1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đổi mới PP day hoc E9

8 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

THCS PHONG SƠN Tổ AV-TD-CD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN Thực hiện việc hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ, Sở và Phòng giáo dục và đào tạo,và yêu cầu của trường về việc báo cáo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN môn Tiếng Anh, qua quá trình thực hiện các phương pháp đổi mới trong năm học vừa qua tôi nhận thấy có những thay đổi mang lại hiệu quả cao sau: I. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 1. Đổi mới về kỹ thuật mở bài: Qua thời gian thực hiện phương pháp này tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong quá trình theo dõi bài và làm cho hs có hứng thú, quan tâm và muốn tìm hiểu về chủ đề của tiết học và đây là sự quyết định một giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một giờ dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi về cả mặt tâm lý lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó. 2. Đổi mới về phương pháp luyện kĩ năng đọc hiểu Khi tiến hành một bài dạy kỹ năng , ví dụ như một bài đọc hoặc bài nghe… (trong chương trình lớp 8 và lớp 9) cần tiến hành theo 3 bước: trước khi vào bài, trong khi thực hiện bài và sau khi thực hiện xong bài (pre-task, while-task and post-task). Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này sẽ giúp học sinh hiểu bài và thực hành được các kỹ năng lời nói một cách thấu đáo và có suy nghĩ hơn, trên cơ sở đó sẽ khắc sâu bài lâu bền hơn. Các hoạt động trước khi vào bài giúp học sinh hình dung trước nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của bài các em sẽ nghe, đọc, nói về hoặc viết về chúng. Các hoạt động cho bước này sẽ được lựa chọn tuỳ theo từng kỹ năng cụ thể và tuỳ theo từng nội dung và yêu cầu cụ thể của bài. Các hoạt động đó có thể là: 1 - Trao đổi, thu thập các ý kiến, những hiểu biết và kiến thức hoặc quan điểm của học sinh về chủ điểm của bài trước khi các em nghe, nói đọc, viết về nó qua các hoạt động dạy học hay thủ thuật như brainstorming, discussions - Đoán trước nội dung sắp học bằng các câu hỏi đoán về nội dung bài hoặc về từ vựng sẽ xuất hiện trong bài; - Trả lời các câu hỏi về nội dung bài qua các câu hỏi đặt trước; - Giới thiệu trước từ vựng hay kiến thức ngữ pháp có liên quan đến bài sắp học. - Thực hiện các bài tập thông qua một trong những kỹ năng để từ đó có thể thực hiện các kỹ năng khác (ví dụ, nghe trước khi nói về một chủ điểm nào đó; nói trước khi viết, hoặc đọc trước khi viết v.v…) Các hoạt động ở bước này gồm các yêu cầu bài tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đặt ra. Các yêu cầu bài tập có thể là các câu hỏi đọc hiểu hay nghe hiểu; sắp xếp trật tự nội dung; những bài tập chuyển hoá, bài tập viết theo mẫu v.v. a) Trước khi đọc (Pre-reading): Thực hiện các hoạt động trước khi đọc nhằm giúp hs hứng thú, tạo được nhu cầu mục đích và giúp hs đoán trước được nội dung bài học b) Trong khi đọc (While-reading): Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp học sinh hiểu bài đọc. Tuỳ theo mục đích nội dung của từng bài đọc, sẽ có những dạng câu hỏi và bài tập khác nhau. c) Sau khi đọc (Post-reading): Các hoạt động và bài tập sau khi đọc là những bài tập cần đến sự hiểu biết tổng quát của toàn bài đọc, liên hệ thực tế, chuyển hoá nội dung thông tin và kiến thức có được từ bài đọc, qua đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học. 3. Phương pháp đổi mới về luyện kĩ năng nghe hiểu Các hoạt động thực hiện ở 3 bước: trước, trong khi và sau khi nghe cũng nhằm các mục đích giống tương tự như với kỹ năng đọc, với một số điểm cụ thể cho các bài tập nghe. a) Trước khi nghe (Pre-listening): - Giới thiệu nội dung chủ điểm/tình huống; - Các câu hỏi đoán về nội dung sắp nghe; 2 - Ra yêu cầu bài nghe. b) Trong khi nghe (While-listening): - Ra câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu mục đích khi nghe; - Chia quá trình nghe thành từng bước nếu cần. Ví dụ, nghe lần thứ nhất: nghe ý chính, trả lời các câu hỏi đại ý; nghe lần thứ hai: nghe chi tiết nội dung; có thể cho HS nghe thêm lần thứ ba để tự tìm hết đáp án hay tự sửa lỗi trước khi giáo viên sửa lỗi và cho đáp án. c) Sau khi nghe (Post-listening): - Các bài tập ứng dụng, chuyển hoá tương tự như các bài tập sau khi đọc. -Phối hợp nhiều cách kiểm tra các đáp án như: để HS hỏi lẫn nhau, trao đổi đáp án và chữa chéo, hay một HS hỏi trước lớp và chọn người trả lời trước khi GV cho đáp án cuối cùng. 4. Đổi mới phương pháp luyện kĩ năng nói Sau phần giới thiệu ngữ liệu (ở lớp 8 và lớp 9) là phần luyện tập nói (Speak), với các hình thức bài tập và hoạt động ở mỗi bài có khác nhau nhằm luyện tập sử dụng các trọng tâm cấu trúc ngữ pháp, hay từ vựng để diễn đạt các chức năng ngôn ngữ theo các chủ đề và tình huống có liên quan đến bài học. Việc thực hiện quy trình này giúp hs chú ý cách phát âm và nghĩa của từ mới. + Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc câu. + Giáo viên yêu cầu bài nói. Luyện nói có kiểm soát (Controlled practice) + Học sinh dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu) để luyện nói theo yêu cầu. + HS luyện nói theo cá nhân/ cặp /nhóm dưới sự kiểm soát của của GV (sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp, gợi ý từ …) + GV gọi cá nhân hoặc cặp HS trình bày (nói lại) phần thực hành nói theo yêu cầu. Luyện nói tự do (Free practice/ Production) + HS nói về kinh nghiệm bản thân, bạn bè, người thân trong gia đình hoặc về quê hương, đất nước hay địa phương nơi mình ở. 3 + HS có thể tự do nói, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân. Và qua việc áp dụng phương pháp này giúp hs luyện tập nói theo cặp (pairs) hoặc theo nhóm (groups) để các em có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh trong lớp qua đó các em có thể cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Và khai thác được các tình huống có liên quan đến chính hoàn cảnh của địa phương, khuyến khích liên hệ đến tình hình cụ thể của chính cuộc sống thật của các em. 5. Đổi mới phương pháp luyện kĩ năng viết - Đây là kỹ năng luyện tập khó đối vời hs, đặc biệt là những hs ở những khu vực ở nông thôn thiếu thông tin và các phương tiện nghe nhìn, làm giảm khả năng tiếp cận , tiếp thu của hs nên gv cần chú ý và làm tốt phương pháp này. giáo viên cần làm tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài tập đọc và phát hiện, sau đó giải thích yêu cầu bài viết. - Cần làm rõ tình huống và yêu cầu bài viết. Nên cho các gợi ý nếu cần. Để làm tốt phần gợi ý, nên khai thác sự đóng góp ý kiến của cả lớp hay nhóm trước khi học sinh làm việc cá nhân. - Và để tiết kiệm thời gian trên lớp, các bài tập viết sau khi đã hướng dẫn, có thể dành làm bài tập về nhà và chữa tại lớp. - Để thực hiện bài này,Gv phải thực hiện tốt 3 bước sau: a) Trước khi viết (Pre-writing) - Giới thiệu bài viết mẫu (phần a). - Yêu cầu học sinh đọc kĩ để tìm hiểu cấu trúc của bài viết (lưu ý cách diễn đạt ngôn ngữ trong văn bản viết). - GV cần làm rõ nghĩa từ mới và mẫu câu. b) Trong khi viết (While-writing) - GV nêu yêu cầu bài viết (phần b) và có thể cho gợi ý. - HS thảo luận theo cặp hoặc nhóm, sau đó cá nhân HS tự viết. - HS cần bám sát bài viết mẫu, các gợi ý để viết theo yêu cầu. - GV gọi vài HS (đại diện nhóm) trình bày bài viết trước lớp (có thể dùng OHP). - GV sửa lỗi và đưa ra đáp án gợi ý. c) Sau khi viết (Post-writing) 4 - HS có thể trình bày lại bài viết (dưới dạng nói). - GV có thể yêu cầu HS viết một bài theo tình huống gợi ý tương tự (bài viết mới liên hệ thực tế, mang tính sáng tạo và tự do hơn). Nói tóm lại, các bài luyện viết thường bắt đầu bằng một bài mẫu ở mục a). Thông qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm bắt cách trình bày viết một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định. Phần b) sẽ là phần học sinh thực hiện các bài tập viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, hoặc có gợi ý; sau đó là bài viết mở rộng mang tính sáng tạo và tự do hơn. II. ĐỔI MỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Quy trình ra đề kiểm tra môn Tiếng Anh THCS - Qua việc thực hiện phương pháp đổi mới hình thức kiểm tra này giúp gv xác định được qui trình của việc ra đề kiểm tra như thế nào để mang lại hiệu quả qua quá trình mà mình đã giảng dạy. - Và xác định được các mục tiêu soạn một bài kiểm tra. Đây là khâu quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc làm này giúp kiểm tra, đánh giá đúng tình hình học tập của học sinh mặt khác tránh làm sai lệch qui trình dạy và học môn học. Khi thực hiện đúng các khâu này thì kết quả điểm và chất lượng kiến thức của hs cao và chính xác hơn. GV cần xác định được các mục tiêu chung, mục tiêu từng đối tượng hs, mục tiêu từng bài kiểm tra của kiến thức kỹ năng tại thời điểm kiểm tra. Nội dung kiểm tra cần bám sát mục tiêu và yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng có trong chương trình môn học trước hoặc tại thời điểm kiểm tra. Khi xác định nội dung bài kiểm tra, giáo viên cần thấy rõ 3 yếu tố quan trọng: (i) Nội dung chủ điểm, chủ đề. (ii) Khả năng ngôn ngữ (iii) Trọng tâm ngôn ngữ như đã nêu trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng. - Xác định được cấu trúc bài kiểm tra Mỗi loại bài kiểm tra có cấu trúc riêng. Cụ thể là: 5 - Bài kiểm tra nói (TL) là những câu hỏi trực tiếp liên quan đến chủ đề của bài học và thường có các gợi ý về nội dung hoặc ngôn ngữ. Vì thời gian dành cho kiểm tra miệng có hạn nên đơn vị kiểm tra thường là 5 ý. - Đối với bài kiểm tra 15 phút (nghe- TNKQ, đọc- TNKQ, viết-TL) thời gian thường dài hơn nên bài nghe và đọc nên có 5-10 đơn vị kiểm tra (thường là 10 đơn vị), bài viết nên khoảng 5 ý cần viết. - Đối với bài kiểm tra một tiết và học kì, mỗi bài kiểm tra có 4 nội dung: nghe-TNKQ, đọc- TNKQ, viết-TL và kiến thức ngôn ngữ-TNKQ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đa dạng hình thưc câu hỏi trong một bài kiểm tra (không phải cho một bài thi), đôi khi có thể thiết kế loại câu hỏi tự luận (TL) thay cho loại câu hỏi tắc nghiệm khách quan (TNKQ) trong nội dung nghe hiểu và đọc hiểu. Thời gian kiểm tra 45 phút cho 4 nội dung là ngắn nên các đợn vị kiểm tra mỗi bài ít hơn so với kiểm tra 15 phút. Cấu trúc bài thường là: nghe 5 đơn vị KT, đọc 5 đơn vị KT, viết 5 đơn vị KT và ngôn ngữ 10 đơn vị KT. - Xây dựng được ma trận đề kiểm tra Ma trận đề kiểm tra cần được xác định trước khi soạn bài kiểm tra. Ma trận giúp chúng ta hình dung loại bài kiểm tra, nội dung kiểm tra, số lượng các nội dung kiểm tra, mức độ yêu cầu của mỗi nội dung và số điểm cho các nội dung đó. Một ma trận bài kiểm tra 1 tiết và học kì thường gồm một bảng có các cột dọc và ngang. + Cột dọc chỉ các nội dung kiểm tra bao gồm kĩ năng hay kiến thức ngôn ngữ. Có ba kĩ năng nghe, đọc viết và kiến thức ngôn ngữ cho bài kiểm tra 1 tiết hay học kì. + Các cột ngang chỉ (i) mức độ của các câu hỏi (nhận biết, thông hiểu hay vận dụng), (ii) các loại câu hỏi trong mỗi mức độ (khách quan hay tự luận, (iii) số câu hỏi cho mỗi nội dung (5 hay 10) và (iv) số điểm cho các câu hỏi đó. + Cột dọc và cột ngang cuối cùng trong ma trận chỉ số câu hỏi và số điểm của mỗi nội dung kiểm tra và tổng số câu hỏi và số điểm của cả bài. Ví dụ: Thiết lập ma trận kiểm tra (2 chiều) Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL I. Listening 52,5 52,5 II. Reading 52,5 52,5 III. Language focus 102,5 102,5 IV. Writing 52,5 52,5 6 Tổng 102,5 105,0 52,5 251,0 - Đánh giá, cho điểm Khi ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần lưu ý đến sự cân đối về kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức ngôn ngữ trong các bài kiểm tra trong nội bộ mỗi bài kiểm tra. Nói khác đi, việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bao hàm cả bốn kỹ năng ngôn ngữ là nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Nếu tổng số phần kiểm tra là 100% thì tỷ lệ chung cho kiểm tra và đánh giá: nghe 20%, nói 20%, đọc 20%, viết 20% và kiến thức ngôn ngữ 20%. Loại bài kiểm tra và số điểm như sau: Loại bài kiểm tra Loại hình Hình thức Đơn vị nội dung KT Số điểm KT miệng Nói TL 5 10 KT 15 phút Nghe hoặc Đọc hoặc Viết - TNKQ - TNKQ - TL 5-10 5-10 5 10 10 10 KT 45 phút và cuối học kì Nghe + Đọc + Viết + Kiến thức NN - TNKQ/TL + - TNKQ/TL + - TL + - TNKQ/TL 5 5 5 10 2,5 2,5 2,5 2,5 - Xác định được hình thức bài kiểm tra Khi thiết kế bài kiểm tra, đặc biệt các bài kiểm tra 1 tiết và cuối học kì, cần lưu ý một số vấn đề như: + Cần nêu rõ thời gian làm bài và điểm cho mỗi bài tập. + Bài kiểm tra cần có cấu trúc rõ ràng, nên theo trật tự: nghe, đọc, kiến thức ngôn ngữ và sau cùng là viết. + Tiêu đề mỗi bài tập cần ngắn gọn, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. + Lời cho bài nghe tốt nhất là được ghi âm sẵn. Nếu không được ghi âm, giáo viên phải đọc lời bài nghe chính xác và với tốc độ bình thường. Trong t- rường hợp đó nên tránh soạn bài nghe dạng đối thoại để không nhầm lẫn giữa các vai khi đọc. + Nên yêu cầu học sinh làm bài vào ngay bài kiểm tra để tránh phải chép lại bài tập hoặc bài làm. Cần lưu ý: Khi xây dựng bài kiểm tra 45 phút và kiểm tra cuối học kỳ, GV chú ý đến bốn yếu tố cơ bản: 7 (i) Xác định mục tiêu bài kiểm tra (mục tiêu nghe, đọc, viết, kiến thức ngôn ngữ) (ii) Xây dựng ma trận cho bài kiểm tra (chủ đề, mức độ, biểu điểm) (iii) Biên soạn nội dung bài kiểm tra (nghe, đọc, viết, kiến thức ngôn ngữ) (iv) Đáp án và hướng dẫn chấm 2. Các loại hình bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh THCS môn Tiếng Anh - Khi đã xác định được cấu trúc bài kiểm tra, giáo viên có thể chọn các bài tập thích hợp để kiểm tra các kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ. Các loại hình bài tập dùng cho kiểm tra và có sự lưu ý đến một số hình thức bài tập soạn bài KT. Như bài tập ngôn ngữ cần bao quát nhiều hiện tượng ngôn ngữ cơ bản do chương trình quy định. Bài tập ngôn ngữ có thể là bài kiểm tra ngữ âm, ngữ pháp hoặc từ vựng, hoặc kiểm tra cả ngữ pháp và từ vựng. Các bài tập ngôn ngữ có thể ở dạng các đoạn văn liền ý hoặc nhiều câu khác nhau dùng kiểm tra một hoặc nhiều hiện tượng ngôn ngữ khác nhau. Người báo cáo GV Trần Thị Thùy Liên 8 . báo cáo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN môn Tiếng Anh, qua quá trình thực hiện các phương pháp đổi mới trong năm học vừa qua tôi nhận thấy có những thay đổi mang. năm học vừa qua tôi nhận thấy có những thay đổi mang lại hiệu quả cao sau: I. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 1. Đổi mới về kỹ thuật mở bài: Qua thời gian thực hiện phương pháp này tôi nhận thấy. rộng mang tính sáng tạo và tự do hơn. II. ĐỔI MỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Quy trình ra đề kiểm tra môn Tiếng Anh THCS - Qua việc thực hiện phương pháp đổi mới hình thức kiểm tra này giúp gv xác định

Ngày đăng: 02/06/2015, 09:00

w