1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp tổ chức Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi

12 712 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 92 KB

Nội dung

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động năm học 20112012. Thầy và trò trường THCS Bình Minh đã tổ chức thực hiện và thu được những kết quả đáng khích lệ trong đó vai trò của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh chiếm một vị trí khá quan trọng. Với nhiều hoạt động phong phú trong đó có hoạt động của Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi đã được thực hiện trong nhiều năm qua là một trong những hoạt động góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, rèn các kỹ năng sống, phấn đấu trở thành học sinh giỏi, khuyến khích học sinh đề xuất những sáng kiến cùng với các thầy, cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả cao Trong nhà trường, hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, hoạt động của Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi có tác dụng trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng học tập, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của các em, bước đầu tìm hiểu khoa học; từng bước trang bị cho các em những tri thức cần thiết, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho đất nước trong tương lai, giúp các em ra sức thi đua học tập xứng đáng là những con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Thực chất của việc tổ chức Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi là nhằm giúp các em tích cực, chủ động trong việc mở rộng và nâng cao kiến thức, kích thích các em say mê tìm tòi khoa học trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những kiến thức có liên quan đến các môn học trong nhà trường. Thông qua việc tham gia Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi còn hình thành những kỹ năng, thói quen tốt của người học sinh như biết làm việc độc lập, chủ động sáng tạo trong việc tìm kiến thức mới, bước đầu tập dợt phong cách làm việc khoa học, có thói quen và nhu cầu đọc sách báo để bổ sung kiến thức mà thực chất là góp phần nâng cao chất lượng học tập, bước đầu hình thành phương pháp tiếp cận kiến thức mới một cách tích cực. Từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn đế tài Phương pháp tổ chức Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi để nghiên cứu và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong nhiều năm qua, đã góp phần giữ vững thành tích liên đội vững mạnh.

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động năm học 2011-2012. Thầy và trò trường THCS Bình Minh đã tổ chức thực hiện và thu được những kết quả đáng khích lệ trong đó vai trò của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh chiếm một vị trí khá quan trọng. Với nhiều hoạt động phong phú trong đó có hoạt động của "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" đã được thực hiện trong nhiều năm qua là một trong những hoạt động góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, rèn các kỹ năng sống, phấn đấu trở thành học sinh giỏi, khuyến khích học sinh đề xuất những sáng kiến cùng với các thầy, cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả cao Trong nhà trường, hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, hoạt động của "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" có tác dụng trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng học tập, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của các em, bước đầu tìm hiểu khoa học; từng bước trang bị cho các em những tri thức cần thiết, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho đất nước trong tương lai, giúp các em ra sức thi đua học tập xứng đáng là những con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Thực chất của việc tổ chức Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi là nhằm giúp các em tích cực, chủ động trong việc mở rộng và nâng cao kiến thức, kích thích các em say mê tìm tòi khoa học trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những kiến thức có liên quan đến các môn học trong nhà trường. Thông qua việc tham gia Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi còn hình thành những kỹ năng, thói quen tốt của người học sinh như biết làm việc độc lập, chủ động sáng tạo trong việc tìm kiến thức mới, bước đầu tập dợt phong cách làm việc khoa học, có thói quen và nhu cầu đọc sách báo để bổ sung kiến thức mà thực chất là góp phần nâng cao chất lượng học tập, bước đầu hình thành phương pháp tiếp cận kiến thức mới một cách tích cực. Từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn đế tài "Phương pháp tổ chức Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" để nghiên cứu và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong nhiều năm qua, đã góp phần giữ vững thành tích liên đội vững mạnh. -Trang 1 - PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận. Câu lạc bộ là hình thức tập hợp nhiều người trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc trong xã hội, tự nguyện tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, khoa học, kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật, thể thao, giải trí, vv. Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi là hình thức tập hợp các em học sinh có cùng độ tuổi, sở thích nghiên cứu khoa học trong một lính vực nhất định như Câu lạc bộ Toán học, Câu lạc bộ Tiếng Anh, Câu lạc bộ văn học… Suy cho cùng câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi là nơi tập hợp những cá nhân học sinh có cùng những suy tư, trăn trở, do đó các em có trách nhiệm với những vấn đề do chính các em đặt ra đặt ra và các ý kiến mang tính xây dựng để giải quyết vấn đề, các thành kiến cá nhân sẽ bị loại bỏ do tâm huyết của những người tham gia. Đây là những điểm khác biệt và tạo nên thế mạnh của câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi so với các diễn đàn khoa học mang tính đại chúng Mọi hoạt động của Đội đều nhằm mục đích giáo dục toàn diện cho các em thiếu niên nhi đồng. Hoạt động của chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" nhằm mục đích chung là nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường góp phần xây dựng Đội ngày càng vững mạnh. Những hoạt động đó đã thể hiện được sự thống nhất về nhận thức và hành động của đoàn viên, thanh niên, cán bộ phụ trách thiếu nhi và các lực lượng xã hội trong công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Đồng thời nâng cao trách nhiệm phụ trách và chăm lo xây dựng Đội Thiếu niên tiền phong ngày càng vững mạnh, tạo môi trường sống an toàn lành mạnh cho thiếu nhi sinh hoạt, học tập, rèn luyện góp phần xây dựng lớp thiếu nhi giàu về trí tuệ, khoẻ về thể lực, trong sáng về đạo dức, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ để xứng đáng là những chủ nhân của thế kỷ XXI. II. Thực trạng của vấn đề. Thực tế ở liên đội trong những năm trước khi tổ chức chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" các em học sinh giỏi, Ban chấp hành liên chi Đội, ban cán bộ lớp còn thụ động trong mọi hoạt động, chưa chủ động tìm hiểu kiến thức trên lĩnh vực học tập cũng như các lĩnh vực khác, chưa có những đề xuất sáng kiến với thầy cô, chưa tự tìm ra phương pháp học tập tốt mà cần phải có sự hướng dẫn của thầy, cô bộ môn Mặt khác Trường THCS Bình Minh cũng như các trường THCS trong huyện là trường học ở vùng nông thôn ven biển, gia đình đa số sống bằng nghề nông, đi biển hoàn cảnh còn khó khăn nên điểu kiện tiếp cận với những cái mới còn chậm cũng như việc tìm hiểu khoa học vẫn còn hạn hẹp. -Trang 2 - Bằng kinh nghiệm thực tiễn sau nhiều năm tổ chức hoạt động chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" đã mang lại những kết quả thiết thực. Nhiều thành viên tích cực của Câu lạc bộ đã trở thành những học sinh giỏi, Chỉ huy Đội giỏi cấp huyện, tỉnh; làm nòng cốt trong các phong trào thi đua cùng trường bạn như: thi Kính vạn hoa, tìm hiểu Ma tuý, HIV-AIDS, tìm hiểu quyền trẻ em… , giao lưu học hỏi để đạt kết quả cao. Nhiều học sinh yêu thích bộ môn là những cán sự có năng lực thực sự ở các chi đội. Các em học sinh thi đua học tập tốt, thi đua nhau đạt nhiều điểm tốt. Nhu cầu đọc sách báo để tìm hiểu khoa học được tăng lên về số lượng và chất lượng, hoạt động của nhóm thu hút nhiều học sinh tham gia, từng bước chủ động trong xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện, được Đoàn và Ban giám hiệu đánh giá cao và thực sự trở thành nhu cầu đối với nhiều đối tượng học sinh. Mặt khác chương trình hoạt động của "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" đã phần nào giúp cho các em học sinh yếu, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn “vượt lên chính mình” để học tập tốt hơn. Chính vì thế, nhiều năm học qua chương trình hoạt động "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" của liên đội trường THCS Bình Minh đã và đang phát huy những hiệu quả tích cực. III. Các giải pháp và biện pháp tiến hành tổ chức câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi. 1. Giải pháp. - Một là phải xây dựng được kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi - Hai là tổ chức thực hiện xây dựng câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi trong từng khối, lớp. - Ba là xây dựng đội ngũ làm công tác tổ chức câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi - Bốn là kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của câu lạc bộ - Năm là phối kết hợp với các tổ chức Đoàn - Hội - Đội xây dựng điếu kiện hoạt động cho câu lạc bộ. - Sáu là tranh thủ sự đồng thuận, ủng hộ, hỗ trợ của tập thể giáo viên, ban giám hiệu nhà trường. sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng. 2. Biện pháp tiến hành tổ chức câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi. 2.1. Chọn và thành lập đội nhóm. Để chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" được hoạt động tốt thì điều trước tiên là phải thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ gồm các em học sinh giỏi ở các bộ môn cũng như trong Ban chấp hành liên đội, trong đó có -Trang 3 - một em làm Chủ nhiệm và 4 em làm phó chủ nhiệm phụ trách bốn khối lớp, điều hành mọi công việc của Câu lạc bộ. Liên đội còn thành lập một ban cố vấn gồm Ban phụ trách Đội, các giáo viên bộ môn để giúp đỡ hường dẫn các em trong quá trình hoạt động, tháo gỡ cho các em mỗi khi các em vướng mắc. Chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" là một chương trình nhằm để mở rộng và nâng cao kiến thức trên mọi lĩnh vực, kích thích sự say mê, tìm tòi khoa học của các em học sinh. Do đó khi chọn học sinh tham gia nhóm hoạt động này thì Ban chủ nhiệm cần nắm số liệu học sinh giỏi của các lớp để chọn mỗi chi đội một hoặc nhiều em tuỳ theo số lượng học sinh giỏi của lớp. Sau đó phân ra thành nhiều nhóm đứng đầu là nhóm trưởng. Các nhóm đó là : - Nhóm báo cáo phương pháp học tốt bộ môn - Nhóm tổ chức học tổ nhóm, đội bạn học tập, theo dõi và giúp đỡ các bạn học sinh yếu “vượt lên chính mình” - Nhóm sơ và tổng kết "Hoa điểm tốt’’ - Nhóm tổ chức Đố vui để học, hỏi đáp thông minh, Câu lạc bộ học tập, rung chuông vàng… được chọn theo 2 nhóm học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Các nhóm này sẽ cùng thực hiện các nội dung như: biên soạn câu đố vui cũng như nội dung phương pháp học tốt các môn học cho chương trình phát thanh măng non. Từ đó chọn các thành viên học tốt các môn để lên báo cáo học tốt trước toàn trường. Trong các buổi hội vui học tập ở lớp trong các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp thì nhóm còn tham gia trong Ban tổ chức, Ban giám khảo của hội thi. Các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ hàng tháng nhóm còn thiết kế chương trình tổ chức sinh hoạt theo nhiều nôi dung như tổ chức các hội thi với nhiều hình thức phong phú để thu hút các bạn tham gia, bổ sung và nâng cao kiến thức cho các bạn ở các bộ môn cũng như kiến thức phổ thông. Nhóm trưởng nhóm "Hoa điểm tốt" thì có nhiệm vụ sơ và tổng kết hàng tuần cũng như mỗi đợt thi đua, được tổng hợp từ những số liệu của các thành viên trong nhóm được phân công theo dõi ở các chi đội. Sau đó chọn ra các cá nhân điển hình đạt được nhiều điểm tốt nhất trong tuần để gắn hoa và khen thưởng hàng tuần trong sinh hoạt dưới cờ cũng như mỗi đợt thi đua. 2.2. Cách tiến hành hoạt động của câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi Sau khi đã chọn và thành lập các nhóm khoa học nhỏ tuổi thì chúng ta xây dựng nội dung hoạt động và cách tiến hành. Bước 1: Sắp xếp thời gian hoạt động. Mỗi học kỳ báo cáo phương pháp học tốt 03 lần, 02 học kỳ là 06 môn học. Tổ chức xuyên suốt học tổ nhóm, đôi bạn học tập có kiểm tra hàng ngày. Tổ chức hỏi đáp thông minh: 2 tuần tổng kết khen thưởng một lần trong sinh hoạt dưới cờ và trong chương trình phát thanh măng non. Nhằm tạo sân chơi bổ ích, mỗi học kỳ tổ chức một lần hội vui học tập cho mỗi lớp trong tiết Hoạt -Trang 4 - động ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra còn tổ chức cho các em tham gia hội vui học tập các khối mỗi học kỳ 1 lần, hội thi “Hành trình tri thức - Rung chuông vàng” do Ban cố vấn Câu lạc bộ chủ động tiến hành tổ chức thực hiện. Mỗi tháng còn tổ chức một lần sinh hoạt Câu lạc bộ học tập để trao đổi và tìm hiểu khoa học, Câu lạc bộ Kính vạn hoa để bổ sung kiến thức cho Đội Kính vạn hoa, Câu lạc bộ Sắc thắm khăn hồng để trao đổi về kinh nghiệm hoạt động Đội, hội thi Rung chuông vàng…do các em trong ban chủ nhiệm tự thiết kế. Hàng tuần, nhóm còn soạn nội dung về phương pháp học tốt các môn học, đố vui để học cung cấp cho nhóm phát thanh măng non đọc trên chương trình phát thanh măng non của liên đội. Bước 2: Sưu tầm tài liệu tham khảo: Muốn thực hiện tốt các nội dung trên thì các em phải tìm hiểu thêm ở Sách báo như: Các loại sách tham khảo học tốt các môn học, các loại báo Thiếu niên tiền phong, Khăn quàng đỏ, Mực tím, Nhi đồng, Kiến thức phổ thông, sách hướng dẫn chương trình rèn luyện đội viên, các loại sách tham khảo khác của Đội cũng như của thư viện…\ Bước 3: Tiến hành hoạt động: Đối với phong trào "Hoa điểm tốt", đây là một hình thức nhằm giúp các em thi đua đạt nhiều điểm tốt trong học tập, phát động xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm học, lồng vào các đợt thi đua với hình thức: Trước đây, mỗi chi đội lập 1 bảng hoa điểm tốt, (sau này là lưu số liệu trong sổ hoa điểm tốt của chi đội), nhóm "Hoa điểm tốt" sẽ theo dõi số liệu "Hoa điểm tốt" hàng tuần, cuối tuần sẽ sơ kết số điểm tốt đạt được hàng tuần ghi lên bảng chi đội, chọn cá nhân điển hình đạt điểm tốt nhiều nhất trong tuần tuyên dương trước lớp, gắn hoa lên bảng cho các bạn đạt hạng I,II,III. Về phía liên đội sẽ tổng hợp số điểm tốt từ số liệu ở các chi đội. Nhóm trưởng nhóm "Hoa điểm tốt" sẽ sơ kết trước toàn trường trong sinh hoạt dưới cờ, tuyên dương bông hoa điểm tốt đẹp nhất của chi đội và chọn ra 3 bông hoa điểm tốt của liên đội sẽ được tuyên dương và vinh dự gắn hoa trước toàn trường. Sau mỗi học kỳ có sơ kết và khen thưởng cho em đạt hạng nhất toàn trường. Để thúc đẩy phong trào học tập ở các chi đội, Ban chỉ huy đã phát động xây dựng góc học tập, học tổ nhóm, đội bạn học tập ngay từ đầu năm. Nhóm khoa học nhỏ tuổi đã góp phần xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng ngày đối với đôi bạn học tập, hàng tuần đối với học tổ nhóm và mỗi học kỳ 1 lần đối với góc học tập. Tạo điều kiện cho các bạn có sự giao lưu học hỏi lẫn nhau, cùng có phương pháp học tập tốt, nhóm sẽ chọn ở 3 môn chính: Văn, Toán, Ngoại ngữ để soạn thảo nội dung báo cáo có tham khảo của Giáo viên bộ môn. Sau đó sẽ phân công các bạn học tốt ở các bộ môn lên báo cáo trước toàn trường và tổ -Trang 5 - chức giao lưu bằng những câu hỏi đáp. Phần nội dung báo cáo phương pháp học tốt này sẽ được cung cấp cho chương trình phát thanh măng non làm tư liệu phát thanh. Để chọn ra những nhân tài còn tiềm ẩn bổ sung vào đội Kính vạn hoa cũng như đội Học sinh giỏi của nhà trường, chương trình còn tổ chức: Đố vui để học, hỏi đáp thông minh với hình thức soạn câu hỏi đố vui cho chương trình phát thanh măng non mỗi tháng sẽ tổng kết 1 lần trong chương trình phát thanh dựa vào kết quả của những bài trả lời từ phía các bạn học sinh.Các câu hỏi đáp thông minh còn được tổ chức dưới hình thức ghi lên bảng tin của liên đội. Các bạn sẽ tìm hiểu ghi câu trả lời lên giấy gởi cho Ban tổ chức, 02 tuần sẽ tổng kết 1 lần theo nội dung của bài trả lời sẽ có giải đáp trên chương trình phát thanh măng non có khen thưởng sau mỗi đợt thi đua hoặc trong sinh hoạt dưới cờ. Để học sinh toàn trường có điều kiện giao lưu học hỏi thêm những kiến thức bổ ích và lý thú, mỗi tháng chương trình còn tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ một lần với nhiều nội dung như: "Câu lạc bộ học tập", "Câu lạc bộ Kính vạn hoa", "Câu lạc bộ Thắm sắc khăn hồng" dưới sự hướng dẫn của Ban chủ nhiệm, mỗi kỳ sinh hoạt để chọn một chủ đề riêng với nhiều hình thức phong phú có thể là giao lưu giữa các cá nhân hoặc các đội thi với nhau. Kết quả cuối cùng có khích lệ bằng những tràng vỗ tay, những phần quà nho nhỏ. Học sinh toàn trường có thể tự đăng ký tham gia chương trình mỗi kỳ cho ban chủ nhiệm Câu lạc bộ. Thông qua những lần tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ sẽ bổ sung thêm vốn kiến thức cho các em để các em có thể tham gia tốt các hội thi do nhà trường và ban phụ trách Đội tổ chức trong toàn trường như: hội thi hành trình tri thức - Rung chuông vàng (mỗi tuần tổ chức 1 lần), hội vui học tập, Thi chi đội vững mạnh, Chỉ huy Đội giỏi, Thi học sinh giỏi…Từ hoạt động này đã giúp Ban phụ trách tìm ra được những nhân tài bổ sung vào Đội học sinh giỏi, các Chỉ huy Đội giỏi…để thi đấu ở các cấp mang vinh dự về cho liên đội. Ngoài những nội dung trên nhóm khoa học nhỏ tuổi còn có kế hoạch giúp đỡ cho các bạn học sinh, đội viên có hoàn cảnh khó khăn theo dõi động viên để các bạn vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học tốt. Hướng dẫn các bạn học sinh đạt học lực yếu ở học kỳ I đăng ký “vượt lên chính mình” với ban phụ trách Đội và thường xuyên phân công đôi bạn học tập theo dõi kết quả học tập của các bạn để giúp đở các bạn đạt kết quả tốt ở học kỳ II. Để chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" tiến hành có chất lượng, Ban thi đua nhà trường đã lồng vào thang điểm sau mỗi đợt thi đua như: Cá nhân được gắn hoa điểm tốt hàng tuần cũng được cộng thêm điểm thi đua cho chi đội: Hạng I + 30 đ, Hạng II: +20 đ, Hạng III: +10 đ, bài trả lời -Trang 6 - câu hỏi đáp thông minh hạng I, chi đội hạng I trong các buổi hái hoa học tập, cá nhân đạt hạng I trong hội thi “Hành trình tri thức- Rung chuông vàng” cũng được cộng điểm thi đua. Từ đó đã kích thích tinh thần hăng hái của các cá nhân và tập thể để đạt chất lượng cao trong mỗi đợt thi đua. 2.3. Cần phối hợp với các chương trình hoạt động khác của Đội. Để nâng cao chất lượng của chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" thì cần phải biết phối hợp với chương trình phát thanh măng non của liên đội. Nhóm khoa học nhỏ tuổi sẽ tham gia soạn thảo cho chương trình phát thanh với các nội dung như: Đố vui để học, hỏi đáp thông minh, các phương pháp học tốt bộ môn…Từ đó đã góp phần làm phong phú về nội dung của chương trình phát thanh. Ngược lại, chương trình phát thanh măng non có nhiệm vụ thông tin những nội dung cần thiết của chương trình như : Đố vui để học, hỏi đáp thông minh… tuyên dương các cá nhân và tập thể đạt kết quả tốt trong mọi hoạt động tham gia vào chương trình của "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi". Điều đó cho thấy rằng chương trình phát thanh măng non là cầu nối giữa chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" với học sinh toàn trường vì đã thực hiện được các mục đích chính của Câu lạc bộ, kết hợp bổ sung cho nhau để góp phần phong phú, nâng cao chất lượng hoạt động của chương trình này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Từ hoạt động của chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" thực hiện nhiều năm liền đã được rút kinh nghiệm. Đến nay chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao, phát huy những hiệu quả tích cực. Ban chỉ huy, các em trong nhóm "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" đã có sự chủ động, sáng tạo trong quá trình làm việc, xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện. Các em đã trưởng thành nhanh chóng từ hoạt động này, góp phần đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng học tập; học sinh có động cơ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tốt góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh. Chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" đã trở nên gần gũi, quen thuộc, thân thiết đối với học sinh. Từ đó đã kích thích học sinh ham thích đọc sách báo, tìm tòi kiến thức khoa học thực tiễn, nghiên cứu sách vỡ có liên quan để tạo cho mình một vốn kiến thức phong phú trong kho tàng kiến thức vô giá của nhân loại. Từ đó có thể tham gia các cuộc thi do liên đội và các cấp tổ chức như: Kính vạn hoa, Rung chuông vàng, đường lên đỉnh Olimpia… Từ những nội dung phong phú của chương trình như: hái hoa ôn tập, báo cáo phương pháp, trao đổi kinh nghiệm làm thế nào để học tốt, phong trào -Trang 7 - hoa điểm tốt, đố vui để học, hỏi đáp thông minh…đã thu được kết quả: Phong trào "Học tốt yêu khoa học" của liên đội ngày càng nâng lên, học sinh hăng hái thi đua giành kết quả cao nhất, đạt thật nhiều “hoa điểm tốt” trong học tập. Chương trình đã phát huy tính tích cực, chủ động của thiếu nhi trong học tập, giúp các em học sinh xây dựng phương pháp học tập tích cực, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ như giúp đỡ cho các bạn học sinh có học lực yếu ở học kỳ I “vượt lên chính mình” đạt kết quả tốt hơn ở học kỳ II, tạo phong trào thi đua sôi nổi, kích sự tìm tòi, sáng tạo của các em, từng bước trang bị cho các em những tri thức cần thiết, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho đất nước trong tương lai. Trong quá trình hoạt động đã có sự phối hợp với các bộ ban nhà trường như: bộ phận chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Từ đó đã làm cho GV chú ý đến hoạt động của Đội càng tích cực tham gia hổ trợ tốt cho mọi hoạt động của Đội. Các em học sinh tham gia trong nhóm "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" qua nhiều năm hoạt động đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành những chỉ huy Đội giỏi: 1 em đạt chỉ huy đội giỏi huyện, 4 em đạt chỉ huy Đội giỏi tỉnh, 2 em đạt Chỉ huy Đội giỏi cấp khu vực, trở thành cán bộ lớp có năng lực, từng bước khẳng định vị trí của mình trên mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều em học sinh trưởng thành từ mái trường này, từ liên đội này đã trở thành những người thành đạt trong xã hội . Từ chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" đã phát hiện ra được nhân tài còn tiềm ẩn, những năng khiếu cá nhân chưa được thể hiện rõ, để bổ sung vào các đội học sinh giỏi, Đội Kính vạn hoa, để tham gia thi các cấp đạt kết quả tốt. Cụ thể trong 3 năm liên tiếp tỉnh tổ chức hội thi Kính Vạn Hoa, đội Kính Vạn Hoa của trường đã 2 năm liên tiếp hạng I vòng huyện, 1 giải tư và 1 giải II vòng tỉnh, 1 giải khuyến khích vòng tỉnh. Các em học sinh giỏi trong CLB khoa học nhỏ tuổi luôn đạt kết quả khả quan trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Liên tiếp 8 năm gần đây từ năm học 2002-2003 đến nay nhà trường liên tục có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Năm học 2009-2010 có 8 em tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã đạt được 7 em và trong đó có 1 em đạt giải I, 1 em đạt giải II, 1 em đạt giải III, góp phần xây dựng liên đội vững mạnh nhiều năm liền ở cấp huyện và cấp tỉnh. Điều quan trọng là đã làm hài lòng Ban giám hiệu, là lực lượng thực sự nồng cốt trong các phong trào được nhà trường tin tưởng giao phó trách nhiệm đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học -Trang 8 - PHẦN III: KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm. Từ việc tổ chức chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" đã rút ra được những bài học kinh nghiệm: + Mặc dù các em học sinh luôn có sự chủ động, tự giác trong quá trình làm việc nhưng việc quan trọng là việc thành lập Ban chủ nhiệm, ban cố vấn là những GV của trường cũng như Ban phụ trách Đội để theo dõi, động viên nhắc nhỡ các em trong quá trình hoạt động. + Phát hiện từng năng khiếu của các em ngay từ đầu năm để phân công đúng người đúng việc, theo dõi các em làm việc để kịp thời thay đổi nhân sự theo yêu cầu. + Từ sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu , Ban phụ trách làm tốt công tác tham mưu cho Ban giám hiệu và Chi đoàn, biết kết hợp nhiều lực lượng hỗ trợ như: Chuyên môn, Công đoàn, Thư viện, Thiết bị, Giáo viên chủ nhiệm… tranh thủ các bưổi họp hội đồng Giáo viên để thông tin về hoạt động của nhóm cũng như các hoạt động khác của Đội để nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía như: Sách báo, tài liệu, phương pháp học tập… + Một điều quan trọng và cần thiết là phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các em để từ đó các em có thể làm việc tốt hơn, tự khẳng định vai trò của mình để chủ động trong mọi công tác mà Ban phụ trách giao cho. Nên lên kế hoạch và qui định chế độ hội họp định kỳ để rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc . + Tổng phụ trách cần có nhận thức đúng đắn, vị trí vai trò của chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" trong hoạt động của Đội từ đó có biện pháp tổ chức sáng tạo hơn, khoa học hơn nữa. + Cần hướng dẫn các em thực hiện phù hợp với chủ điểm của tháng, tuần, sách báo tài liệu phải cung cấp kịp thời thường xuyên cho các em, khuyến khích các em tự nghiên cứu tìm tòi trong thư viện, báo Đội, các loại sách tham khảo khác… Theo dõi giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn kịp thời. + Biết vận dụng kết hợp chương trình hoạt động "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" với nhiều hoạt động khác của Đội để nâng cao hiệu quả hoạt động -Trang 9 - II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. Có thể khẳng định rằng hoạt động Đội trong nhà trường trung học cơ sở không thể thiếu hoặc coi nhẹ việc tổ chức hoạt động chương trình "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi". Bằng những việc làm cùng với kết quả đạt được đã trình bày ở phần trên đã minh chứng cho tính đúng đắn của chương trình mà bản thân tôi đã quan tâm thực hiện nhiều năm với kết quả năm sau cao hơn năm trước, từng bước đã tạo được nề nếp hoạt động, các nhóm hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mà người Tổng phụ trách chỉ đóng vai trò gợi ý, tạo điều kiện, góp ý rút kinh nghiệm định kỳ. Hoạt động "Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi" và phát thanh măng non góp phần tạo sinh khí cho hoạt động liên đội, ngoài việc nâng cao chất lượng học tập, liên đội đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh với những năng lực được tôi luyện vững vàng, đầy tự tin mà thế hệ mai sau cần có để đáp ứng với đòi hỏi của xã hội ngày càng cao, đó là sự say mê trong học tập, linh hoạt sáng tạo với công việc, vững vàng trước tập thể am hiều nhiều lĩnh vực so với điều kiện bình thường, mở ra nhiều triển vọng về sự thành công trong học tập và thành đạt trong tương lai. Cũng cần nhận thấy rằng đây cũng là những hoạt động trọng tâm, tác động trực tiếp đến kết quả học tập của các em trong nhà trường. -Trang 10 - [...]... điều kiện tổ chức các buổi tập huấn nâng cao kiến thức kĩ năng cho các giáo viên chuyên trách và bán chuyên trách về Công tác Đoàn - Hội - Đội - Phối kết hợp với Huyện Đoàn tạo sân chơi cho các câu lạc bộ khoa học được thi thố giao lưu học hỏi kiến thức 2 Đối với nhà trường - Tạo điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức sân chơi cho các câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi, thông... bộ khoa học nhỏ tuổi, thông qua đó giúp các em trang bị thêm kiến thức, kĩ năng sống cho mình - Tăng trách nhiệm cho Tổng phụ trách đội và giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ thức các câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi. Đưa kết quả hoạt động của các câu lạc bộ và tiêu chí đánh giá phân loại công chức cuối năm Bình Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2012 Người thực hiện Phạm Huy Viên -Trang 11 - Đánh giá của Hội đồng xét . đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành những chỉ huy Đội giỏi: 1 em đạt chỉ huy đội giỏi huy n, 4 em đạt chỉ huy Đội giỏi tỉnh, 2 em đạt Chỉ huy Đội giỏi cấp khu vực, trở thành cán bộ lớp có. nhà trường. -Trang 10 - III. Đề xuất 1. Đối với Phòng GD&ĐT. - Tạo điều kiện tổ chức các buổi tập huấn nâng cao kiến thức kĩ năng cho các giáo viên chuyên trách và bán chuyên trách về. trách về Công tác Đoàn - Hội - Đội - Phối kết hợp với Huy n Đoàn tạo sân chơi cho các câu lạc bộ khoa học được thi thố giao lưu học hỏi kiến thức. 2. Đối với nhà trường. - Tạo điều kiện nâng

Ngày đăng: 05/06/2015, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w