Bài 2 Vì sao phải chấm dứt trừng phạt thân thể trẻ em Mục tiêu: Sau khi học xong phần này học viên có khả năng: Hiểu và nhận thức được những hậu quả của việc TPTT trẻ em đối với trẻ em, gia đình, nhà trường và xã hôị. Hiểu và phân tích được việc TPTT trẻ em không phù hợp với các mục tiêu của giáo dục. Biết được việc TPTT là vi phạm luật pháp cuả Việt Nam và các qui định quốc tế. Nội dung: 1. Hậu quả của việc sử dụng trừng phạt thân thể đối với trẻ em, gia đình và xã hội 2. Mục tiêu cuả giáo dục 3. Những quy định của quốc tế và Việt Nam nghiêm cấm trừng phạt thân thể trẻ em Tài liệu và phương tiện: Các điêù khoản có liên quan trong : Luật giáo dục. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Bộ luật hình sự. (xem phần này trong tài liệu : nhấn mạnh bộ luật HS và nghị định 114). - Tài liệu “ Đổimới việc trừng phạt thân thể trẻ em bằng biện pháp kỉ luật tích cực” (Vụ tiểu học- 2008) (từ trang 11 đến trang 26). - Giấy Ao, A4, bìa giấy màu, bút dạ, máy chiếu.v.v Hoạt động cụ thể: Hoạt động 1: Hậu quả của việc sử dụng các biện pháp TPTT đối với trẻ em. Mục tiêu: HV hiểu được những suy nghĩ và cảm nhận của trẻ em khi bị TPTT. HV nhận thức được những hậu quả của TPTT đối với sự phát triển của trẻ. Thời gian: 45 phút. Các bước thực hiện: Bước 1: - GV chia học viên thành 4 nhóm, các học viên hồi tưởng và chia sẻ với nhau về tình huống trẻ em bị TPTT theo các câu hỏi sau : Hậu quả của việc TPTT trẻ em trong các tình huống là gì đối với: - Chính các em - Gia đình - Xã hội Bước 2: Các nhóm trình bày và chia sẻ - Căn cứ vào một số ý kiến phản hồi, GV liệt kê ý kiến phân tích và đưa ra kết luận. Kết luận: TPTT trẻ em sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với - Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ em - Mốiquan hệ giữa giáo viên và học sinh - Chất lượng giáo dục - Gia đình, nhà trường và xã hội Hoạt động 2: Suy nghĩ về mục tiêu giáo dục và đạo đức nhà giáo Mục tiêu: HV hiểu được mối liên hệ giữa đạo đức nghề nhà giaó và TPTT trẻ em Thời gian: 45 phút. Các bước thực hiện: Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm viết tiếp vào câu sau: Nhóm 1,2,3 viết tiếp vào câu sau: Nhóm 3,4,5 viết tiếp vào câu sau: Mục tiêu của giáo dục là Một giáo viên yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp là người … Bước 2: Các nhóm dán câu trả lời vào giấy Ao, cử đại diện trình bày. Bước 3: Căn cứ vào trình bày của các nhóm, giảng viên tổng kết và giới thiệu về Mục tiêu cuả giáo dục như nêu trong Luật Giáo dục, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, v.v. Đối chiêú câu trả lời, liên hệ lại nội dung về những hậu quả do TPTT trẻ em mang lại, phẩm chất cuả người giáo viên và mục tiêu của giáo dục, có phù hợp không? Kết luận: TPTT trẻ em không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp cuả người giáo viên , mục tiêu giáo dục, không hỗ trợ thực hiện các mục tiêu giáo dục. Hoạt động 3: Các điều khoản luật pháp liên quan đến quy định về TPTT trẻ em Mục tiêu: Kết thúc hoạt động này học viên có thể: Biết được những điều qui định trong các văn bản pháp lý liên quan đến việc bảo vệ trẻ em tránh khỏi các hình thức TPTT Hiêủ được rằng TPTT trẻ em là vi phạm pháp luật. Thời gian: 30 phút Các bước thực hiện: Bước 1: GV giới thiệu các điều khoản trong luật pháp VN và quốc tế liên quan đến TPTT (phụ lục 2). Bước 2: Xử lý tình huống Lớphọc chia ra thành 2- 4 nhóm (tuỳ thuộc vào số lượng học viên). Mỗi nhóm đọc 1 tình huống trong Phụ lục 2.2 và phân tích : Tình huống đó đã vi phạm các quy định nào? Hình phạt xử lý đã phù hợp chưa? Kết luận Luật pháp VN và QT đã đưa ra những điều khoản trong đó nghiêm cấm việc TPTT đối với trẻ em. TPTT là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi và danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Cần chấm dứt trừng phạt thân thể trẻ em vì: - Không phù hợp với mục tiêu giáo dục. - TPTT trẻ em gây ra những hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đinh, nhà trường và xã hội. - TPTT trẻ em là vi phạm các văn bản pháp lí quốc gia và quốc tế. PHỤ LỤC 2: Phụ lục 2.1 Mục tiêu giáo dục (trong luật giáo dục). Theo Luật Giáo dục. Theo tổ chức UNESCO. 1.Mục đích của giáo dục là nhằm: Xây dựng một xã hội công bằng và nhân văn. Truyền đạt những kỹ năng và những kiến thức mới. Giúp thanh thiếu niên có niềm tin vào bản thân mình. Dạy trẻ em biết đương đầu với sự bất công, vô nhân đạo và sự bất công. Chuẩn bị cho cộng đồng biết ủng hộ, duy trì những giá trị và nguyên tắc dân chủ của dân tộc mình. 2. Một người giáo viên có đạo đức nghề nghiệp là người (xem chuẩn GV) Tạo điều kiện cho học sinh phát triển; Khuyến khích sự tham gia và công nhận sự đóng góp của học sinh; Tạo cơ hội học tập cho học sinh; Hiểu biết hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống của học sinh; Hiểu được mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường; Thông cảm với những khó khăn mà các em học sinh phải đương đầu trong các lĩnh vực giáo dục, xã hội và tình cảm; Phát triển lòng tự trọng của học sinh; Biết hy sinh lợi ích cá nhân; Không né tránh những nhiệm vụ khó khăn, dám đương đầu với thử thách; Là nguồn động viên an ủi đối với học sinh; Xây dựng những mốiquan hệ lành mạnh; Có khả năng đương đầu với những vấn đề và giải quyết các vấn đề một cách có hiệu quả; Biết chú ý lắng nghe. Phụ lục 2.2: Một số tình huống: Một việc đau lòng đã xẩy ra ở Hải Phòng: cô giáo chủ nhiệm lớp 3 đã thẳng tay phạt học sinh của mình lết bằng đầu gối vòng quanh lớphọc 100 lần không được chống tay. Nguyên nhân chỉ vì số học sinh này đó làm mất trật tự khi cô vắng mặt. Chiều 8.11, một số phụ huynh có con học tại lớp 3A1 Trường tiểu học Vừ Thị Sáu (số 270 đường Trần Nguyên Hản, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) đã bức xúc tìm đến văn phòng một số gửi đơn tố cáo hành động phản giáo dục của cô giáo chủ nhiệm Từ Thị Loan đối với con họ. Nội dung vụ việc như sau, buổi học thêm chiều thứ sáu, ngày 3.11.2006, sau giờ ra chơi, các cháu lớp 3A1 vào lớp để học môn Toán do cô giáo chủ nhiệm Từ Thị Loan dạy. Trong lúc cô Loan chưa vào lớp, cháu Tạ Khánh Duy, Lê Quang Thiện, Trịnh Linh Dương và Trần Thái Sơn đều 8 tuổi có nô đùa, nói chuyện với nhau. Khi cô Loan vào lớp các cháu đều về chỗ, cháu Đàm Xuân Hiển cùng lớp đứng lên mách cô giáo về việc trước đó 4 bạn Duy, Thiện, Dương và Sơn đó gây mất trật tự . Cô Loan liền gọi cháu Trần Thái Sơn và cháu Trịnh Linh Dương lên đứng trước bảng rồi tát vào mặt 2 cháu nhiều lần, sau đó cô Loan gọi tiếp 2 cháu Tạ Khánh Duy và Lê Quang Thiện lên rồi dùng tay túm tai 2 cháu rồi đập đầu vào nhau 2 lần. Lúc này, mũi cháu Thiện chảy máu nên được cô Loan cho về chỗ, 3 cháu còn lại Duy, Dương và Sơn bị cô Loan bắt phải quỳ và lết bằng đầu gối xung quanh lớp 100 vòng, cấm không được chống tay trước mặt hơn 40 bạn học cùng lớp. Sau khi chép bài tập lên bảng xong, cô Loan cho 3 cháu về chỗ ngồi (lúc này, 3 cháu đó lết được gần 20 vòng xung quanh lớp) nhưng vẫn bắt cả 3 cháu tiếp tục vừa quỳ vừa làm bài tập cho đến hết giờ . Chủ nhật, 12/11/2006, 11:18 GMT+7 Cô giáo phạt học sinh ngậm giẻ Sau vụ việc một cụ giáo ở Hải Phòng bắt học sinh “lết” 100 vũng quanh lớp, ở Hà Tĩnh lại có cô giáo dạy trường chuẩn quốc gia phạt học sinh bằng hình thức bắt tự nhét giẻ vào mồm. Ngày 8/11, cô Hoàng Thị Mai Lê, giáo viên trường tiểu học Trường Sơn 2 huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, chủ nhiệm lớp 4C, giao cho lớp tự quản Khi về lớp, cô trở về bắt gặp Nguyễn Văn Hậu và Nguyễn Quốc Anh rời chỗ ngồi đang đùa nghịch to tiếng và đấm đá nhau. Cô Lê lôi hai em vào lớp và tuyên bố: “Sáng mai hai đứa này mang giẻ đến tự nhét vào mồm để khỏi nói chuyện”. Sáng 9/11, cô Lê xuống lớp gọi 2 em đứng dậy hỏi: “Có đem giẻ đi theo chưa?”. Quốc Anh trả lời đã có giẻ, còn Hậu không mang đi bị bắt về nhà lấy. Cậu bé tìm thấy nửa chiếc khăn quàng đỏ cũ mang lên lớp . Hậu thực hiện yêu cầu của cô. Nhét tấm giẻ vào mồm một lúc thì không chịu được, Hậu bị ngạt phải nôn ra. Cô giáo Lê cho rằng Hậu giả vờ đó ra lệnh cho hai học sinh đưa Hậu ra khỏi lớp. Bị đuổi học, cậu bé về nhà kể cho mẹ nghe . Chị Phạm Thị Hoa (mẹ cậu bé) cùng người nhà lên trường báo cáo với hiệu trưởng và lập biên bản. Biết mình sai, cô giáo Lê đó xin lỗi gia đình. Chồng của cô đến tận từng nhà phụ huynh mong được tha thứ. Hiện, tại chính quyền địa phương và ngành giáo dục đó vào cuộc cho kiểm tra để có hình thức xử lý kỷ luật với cô giáo Lê. Cô giáo Hoàng Thị Mai Lê sinh năm 1977. Giáo viên này có con 7 tháng tuổi mắc phải căn bệnh tim rất nặng, vừa phải vay mượn gần 100 triệu đồng chạy chữa. Vợ chồng lâm vào cảnh túng bấn nên nội tâm có nhiều nỗi bức xúc, bất ổn. Phụ luc 2.3: Các văn bản luật pháp có liên quan (khổ chữ lớn – cắt ra cho học viên sử dụng- tài liêụ phát tay). 1.LUẬT BVCSTE SỬA ĐỔI Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác; 8. Cản trở việc học tập của trẻ em; 9. Sử dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật; Điều 14. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Trẻ em được gia đình Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. 2. LUẬT GIÁO DỤC Điều 75: Những điều nhà giáo không được làm 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học Điều 108: Xử lý vi phạm Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật . 6. Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học. 3.CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM Điều 19: Quyền được bảo vệ tránh khỏi mọi hình thức bạo lực xâm phạm đến thể xác và tinh thần 1. Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp pháp chế, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc xao nhãng trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả sự xâm phạm về tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em. Điều 29: Mục tiêu giáo dục: 1. Các Quốc gia thành viên thỏa thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới: a) Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất của trẻ em; b) Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc; c) Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hoá, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của bản thân trẻ em đó; d) Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa nhân dân tất cả các nước, các nhóm chủng tộc, dân tộc và tôn giáo và những người bản địa; e) Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên. 2. Không có phần nào trong Điều này hay trong Điều 28 được hiểu theo hướng làm phương hại đến quyền tự do của các cá nhân và tập thể được thành lập và lãnh đạo các tổ chức giáo dục, trước sau đều tôn trọng các nguyên tắc được nêu trong Khoản 1 của Điều này và phải đáp ứng yêu cầu là sự giáo dục trong những tổ chức như thế phải phù hợp với những tiêu chuẩn tối thiểu mà Nhà nước có thể đặt ra. 4.NGHỊ ĐỊNH 114 Điều 17: Hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi. 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a. Lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần của trẻ em. b. Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; c. Bắt trẻ em đi ăn xin; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em làm cho trẻ em đau đớn về thể xác và tinh thần. . chủ nhiệm lớp 3 đã thẳng tay phạt học sinh của mình lết bằng đầu gối vòng quanh lớp học 100 lần không được chống tay. Nguyên nhân chỉ vì số học sinh này. pháp VN và quốc tế liên quan đến TPTT (phụ lục 2). Bước 2: Xử lý tình huống Lớp học chia ra thành 2- 4 nhóm (tuỳ thuộc vào số lượng học viên). Mỗi nhóm đọc