LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành khóa luận với đề tài tài “Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại ThuậnAn” ngoài nh
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận với đề tài tài “Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản
lý vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại ThuậnAn” ngoài những nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rấtnhiều người
Trước tiên em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô Khoa Hệ thốngthông tin kinh tế cùng toàn thể thầy cô giáo trong Trường Đại học Thương mại đã tậntình giảng dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập tạitrường
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hưng Long đã trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Cuối cùng em xin cảm ơn đến Ban Giám đốc và các anh chị trong Công ty cổ phầnPhát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An đã tạo điều kiện cho em thực tập vànhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2013 Sinh viên thực hiện
Thiều Thị Thu
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……… …i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1 Tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 2
1.1.1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu 2
1.1.2 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 2
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tương nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Kết cấu khóa luận 4
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN AN 5
2.1 Cơ sở lý luận về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Lý thuyết về phân tích, thiết kế hệ thống 6
2.2 Thực trạng về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An……… …….18
2.2.1 Giới thiệu về công ty 18
2.2.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 22
Trang 32.2.4 Đánh giá thực trạng quản lý vật liệu xây dựng tại công ty 24
PHẦN 3: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN AN 25
3.1 Khảo sát hệ thống 25
3.2 Phân tích hệ thống 26
3.2.1 Phân tích chức năng 26
3.2.2 Phân tích dữ liệu 30
3.3 Thiết kế hệ thống 31
3.3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu 31
3.3.2 Thiết kế giao diện 36
3.3.3 Thiết kế kiểm soát 39
3.3.4 Thiết kế module chương trình 40
3.4 Định hướng phát triển đề tài 41
3.4.1 Đánh giá ưu nhược điểm 41
3.4.2 Định hướng phát triển đề tài 41
3.4.3 Một số kiến nghị 42 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Hình 3.1: Sơ đồ phân cấp chức năng
Hình 3.2: Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Hình 3.3: Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Hình 3.4: Sơ đồ thực thể liên kết
Hình 3.5: Mô hình quan hệ
Hình 3.6: Giao diện đăng nhập
Hình 3.7: Giao diện chương trình
Hình 3.8: Giao diện quản lý danh mục
Hình 3.9: Giao diện tìm kiếm
Hình 3.10: Giao diện báo cáo
Bảng 3.8: Bảng chi tiết phiếu xuất
Bảng 3.9: Bảng chi tiết phiếu nhập
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kì hội nhập đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa thì vấn
đề tin học hóa đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nước tahiện nay Đặc biệt với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã giúp con người
xử lý khối lượng nghiệp vụ khổng lồ trong nền kinh tế Giúp con người quản lý đượccác dữ liệu, thông tin, quản lý hàng hóa, quản lý nhân sự một cách dễ dàng, chínhxác và tiêu tốn ít thời gian Việt Nam đã coi Công nghệ thông tin là mục tiêu, là độnglực của sự phát triển Kinh tế - Xã hội Hiện nay đại đa số các Công ty đã đưa tin họchóa vào một số công việc như: quản lý số liệu, quản lý hàng hóa, quản lý sản xuất,quản lý bán hàng, quản lý nhân sự làm cho lợi ích của Công ty ngày càng được nângcao
Với việc áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại vào lĩnh vực tin họcchúng ta đã dần thay thế các phương pháp thủ công còn nhiều bất cập như: tốc độ xử
lý chậm, không đồng bộ và lưu trữ khó khăn bằng các chương trình quản lý trên máytính nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực, tăng độ chính xác và bảo mật cao.Xuất phát từ hiện trạng quản lý vật liệu tại Công ty và từ những lý do trên, em xinchọn đề tài “Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý vật liệu xây dựng tại Công
ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An”
Trang 8PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế, làđơn vị tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm Cũng như bất kỳ doanhnghiệp nào khác, doanh nghiệp xây dựng trong quá trình sản xuất kinh doanh đều phảitính toán các chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu được Đặc biệt trong nền kinh tế thị trườnghiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, muốn tồn tại và pháttriển doanh nghiệp phải có những ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tácquản lý của mình Trong đó quản lý vật liệu xây dựng là một công việc cần thiết và tấtyếu đối với các doanh nghiệp xây dựng Nó giúp các doanh nghiệp nâng cao chấtlượng quản lý và hiệu quả hoạt động của mình, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và pháttriển
Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp quản lý hang hóa, vật liệu xây dựngbằng phương pháp thủ công và bán thủ công Tại Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng
và Thương mại Thuận An dù đã có những ứng dụng khoa học công nghệ tuy nhiên chỉmang tính chất cục bộ và chưa chuyên sâu, việc quản lý vật liệu xây dựng tại công tymới chỉ được xây dựng và quản lý trên Excel gây khó khăn trong việc lưu trữ, xử lýthông tin, làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Thấy được tầm quan trọng đó, tôi xin lựa chọn đề tài “Phân tích, thiết kế hệ thốngthông tin quản lý vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng vàThương mại Thuận An”
1.1.2 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Hệ thống thông tin quản lý có ý nghĩa quan trọng cho sự thành công của doanhnghiệp Một doanh nghiệp có hệ thống thông tin quản lý hiệu quả sẽ giúp cho doanhnghiệp có thể giảm thiểu chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, nắm bắt được thời cơ vàkhắc phục khó khăn để đạt được những mục tiêu đề ra Ngoài ra, do sức ép trong hợptác, hệ thống thông tin quản lý là một trong những yếu tố mà đối tác đánh giá năng lựccủa doanh nghiệp Do đó phải phát triển hệ thống thông tin quản lý trong doanhnghiệp
Trang 91.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, các ứng dụng công nghệ thôngtin dần đi sâu vào trong mọi hoạt động kinh doanh, quản lý của chúng ta Hầu hết cáccông ty đều có ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất kinh doanh của mình.Việc ứng dụng trong công tác quản lý hàng hóa được rất nhiều công ty chú trọng Ởcác công ty xây dựng quản lý vật liệu xây dựng cũng đang được quan tâm nhiều hơn.Với sự hỗ trợ của các phần mềm tin học, việc quản lý điều hành DN sẽ trở nên thuậnlợi hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn Nhân viên quản lý vật liệu sẽ không mất nhiều thờigian để ghi chép các hóa đơn nhập, xuất, hàng tồn kho Các kế toán viên hạch toán thuchi nhanh chóng,chính xác và hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản
lý Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống thông tin quản lý hàng hóa, vật liệu xâydựng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này
Đề tài nghiên cứu “ Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý vật tư tại Nhàmáy Thuỷ điện Hoà Bình” (Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh
tế, Nguyễn Thị Thuý Hồng – Lớp Tin học Kinh tế C, Khóa 44) Đề tài này đã đưa ramột số lý luận về thông tin, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý , lý thuyết
về Microsoft visual Foxpro Sau đó phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý vật tưbằng chương trình Microsoft visual Foxpro Đề tài này đã đáp ứng được một số yêucầu quản lý vật tư của công ty như quản lý nhập, xuất, thanh toán… trên môi trườnglàm việc Foxpro
Đề tài nghiên cứu: “Phân tích, thiết kế và xây dựng phần mềm quản lý và kinhdoanh vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Minh Thịnh Hưng Yên” (Luận văn tốtnghiệp – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân) Đề tài này nêu ra một số lý thuyết vềphân tích thiết kế và xây dựng phần mềm Sau đó đi vào thiết kế phần mềm bao gồmthiết kế cơ sở dữ liệu, thiết kế tệp cơ sở dữ liệu, thiết kế giải thuật Sử dụng bộ công cụphát triển phần mềm Visual Basic và bộ công cụ tạo báo cáo CRYSTAL REPORTS đểthực hiện Nhìn chung, đề tài đã đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản trong công táccập nhật, xử lý, tìm kiếm dữ liệu, các báo cáo chi tiết, tổng hợp, nhâp-xuất-tồn Giaodiện thân thiện, dễ dàng cho người sử dụng
1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hệ thống thông tin, hệ thống thông tinquản lý, hệ thống thông tin quản lý vật liệu xây dựng và phân tích, thiết kế hệ
Trang 10thống, các công cụ, phương pháp sử dụng để phân tích, thiết kế hệ thống thôngtin.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phầnPhát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An
- Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý vật liệu xây dựng tại Công ty cổphần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An
- Định hướng, giải pháp đối với công tác quản lý vật liệu xây dựng tại Công ty
cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tương nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là vật liệu xây dựng trong Công ty cổphần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống thông tin quản lý vật liệu xây dựng tạiCông ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu hệ thống
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp
1.6 Kết cấu khóa luận
Ngoài Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Sơ đồ hình vẽ, Danh mục từviết tắt, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cấu khóa luận gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý vật liệu xâydựng
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực trạng của hệ thống thông tin quản lý vật liệu xâydựng tạị Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An
Phần 3: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý vật liệu xây dựng tại Công
ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An
Trang 11PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN AN 2.1 Cơ sở lý luận về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Theo Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin, Nguyễn Văn Ba, Nhà xuất
bản ĐHQG, năm 2006:
Hệ thống
Hệ thống bao gồm tập hợp các phần tử có mối quan hệ, ràng buộc lẫn nhau vàcùng hoạt động để đạt mục đích chung
Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp:
Là một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp các thông tin để hỗ trợ việc
ra quyết định, phối hợp và kiểm soát trong doanh nghiệp
Mọi quyết định và hành động của doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở tiếp nhậncác thông tin
Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System- MIS):
Là hệ thống tổng hợp các thông tin của các hệ thống xử lý nghiệp vụ về cáchoạt động trong nội bộ DN và các thông tin thu thau thập từ môi trường bên ngoài
DN để cung cấp thông tin ở mức độ tổng hợp hơn cho các nhà quản lý các cấp
Các hệ thống con của HTTT quản lý:
HTTT thị trường: Cung cấp các thông tin liên quan thị trường tiêu thụ
- Thông tin tiêu thụ sản phẩm
- Thông tin khách hàng
- Thông tin dự báo giá cả
- Thông tin sản phẩm cạnh tranh…
HTTT sản xuất: Cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính
- Thông tin hàng tồn kho
- Thông tin chi phí sản xuất
- Thông tin vệ kỹ thuật công nghệ sản xuất, vật tư thay thế, …
HTTT tài chính: Cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính
- Thông tin tình hình thanh toán
Trang 12- Thông tin tỷ lệ lãi vay
- Thông tin cho vay
- Thông tin thị trường chứng khoán…
HTTT kế toán: Cung cấp các thông tin xử lý nghiệp vụ tài chính và các
thông tin liên quan phân tích lập kế hoạch
HTTT nhân lực: Cung cấp các thông tin về nguồn nhân lực và cách sử
dụng nguồn nhân lực
- Thông tin thị trường nguồn nhân lực
- Thông tin xu hướng sử dụng nguồn nhân lực
- Thông tin về lương, thanh toán lương, …
Các hệ thống trên đều lấy thông tin từ hai nguồn: HTTT kế toán và từ môi trườngbên ngoài DN Trong đó HTTT kế toán rất quan trọng trong việc cung cấp cácthông tin cho các cấp độ ra quyết định
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự
Là một hệ thống thông tin dùng để thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền đạt, phân phối cácthông tin có liên quan đến nguồn nhân lực trong tổ chức để hỗ trợ cho việc ra quyết định
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ quan, cácthông tin do hệ thống mang lại có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định liên quanđến nhân sự tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Nếu ta ứng dụng tin học vào công tác nhân sự thì dữ liệu của hệ thống thông tin quản
lí nhân sự tại cơ quan sẽ được lưu trữ và bảo quản trên các phương tiện nhớ của máy tínhđiện tử, các chương trình quản lí nhân sự cho phép ta lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm các thôngtin về nhân sự một cách nhanh chóng, thuận lợi
2.1.2 Lý thuyết về phân tích, thiết kế hệ thống
Mô hình phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
Hệ thống được phân tích, thiết kế với 2 mức: mức vật lý và mức logic
Áp dụng phương thức biến đổi:
- Đi từ mô tả vật lý sang mô tả logic: Chuyển từ mô tả vật lý của hệ thống cũ sang
mô tả logic của hệ thống cũ
- Đi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới: Chuyển từ mô tả logic của hệ thống cũ sang
mô tả logic của hệ thống mới
Bằng cách trả lời:
Trang 13- Ở mức vật lý: Mô tả thực trạng hệ thống cũ làm việc như thế nào, làm gì?
- Ở mức logic: Mô tả hệ thống mới làm gì, làm việc như thế nào?
Hình 2.1 Mô hình phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
(Nguồn: Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Thạc Bình Cường, NXB
Thống kê, Hà Nội)
Phân tích hệ thống
Khái niệm: Là quá trình xem xét, nhìn nhận, đánh giá hệ thống thông tin hiện hành
và môi trường của nó để xác định các khả năng cải tiến, phát triển hệ thống
Nguyên nhân:
- Khắc phục những nhược điểm của hệ thống hiện hành
- Thoả mãn yêu cầu mới về thông tin
- Bắt kịp với tiến bộ về Công nghệ thông tin
Mục đích:
- Giúp việc thu thập thông tin
- Đánh giá về hệ thống hiện tại
- Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với người sử dụng
- Xác định chi tiết các khó khăn cần giải quyết của hệ thống hiện tại
Mô tả hệ thống cũ làm việc như thế nào?
Mô tả hệthống mớiPhân tích hệ thống
Trang 14Khái niệm: BFD là mô hình phân rã có thứ bậc các chức năng của hệ thống Mỗi
một chức năng có thể gồm nhiều chức năng con được tổ chức theo dạng cấu trúc hìnhcây
Phân cấp của BFD:
- Hệ thống thông tin là thực thể khá phức tạp, bao gồm nhiều thành phần, nhiềuchức năng, nhiều cấp hệ khác nhau Người ta phải phân cấp sơ đồ chức năngcủa HTTT theo cấu trúc hình cây
- Việc phân cấp sơ đồ chức năng kinh doanh cho phép phân tích viên hệ thống cóthể đi từ tổng hợp đến cụ thể, từ tổng quát đến chi tiết Như vậy, chuyên viênphân tích hệ thống mới có thể tiến hành theo một trình tự khoa học, phân côngmỗi một nhóm phụ trách một nhánh nào đó, giúp cho việc phân công công việcđược rõ ràng, không trùng lặp, không nhầm lẫn
- Tổ chức theo cấu trúc hình cây có thứ bậc các chức năng
- Phân biệt chức năng có mức thấp nhất là mức về cơ bản không phân tích đượcnữa hay nó chỉ một nhóm nhiệm vụ nhỏ
- Sơ đồ có thể trình bày trên nhiều trang Trang 1, trang 2,… trong đó trang 1 thểhiện sơ đồ ở mức cao nhất, sau đó ứng mỗi chức nang lại thể hiện tiếp ở cáctrang tiếp theo cho tới chức năng thấp nhất
- Cần đánh số thứ tự cho các chức năng : Các chức năng cấp 1 đánh số 1, 2, 3,sau đó các chức năng con của các chức năng cấp 2 đánh số là :
+ Các chức năng con của chức năng 1 được đánh số là: 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, …
+ Các chức năng con của chức năng 2 được đánh số là: 2.1, 2.2, 2.3, …
Sơ đồ dòng dữ liệu (DFD)
Sơ đồ dòng dữ liệu là bước tiếp theo trong quá trình phân tích, được xây dựng saukhi vẽ sơ đồ phân cấp chức năng Nó xem xét chi tiết hơn về các thông tin cần cho việc
Trang 15thực hiện các chức năng đã được nêu và những thông tin cần cung cấp để hoàn thiệncác chức năng
Sơ đồ dòng dữ liệu đưa ra một phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa chức năngcủa hệ thống với thông tin mà chúng sử dụng
Định nghĩa DFD: DFD là sự biểu diễn bằng các khối hình học được liên hệ với
nhau bởi các mũi tên (các khối hình học, mũi tên gọi chung là các ký pháp) nhằm thểhiện một quá trình XLTT với các yêu cầu sau:
- Nhằm trả lời câu hỏi «Làm gì? », bỏ qua câu hỏi «Làm như thế nào? »
- Chỉ rõ các chức năng cần phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô tả
- Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng
- Các khối hình học thể hiện cho: các chức năng (quá trình), kho dữ liệu, tác nhânngoài, tác nhân trong
- Các mũi tên thể hiện cho dòng (luồng) dữ liệu
Các ký pháp của sơ đồ DFD:
- Chức năng (hay quá trình)
Khái niệm: Chức năng là một quá trình biến đổi, thay đổi dữ liệu (thay đổi giá trị,thay đổi cấu trúc, tạo ra dữ liệu mới, …)
Biểu diễn: Chức năng được biểu diễn bởi một hình tròn bên trong có tên chứcnăng Tên chức năng là một động từ (có thể kèm theo bổ ngữ), cho hiểu vắn tắt « Chứcnăng làm gì? », và tên chức năng phải duy nhất
- Dòng dữ liệu (Luồng dữ liệu)
Khái niệm: Dòng dữ liệu là việc chuyển giao thông tin (dữ liệu) vào hoặc ra khỏichức năng nào đó
Biểu diễn: Được biểu diễn bằng một đường kẻ có mũi tên ít nhất ở một đầu Bêncạnh mũi tên chỉ dòng dữ liệu có ghi tên dòng dữ liệu Tên dòng dữ liệu là một danh từ(có thể kèm tính từ)
Trang 16quản lý Ví dụ: quản lý đối tượng sinh viên người ta có thể quản lý các yếu tố (thuộctính) như họ và tên, mã sinh viên, ngày sinh, giới tính, quê quán, mã lớp, …
- Tác nhân ngoài
Khái niệm: Tác nhân ngoài là một người, một nhóm hoặc một tổ chức ở bên ngoàilĩnh vực nghiên cứu của hệ thống, nhưng có một số hình thức tiếp xúc với hệ thống.Tác nhân ngoài là nguồn cung cấp thông tin, dữ liệu cho hệ thống và là nơi nhận cácsản phẩm của hệ thống
Biểu diễn: Được biểu diễn bằng hình chữ nhật bên trong có ghi tên tác nhân ngoài.Tên tác nhân ngoài là một danh từ
Chú ý chung khi vẽ sơ đồ dòng dữ liệu
- Không có trao đổi trực tiếp giữa 2 kho dữ liệu
- Không có trao đổi trực tiếp giữa 2 tác nhân ngoài
- Không có trao đổi trực tiếp giữa tác nhân ngoài và kho dữ liệu
- Tên dòng dữ liệu vào/ra phải khác nhau
- Tác nhân ngoài và kho dữ liệu có thể vẽ ở nhiều nơi trong sơ đồ nhưng chỉ hiểu
là một
Phân rã sơ đồ dòng dữ liệu:
Lý do: Sơ đồ dòng dữ liệu đầy đủ cho một hệ thống thông thường rất phức tạp,không thể xếp gọn trong một trang sơ đồ được Cho nên ta phải dùng tới kỹ thuật phân
rã theo thứ bậc để chẻ sơ đồ ra theo một số mức theo cấu trúc hình cây Bởi vậy, ta cóthể chia sơ đồ dòng dữ liệu thành các mức: Tổng quát, Cấp 1, Cấp 2, Trong đó mứctổng quát được phân rã thành mức cấp 1, mức cấp 1 được phân rã thành mức cấp 2, Các mức sơ đồ dòng dữ liệu:
- Mức tổng quát (mức khung cảnh, mức 0)
Biểu diễn: bao gồm chỉ 1 hình tròn thể hiện chức năng chính cho toàn bộ hệ thốngđang nghiên cứu Xung quanh vòng tròn này có các tác nhân bên ngoài được nối vớivòng tròn chức năng bởi các dòng dữ liệu
Trang 17- Mã hóa thông tin (đối tượng)
Khái niệm: Một thông tin (đối tượng) được biểu diễn tương ứng thông thường vớimột dãy các ký hiệu và thỏa mãn với 2 đối tượng khác nhau có 2 dãy ký hiệu khácnhau Việc biểu diễn như vậy được gọi là mã hóa đối tượng Dãy ký hiệu tương ứng là
mã của đối tượng Biểu diễn ngược lại của mã hóa gọi là giải mã đối tượng
Mục tiêu của mã hóa thông tin:
+ Mã hóa giúp cho việc tìm kiếm, xử lý thông tin dễ dàng nhanh chóng và chínhxác
+ Mã hóa giúp cho việc tiết kiệm không gian lưu trữ thông tin, dữ liệu
+ Mã hóa giúp cho việc bảo mật thông tin, dữ liệu
Các phương pháp mã hóa của thông tin: có rất nhiều phương pháp mã hóa Sau đây
là một số phương pháp mã hóa thông dụng nhất:
+ Mã số: Dùng dãy số liên tiếp để mã hoá đối tượng theo một thứ tự nào đó + Mã số theo khoảng cách: Mỗi một đối tượng trong một nhóm được mã một con
số nằm trong khoảng nào đó
Trang 18+ Mã chữ và số: Trong đó phần chữ thường là viết tắt gợi nhớ một nhóm đối tượngnào đó, phần số là trình tự của đối tượng trong nhóm đó.
- Mô hình Thực thể /Liên kết (TT/LK)
Giới thiệu: Mục đích cho ta một khuôn dạng giúp trong quá trình nhận thức và biểudiễn các dữ liệu sử dụng, đồng thời cho ta biết cấu trúc cụ thể của dữ liệu
Được sử dụng:
+ Trong phân tích dữ liệu của hệ thống cũ
+ Thiết kế dữ liệu hệ thống mới
+ Làm tư liệu trao đổi
Yêu cầu của bước phân tích dữ liệu là:
+ Không bỏ sót thông tin (thông tin phải đầy đủ)
+ Không dư thừa thông tin (không trùng lặp)
Một mô hình TT/LK được tạo thành từ ba yếu tố: Thực thể, thuộc tính và liên kết
Thực thể và kiểu thực thể:
Thực thể: Là đối tượng cần quản lý
Ví dụ: Sinh viên của một lớp, loại hàng hoá của một cửa hàng, ngành nghề, Tiêu chuẩn xác định thực thể là có ích cho quản lý và phân biệt giữa các thực thểvới nhau
Ví dụ trong quản lý sắt xây dựng người ta chỉ có thể quản lý loại sắt như sắt phi 8,phi 10,
Kiểu thực thể: Là tập hợp các thực thể cùng loại theo sự phân loại với một tiêu chí
Thuộc tính: Được hiểu là yếu tố của đối tượng cần quản lý Ví dụ các yếu tố cần
quản lý của một sinh viên: Mã sinh viên, họ tên, năm sinh, …
Liên kết: Một liên kết là sự ghép nối giữa 2 hay nhiều thực thể phản ánh 1 thực thể
quản lý
Cách biểu diễn liên kết:
Tên kiểu thực thểSinh viên
Trang 19Kiểu liên kết là tập hợp các liên kết cùng loại
Phân loại liên kết:
+ Liên kết 1-1 (liên kết một- một): hai thực thể A và B có mối liên kết 1-1 nếu mộtthực thể kiểu A tương ứng với một thực thể kiểu B và ngược lại
+ Liên kết 1-n (liên kết một- nhiều): hai thực thể A và B có mối liên kết 1-n nếumột thực thể kiểu A tương ứng với nhiều thực thể kiểu B và một thực thể kiểu B chỉtương ứng với một thực thể kiểu A
+ Liên kết m-n (liên kết nhiều- nhiều): hai thực thể A và B có mối liên kết m-n nếumột thực thể kiểu A tương ứng với nhiều thực thể kiểu B và ngược lại
Biểu diễn đồ họa của một thực thể: Để mô tả chính xác một thực thể ta phải mô tảthực thể kèm theo các thuộc tính của thực thể đó Mô tả có dạng như sau:
Chú ý: Trong số các thuộc tính có thuộc tính (hoặc nhiều thuộc tính) đặc biệt gọi
là khoá Khoá là thuộc tính được dùng để phân biệt giữa đối tượng này với đối tượngkhác Đối với một thực thể có thể có nhiều khoá
- Mô hình thông tin ma trận
Cùng với sơ đồ chức năng, sơ đồ dòng dữ liệu DFD, người ta còn sử dụng mô hìnhthông tin ma trận để mô hình hoá hệ thống thông tin Như đã nói ở trên, nhược điểmcủa các mô hình DFD là thiếu các chỉ tiêu lượng hoá thông tin được lưu chuyển giữacác bộ phận trong hệ thống Để bổ sung cho DFD, ta có thể dùng mô hình thông tin matrận Mô hình thông tin ma trận là một hình vuông, dọc theo hàng người ta ghi tên các
bộ phận nhận/gửi thông tin, còn dọc theo cột là các bộ phận gửi/nhận thông tin Nơigiao cắt nhau của dòng và cột người ta ghi số lượng thông tin nhận hoặc gửi (tính theomột đơn vị quy ước nào đó ) Dưới dạng toán học, mô hình thông tin ma trận là một
ma trận vuông A=(Aij) Chỉ số i chỉ bộ phận nhận thông tin, còn chỉ số j chỉ bộ phậngửi thông tin
Ví dụ: A(2,3)=30, tức là bộ phận thứ hai đã nhận của bộ phận thứ ba tất cả 30 tàiliệu, hay nói cách khác là bộ phận thứ ba đã gửi cho bộ phận thứ hai tất cả 30 tài liệu
- Mô hình lôgic và mô hình vật lý
Danh sáchthuộc tínhTên thực thể
Trang 20Khi sử dụng sơ đồ DFD để mô hình hoá hệ thống thông tin, trong quá trình pháttriển của hệ thống, chúng ta cần phải tạo ra các DFD phù hợp với mỗi giai đoạn trongvòng đời phát triển của hệ thống theo trình tự:
Bước 1: Trước hết, chúng ta cần phải mô hình hoá hệ thống đã có như nó đã tồn
tại: ghi lại các tên của tài liệu hiện tại và các tệp sử dụng trong hệ thống quản lý Đặcbiệt, cần ghi rõ các lỗi và nhược điểm của hệ thống hiện tại để giúp cho việc phân tích
hệ thống về sau
Bước 2: Phân tích một cách chi tiết mô hình đầu tiên này Người ta sẽ loại bỏ đi
mọi ràng buộc về mặt vật lý Các ràng buộc này bao gồm:
+ Người thực hiện nhiệm vụ
+ Vị trí nhiệm vụ được tiến hành
+ Thời gian mà nhiệm vụ được thực hiện
Mô hình vừa được tạo ra, tức là không còn các ràng buộc vật lý nữa sẽ được môhình hoá, tạo ra một DFD lôgic Mô hình DFD lôgic biểu thị cho các yêu cầu côngviệc nội tại trong hệ thống hiện tại
Bước 3: Mô hình DFD cuối cùng là mô hình DFD vật lý DFD vật lý mô tả một
cách cụ thể cách thức mà hệ thống thông tin mới sẽ hoạt động
Hai khái niệm quá trình và chức năng gắn với DFD vật lý và DFD lôgic Quá trình
là một cái gì đó có thể được xác định và tiến hành dưới dạng vật lý Chức năng là mộtmục tiêu, một lý do, một yêu cầu và có thể được cài đặt bằng mọi cách Vậy, mỗi khivòng tròn DFD vật lý được coi như biểu diễn cho một quá trình thì vòng tròn trongDFD lôgic sẽ biểu thị cho một chức năng Trong thực tế, không có sự khác biệt trongviệc đặt tên chức năng và quá trình, nhưng cần phải luôn nhớ phân biệt khi chuẩn bịcho các DFD
Sự khác biệt giữa sơ đồ vật lý và logic là cả hai đều mô tả cho cùng một tìnhhuống, nhưng mỗi khi sơ đồ vật lý biểu thị cho các tài liệu có liên quan thì sơ đồ lôgiclại chỉ ra yêu cầu thông tin Điều này đặc biệt đáng chú ý khi mô hình vật lý minh hoạcho cách gửi nhiều bản sao của một hoá đơn tới nhiều nơi thì mô hình logic lại chỉ raviệc này như thông tin trong kho logic, truy nhập được đối với mọi chức năng cần đến
nó Sự khác biệt giữa sơ đồ logic và vật lý chính là sự khác biệt giữa thông tin và tàiliệu mang nó dưới dạng vật lý Cần phải lưu ý rằng không có sự phân chia rõ rệt giữacái gọi là vật lý và cái gọi là logic Một DFD có thể là vật lý biểu thị cho điều thực tế
Trang 21xảy ra hoặc dự định xảy ra hoặc logic biểu thị cho chức năng cần tiến hành nhưngchưa nói đến cách thực hiện.
Thiết kế chi tiết: Đưa ra mô hình cụ thể cho từng ý tưởng
Tóm lại: Trả lời câu hỏi chính “Hệ thống làm việc như thế nào?”
Ý nghĩa của thiết kế hệ thống:
- Cung cấp thông tin chi tiết cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp để quyết định chấpnhận hay không chấp nhận hệ thống mới, trước khi chuyển sang giai đoạn cài đặt
và vận hành
- Cho phép đội dự án có cái nhìn tổng quan về cách thức làm việc của hệ thống,nhận rõ tính không hiệu quả, kém chắc chắn, yếu tố kiểm soát nội bộ
Thiết kế cơ sở dữ liệu:
- Khái niệm: Cơ sở dữ liệu là một tập hợp có cấu trúc các dữ liệu, được lưu trữ trênthiết bị nhớ, có thể thỏa mãn đồng thời nhiều người sử dụng
Có thể hiểu: CSDL là tập hợp các tệp dữ liệu phục vụ cho mục đích nào đó (quản lýnhân sự, quản lý khách hàng, quản lý nhà cùng cấp, quản lý hàng hóa, …)
- Mục đích của thiết kế cơ sở dữ liệu:
+ Hạn chế dư thừa dữ liệu, ngăn cản truy nhập bất hợp pháp
+ Cung cấp khả năng lưu trữ lâu dài cho các đối tượng và cấu trúc dữ liệu
+ Cho phép suy dẫn dữ liệu, cung cấp giao diện đa người dùng, cho phép biểu diễnmối quan hệ phức tạp giữa các dữ liệu
+ Đảm bảo ràng buộc toàn vẹn dữ liệu, cung cấp thủ tục sao lưu và phục hồi dữ liệu
- Các bước thiết kế cơ sở dữ liệu bao gồm:
Bước 1: Xác định các thuộc tính
+ Đánh dấu các thuộc tính lặp
Trang 22+ Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính tính toán ra hoặc suy ra từnhững thuộc tính khác.
+ Gạch chân các thuộc tính khoá
+ Còn lại là các thuộc tính cơ sở
Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra Bước 3: Tiến hành chuẩn hoá theo các dạng chuẩn
- Dạng chuẩn 1 (1NF – First Normal Form): Một quan hệ ở dạng chuẩn 1 nếu các
giá trị của tất cả thuộc tính trong quan hệ là nguyên tử Trong mỗi danh sách khôngđược phép chứa những thuộc tính lặp Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách cácthuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con và gắn thêm cho danh sách con mộttên
- Dạng chuẩn 2 (2NF – Second Normal Form): Một quan hệ ở dạng chuẩn 2 nếu
quan hệ đó ở dạng chuẩn 1 và tất cả các thuộc tính không phải khóa phụ thuộc hàmđầy đủ vào khóa Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụthuộc hàm vào một bộ phận của khóa thành một danh sách con mới Lấy bộ phậnkhóa đó làm khóa cho danh sách mới
- Dạng chuẩn 3 (3NF – Third Normal Form): Trong một quan hệ không được phép
có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vàothuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng vào hai danh sách cóquan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X Xác định khóa và tên cho mỗidanh sách mới
- Dạng chuẩn BCNF (Boyce Codd Normal Form): Một quan hệ ở dạng chuẩn
BCNF khi tất cả các phụ thuộc hàm X → A trong R đều phải có X là khóa trongR
Bước 4: Xác định liên hệ logic giữa các tệp và vẽ mô hình quan hệ.
Bước 5: Xây dựng cơ sở dữ liệu (các bảng cơ sở dữ liệu)
Thiết kế phần mềm:
- Khái niệm: Thiết kế phần mềm (Software design) là một quá trình giải quyếtvấn đề và lập kế hoạch cho một giải pháp phần mềm Sau khi các mục đích vàđặc điểm kĩ thuật của phần mềm được quyết định, lập trình viên sẽ thiết kế hoặcthuê người thiết kế để phát triển một kế hoạch cho giải pháp phần mềm Nó bao
Trang 23gồm các thành phần cấp thấp, các vấn đề thuật toán cũng như một khung nhìnkiến trúc.
- Trang bị phần mềm:
+ Phần mềm chọn gói của các DN phần mềm cung cấp
+ Phần mềm kèm máy tính
+ Phần mềm viết do nhóm lập trình
+ Bởi nguồn nhân lực tại chỗ
- Tiêu chuẩn lựa chọn đánh giá phần mềm:
+ Đáp ứng yêu cầu của người dùng
+ Tốc độ và thời gian sử lý nhanh
+ Thân thiện với người dùng
+ Đáp ứng các yêu cầu kiểm soát
+ Đáp ứng khả năng cập nhật khi thay đổi
+ Đáp ứng khả năng cho phép người dùng có thể định nghĩa lại (ví dụ như thiết kế lạimẫu biểu, các báo cáo, …)
+ Phù hợp, tương thích phần cứng
+ Các hỗ trợ từ nhà cung cấp như bảo trì, nâng cấp, huấn luyện, hội nghị khách hàng+ Giá cả hợp lý…
Thiết kế giao diện
- Khái niệm: Giao diện là nơi tiếp giáp, thể hiện các giao tiếp giữa con người và máytính Ví dụ: dễ thấy nhất là tất cả những gi thể hiện trên màn hình máy tính
- Các yêu cầu của thiết kế giao diện là:
+ Dễ sử dụng: Giao diện dễ sử dụng ngay cả với người không có kinh nghiệm
+ Dễ học: các chức năng gần gũi với tư duy của người sử dụng để họ có thể nắm bắt
- Các kiểu thiết kế giao diện:
+ Thiết kế đối thoại: Thiết kế giao diện kiểu đối thoại, trên màn hình sẽ xuất hiện
các câu hỏi hoặc các dấu nhắc để người dùng sử dụng điền vào Thiết kế đối thoại tạo điều
Trang 24kiện dễ dàng cho người sử dụng vì trên màn hình có các hướng dẫn cụ thể Kiểu thiết kếnày rất phù hợp với các hệ thống hội thoại đơn giản, dễ dàng thích hợp với những ngườimới làm quen với tin học Quá trình kiểm soát cũng được thực hiện chặt chẽ.
+ Kiểu thiết kế thực đơn: Thiết kế giao diện kiểu thực đơn là trên màn hình sẽ xuất
hiện một danh sách các chức năng của hệ thống để người sử dụng tùy chọn Mỗi thực đơnđược giới hạn bởi các số tùy chọn được thể hiện trên màn hình Để tạo điều thuận lợi chonguời sử dụng, người ta thường thiết kế thực đơn theo cấu trúc phân cấp Tức là thực đơnban đầu có các mục để người sử dụng truy cập Sau khi lựa chọn một mục nào đó thì lậptúc xuất hiện thực đơn thứ cấp đồ dọc xuống bao gồm các chức năng của mục này Thựcđơn là công cụ rất hay được sử dụng như một cơ chế để truy nhập vào hệ thống
+ Kiểu thiết kế các biểu tượng: Kiểu thiết kế này tương tự như kiểu thiết kế thực
đơn, trong đó các chức năng của hệ thống được biểu diễn bằng các biểu tượng tương tựnhư các biểu tượng trên thanh công cụ của hệ thống soạn thảo văn bản Word Để chọnmột chức năng nào đó, người sử dụng nháy chuột vào biểu tượng của chức năng đó
+ Kiểu thiết kế điền mẫu: Đới với kiểu thiết kế này, hình dạn của biểu mẫ được đưa
lên màn hình Con trỏ chuột là công cụ để di chuyển giữa các thành phần của biểu mẫu.người sử dụng dùng bàn phím để điền vào biểu mẫu theo các thông báo hướng dẫn sửdụng
2.2 Thực trạng về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý vật liệu xây
dựng tại Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An 2.2.1 Giới thiệu về công ty
Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại ThuậnAn
Tên giao dịch: Thuan An Trading And Development Construction Joint StockCompany
Trang 25Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
Các lĩnh vực đăng ký kinh doanh:
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, san lấpmặt bằng
Mua bán máy móc, công cụ, vật tư thiết bị công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,giao thông
Mua bán thiết bị điện công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng
Mua bán vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường
Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ
Sản xuất, buôn bán đồ điện, điện tử, điện lạnh, viễn thông
Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế, du lịch sinh thái
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí
Trang trí nội ngoại thất
Mua bán thiết bị chiếu sáng
Vận chuyển hành khách và vận tải hàng hoá
Thuê máy móc, thiết bị và công cụ phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và xâydựng
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
Sản xuất thiết bị, máy móc xây dựng (bao gồm cả thiết bị, máy móc nâng hạ)
Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An được thành lậpnăm 2004, với gần 9 năm phấn đấu và xây dựng Công ty đã có nhiều thành công tronglĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là xây dựng các côngtrình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng, mua bán máymóc, công cụ, vật tư thiết bị công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, sản xuất,buôn bán vật liệu xây dựng đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng Công ty có gần 9 nămkinh nghiệm chuyên về xây dựng các công trình cầu đường và đã đạt được nhiều thành
tựu Sự ổn định và phát triển của công ty được khởi nguồn từ những chính sách và
những bước đi có định hướng, không ngừng đầu tư và phát triển khoa học công nghệ
đi đôi với phát triển các nguồn nhân lực, kết hợp hài hòa các lợi ích Đa dạng hóanghành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mức tối đa, coi trọng lợi ích củakhách hàng và đối tác, tất cả những điều đó được Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng
Trang 26và Thương mại Thuận An đặt làm tiêu chí hàng đầu trong định hướng kinh doanh củaCông ty Công ty không ngừng thực hiện các biện pháp để tăng cường tiềm năng, đổimới công tác tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ và năng lực chỉ huy điều hành đểcông ty ngày càng phát triển hơn
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công tyCông ty có 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và có trên 80 nhân viên làm việc tại cácphòng ban của Công ty
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty:
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty Xây dựng các mục tiêu chiến lược dài hạn cho Công ty phù hợpvới lợi ích cao nhất mà Công ty đặt ra Đảm bảo cho Công ty tuân thủ tất cả quy địnhcủa pháp luật, điều lệ của Công ty
Phòng Kế toán - Tài chính
Phòng Kế toán – Tài chính có chức năng đề xuất các hình thức và giải pháp nhằmthu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất Giúp cho Ban Lãnh đạo kiểm soátđồng tiền trong hoạt động kinh tế và chấp hành các quy định về tài chính, tín dụng, chế
độ kế toán của Nhà nước cũng như Công ty Cung cấp các số liệu, tài liệu về kinhdoanh, sản xuất theo yêu cầu của Giám đốc Công ty
Ban Giám đốc
Phòng Tổchức Hànhchính
PhòngKinhdoanh
Phòng Kế
toán - Tài
chính
Phòng Kếhoạch - Kỹthuật
Trang 27Nhiệm vụ của phòng Kế hoạch - Tài chính là lập kế hoạch tài chính của Công ty,xây dựng các phương án huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác kếtoán theo chuẩn mực và chế độ kế toán, thực hiện quản lý chi tiêu theo dự toán, kiểmtra tài chính, phân tích các hoạt động kinh tế, phục vụ các đoàn thanh tra , kiểm tra,kiểm toán của Nhà nước.
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
Chức năng của phòng Kế hoạch – Kỹ thuật là công tác kế hoạch và báo cáo thống
kê, quản lý tiến độ thi công công trình, quản lý chất lượng xây lắp, chất lượng sảnphẩm, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, công tác nghiệm thu kỹ thuật vàgiải quyết sự cố, bảo trì công trình
Nhiệm vụ của phòng Kế hoạch – Kỹ thuật là xây dựng kế hoạch cho Công ty ( kếhoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn và lao động, kế hoạch đào tạo ),báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty theo tháng, quý, năm Theo dõi tiến
độ thi công và báo cáo cho Ban Giám đốc tình hình thực hiện tiến độ thi công để giúpcho Ban Giám đốc trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, phương tiện , nhân lựcphục vụ mục tiêu tiến độ thi công đề ra Kiểm soát chất lượng sản phẩm, nghiên cứucải tiến quy trình thi công, công nghệ mới để nâng cao chất lượng công trình, sảnphẩm Nghiệm thu sản phẩm và giải quyết vấn đề khi có sự cố xảy ra
Trang 28đội ngũ cán bộ công nhân, điều phối hợp lý phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh củacông ty Quản lý tiền lương, thưởng cùng các chế độ khác theo đúng quy chế lương vàđảm bảo hoạt động của Công ty Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộnhân viên và công nhân toàn công ty đáp ứng nhu cầu phát triển nâng cao chất lượngnguồn nhân lực phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Tổ chức thực hiệncông tác văn thư – lưu trữ tại Công ty theo đúng quy định Nhà nước, tiếp nhận lưu trữ
và phân phối thông tin quản trị, điều hành của Ban Giám đốc và các văn bản quy địnhcủa cơ quan ban ngành
2.2.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây (2009-2011)
Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận thuần của Công ty từ năm 2009 đến năm 2011
Doanh thu của Công ty năm 2010 tăng 355,545,597 đồng tương ứng tăng 16,2%
so với năm 2009 giúp cho lợi nhuận công ty tăng hơn 128 triệu đồng Năm 2011ngành Xây dựng phải đối diện với những khó khăn chung như biến động giá, mặt bằnglãi suất ngân hàng khá cao… ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp trong nghành Tại Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng vàThương mại Thuận An, vượt qua những khó khăn trên và đạt mức doanh thu gần 2,8
tỷ đồng tương úng tăng 9,74% so với năm 2010, mức lợi nhuận tăng trên 100 triệuđồng
Như vậy có thể thấy dù có nhiều khó khăn Công ty vẫn không ngừng gia tăngdoanh thu và lợi nhuận Đó là do Công ty đã có những chính sách kinh doanh đúngđắn và những giải pháp đối phó nhằm duy trì mức tăng trưởng bền vững
Hiện nay, nền kinh tế có nhiều khó khăn Công ty cần có nhiều nỗ lực hơn nữatrong phát triển kinh doanh
Định hướng phát triển của doanh nghiệp