Sự cần thiết khách quan để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thực hiện mục tiêu kinh doanh tại công ty CP TVTK&TM Tuấn Ân...1 1.1.. Tác động hệ quả của công tác kiểm tra thực hiệ
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
MÔN QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT CÔNG TÁC KIỂM TRA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
THIẾT KẾ VÀ THƯƠNG MẠI TUẤN ÂN
GV HƯỚNG DẪN: Ths Bùi Đức Tâm
SV THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Hồng Loan Lớp: 08DQT
TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2009
Trang 2PHẦN 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH
Trang 4PHẦN 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ THƯƠNG MẠI
TUẤN ÂN
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN 1: Cơ sở lý luận của công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh
1 Sự cần thiết khách quan để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thực hiện
mục tiêu kinh doanh tại công ty CP TVTK&TM Tuấn Ân 1
1.1 Khái niệm 1
1.2 Mục đích và ý nghĩa 1
1.2.1 Mục đích 1
1.2.2 Ý nghĩa 1
1.3 Tầm quan trọng 2
1.4 Sự cần thiết khách quan 3
2 Nội dung cơ bản của công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh 3
2.1 Nguyên tắc và phương pháp 3
2.1.1 Nguyên tắc 3
2.1.2 Phương pháp 5
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh 2.3 Tiến trình của công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh 8
PHẦN 2: Thực trạng công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh tại công ty CP TVTK&TM Tuấn Ân 1.Giới thiệu công ty 10
1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 10
1.2.Các yếu tố nguồn lực của công ty 11
1.2.1 Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng 11
1.2.2 Nhân sự 12
1.2.3 Tài chính 13
Trang 61.3 Thị trường 14
1.4 Sản phẩm 14
1.5 Bộ máy tổ chức 15
1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 16
1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 16
2.Sơ nét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP TVTK&TM Tuấn Ân qua các năm gần đây(2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009) 18
3.Thực trạng của công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch 20
3.1 Những nguyên tắc và phương pháp đã được áp dụng tại công ty 20
3.1.1 Nguyên tắc 20
3.1.2 Phương pháp
3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh 21
3.3 Quá trình tổ chức, triển khai công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh tại công ty CP TVTK&TM Tuấn Ân 22
4 Tác động hệ quả của công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh sản xuất tại công ty CP TVTK&TM Tuấn Ân 23
5 Nhận xét, đánh giá 24
PHẦN 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh tại công ty CP TVTK&TM Tuấn Ân
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Trước những biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, mức độ cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới ngày càng khốc liệt Gia nhập WTO mang lại cho doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội vô cùng to lớn nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều rủi ro và thử thách, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại Để đứng vững trên thị trường cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh Hoạt động của mọi doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu, hiệu quả để hoàn thành sứ mệnh là sự tồn tại.
Vì vậy, mọi hoạt động của doanh nghiệp cần phải có định hướng cụ thể làm cơ sở triển khai mọi hoạt động tác nghiệp Để mục tiêu định hướng được thực hiện, trong hoạt động quản trị, doanh nghiệp phải có kế hoạch làm biện pháp cho doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính… Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch có thể xảy ra tình trạng chệch hướng nên công tác kiểm tra kế hoạch kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng
1 Lý do chọn đề tài
Từ nhận thức trên, em quyết định chọn đề tài: “ KHẢO SÁT CÔNG TÁC KIỂM TRA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP TVTK&TM TUẤN ÂN”
Để nghiên cứu viết báo cáo thực hành nghề nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Khảo sát công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh tại công ty
- Đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong việc kiểm tra thực hiện kế hoạch
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra
Trang 83 Phương pháp nghiên cứu:
Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích dựa trên cơ sở quan sát, so sánh thực trạng công tác kiểm tra kết hợp với lý thuyết nhằm rút ra một số nhận xét làm cơ
sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra tại công ty.
4 Bố cục đề tài:
- Phần 1: Cơ sở lý luận của công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh
- Phần 2: Thực trạng của công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh tại
công ty
- Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thực
hiện kế hoạch kinh doanh của công ty
Trang 9
Tp.HCM, ngày… tháng… năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 101.2 Mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm tra quá trình thực hiện mục tiêu kinh
doanh
1.2.1.Mục đích
Kiểm tra là chức năng thứ tư của nhà quản trị, quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp, thực hiện công tác kiểm tra kế hoạch kinh doanh nhằm đảm bảo cho các kế hoạch đề ra được thực hiện với hiệu quả cao nhờ việc chủ động phát hiện kịp thời những sai lầm trước khi chúng trở nên nghiêm trọng
Từ sự phát hiện kịp thời, doanh nghiệp sẽ thuận lợi đối phó với những thay đổi của môi trường, đảm bảo kế hoạch đi đúng hướng đã đề ra hoặc nhờ kiểm tra kế hoạchkinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp đề ra mục tiêu mới, cải thiện cơ cấu tổ chức nhân sự và thay đổi trong kỹ thuật điều khiển cho phù hợp
Trang 11Thông qua kiểm tra mà nhà quản trị có thể nắm bắt được tiến trình thực hiện các
kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ Từ đó có sự điều chỉnh kịp thời, tránh được những tổn thất lớn hơn
Nhờ kiểm tra nhà quản trị có thể xác định tính đúng đắn của các khâu hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và ngay chính bản thân của nó
1.3 Tầm quan trọng của công tác kiểm tra quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh
Hoạt động của mọi doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu hiệu quả để hoàn thành
sứ mệnh là sự tồn tại và phát triển Vì vậy, mọi hoạt động của doanh nghiệp cần phải
có định hướng thật cụ thể làm cơ sở triển khai mọi hoạt động tác nghiệp Mặt khác, việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo mục tiêu định hướng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn của mỗi doanh nghiệp mà trong đó có phần tác động mạnh mẽ củamôi trường kinh doanh
Để mục tiêu định hướng được thực hiện, trong hoạt động quản trị, doanh nghiệp phải có kế hoạch làm biện pháp giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng các nguồn lực (cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính)
Dựa trên kế hoạch được xây dựng, doanh nghiệp sẽ chia hoạt động thành từng giai đoạn với từng loại công việc cần thực hiện và chỉ rõ trách nhiệm thực hiện với cácchỉ tiêu cụ thể Về kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu cần thực hiện chủ yếu là doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, khả năng xảy ra tình trạng chệch hướng là không loại trừ những xu hướng tác động khách quan của môi trường kinh doanh bất định và những ảnh hưởng chủ quan của nội bộ doanh nghiệp
Vấn đề đặt ra là nhu cầu thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh đã được xác định với hiệu quả mong muốn, nên công tác kiểm tra kế hoạch kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng Bởi lẽ tổ chức thực hiện kiểm tra sẽ dẫn đến sự phát hiện sai lệch chậmtrễ, không kịp thời thì hậu quả tổn thất của doanh nghiệp sẽ khó lường
Vì vậy công tác kiểm tra kế hoạch kinh doanh là một khía cạnh quan trọng bậc nhất của quá trình quản trị kinh doanh của mọi doanh nghiệp
Trang 121.4 Sự cần thiết khách quan của công tác kiểm tra quá trình thực hiện mục tiêu kinh
doanh
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trong điều kiện thuận lợi, hội nhập với nền kinh tế thế giới với nhiều cơ hội mở rộng thị trường Nhưng hiện nay, tình hình lạm phát tăng cao và nền kinh tế của nước ta cũng chịu nhiều tác động của tình trạng suy thoái toàn cầu nên hoạt động của doanh nghiệp phải đối mặt với những thử thách to lớn Trong bối cảnh đó, hoạt động của doanh nghiệp cần phải tạo được lợi thế cạnh tranh để làm điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Liên quan đến những yêu cầu này là hoạt động sản xuất kinh doanh cần được tối thiểu hóa chi phí Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần phải hài hòa mục tiêu kinh doanh Để mục tiêu kinh doanh đạt kết quả như mong muốn cần phải thường xuyên kiểm tra tiến trình thực hiện, để không lãng phí nguồn lực cũng như tài chính của công ty Trên thực tế, mỗi một sai lầm có thể phát sinh từ nhiều khâu, có liên quan đến nhiều bộ phận, cá nhân khác nhau
Vì vậy quan tâm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kế hoạch kinh doanh trongquá trình hoạt động của mọi doanh nghiệp là yêu cầu cần thiết khách quan
2 Nội dung cơ bản của công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh
2.1 Nguyên tắc và phương pháp của công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh
2.1.1.Nguyên tắc kiểm tra
Kiểm tra cần phải tuân theo 7 nguyên tắc sau:
Kiểm tra phải được thiết kế căn cứ trên kế hoạch hoạt động của tổ chức và căn cứ theo cấp bậc của đối tượng được kiểm tra
Cơ sở để tiến hành kiểm tra thường dựa vào kế hoạch Do đó nó phải được thiết
kế theo kế hoạch hoạt động tổ chức Mặt khác kiểm tra cần được thiết kế căn cứ theo cấp bậc của đối tượng được kiểm tra
Công tác kiểm tra phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân các nhà quản trị
Trang 13Vì lẽ rằng kiểm tra là nhằm giúp nhà quản trị nắm được những gì đang xảy ra, cho nên điều quan trọng là những thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra phảiđược nhà quản trị thông hiểu Những thông tin hay những cách diễn đạt thông tin kiểmtra mà nhà quản trị không thể hiểu được, thì họ sẽ không thể sử dụng, và do đó sự kiểm tra sẽ không còn ý nghĩa.
Sự kiểm tra phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu
Khi xác định rõ được mục đích của sự kiểm tra, chúng ta cần phải xác định nên kiểm tra ở đâu? Trên thực tế, các nhà quản trị phải lựa chọn và xác định phạm vi cần kiểm tra Nếu không xác định được chính xác khu vực trọng điểm, như kiểm tra trên một khu vực quá rộng sẽ làm tốn kém thời gian, lãng phí về vật chất, việc kiểm tra sẽ không đạt được hiệu quả cao
Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần dựa vào những chỗ khác biệt thì chưa đủ Một số sai lệch so với tiêu chuẩn có ý nghĩa tương đối nhỏ và một số khác có tầm quan trọng lớn hơn Chẳng hạn, nhà quản trị cần phải lưu tâm nếu chi phí về lao động trong doanhnghiệp, tăng 5% so với kế hoạch nhưng sẽ không đáng quan tâm nếu chi phí về tiền điện thoại tăng 20% so với mức dự trù Hậu quả là trong việc kiểm tra, nhà quản trị nên quan tâm đến những yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và những yếu tố đó gọi là các điểm trọng yếu trong doanh nghiệp
Kiểm tra phải khách quan
Quá trình quản trị dĩ nhiên bao gồm nhiều yếu tố chủ quan của nhà quản trị, nhưng việc xem xét các bộ phận cấp dưới có đang làm tốt công việc hay không thì không phải là sự phán đoán chủ quan
Nếu thực hiện việc kiểm tra với những định kiến có sẵn sẽ không cho chúng ta được những nhận xét và đánh giá đúng mức về đối tượng được kiểm tra Kết quả là kiểm tra sẽ bị sai lệch làm cho tổ chức gặp phải những tổn thất lớn Vì vậy, kiểm tra cần phải được thực hiện với thái độ khách quan trong quá trình thực hiện nó Đây là một yêu cầu rất cần thiết để đảm bảo kết quả và kết luận kiểm tra được chính xác
Hệ thống kiểm tra phải phù hợp với bầu không khí của doanh nghiệp
Trang 14Để cho việc kiểm tra có hiệu quả cao cần xây dựng một quy trình và các
nguyên tắc kiểm tra phù hợp với nét văn hóa của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có phong cách lãnh đạo dân chủ, nhân viên được độc lập trong công việc, được phát huy
sự sáng tạo của mình thì việc kiểm tra không nên thiết lập một cách trực tiếp và quá chặt chẽ Ngược lại, nếu các nhân viên cấp dướiquen làm việc với các nhà quản trị có phong cách độc đoán, thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ, chit tiết và nhân viên cấp dưới
có tính ỷ lại, không có khả năng linh hoạt thì không thể áp dụng cách kiểm tra trong
đó nhấn mạnh đến sự tự giác hay tự điều chỉnh của mỗi người
Việc kiểm tra cần phải tiết kiệm và bảo đảm tính hiệu quả kinh tế
Các kỹ thuật và cách tiếp cận kiểm tra được coi là có hiệu quả khi chúng có khảnăng làm sáng tỏ nguyên nhân và điều chỉnh những sai lệch tiềm tang và thực tế so với
kế hoạch Yêu cầu này đòi hỏi lợi ích của kiểm tra phải tương xứng với chi phí của
nó Mặc dù nguyên tắc này là đơn giản nhưng thường khó trong thực hành Thông thường, các nhà quản trị tốn kém rất nhiều cho công tác kiểm tra, nhưng kết quả thu được do việc kiểm tra mang lại không tương xứng
Việc kiểm tra phải đưa đến hành động
Việc kiểm tra được coi là đúng đắn nếu những sai lệch so với kế hoạch được tiến hành điều chỉnh thông qua việc làm lại kế hoạch, sắp xếp lại tổ chức, điều động vàđào tạo lại nhân viên hoặc thay đổi phong cách lãnh đạo Nếu tiến hành kiểm tra, nhận
ra các sai lệch mà không thực hiện việc điều chỉnh thì việc kiểm tra là hoàn toàn vô ích
2.1.2.Phương pháp
Kiểm tra lường trước
Kiểm tra lường trước là loại kiểm tra được tiến hành trước khi hoạt động thực
sự Kiểm tra lường trước theo tên gọi của nó là tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh đểtìm cách ngăn ngừa trước Chẳng hạn, phòng bệnh hơn chữa bệnh là một cách kiểm tralường trước
Kiểm tra đồng thời
Trang 15Kiểm tra đồng thời là loại kiểm tra được tiến hành trong khi hoạt động đang diễn ra Hình thức kiểm tra đồng thời thông dụng nhất là giám sát trực tiếp Khi một quản trị viên xem xét trực tiếp các hoạt động của thuộc viên, thì ông ta có thể đánh giáviệc làm của thuộc viên, đồng thời điều chỉnh ngay các sai sót nếu có của thuộc viên
đó Nếu có trì hoãn diễn tiến hoạt động do tác động điều chỉnh thì mức độ trì hoãn hoặc chậm trễ thường chiếm thời gian ít nhất Các thiết bị kỹ thuật thường được thiết
kế theo phương thức kiểm tra đồng thời
Kiểm tra phản hồi
Kiểm tra phản hồi là loại kiểm tra được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra Nhược điểm chính của loại kiểm tra này là độ trễ về thời gian thường khá lớn từ lúc sự
cố thật sự xảy ra và đến lúc phát hiện sai sót hoặc sai lệch của kết quả đo lường căn
cứ vào tiêu chuẩn hay kế hoạch đã đề ra
Mỗi phương pháp đều có tính 2 mặt, bên cạnh những ưu điểm còn có những khuyết điểm Chính vì vậy, cần phải lựa chọn phương pháp kiểm soát một cách chính xác và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh
2.1.1.Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác kiểm tra Bởi vì, ngày nay thật khó long mà kiểm soát có hiệu quả nếu thiếu đi việc sử dụng những thành tựu khoa học mới nhất ( nhất là trong lĩnh vực điện tử, tin học, sinh học, vật lý, hóa học…) trong tất cả các khâu, các bước của tiến trình kiểm tra Hầu hết các hệ thống cung ứng vật tư trong các doanh nghiệp từ sản xuất đến thương mại và dịch vụ hiện nay đều phải sử dụng hệ thống máy tính điện tử và các phần mềm tương ứng vào công tác kiểm tra tiến trình cung ứng vật tư Chỉ cần hệ thống này trục trặc là công tác sàn xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị khó long mà hoạt động bình thường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc kiểm tra trên bình diện cả nước và toàn cầu đang là một đòi hỏi tất yếu với nhiều doanh nghiệp Chúng ta thấy rằng, hệ thống
Trang 16internet và các ứng dụng mới mẻ của nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào hoạtđộng nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra
2.1.2 Cơ sở vật chất
Các nhà quản trị không thể kiểm tra tốt nếu các máy móc thiết bị dùng để kiểm tra đã lạc hậu, sai số quá lớn hoặc không đủ sức để kiểm tra sự việc, sự vật diễn ra trong không gian rộng lớn, tốc độ ngày càng cao Ở nhiều doanh nghiệp việc đầu tư các thiết bị hiện đại để kiểm tra là rất đắt tiền, thế nhưng nhờ có các phương tiện, cơ
sở cật chất kiểm tra hiện đại mà hang hóa, sản phẩm của công ty có chất lượng tốt hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn Đó là điều quan trọng nhất mà các công ty cần đạt được trên phương diện kiểm tra
2.1.3 Con người
Con người luôn là tâm điểm trong mọi hoạt động về quản trị Trong công tác kiểm tra các yếu tố có liên quan đến con người như: nhận thức, năng lực, trình độ, kỹ năng, sự hiểu biết, thái độ, tinh thần trách nhiệm… luôn có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi hoạt động của doanh nghiệp Điều đáng buồn là tình trạng tham nhũng tràn lan, các saisót ( nhất là trong ngành kiến trúc và xây dựng) không phát hiện kịp thời đã và đang lànỗi nhức nhối cho toàn xã hội
2.1.5 Môi trường kiểm tra
Trang 17Đó là những lực lượng và các yếu tố tồn tại khách quan ở bên ngoài hệ thống kiểm tra nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác kiểm tra Những lực lượng và yếu tố chính là: các yếu tố thuộc về môi trường xã hội, các yếu tố thuộc
về môi trường tự nhiên, các yếu tố thuộc về môi trường nội bộ của doanh nghiệp Môitrường xã hội luôn chứa đựng những yếu tố có thể ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm tra Những yếu tố chính của nhóm này là văn hóa, kinh tế, chính trị- pháp lý, tôngiáo, tón ngưỡng, phong tục tập quán, thói quen, dư luận xã hội đối thủ cạnh tranh, đạo đức
Môi trường tự nhiên có liên quan đến các yếu tố khí hậu, thủy văn, nhiệt độ, cương độ chiếu sang… Tất cả những yếu tố vừa nêu có những ảnh hưởng khá nhiều tới độ chính xác, tuổi thọ của nhiều thiết bị kiểm tra
2.2.Tiến trình của công tác kiểm tra
2.2.1 Xây dựng các tiêu chuẩn và chọn phương pháp đo lường việc thực hiện
Tiêu chuẩn là những chỉ tiêu của nhiệm vụ cần được thực hiện Trong hoạt động của một tổ chức, có thể có nhiều loại tiêu chuẩn Do đó tốt nhất cho việc kiểm tra, các tiêu chuẩn đề ra phải hợp lý và có khả năng thực hiện được trên thực tế Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn vượt quá khả năng thực hiện rồi sau đó phải điều chỉnh
hạ thấp bớt các tiêu chuẩn này là một điều nên tránh ngay từ đầu Các phương pháp đolường việc thực hiện cần phải chính xác, dù là tương đối Một tổ chức tự đặt ra mục
tiêu “phải là hàng đầu” nhưng không hề chọn một phương pháp đo lường việc thực
hiện nào cả, thì chỉ là xây dựng tiêu chuẩn suông mà thôi
Nếu nhà quản trị biết xác định tiêu chuẩn một cách thích hợp, đồng thời nắm vững kỹ thuật nhận định xem thực sự cấp dưới đang làm gì, đang đứng ở chỗ nào thì
sự việc đánh giá kết quả thực hiện công việc tương đối dễ dành Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển công nghệ không ngừng, sự đa dạng hóa các loại sản phẩm là những vấn đề thách thức kiểm tra
2.2.2 Đo lường việc thực hiện