Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh KHẢO SÁT CÔNG TÁC KIỂM TRA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ THƯƠNG MẠI TUẤN ÂN (Trang 31)

Hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp đều hướng đến lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận cao thì cần phải xác định được mục tiêu kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh có phù hợp thì mới có thể thực hiện được. Để đảm bảo cho mục tiêu được thực hiện, doanh nghiệp cần phải kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Thực hiện công tác này nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu mong muốn.

Công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại công ty CP TVTK&TM Tuấn Ân còn một vài điểm thiếu sót:

- Việc kiểm tra phải được thực hiện ở những điểm then chốt - Kế hoạch kinh doanh phải sát với thực tế

Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh tại công ty CP TVTK&TM

Tuấn Ân

Trong thời gian thực tập, với vốn kiến thức còn non nớt và kinh nghiệm còn ít, em xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh tại công ty CP TVTK&TM:

- Việc kiểm tra cần được thực hiện tại những điểm then chốt: Muốn cho công tác kiểm tra có hiệu quả và góp phần làm cho các hoạt động quản trị thành công thì ngoài các yếu tố đã được đề cập ở phần trên, công ty cũng cần phải chú ý đến những điểm then chốt. Phải xác định kiểm tra ở đâu? Kiểm tra cái gì? Tổ chức thu thập thông tin ra sao? từ đâu, ai chịu trách nhiệm. Công ty Tuấn Ân cần chú ý nhiều hơn đối với những điểm này.

- Kế hoạch kinh doanh phải sát với hoạt động thực tiễn của công ty. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi công ty, ban lãnh đạo phải đề ra những kế hoạch, mục tiêu phù hợp, để đảm bảo rằng các mục tiêu đó được thực thi và đạt hiệu quả, không nên xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn vượt quá khả năng thực hiện rồi sau đó phải hạ thấp bớt các tiêu chuẩn sẽ làm hao tốn tiền của của công ty.

- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Phòng ban là các đơn vị cấu thành của mọi công ty. Nếu giữa các phòng ban không có sự liên kết với nhau thì không thể nào đạt được mục tiêu như mong muốn. Giữa các phòng ban cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa, đừng vì tranh đua thành tích của mỗi phòng mà không nghĩ đến mục tiêu chung mà công ty đã đặt ra

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thế Phụng – Quản trị học – Đại học Mở Bán Công – 1994.

2. Trần Anh Tuấn – Quản trị học – Viện đào tạo mở rộng – TP.HCM – 1995. 3. Nguyển Văn Đáng – Văn hóa và nguyên lý quản trị - NXB Thống Kê. 4. Phạm Đình Phương – Quản trị học nhập môn – NXB TP.HCM – 1997.

5. Nguyễn Thanh Hội – Quản trị nhân sự - NXB Thống Kê – Hà Nội – 1998. 6. Nguyễn Liên Diệp – Quản trị học – NXB Thống Kê – Hà Nội – 1997. 7. Nguyễn Hải Sản – Quản trị học – NXB Thống Kê – Hà Nội – 1998. 8. Phan Thăng – Quản trị học – NXB Thống Kê.

9. Phạm Thị Minh Châu – Quản trị học – NXB Phương Đông.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh KHẢO SÁT CÔNG TÁC KIỂM TRA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ THƯƠNG MẠI TUẤN ÂN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w