, nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp

3- Nâng cao dõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân 4- Tăng cường nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng và an ninh

5- Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học [19]

1.1.1.5 Các yếu tố chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

- Lao động: Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đồng thời

nó cũng là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong phát triển kinh tế Mặt khác, lao động là một bộ phận của dân số, cũng là những người được hưởng

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lợi ích của sự phát triển Suy cho cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người Nói đến nhân tố lao động thì phải quan tâm đến cả hai mặt số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực

- Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên là yếu tố tạo

sở cho việc phát triển các ngành, cho quá trình tích luỹ vốn; đồng thời cũng

là đối tượng sản xuất nông nghiệp Cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên, trải rộng trên một phạm vi không gian rộng lớn Cho nên chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên

- Kinh tế (vốn đầu tư): Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng đối với mọi hoạt động của một nền kinh tế Vốn là chìa khoá đối với sự phát triển bởi lẽ phát triển về bản chất được coi là vấn đề bảo đảm đủ các nguồn vốn đầu tư để đạt được một mục tiêu tăng trưởng Thiếu vốn, sử dụng vốn kém hiệu quả được đánh giá là một cản trở quan trọng nhất đối với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và bố trí kế hoạch sản xuất kinh doanh Tích luỹ vốn là điều mấu chốt của sự phát triển song tỷ lệ tích luỹ cao có thể không

có tác dụng lớn đối với tăng trưởng, tạo ta ít công ăn việc làm và không cải thiện được phân phối thu nhập khi nguồn vốn đó bị phân tán vào những dự án

có năng suất lao động thấp Một cơ cấu SX thiếu vốn sẽ không có điều kiện

để phát triển [21]

- Khoa học và công nghệ: Sự phát triển kinh tế luôn gắn liền với những thành tựu khoa học kỹ thuật Những phát minh, sáng chế khi được ứng dụng vào sản xuất đã giảm thiểu lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho người lao động; tăng năng suất lao động, tạo sự tăng trưởng nhanh, góp phần tác động mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện tại

Trong những năm gần đây, nông nghiệp được quan tâm ứng dụng nhiều tiến bộ tiến bộ khoa hoặc công nghệ vào sản xuất như: công nghệ sinh học, di

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyền học, biến đổi gien… Những thành tựu khoa học công nghệ mới đã giúp sản xuất nông nghiệp có được những bước nhẩy vọt về hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới

- Chính sách pháp luật của Nhà nước: Ở mỗi thời kỳ, nền kinh tế của mỗi nước đều vận hành theo một cơ chế nhất định Sau đại hội lần thứ VI của Đảng, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hỗn hợp “nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN” Trên thực tế, qua 20 năm đổi mới, nền kinh

tế nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế Điều đó

đã khảng định chính sách pháp luật của Nhà nước có một vi trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế, sự đặc biệt đó thể hiện bằng các chính sách vĩ mô, tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế hiệu chỉnh khối lượng, phương hướng sản xuất một cách phù hợp với sức cạnh tranh của sản phẩm và mức cung, cầu của thị trường Hoặc các chính sách vi mô điều tiết,

hỗ trợ của chính phủ nhằm tạo cơ hội và điều kiện phát triển một cách cân đối giữa các vùng miền, các ngành thiết yếu

1.1.1.6 Ý nghĩa của việc phát triển cây ăn quả bền vững

Phát triển bền vững CAQ giữ một vai trò quan trọng, không thể tách rời trong phát triển nông nghiệp bền vững Sản xuất và phát triển CAQ đã chuyển hoá được những khó khăn về điạ hình thổ nhưỡng của một vùng đất thành tiềm năng lợi thế mang lại lợi ích cho con người, trong khi loại đất đó nếu trồng những cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế thấp hoặc không mang lại hiệu quả kinh tế

Sản xuất và phát triển CAQ là điều kiện tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng trưởng GDP, từng bước góp phần phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và đô thị hoá nông thôn Đồng thời tham gia tích cực vào chương trình quốc gia về phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng độ che phủ đất, cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.1.1.7 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật một số cây ăn quả ở Việt Nam

Hầu hết CAQ là loại cây trồng cạn, có tính chịu hạn cao, không kén đất Với đặc tính này, CAQ phân bố tương đối rộng, thường là cây lâu năm (trừ một số cây như dứa, đu đủ, chuối…); cây ăn quả phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản kéo dài 2- 3 năm tuỳ theo từng loại CAQ, thời kỳ này, về kỹ thuật canh tác nên trồng xen các loại cây họ đậu ngắn ngày như lạc, đỗ… vừa có tác dụng chống trừ cỏ dại, giữ ẩm, chống xói mòn, tăng độ phì nhiêu cho đất, vừa có thu nhập để thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”

Sau thời kỳ kiến thiết cơ bản đến thời kỳ kinh doanh, thời kỳ kinh doanh kéo dài hàng chục năm; một số CAQ có hiện tượng ra quả cách năm như vải thiều, nhãn… Do đó để nâng cao hiệu quả kinh tế cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tạo điều kiện cho cây hạn chế hiện tượng trên

- Năng suất CAQ có quan hệ mật thiết đến tuổi cây, mật độ cây/ha, do vậy khi tính toán đánh giá HQKT thường được tính năng suất bình quân trong

kỳ kinh doanh và mật độ kỹ thuật cho phép, chẳng hạn vải thiều có mật độ 160- 170 cây/ha, hồng có mật độ từ 250- 300 cây/ha…

- Cây ăn quả có thể trồng phân tán trong các vườn nhà hoặc trồng ở các trang trại, các nông trường quốc doanh; từ đặc điểm này dẫn đến việc tập hợp chi phí và tính các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế cây ăn quả thường gặp phải những trở ngại nhất định

- Sản phẩm CAQ có khối lượng lớn, thuỷ phần cao, thời gian thu hoạch ngắn, vấn đề này đặt ra các giải pháp có liên quan đến công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý

- Hiệu quả kinh tế CAQ cũng thường bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội

+ Về yếu tố tự nhiên: Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Công Hậu, các yếu tố khí hậu chi phối và tác động tất lớn đến năng suất CAQ Qua theo dõi

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồi vải 60 cây ở Phú Hộ trong 10 năm, tác giả đã kết luận sản lượng quả phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, mưa, nắng theo công thức sau:

S = A+BX+CY+DZ, trong đó:

S : sản lượng quả

BX: hệ số diễn tả ảnh hưởng của nhiệt độ

CY: hệ số diễn tả ảnh hưởng của lượng mưa

DZ: hệ số diễn tả ảnh hưởng của sớ giờ nắng

A: hệ số diễn tả ảnh hưởng của các yếu tố chưa theo dõi được

Các yếu tố khí hậu qua các tháng trong năm ảnh hưởng đến sản lượng vải thiều như sau:

Tháng 11 nếu nhiệt độ tăng lên 0,1oC thì sản lượng 60 cây vải giảm

49kg; nếu lượng mưa tăng 01 mm thì sản lượng vải giảm 14kg và ngược lại

số giờ nắng tăng 01 giờ/tháng sản lượng vải tăng 18% [12]

+ Các yếu tố kinh tế xã hội

Tuy các điều kiện đất đai, khí hậu có thể phát triển CAQ nhưng điều kiện kinh tế đặc biệt là cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, mức độ đầu tư chi phí và thị trường sản phẩm tác động sâu sắc đến khả năng phát triển CAQ của từng vùng, từng địa phương

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1 Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên Thế giới

Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, Singh R.B cho biết: Ấn Độ là một nước sản xuất nhiều quả và tiêu thụ phần lớn trong nước Qua số liệu bảng 1.1 dưới đây cho thấy xoài, táo bon hiệu quả kinh tế gấp 6,14 lần so với lúa và gấp 33,2 lần so với ngô; cam gấp 5,16 lần so với lúa và gấp 32,4 lần so với ngô Số liệu lấy từ những năm mà cây lương thực có ý nghĩa với đời sống con người cao hơn so với CAQ [32]

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các tài liệu nghiên cứu về CAQ của Trung Quốc (giáo trình trồng CAQ dùng cho các trường Đại học Nông nghiệp phía Nam Trung Quốc đều cho nhận xét là: Các loại CAQ là loại cây trồng không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa ven sông đất ruộng, đất đồi núi ở Trung du cà miền núi thuộc loại phù sa cổ, sa thạch phiến thạch

- Nghiên cứu về tổ chức sản xuất CAQ khu vực châu Á Thái Bình Dương, Singh R.B (1993) đã chia ra 03 nhóm nước:

+ Nhóm 01: Bangladesh, inđônêsia, Nepal và Sri lanka là những nước chưa chú trọng phát triển CAQ;

+ Nhóm 02: Ấn Độ, Malaysia, Philipin Thailand là những nước chú trọng phát triển CAQ;

+Nhóm 03: Hàn Quốc, Nhật Bản là các nước phát triển mạnh CAQ [33]

- Nghiên cứu về giống cây trồng ở các nước nhu Nhật Bản tạo ra giống quýt Inshin có nguồn gốc từ Ôn Châu Trung Quốc không có hạt ăn ngon [34]

Nhóm 1: các nước thuộc châu Mỹ: chiếm 30% sản lượng thế giới; Nhóm 2: các nước khu vực Địa Trung Hải: Ý, Ai Cập chiếm 25-28%; Nhóm 3: Chiếm 40% tổng sản lượng là châu Á Thái Bình Dương, đứng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản

1.1.2.2 Một vài nét về phát triển cây ăn quả trên thế giới

Năm 1995 tổ chức FAO công bố về sản lượng quả của một số CAQ trên thế giới như sau:

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chuối: đạt sản lượng 55.1 tr tấn; trong đó Ấn Độ có sản lượng 10.000.000 tấn, cao nhất thế giới

- Xoài: đạt sản lượng 18.9 tr tấn; Châu Á cũng là nơi có sản lượng 10

tr tấn cao nhất thế giới

- Nho: Thế giới đạt sản lượng 59.7 triệu tấn; Châu Âu đạt 38.9 tr tấn Trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, lîi dông lîi thÕ so s¸nh trong SX, c¸c n-íc nh- Braxin, Mü, Ấn Độ, Pháp đã phát triển CAQ ở diện rộng, sản phẩm quả xuất khẩu ngày một tăng

Theo số liệu thống kê của Fao năm 1998, sản lượng quả toàn thế giới là 333,6 triệu tấn, trong đó sản lượng quả mọng là 329,5 tr tấn chiếm 98,8% tổng sản lượng của toàn thế giới, còn lại 4,1 tr tấn là quả vỏ cứng chiếm 1.2% Xếp theo thứ tự sản lượng, Châu Á là nước có sản lượng cao nhất, tiếp đến là Châu Mỹ, Châu Phi, Liên Xô ( cũ ), cuối cùng là Châu Đại Dương Thị trường quả trên thế giới cũng có xu hướng tăng dần, trong đó sản lượng quả

có múi xuất khẩu tăng nhanh (chủ yếu là bưởi và cam đường)

1.1.2.3 Một số kết quả nghiên cứu về cây ăn quả ở Việt Nam

- Nghiên cứu ở một số vùng trong nước:

+ Theo Vũ Công Hậu: Trước hết phải khẳng định trồng CAQ có HQKT lớn hơn so với trồng nhiều cây khác Một số công trình điều tra cho thấy hiện nay thu nhập về cây ăn trái gấp 2- 4 lần so với lúa trên cùng một đơn vị diện tích Chính nhờ quả bán được giá cao phong trào trồng cây ăn trái đang lên mạnh và xu hướng này còn có thể kéo dài khi tình hình kinh tế ngày càng được cải thiện, vấn đề an toàn lương thực đã được đảm bảo [12]

Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc ở huyện Văn Yên- Yên Bái các tác giả: Phạm Chí Thành, Lê Thanh Hà, Phạm Tấn Dũng (1992) đã kết luận: hệ thống CAQ trong đó cây trồng chính là mơ và hồng phát triển thuận lợi ở vùng thung lũng đồi nam Văn Yên cho lãi với cây mơ 41 triệu đồng/ha/năm Cây hồng (giống Bảo lương) cho lãi 16 triệu đồng/ha/năm [20]

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nghiên cứu về HQKT cây ăn quả trên đất vườn đồi, các tác giả: Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca (1995) đã có kết luận Các tỉnh trồng nhiều cam quýt là các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp chiếm 88% diện tích và sản lượng của vùng Trong các loại cây trồng quýt cho HQKT cao nhất, lãi thuần 82,4 triệu đồng /ha/năm; Cam lãi thuần 54,6 triệu đồng/ha/năm [23]

+ Theo Vũ Mạnh Hải -Trần Thế Tục, vùng khu 04 cũ: Vùng Phủ Quỳ

là vùng có tiềm năng lớn về cam quýt, có nhiều điển hình đạt năng suất cao Trong số các loại cây trồng ở vùng này như cà phê, chè, cao su, cam thì cam cho HQKT cao nhất [23]

+ Tác giả Dương Đức Vĩnh và các cộng sự nghiên cứu hệ thống cây trồng ở Chợ Đồn- Thái Nguyên đã kết luận về các công thức xen canh CAQ:

Dứa xen ổi cho lãi 10.370.000đ/ha/năm

Dứa xen vải thiều cho lãi 22.022.000đ/ha/năm

Dứa xen táo lãi 16.643.400đ/ha/năm

Dứa xen mơ lãi 25.138.000đ/ha/năm [29]

+ Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hà - Hải Dương cho thấy: Thanh Hà có 2000ha vải thiều ước tính thu được 7000- 8000 tấn quả/ năm thu được 81 tỷ đồng trong khi đó cấy gần 7000ha lúa năng suất bình quân 50ta/ ha, sản lượng đạt 35000 tấn thóc, giá bán 1.500đ/kg, giá trị sản lượng của thóc hơn 52 tỷ đồng Như vậy giá trị 01 ha trồng vải gấp 6,7 lần trồng lúa

- Những nghiên cứu cây ăn quả vùng gò đồi Bắc Giang:

+ Các tác giả Nguyễn Văn Tiễn, Nguyễn Văn Phi, Đặng Thị Ngoan (1994) nghiên cứu hệ thống cây trồng hợp lý cho sản xuất lâu bền trên đất dốc huyện Tân Yên và huyện Lục Nam Bắc Giang đã đưa tập đoàn CAQ thích nghi với điều kiên tự nhiên của Tân Yên và Lục Nam

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cao Anh Long, Đoàn Thế Lư, Trần Như Ý (1995- 1996) tuyển chọn

nguồn gien CAQ cho vùng sinh thái miền núi Bắc Bộ Việt Nam Trong đó có

nghiên cứu các giống vải trồng ở Lục Ngạn- Bắc Giang

+ Phạm Chí Thành, Đoàn Văn Điểm, Nguyễn Hữu Tề ( 1991- 1992 )

nghiên cứu hệ thống luân canh phù hợp với điều kiện sinh thái đất bạc mầu

miền Bắc Việt Nam trong đó có hai huyện Tân Yên, Lạng Giang - Bắc Giang

+ Vũ Thiện Chính (1994) nghiên cứu khả năng phát triển vải thiều ở

Lục Ngạn và cam Bố Hạ.- Ngoài hiệu quả xã hội, về hiệu quả kinh tế CAQ

cũng cao hơn hẳn so với loại cây trồng khác trên cùng một đơn vị diện tích

+ Các nghiên cứu về CAQ vùng gò đồi Bắc Giang, các tác giả đã đề

cập đến một số vấn đề liên quan đến các yếu tố kỹ thuật và có ý nghĩa lý luận,

thực tiễn cao; đây là những căn cứ khoa học quan trọng giúp việc nghiên cứu

đồng bộ tình hình phát triển CAQ ở Bắc giang, để có được những giải pháp

phù hợp tại địa phương

- Tóm lại : Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và

Việt Nam đều có những kết luận như sau :

+ Cây ăn quả là cây lâu năm không kén đất có thể phân bố rộng rãi ở

các vùng các khu vực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc vượt ra ngoài lãnh

thổ quốc gia Chính vì vậy CAQ có thể trồng ở những vùng đất trồng cây

lương thực không có hiệu quả trong lúc đó CAQ đem lại HQKT cao

+ Cây ăn quả có vị trí quan trọng trong các ngành sản xuất vật chất nói

chung và trong ngành trồng trọt nói riêng

+ Phát triển CAQ cũng là một giải pháp, sử dụng hợp lý tài nguyên đất

đai, bảo vệ đất đai, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

1.1.2.4 Tình hình phát triển cây ăn quả ở Việt Nam

Từ sau khi Luật đất đai được ban hành năm 1993, ruộng đất được giao

lâu dài cho nông dân, cùng với nhu cầu quả trong nước tăng cao, phong trào

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trồng CAQ theo mô hình kinh tế trang trại, mô hình nông lâm kết hợp phát triển mạnh ở nhiều địa phương, đặc biệt các tỉnh vùng Trung du Miền núi Bắc

bộ như: Bắc Giang, Yên Bái, Hà giang ; vùng đồng bằng Sông Hồng gồm các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình ; vùng đồng bằng Sông Cửu Long gồm: Vĩnh Long, Cần Thơ Sự phát triển các mô hình trồng CAQ có vai trò tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập kinh tế của nông hộ Tuy nhiên trong quá trình phát triển, do thiếu định hướng qui hoạch, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến chưa được trú trọng đầu tư và phát triển, thị trường tiêu thụ không ổn định và cục bộ, nên CAQ thường tồn tại theo quy luật: “được mùa mất giá, được giá mất mùa” Theo

Vũ Công Hậu (1996) đã phân chia tập đoàn CAQ Việt Nam theo các nhóm có nhu cầu sinh thái khác nhau: cây nhiệt đới, cây á nhiệt đới và cây ôn đới [12]

Theo Vũ Mạnh Hải 2002 [23], vùng trồng CAQ ở miền Bắc chủ yếu tập trung vào các cây trồng chính như sau:

- Nhóm cây có múi: Vùng trồng tập trung ở miền Bắc thuộc khu vực Trung du miền núi phía bắc và Bắc trung bộ, tâm điểm của vùng là các tỉnh

Hà Giang (các huyện vùng thấp) và Hàm Yên -Tuyên Quang Các khu vực bổ trợ khác như: Phú Thọ, Lạng Sơn, Kim Bôi- Hoà Bình; vùng phía Bắc Trung

bộ, tập trung chủ yếu là Nghệ An chủ lực là các giống cam chanh; Hà Tĩnh

Cây vải: Chủ yếu ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, một phần của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc

Trong thời gian qua diện tích một số CAQ của nước ta có xu hướng tăng, thể hiện qua Qua 5 năm 2001-2005, tổng diện tích cây có múi cả nước tăng 157,3ha, chỉ số năm sau đều cao hơn năm trước (GO) 5 năm tăng từ 6.402,5

tỷ lên 8.008,3 tỷ đồng Với số liệu trên chứng tỏ tình hình sản xuất cây ăn quả của nước ta trong giai đoạn hiện nay đang có những bước phát triển tốt

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng: 1.1- Diện tích, giá trị sản xuất cây ăn quả Việt Nam giai đoạn

2001 - 2005 (tính theo giá cố định 1994)

Năm

Diện tích (1000ha)

Chỉ số phát triển (năm trước: 100%)

Giá trị (tỷ đồng)

Chỉ số phát triển (nămtrước:100)

[Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005]

1.1.2.5 Tình hình sản xuất, phát triển cây ăn quả tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc giang có 09 huyện và 01 thành phố, tổng diện tích cây lâu năm cho sản phẩm năm 2006 là 43.361ha, trong đó: Diện tích CAQ là 42.900ha, diện tích vải thiểu chiếm 82,8%, diện tích na chiếm 5,7%, diện tích nhãn chiếm 3,2%, diện tích hồng chiếm 3% Cây ăn quả được trồng chủ yếu ở các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động với tổng diện tích: 36.332ha chiếm 84,7% Riêng huyện Lục Ngạn chiếm 40% diện tích CAQ toàn tỉnh Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 xác định huyện Lục Ngạn là huyện trọng điểm số một của tỉnh về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quả (bảng 1.2)

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổng cộng toàn tỉnh 43509 108782 326 1055 1018 8231 913 10654 2677 4140 1300 1400 1754 5410 35521 77892

Bảng: 1.2- Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả đã cho thu hoạch năm 2006

Phân theo địa phương và chia theo nhóm cây của tỉnh Bắc Giang

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2006]

Trang 35

1.1.2.6 Tình hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm

- Chế biến: các nhà máy chế biến rau quả ở nước ta hầu hết được xây dựng trước năm 1990, máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ta không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, chủ yếu do tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã không cập cược với cầu của thị trường Năm 1999, cả nước có

12 nhà máy và 48 cơ sở chế biến rau quả, tổng công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm Đến cuối năm 2003 đã đầu tư 12 dự án với tổng công suất 53.000 tấn sản phẩm/năm, nâng cao năng suất chế biến của cả nước lên 290.000 tấn sản phẩm Trong đó doanh nghiệp Nhà nước là 143.747 tấn sản phẩm/năm chiếm 50-%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 48.650 tấn sản phẩm/năm chiếm 16%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 101.180 tấn sản phẩm/năm chiếm 34% Tổng công ty rau quả nông sản chiếm vị trí quan trọng trong ngành rau quả, công suất chế biến hơn 100.000 tấn sản phẩm/năm, chiếm 34% tổng công suất của cả nước [6]

Trong các năm qua chờ có các chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư thông qua luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhiều dự án đã bỏ vốn

ra đầu tư vào lĩnh vực chế biến với quy mô khác nhau Đã có hàng trăm ngàn

có sở làm công việc sơ chế bảo quả theo công thức sấy, chiên sấy, đông lạnh sản phẩm rau quả Theo báo cáo thống kê của 35 tỉnh thành thì có 25 đơn vị quốc doanh, 07 đơn vị liên doanh, 129 đơn vị tư nhân và hơn 10.000 hộ quy

mô gia đình Năm 2003 các hội viên của Hiệp hội trái cây Việt Nam đã đầu tư nhiều cơ sở chế biến rau quả mới như nhà máy đồ hộp rau quả Mỹ Luông Chợ Mới tỉnh An Giang, nhà máy đông lạnh rau quả Duy Hải tại Đồng Nai của Vegetexco, xưởng chế biến trái cây doanh nhiệp Hoàng Gia tỉnh Vĩnh Long, nhà máy chế biến trái cây tại Cần Thơ [ 6]

Chế biến sau thu hoạch có thể dưới nhiều hình thức như ướp lạnh, sấy khô, ngâm muối, dầm chua và đóng hộp Qua đoạt động chế biến làm thay đổi

Trang 36

hình thức và chất lượng quả nguyên liệu tạo ra nhiều sản phẩm mới cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

+ Công nghệ bảo quản: bảo quản sản phẩm quả hiện nay chủ yếu theo công nghệ truyền thống, quy mô nhỏ, các nghiên cứu đã đề cập bảo quản với quy mô vừa ( nhỏ hơn vài chục tấn/hộ như vải (20-30 tấn/hộ, cam 20tấn/hộ, mận 10-20tấn/hộ) Với công nghệ tiên tiến hơn như kết hợp sử dụng nhiệt nóng 49-53oc hoặc mát dưới 180C hoặc lạnh dưới 100C hoặc đông lạnh dưới –

100C nhằm hạn chế hô hấp chín Qua bảng 1.8 dưới đây cho ta thấy: ở miền Bắc khoảng 87% cơ sở buôn bán rau quả tươi có hoạt động sau thu hoạch; ở miền Nam 100% các cơ sở có hoạt động sau thu hoạch Hoạt động sau thu hoạch phổ biến nhất là khâu đóng gói 68% ở miền Nam và chỉ có 24,1% ở miền Bắc, riêng khâu phân loại miền Nam đạt đến 90% nhưng ở miền Bắc chỉ đạt 37% [26]

Bảng 1.3- Các hoạt động bảo quản trước khi tiêu thụ

Đvt: %

Hoạt động

Bán trong nước

Nhà xuất khẩu

Bình quân chung

Bán trong nước

Nhà xuất khẩu

Bình quân chung

Trang 37

Tình hình tiêu thụ: Việc tiêu thụ sản phẩm quả chủ yếu ở dạng tươi và

cho thị trường trong nước là chính, sản phẩm quả chế biến công nghiệp mới chỉ chiếm 10% Do đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp kéo dài thời gian sử dụng, nên chất lượng sản phẩm quả được nâng nên [26]

(Nguồn: Phân tích điều tra về mức sống của Việt Nam năm 1998)

Theo phân tích điều tra về mức sống của Việt Nam năm 1998 sản phẩm quả tiêu thụ chỉ đạt 17 kg/người/năm, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn

và trong dịp lễ, tết Nhu cầu tiêu dùng quả của các vùng và thành phố cũng có

sự khác nhau

Hiện nay, theo thống kê của FAO tiêu thụ quả bình quân đầu người ở nước ta đạt khoản 40 kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với bình quân của thế giới Năm 2004 trong báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện chương trình rau quả và

Trang 38

hoa cây cảnh thời kỳ 1999- 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra kế hoạch phấn đấu đến năm 2010 bình quân tiêu thụ 65kg quả/người/năm

+ Thị trường xuất khẩu quả:

Trong bối cảnh nước ta đã là thành viên tổ chức thương mại Thế giới, ngành sản xuất và chế biến hoa quả của ta đang đứng trước những thách thức rất lớn về xuất khẩu và cả tiêu thụ nội địa, điều đó có thể thấy ở một số điểm chính như sau:

* Thị trường Trung Quốc, hàng năm nhập khẩu 50-80% sản lượng quả tươi từ nước ta chủ yếu qua đường tiểu ngạch Trong thời gian tới rau quả nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc phải chịu mức thuế cao hơn Thái Lan, Ấn Độ 22-25%, các đòi hỏi về chất lượng nghiêm ngặt hơn trước

* Các thị trường tiêu thụ tiềm năng khó tính như Hoa Kỳ, EU ngày càng đòi hỏi chất lượng cao, an toàn, sạch bệnh, mẫu mã bao bì đẹp, thuận lợi cho tiêu dùng Sản xuất CAQ ở nước ta qui mô phân tán, việc cung ứng các giống tốt vào sản xuất đại trà cũng như việc điều tiết để có được sự hài hoà giữa sản xuất, tiêu thụ và chế biến vẫn còn là một khó khăn lớn, tính thương phẩm của quả tươi còn thấp, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường

*Tuy nhiên, với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nước ta có nhiều chủng loại quả đặc trưng, do vậy sản phẩm quả của nước ta vẫn có nhiều lợi thế so sánh đối với các nước trong khu vực và trên thế giới

+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm quả:

Tổng Công ty Rau quả nông sản Việt Nam và các công ty trực thuộc là đơn vị giữ vai trò chủ đạo trong lưu thông, phân phối mang tính chất Nhà nước, thông qua việc hướng dẫn sản xuất, giới thiệu sản phẩm, ký kết các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm quả Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tuy vậy, thị trường

Trang 39

tiêu thụ quả có chỗ, có nơi sôi động trong lúc đó có vùng lại bỏ ngỏ mang tính chất tự do thông qua chợ nông thôn và thành thị

Kênh tiêu thụ do tư nhân đảm nhận thu gom, vận chuyển và bán hàng cho các cửa hàng, đại lý, siêu thị

Trong các kênh tiêu thụ trên thì tiêu thụ sản phẩm quả hiện nay do tư nhân, thương lái tiêu thụ là chủ yếu

Qua số liệu (bảng 1.5) dưới đây, chỉ số phát triển tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm sau đều tăng so với năm trước; về giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 253,5 triệu USD cao hơn năm 2001 là 40,4 triệu USD tăng 19%; sản lượng xuất khẩu tăng hơn 6 lần Với kết quả trên xét

về tổng thể, kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng tăng trưởng tích cực, song

so với tốc độ tăng về sản lượng xuất khẩu thì giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng Điều đó chứng tỏ rằng chất lượng hàng xuất khẩu của chúng ta chất lượng còn ở mức độ thấp, sản phẩm xuất thô và phải trải qua nhiều khâu trung gian mới đến được tay người tiêu dùng nên hiệu quả còn hạn chế Nếu rút ngắn được các khâu trung gian, xuất khẩu rau quả sẽ mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế

Bảng 1.5 - Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ 2001-2005

Trang 40

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1 Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Để thực hiện được mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài cần phải giải quyết các câu hỏi đặt ra như sau:

- Thực trạng sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Lục Ngạn hiện nay như thế nào?

- Xét theo quan điểm phát triển bền vững đã bảo đảm tính bền vững chưa?

- Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, phát triển cây ăn quả hiện nay?

- Định hướng phát triển cây ăn quả trong thời gian tới như thế nào?

- Cần có những giải pháp gì để bảo đảm cho cây ăn quả phát triển được theo hướng bền vững?

1.2.2 Các phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1 Phương pháp chung

Phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là phương pháp duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử dùng để nghiên cứu xem xét hiện tượng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tượng nghiên cứu

1.2.2.2 Các phương pháp cụ thể

* Thu thập tài liệu thứ cấp:

Số liệu đã được các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh, các bộ ngành Trung ương; các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức kinh tế ở trong và ngoài nước được công bố từ các nguồn khác nhau, có liên quan đến nội dung đề tài

* Thu thập số liệu sơ cấp, đề tài sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trong quá trình khảo sát Sử dụng những câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ vườn, trang trại, các đối tượng có liên quan đến sản xuất, phát triển CAQ để hiểu biết thực trạng những thuận

Ngày đăng: 05/06/2015, 22:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w