1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

31 911 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 231,5 KB

Nội dung

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1.Những vấn đề cơ bản về cho vay tại NHTM 1.1.1.Vai trò hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1.1.Khái niệm cho vay Theo quy chế cho vay c

Trang 1

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1.Những vấn đề cơ bản về cho vay tại NHTM

1.1.1.Vai trò hoạt động cho vay của NHTM

1.1.1.1.Khái niệm cho vay

Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 thì cho vay là hình thức cấptín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng một khoản tiền để sửdụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi

1.1.1.2.Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:

 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồngtín dụng

1.1.1.3 Điều kiện cho vay

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ cácđiều kiện sau:

• Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật

• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

• Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và cóhiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợpvới quy định của pháp luật

• Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ

và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trang 2

1.1.1.4.Vai trò của hoạt động cho vay

* Đối với ngân hàng

• Tác động tích cực: Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăngkhả năng huy động tiền gửi cho ngân hàng; tạo điều kiện đa dạng hoá các hoạtđộng kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng

• Tác động tiêu cực: Cho vay thì chi phí và rủi ro cao nên cần có biện pháp

để khắc phục

* Đối với khách hàng

• Tác động tích cực: thông qua việc cho vay khách hàng được hưởng các tiệních trước khi tích luỹ đủ tiền đặc biệt trong trường hợp cấp bách như xây nhà, làmkinh tế, kinh doanh… khuyến khích việc tăng thu nhập và tiết kiệm để trả nợ

• Tác động tiêu cực: nếu lạm dụng việc đi vay như vậy thì người đi vay sẽchi vượt mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai,nếu người đi vay lâm vào tình trạng khó khăn mất khả năng trả nợ thì ảnh hưởngkhông nhỏ đến cuộc sống

* Đối với nền kinh tế

• Tác động tích cực: nếu sử dụng tiền vay đúng mục đích thì có tác dụng rấttốt tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

• Tác động tiêu cực: nếu sử dụng tiền vay không đúng mục đích trên sẽ làmcho nền kinh tế kém phát triển

1.1.2.Các loại cho vay của NHTM

1.1.2.1.Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

• Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xâydựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp,thương mại và dịch vụ

• Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốnlưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ

• Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất

Trang 3

• Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nhưmua sắm các vật dụng gia đình, nhà ở, nhu cầu giáo dục, y tế, du lịch…

1.1.2.2.Căn cứ vào thời hạn cho vay

• Cho vay ngắn hạn : là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sửdụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầuchi tiêu ngắn hạn của cá nhân

• Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1-5 năm và được sửdụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị,công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ vàthời gian thu hồi nhanh

• Cho vay dài hạn : là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và được sử dụng

để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiệnvận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

1.1.2.3.Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

• Cho vay không có đảm bảo : là loại cho vay không có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín củabản thân khách hàng

• Cho vay có đảm bảo : là loại cho vay được ngân hàng cung ứng, phải cótài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba

1.1.2.4.Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng

• Cho vay bằng tiền : là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng đượccung cấp bằng tiền

• Cho vay bằng tài sản: là loại cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng

1.1.2.5.Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

• Cho vay trả góp : là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc vàlãi theo định kỳ Thông thường có 4 phương pháp trả góp sau:

• Phương pháp cộng thêm

• Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi theo số dư vào cuối mỗiđịnh kỳ

Trang 4

• Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi tính trên mức hoàn trả củavốn gốc

• Phương pháp trả vốn gốc và lãi bằng nhau trong tất cả các định kỳ(phương pháp hiện giá)

• Cho vay phi trả góp là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn

đã thoả thuận

1.1.2.6.Căn cứ vào xuất xứ tín dụng

• Cho vay trực tiếp : Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu,đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng

• Cho vay gián tiếp : là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mualại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán

1.2.Hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM

1.2.1.Khái niệm, đặc điểm, đối tượng cho vay tiêu dùng

1.2.1.1.Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ nhu cầu chi tiêu củangười tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là nguồn tài chính quantrọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xecộ… bên cạnh đó, những chỉ tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng cóthể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng

1.2.1.2.Đặc điểm cho vay tiêu dùng

• Quy mô của từng hợp đồng vay nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao,

vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất các loại cho vaytrong lĩnh vực thương mại và công nghiệp

• Lãi suất cho vay tiêu dùng cao vì có chi phí lớn nhất và rủi ro cao nhấttrong danh mục cho vay của ngân hàng do cho vay tiêu dùng co tính nhạy cảmtheo chu kỳ Nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng, khi mà mọi ngườidân cảm thấy lạc quan về tương lai Ngược lại, việc vay mượn từ ngân hàng sẽhạn chế khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái

Trang 5

• Khi vay tiền, người tiêu dùng dường như kém nhạy cảm với lãi suất.Người tiêu dùng quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng hơn là lãi suất

• Đơn xin vay

• Các tài liệu liên quan tới thông tin về người vay và thuyết minh khoản tíndụng như:

 Tài liệu pháp lý: quốc tịch, tuổi, nơi cư trú…(chứng minh thư, hộ khẩuthương trú…)

 Các tài liệu thông tin: nghề nghiệp, nguồn thu nhập, thu nhập hàng tháng,tình trạng gia đình, học vấn…

 Các tài liệu thuyết minh khoản tín dụng: nhu cầu chi phí, mức vốn tự có,nhu cầu tài trợ…Các tài liệu đảm bảo cho khoản tín dụng (nếu có) gồm các tàiliệu minh chứng: tài sản thế chấp,vật cầm cố, cam kết bảo lãnh hoặc các đảmbảo khác như tiền gởi hoặc vàng

1.2.2.2.Trình tự xét duyệt cho vay

Các yếu tố mà ngân hàng xem xét sau khi đã nhận được các thủ tục hợp lệ gồm:

* Năng lực vay của khách hàng: ngân hàng chỉ quan hệ tín dụng tiêu dùng với những cá nhân đủ các yếu tố pháp lý Nghĩa là những cá nhân không thuộc loại sau:

 Những người vị thành niên

 Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án

 Người rối loạn tâm thần

Trang 6

* Theo dõi nợ và thu nợ:

 Theo dõi nợ: định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm cán bộ tín dụng tiến hành kiểm trabiểu hiện từ phía khách hàng như: sự ổn định về tài chính, mục đích cho vay cóđược chấp hành không, các đảm bảo, tiến độ trả nợ Việc theo dõi này đem lại chongân hàng hàng loạt các thông tin cần thiết nhằm xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra

 Thu nợ: ngân hàng tiến hành thu gốc, lãi theo thỏa thuận với khách hàng

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng 1.3.1.Môi trường kinh tế

Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, tạo điềukiện cho nước ta mở rộng kinh tế quốc tế toàn diện, khai thác lợi thế, phát huytốt hơn nội lực và tranh thủ ngoại lực Đồng thời năm 2007 – 2008 ngân hàngthương mại Việt Nam vừa ứng phó với lạm phát và tác động của cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu

Thành phố Quảng Ngãi nằm trong chuỗi phát triển đô thị của vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung Là trung tâm kinh tế chính trị - văn hoá – khoa học kỹthuật của cả tỉnh Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên địa bàn Thành phố

Trang 7

Quảng Ngãi trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh Đời sống người dânngày càng được nâng cao.

Mặt khác trên địa bàn Quảng Ngãi có rất nhiều ngân hàng được mọc lên,điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển hiện nay Như vậy khi ngânhàng mọc lên càng nhiều thì sự cạnh tranh trong hoạt động cho vay giữa các tổchức tín dụng trở nên càng khốc liệt hơn : điều đó cũng tác động trực tiếp đếnhoạt động của ngân hàng, và đặc biệt là hoạt động cho vay của các ngân hàng

1.3.2.Khách hàng của Ngân hàng

Môi trường kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùngtại ngân hàng thương mại, còn nhân tố khách hàng sẽ ảnh hưởng như thế nàođến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng?

Hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay cho vaytiêu dùng nói riêng ngày càng được mở rộng là chính nhờ vào số lượng kháchhàng ngày càng nhiều, trong đó đặc biệt là khách hàng là cá nhân và hộ gia đình.Với xu hướng hiện nay khách hàng cá nhân ngày càng có nhu cầu vay muợncao hơn không chỉ như một phương thức giải quyết các nhu cầu cấp bách, màcòn là phương tiện nhằm cải thiện mức sống của họ, khi mà họ chưa có khảnăng chi trả Như vậy, có thể nói đây là khách hàng chiếm tỷ trọng lớn tronghoạt động cho vay tại ngân hàng, đóng góp một phần không nhỏ trong kết quảhoạt động cho vay tại các ngân hàng

Như vậy khách hàng của ngân hàng cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt độngcho vay nói chung, và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng Chính vì thế cácngân hàng đã không ngừng áp dụng các dich vụ và tạo ra các sản phẩm tốt nhấtnhằm thu hút càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng

1.3.3.Ngân hàng

Như ta đã biết, lãi suất là một công cụ để các ngân hàng cạnh tranh nhau.Điều đó cho thấy lãi suất là cái mà ngân hàng có thể linh hoạt được Bởi lẽ chínhsách lãi suất hợp lý, cơ động của ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàngđến với ngân hàng Từ đó sẽ làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng, đồng

Trang 8

nghĩa với tăng lợi nhuận của ngân hàng Và không chỉ có vậy ngân hàng còn cónhiều cơ hội lựa chọn đầu tư tốt, an toàn, hiệu quả.

Trong hoạt động của ngân hàng thì chính sách tín dụng cũng ảnh hưởngkhông nhỏ đến hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng củangân hàng Nếu ngân hàng xây dựng được một chính sách tín dụng hợp lý phùhợp với mục đích của khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện sẽ thu hút đượcnhiều khách hàng song vẫn đảm bảo lợi ích của ngân hàng, và đẩy mạnh hoạtđộng cho vay kinh doanh của mình một cách tốt nhất

Vì thế chính bản thân các ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đếnhoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng

Trang 9

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN BỐ TRẠCH

2.1.Nhiệm vụ và chức năng của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Bố Trạch 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Bố Trạch

Ngân hàng Bố Trạch là tiền thân của NHNo & PTNT chi nhánh huyện BốTrạch, được thành lập từ năm 1955, lúc mới thành lập phòng giao dịch có trụ sởđóng tại Lý Hoà- Hải Trạch Đến năm 1956 chuyển lên đóng tại xã Trung Trạch.Nhiệm vụ chính lúc này là huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư và cho vay cá thể,thực hiện chế độ kế toán hạch toán báo sổ

Đầu năm 1965 do cuộc chiến tranh của Đế Quốc Mỹ rất gay go và ác liệtNgân hàng Bố Trạch sơ tán lên đóng tại xã Hoà Trạch Năm 1973 chiến tranhchấm dứt hòa bình lập lại, Ngân hàng Bố Trạch trở về lại Trung Trạch (nay làThị trấn Hoàn Lão) Nhiệm vụ chính lúc này là huy động vốn và cho vay HTX,các đơn vị xí nghiệp quốc doanh ngành thương nghiệp và HTX mua bán (cácthành phần kinh tế này được hình thành từ năm 1964)

Năm 1980 được đổi tên thành Ngân hàng nông ngiệp Bố Trạch

Tháng 3 năm 1988 Ngân hàng nông nghiẹp Bố Trạch được phát triển mạnh mẽ

và chính thức đổi tên thành NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bố Trạch cho đếnnay

Qua hơn 50 năm hình thành và phát triển NHNo & PTNT chi nhánh huyện BốTrạch đã có nhiều đổi sắc cả về qui mô và cơ cấu tổ chức Cụ thể mô hình tổchức được cơ cấu như sau:

Bố Trạch là một huyện có địa bàn hoạt động mạnh, có thế mạnh về nôngnghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, có nhiều tiềm năng vềđất đai tài nguyên lao động được khai thác, kinh tế nhiều năm nay đang bướcvào thời kỳ khởi sắc Đặc biệt là sự phát triển công nghiệp, Bố Trạch có nhiềudoanh nghiệp được đầu tư như là nhà máy bia rượu Việt Tiệp, nhà máy sản xuấtbát sứ, nhà máy sản xuất gạch hoa, nhà máy nước khoáng Cosovo, nhà máy ximăng Áng Sơn, khu du lịch Phong Nha- Kẻ Bàng, Đá nhảy, Những năm gầnđây kinh tế Công-Nông nhiệp đã thu được các thành tựu to lớn, giá trị GDP củahằng năm tăng lên 8% cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nên Ngân hàngcũng phát triển và đi trước một bước, trước nhu cầu to lớn về nguồn vốn đầu tưđòi hỏi phải huy động một khối lượng vốn mà nguồn vốn này từ nhiều năm nayvẫn còn tiềm tàng trong các tần lớp dân cư Đặc biệt là vùng nông thôn trướcđây còn thiếu sự hoạt động của Ngân hàng

Đón nhận những lợi thế ấy NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bố Trạch đãkhông ngừng mở rộng địa bàn hoạt động về đến cấp xã, vùng sâu vùng xa

NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bố Trạch gồm hội sở và 3 phòng giao dịch:

Trang 10

+ Hội sở đóng tại Tiểu khu 11 - Thị trấn Hoàn Lão

+ Phòng giao dịch Lý Hòa đóng tại xã Hải Trạch

+ Phòng giao dịch Thọ Lộc đóng tại xã Cự Nẫm

+ Phòng giao dịch Thanh Khê đóng tại xã Thanh Trạch

Các phòng giao dịch này là đơn vị trực tiếp kinh doanh và nhận khoản tài chínhtheo quyết định 946A của NHNo & PTNT Việt Nam

Biên chế lãnh đạo của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bố Trạch gồm: 1giám đốc và 2 phó giám đốc giúp việc lãnh đạo theo từng khối nghiệp vụ ở cácphòng, ban nghiệp vụ có trưởng phòng và một số phó phòng giúp việc, dưới nữa

là các cán bộ công nhân viên bố trí theo từng nghiệp vụ

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Bố Trạch

Cơ cấu bộ máy quản lý

Cụ thể, tổ chức bộ máy được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bố Trạch

PGD Thọ Lộc

PGD

Lý Hoà PHÓ GIÁM

Trang 11

2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bố Trạch

NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Bố Trạch là một tổ chức kinh doanh tiền tệ,tín dụng và các nghiệp vụ Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế dưới sựkiểm soát trực tiếp của NHNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình

Hoạt động thường xuyên của Chi Nhánh là nhận tiền gửi của khách hàng,hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cấp tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu và

đủ điều kiện Chi nhánh tổ chức điều hành và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷquyền của Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình Ngoài ra Chi Nhánh cònthực hiện một số nhiệm vụ khác theo lệnh của Chi Nhánh NHNo&PTNT Tỉnh.Với phương châm đi vay để cho vay NHNo&PTNT chi nhánh Huyện BốTrạch sử dụng nguồn vốn huy động, vốn tự có của mình để cho các tổ chức kinh

tế, cá nhân vay vốn ngắn hạn và trung hạn Bên cạnh những hoạt động trên,NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Bố Trạch còn tổ chức thanh toán không dùngtiền mặt thông qua các công cụ thanh toán như: Sec, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệmthu…cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời góp phần điềuhoà lưu thông tiền tệ, phát triển kinh tế địa phương

Tóm lại NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Bố Trạch thực hiện đầy đủ cácnghiệp vụ Ngân hàng và các dịch vụ có liên quan:

 Huy động vốn

 Cho vay

 Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

 Kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng khác

 Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụngvượt quyền phán quyết, trình Chi Nhánh cấp trên quyết định

 Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ,tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của ChiNhánh cấp trên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương

Trang 12

 Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị phục vụtrực tiếp cho việc kinh doanh của Chi Nhánh cũng như việc quảng bá thươnghiệu của NHNo&PTNT Việt Nam.

2.2.Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Huyện

về “quy định cho vay đối với khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam” và một

số công văn hướng dẫn khác

2.2.1.2.Những quy định về cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Bố Trạch

a Đối tượng cho vay:

 Nhu cầu sửa chữa, cải tạo và nâng cấp nhà ở

 Nhu cầu mua sắm phương tiện phục vụ công tác, học tập, đi lại

 Nhu cầu du lịch và một số nhu cầu đời sống khác

b Điều kiện vay vốn:

 Cá nhân, hộ gia đình phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vidân sự, có uy tín đối với Chi Nhánh, khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vayđúng mục đích và trả nợ đúng hạn cả gốc là lãi

 Đối với CB công nhân viên vay vốn lần đầu cần có ý kiến của cơ quanquản lý lao động hoặc cơ quan quản lý và chi trả thu nhập

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

 Có phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật

 Đối tượng vay vốn phải cư trú tại địa bàn Huyện Bố Trạch

Trang 13

 Có thu nhập về tiền lương, trợ cấp và các hình thức khác do cơ quan, tổchức trả thường xuyên, ổn định trong một thời hạn nhất định để đảm bảo khảnăng thực hiện trả nợ.

 Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay theo quy định

c Mức cho vay:

Mức cho vay tối đa hiện nay là 50 triệu đồng Căn cứ vào thu nhập của người

đi vay mà Chi nhánh quyết định số tiền cho vay bằng 60% - 70% thu nhập

d Lãi suất cho vay tiêu dùng:

Hiện nay lãi suất cho vay tiêu dùng được áp dụng tại Chi Nhánh là10.5%/năm (lãi suất trong hạn), lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn bằng 150%lãi suất trong hạn

e Hồ sơ vay vốn gồm:

 Giấy đề nghị vay vốn

 Giấy CMND, hộ khẩu thường trú

 Hồ sơ chứng minh thu nhập ổn định: Quyết định tiền lương, hợp đồng lao động

 Cam kết trả nợ từ thu nhập hàng tháng (đối với CBCNV)

 Tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các loại tài sản bảo đảm nợvay: giấy chứng nhận QSDD, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền

sử dụng đất ở và các giấy tờ liên quan

* Nếu vay vốn bằng cầm cố chứng từ có giá (sổ tiết kiệm, tín phiếu… do

Chính Phủ, Bộ tài chính và các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hànhhoặc có số dư tài khoản tiền gửi tại NHNo) hồ sơ gồm có:

 Giấy đề nghị vay vốn, cầm cố chứng từ có giá kiêm hợp đồng tín dụng

 Giấy tờ có giá kèm theo giấy xác nhận của nơi quản lý và phát hành giấy tờ

có giá đó

 Xuất trình CMND và các giấy tờ có liên quan khác

2.2.2.Thực trạng về tình hình cho vay chung tại NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Bố Trạch

Trang 14

 Hiện nay tại NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Bố Trạch hoạt động chovay chính gồm các nghiệp vụ sau:

 Cho vay tiêu dùng bao gồm đối tượng hưởng lương, trợ cấp xã hội và đốitượng không hưởng lương, trợ cấp xã hội Loại cho vay này rủi ro của nó sẽ lớnhơn các khoản cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh

 Cho vay đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã: bao gồm các hình thức chovay như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, bảo lãnh ngân hàng,hiện Chi Nhánh có quan hệ với trên 60 doanh nghiệp, mức dư nợ còn thấp, sốdoanh nghiệp như vậy là chưa nhiều, chưa khai thác được các nghiệp cho vay cótính chuyên biệt đem lại thu nhập cao cho Chi Nhánh

 Cho vay hộ sản xuất: Áp dụng chủ yếu đối với hộ sản xuất kinh doanh trênđịa bàn, đối tượng này có nhu cầu vay rất đa dạng để phục vụ sản xuất kinhdoanh, đảm bảo tiền vay chủ yếu bằng giá trị QSDD và nhà ở Thủ tục vay gồmcó: 02 giấy đề nghị xin vay (có xác nhận của chính quyền địa phương), 01phương án sản xuất kinh doanh, 02 đơn đăng kí giao dịch đảm bảo (nếu tài sảnđảm bảo là QSDD), 02 hợp đồng thế chấp (cầm cố đối với xe), 02 hợp đồng tíndụng, 01 biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo, 01 tờ thẩm định của cán bộtín dụng

 Đối với hộ nông dân, áp dụng hình thức cho vay qua tổ chức vay vốn nhằmtiết kiện chi phí Mức cho vay tối đa là 10 triệu đồng Thủ tục hồ sơ đơn giản: 02giấy đề nghị vay vốn (có xác nhận của chính quyền địa phương, của tổ trưởng tổvay vốn), 02 sổ vay vốn, người vay nộp sổ đỏ để Chi Nhánh giữ nhưng không làmhợp đồng thế chấp Cho vay trang trại Chi Nhánh chưa có quan hệ Ngoài nguồn thu từ hoạt động cho vay, thì Chi Nhánh còn có những khoảnthu khác từ thu dịch vụ, trong đó có khoản thu từ bảo lãnh

Với chương trình giảm giá, khuyến mãi nhằm kích cầu thị trường nội địa vàthúc đẩy sản xuất phát triển Vì vậy hiện nay hoạt động cho vay tiêu dùng tạiChi Nhánh diễn ra khá sôi động

Trang 15

 Với phương châm “đi vay để cho vay” Chi Nhánh đã thực hiện tốt mụctiêu huy động vốn Vì nguồn vốn là yếu tố quyết định đến quy mô hoạt độngkinh doanh của Chi Nhánh, quyết định mọi lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đặc biệt

là hoạt động cho vay, trong đó có cho vay tiêu dùng

Vốn kinh doanh của Chi Nhánh bao gồm nhiều nguồn vốn khác nhau: vốnhuy động, vốn tự có, vốn điều chuyển và các nguồn vốn khác… Trong đó vốnhuy động chủ yếu đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục Dưới đây

là tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Bố Trạch trongnăm 2007-2008:

Bảng SVTH: Nguyễn Văn Qúy 1: Tình hình chung về huy động vốn trong năm 2007-2008 tại Chi Nhánh.

(Nguồn: SVTH: Nguyễn Văn Qúy Báo SVTH: Nguyễn Văn Qúy cáo SVTH: Nguyễn Văn Qúy kết SVTH: Nguyễn Văn Qúy quả SVTH: Nguyễn Văn Qúy kinh SVTH: Nguyễn Văn Qúy doanh SVTH: Nguyễn Văn Qúy của SVTH: Nguyễn Văn Qúy Chi SVTH: Nguyễn Văn Qúy Nhánh SVTH: Nguyễn Văn Qúy năm SVTH: Nguyễn Văn Qúy 2007-2008)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động năm 2008 tăng lên30.060 triệu đồng tương ứng tăng 28% so với năm 2007 Trong đó ta thấy tiềngửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng rất lớn: năm 2007 huy động được 91.354triệu đồng chiếm 84%, năm 2008 tăng 3% tương ứng tăng 28.770 triệu đồng.Mặt khác tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại giảm 3% tương ứng giảm 1.290triệu đồng so với năm 2007 Nguyên nhân của việc giảm này là do các tổ chứckinh tế trong năm 2008 hoạt động không mấy hiệu quả do sự tác động của cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu làm suy giảm kinh tế Hơn nữa do lãi suất thịtrường nhiều lần biến động nên các tổ chức kinh tế hạn chế gửi tiền vào ChiNhánh Trong 02 năm vừa qua công tác huy động vốn đối với các tổ chức tíndụng và Kho Bạc nhà nước trên địa bàn hầu như không có Nhìn chung qua 02năm hoạt động tình hình huy động vốn của Chi Nhánh đã đạt được kết quả khả

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w