1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu lao động và biến đổi văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình

70 272 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

bổ sung và lực lượng lao động.Sự dồi dào của lực lượng này trên lý thuyết tạo ra cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế.Tuy nhiên,đây lại là một thách thức không hề nhỏ về sức ép việc làm

Trang 1

Khoa v¨n hãa häc -

NGUYÔN THU HIỀN

 

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ TẠI ĐÔNG TÂN – ĐÔNG HƯNG – THÁI BÌNH

NG¦êI h−íng dÉn khoa häc: TH.S HOμNG KIM THANH

Hμ Néi - 2014

Trang 2

biến đổi văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình”, tôi đã nhận được sự

chỉ bảo, giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đến ThS Hoàng Kim Thanh- giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt, trang bị cho tôi những kỹ năng

và kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Đông Tân đã cung cấp cho tôi những thông tin giúp tôi có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu

Cảm ơn bà con nhân dân xã Đông Tân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khảo sát đề tài

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, không thể tránh được những thiếu sót Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và bạn bè

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

Sinh viên

Nguyễn Thu Hiền

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 7

1.1 Các khái niệm 7

1.1.1Khái niệm văn hóa 7

1.1.2 Cơ sở về biến đổi văn hóa 9

1.1.3 Khái niệm xuất khẩu lao động 15

1.2 Qúa trình phát triển của hoạt động XKLĐ tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình 18

1.2.1.Khái quát những nét cơ bản về đời sống văn hóa-xã hội tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình 18

1.2.2 Hoạt động XKLĐ tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình 20

Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI ĐÔNG TÂN- 21

ĐÔNG HƯNG-THÁI BÌNH 21

2.1 Những biểu hiện của sự biến đổi văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình hiện nay 21

2.1.1 Biến đổi trong mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong gia đình 21

2.1.2 Sự thay đổi quan niệm về giới trong gia đình và ngoài xã hội 26

2.1.3 Biến đổi nhu cầu văn hóa-giáo dục-giải trí 31

2.1.4Biến đổi về phong tục,tập quán ,tín ngưỡng 35

2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi 37

Trang 4

3.1 Đánh giá tác động của XKLĐ đến văn hóa địa bàn nghiên cứu 41

3.1.1 Yếu tố tích cực 41 3.1.2 Yếu tố tiêu cực 42

3.2 Một số kiến nghị nhằm gìn giữ,bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 44 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 6

bổ sung và lực lượng lao động.Sự dồi dào của lực lượng này trên lý thuyết tạo

ra cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế.Tuy nhiên,đây lại là một thách thức không hề nhỏ về sức ép việc làm cho người lao động.Bên cạnh đó,tình trạng

đô thị hóa ngày càng mạnh,nông dân mất đất,không tìm được việc làm phù hợp, và phần lớn những người nông dân mất đất chủ yếu đang trong độ tuổi lao động.Nếu lực lượng lao động dồi dào này không có tư liệu sản xuất ,họ không thể làm ra của cải vật chất để nuôi sống chính họ, hậu quả sẽ kéo dài mãi về sau,trong khi nguồn nhân lực lại lãng phí.Giá trị tích lũy không có hoặc thấp, Nhà nước sẽ không đủ nguồn lực tài chính để chi trả cho phúc lợi

xã hội khi “Dân số già”

Mặt khác,chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là dành nhiều nguồn lực cho việc xóa đói giảm nghèo.Cùng với đề án xóa đói giảm nghèo cho 61 huyện nghèo nhất nước của chính phủ.Bộ Lao động-Thương Binh-Xã hội cũng đang gấp rút hoàn thiện đề án hỗ trợ ,đẩy mạnh XKLĐ tại các

Trang 7

huyện nghèo.Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện ở thị trường trong nước mà còn chú trọng phát triển ở cả các thị trường ngoài

Trong khi nguồn lao động của nước ta đang dôi dư thì nhiều quốc gia trên thế giới lại khan hiếm nguồn lao động như Nhật Bản,Hàn Quốc,vùng lãnh thổ Đài Loan,Ma Cao,hay nhiều nước thuộc khu vực trung đông.Việc luân chuyển nguồn lao động giữa các quốc gia vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất thông suốt vừa mang lại nguồn lợi nhuận,trước hết giúp ích cho đời sống người lao động mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nhà nước

Vì vậy XKLĐ hiện đang được quan tâm rất nhiều

Do hoàn cảnh lịch sử và những điều kiện riêng biệt,Việt Nam tham gia vào thị trường lao động quốc tế tương đối muộn so với các nước trong khu vực Tuy tham gia muộn nhưng không có nghĩa những tác động bên ngoài không có ảnh hưởng đến các lĩnh vực trong nước,trong đó văn hóa cũng không nằm ngoài quy luật trên.XKLĐ đồng nghĩa với việc một lượng người mang văn hóa

từ đất nước này sang đất nước khác,đồng thời tiếp thu những yếu tố văn hóa mới mang về đất nước của họ,tạo nên sự biến đổi văn hóa.Quá trình này diễn ra

âm ỉ và lâu dài

Đông Tân là một xã có tỷ lệ người xuất khẩu lao động khá cao với thị trường XKLĐ tương đối phong phú.Từ những năm đầu,khi đất nước bắt đầu tiến hành chủ trương đưa lao động Việt ra nước ngoài,tại xã đã có nhiều con

em rời quê hương đi làm ăn Hiện nay,bên cạnh nghề làm nông thì XKLĐ được coi là nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của xã.Do lượng người XKLĐ lớn nên biểu hiện biến đổi văn hóa của vùng khá rõ nét,đi đôi với bộ mặt nông thôn có những sự đổi thay,vì thế tôi lựa chọn địa phương này để tiến hành nghiên cứu về sự BĐVH tại vùng XKLĐ

Trang 8

Đề tài “Xuất khẩu lao động và biến đổi văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình”được triển khai nhằm phác họa những nét cơ bản về bộ mặt

đời sống nông thôn thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,những mặt hạn chế,những mặt tích cực để đẩy mạnh những giá trị văn hóa tốt đẹp ,cũng như bài trừ những tác động xấu ảnh hưởng không tốt đến đời sống văn hóa địa phương

2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong những năm qua, đã có nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu

về đề tài xuất khẩu lao động

Có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu như những luận án tiến sỹ kinh tế của :

-Nguyễn Lương Trào (1990) :Mở rộng và nâng cao hiệu quả việc

đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

-Trần văn Hằng (1995), Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước

về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1995-2010

- Luận án tiến sỹ; Nguyễn Đình Thiện (2000): Một số vấn đề xuất

khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị; Lưu Văn Hưng (2005): Xuất

khẩu lao động của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc á - Thực trạng và giải pháp

- Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị:Võ Thị Tuyết Mai : Vai trò của

nhà nước đối với xuất khẩu lao động kinh nghiệm của một số nước và vận dụng vào Việt Nam

- Luận án tốt nghiệp: Nguyễn Thị Thu Thảo: Xuất khẩu lao động Việt

Nam sang Trung Đông

Trang 9

Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, trong đó

có thể kể đến:

-Nguyễn Lương Phương (2002) : Hoạt động xuất khẩu lao động và

chuyên gia và những giải pháp pháp lý trong tình hình mới – Tạp chí

những vấn đề kinh tế thế giới – Số 1(75)

- Nguyễn Thị Hằng (2003), Đẩy mạnh xuất khẩu lao động khu vực

nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo - Tạp chí Cộng sản Số 4 – 5

-Phạm Thị Khanh (2004) Phát triển thị trường xuất khẩu lao

động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế – Tạp chí Nghiên

cứu kinh tế – Số 314

Các công trình nghiên cứu nói trên đã tiếp cận vấn đề lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế

Tuy nhiên, việc khai thác khía cạnh văn hóa trong hoạt động XKLĐ vẫn chưa được quan tâm,Hiện tại đây vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ,cần sự vào cuộc các nhà nghiên cứu để đưa định hướng đưa hoạt động xuất khẩu vào tiến trình hiện đại hóa cũng như quảng bá văn hóa Việt ra thế giới

3.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích

Mục đích của đề tài này là đi sâu tìm hiểu sự biến đổi văn hóa đi đôi với hoạt động XKLĐ,qua đó thấy được sự tác động của hoạt động XKLĐ lên đời sống văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình.Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu sự biến đổi văn hóa tại địa phương rút ra kinh nghiệm cho

Trang 10

việc xây dựng chính sách văn hóa phù hợp với thực tế khách quanthời kỳ hội nhập quốc tế

-Về không gian: địa bàn xã Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình

Về thời gian : Tính từ thời điểm năm 1999 đến tháng 6 năm 2014

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu thực địa trong đó sử dụng ba phương pháp chính: quan sát,phỏng vấn sâu,bảng hỏi

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Phương pháp phân tích,so sánh,tổng hợp

Trang 11

6.BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài Mở đầu (6 trang), Kết luận (1 trang), Tài liệu tham khảo (1 trang), Chú thích và Phụ lục (15 trang), nội dung chính của Luận văn được chia làm 03 chương:

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Chương 2: : THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI ĐÔNG TÂN-ĐÔNG HƯNG-THÁI BÌNH

Chương 3: : NHẬN ĐỊNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÍUP CHO VIỆC DUNG HÒA GIỮA HOẠT ĐỘNG XKLĐ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TẠI ĐÔNG TÂN-ĐÔNG HƯNG-THÁI BÌNH HIỆN NAY

Trang 12

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1Các khái niệm

1.1.1Khái niệm văn hóa

Từ "văn hóa" có nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hóa

Đông Sơn), "Đề cương về văn hóa Việt Nam" của Đảng Cộng sản Đông

Dương năm 1943 đã xếp văn hóa bên cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng, học thuật (= khoa học, giáo dục), nghệ thuật Ủy ban UNESCO của Liên hiệp quốc thì xếp văn hóa bên cạnh khoa học và giáo dục, tức là đặt hai lĩnh vực này ra ngoài khái niệm văn hóa

Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: "Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise" Chính với cách hiểu rộng này, VĂN HÓA mới là đối tượng đích thực của VĂN HÓA HỌC

Trong các công trình nghiên cứu, ngay cả với một cách hiểu cũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau

Với đề tài “Xuất khẩu lao động và biến đổi văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình” chúng tôi sử dụng một số định nghĩa về văn hóa của một số nhà nghiên cứu:

Trang 13

Định nghĩa văn hóa của G/S Đào Duy Anh “ Văn hóa chỉ chung tất cả

các phương tiện sinh hoạt"

Định nghĩa ngắn gọn nhưng nêu lên tính thực tiễn của văn hóa.Văn hóa luôn gắn liền với đời sống xã hội,biểu hiện qua các phương tiện sinh hoạt đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của con người.Khi các phương tiện sinh hoạt thay đổi

nó sẽ làm biến đổi văn hóa

Bên cạnh đó,định nghĩa văn hóa của giáo sư Trần Ngọc Thêm phát

triển từ định nghĩa của nhà nhân E.B.Taylor : “Văn hoá là một hệ thống hữu

cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn” đã khái quát văn hóa dưới cái nhìn văn hóa gắn với giá trị.Các giá trị đó được biểu hiện thông qua hai yếu tố cấu thành văn hóa đó là vật chất và tinh thần,biến đổi văn hóa chính là biến đổi giá trị vật chất,tinh thần làm thay đổi cơ bản bộ mặt của đời sống xã hội

Hai khái niệm văn hóa như trên xét ở góc độ định nghĩa đã giải quyết được câu hỏi được đặt ra: Văn hóa là gì?.Tuy nhiên để áp dụng vào nghiên

cứu cụ thể các biến đổi văn hóa trong quá trình diễn ra hoạt động XKLĐ

chúng ta có thể tham khảo định nghĩa của GS-TS Hoàng Vinh:

“Văn hóa là toàn bộ sáng tạo của con người,tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn,hoạt động xã hội,được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội,biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa,hệ tư tưởng văn hóa của cộng đồng người.Hệ giá trị xã hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của cộng đồng xã hội,họ có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của những người sống trong cộng đồng xã hội.” [5,tr43]

Định nghĩa của giáo sư Hoàng Vinh là định nghĩa khá đầy đủ về văn hóa,nêu bật được cốt lõi của văn hóa nằm ở các giá trị và chuẩn mực xã hội.Bản chất của BĐVH chính là biến đổi về các giá trị và các chuẩn mực xã

Trang 14

hội đang chiếm lĩnh cộng đồng và chi phối các thành viên nằm trong cộng đồng đó

1.1.2 Cơ sở về biến đổi văn hóa

Các lý thuyết về biến đổi văn hóa được hình thành chủ yếu dựa trên các

lý thuyết về biến đổi xã hội được các học giả phương Tây xây dựng trong ngành nhân học và xã hội học, ở đó biến đổi xã hội là một quá trình qua

đó cáckhuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian Với quan điểm này, văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, cũng tự không ngừng biến đổi Sự ổn định chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khách quan khác, không ngừng vận động và thay đổi, với một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục

Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội; với những khác biệt về phạm vi, thời gian và hệ quả

Đó là một quá trình mang tính chủ động của các lực lượng trong xã hội hay mang tính phi kế hoạch, nghĩa là đó là một tiến trình tự nhiên, khách quan Thường thì có sự phân chia giữa biến đối vĩ mô và vi mô, để chỉ những tầm mức biến đổi khác khau trong đời sống xã hội Khái niệm biến đổi là một thuật ngữ không chỉ định hướng giá trị mà thể hiện một sự mô phỏng của một nền văn hóa hay cấu trúc xã hội hiện hữu, không hàm nghĩa là một phán quyết giá trị chứ không phải là một lời tường thuật về một sự kiện hay hiện tượng xã hội

Trang 15

Các ngành nhân học và xã hội học khi xem xét đến sự phát triển của xã hội, đã đưa ra một số lý thuyết để giải thích tại sao biến đổi xã hội lại xảy ra

và dự đoán những biến đổi sẽ diễn ra trong tương lai Một số cách tiếp cận chủ yếu về biến đổi xã hội thường được xem xét đến là:

(1) Cách tiếp cận theo chu kỳ: Trong lịch sử loài người, sự hiểu biết

về chukỳ của những biến đổi xã hội đã ăn sâu vào ý nghĩ của con người, chu

kỳ của tự nhiên, mặt trời mọc và lặn, quy luật bốn mùa thay đổi của một năm

và sự lặp lại của tự nhiên, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến những khái niệm, nhận thức của con người về sự biến đổi xã hội Nhân loại hiểu rằng, lịch sử được lặp lại mãi trong những chu kỳ không bao giờ kết thúc Các nhà khoa học và

sử học trước đây nhìn chung đều phản đối những tư tưởng này, mặc dù họ cho rằng các xã hội có những chu kỳ sống của nó, và mỗi xã hội được sinh

ra trưởng thành, rồi sau đó biến mất Một số nhà lý thuyết, như Amold Toybee lại có quan điểm tương tự, nhưng ông phản đối "sự không thể tránh được"của sự suy tàn và cho rằng "những nỗ lực được tạo nên bởi con người

có thể cho phép văn minh hóa đối với sự sống" Trong khi đó Pitirim Sorokin lại đưa ra lý thuyết chu kỳ về sự biến đổi với một bước tiến xa hơn, và cho rằng sự văn minh hóa được dao động trong ba kiểu của "những trạng thái tâm lý" ho ặc rộng hơn - kiểu hệ tư tưởng, kiểu cảm giác và kiểu lý tưởng -trong tất cả các hệ thống văn hóa, sự biến đổi xuất hiện khi mô hình cụ thể của suy nghĩ nắm được giới hạn logic của nó

(2) Các quan điểm tiến hóa: với hai mô hình kinh điển và quan điểm tiến hóa mới Mô hình kinh điểnlà những mô hình được lấy từ khoa học sinh học,

đã giành được vị trí ở thế kỷ XIX, nhiều nhà xã hội học đã tán thành với lý thuyết phổ biến được gọi là sự tiến hóa một chiều, sự tiến hóa theo lộ trình dọc, chỉ tiến về phía trước chứ không lùi hoặc đi ngược về phía sau cho rằng tất cả các hình thức sống, tất cả các xã hội đều tiến hóa từ những hình thứcđơn giản

Trang 16

đến phức tạp, với mỗi hình thức sau xa hơn những hình thức trước nó, với các học giả như Auguste Comte, Herbert Spencer, Émile Durkhem

Thế kỷ XX, những mô hình ở thế kỷ trước đã mô tả biến đổi xã hội như

là sự tiếp tục và không thể thay đổi được thay thế bằng cái nhìn tinh tế hơn Những lý thuyết tiến hóa mới, hiểu biết về các xã hội khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp của xã hội và qua thời gian một khuynh hướng chung đi tới

sự khác biệt xã hội (kinh tế, gia đình, tôn giáo, chính trị, ) trở thành sự phân chia và khác biệt giữa các thành phần trong một xã hội tổng thể Không giống như các nhà nghiên cứu lý thuyết tiến hóa ở thế kỷ XIX, các nhà lý thuyết tiến hóa mới không mô tả một hình thức của xã hội như là một sự tuyệt đối, cũng không khẳng định rằng, các xã hội không thể tiến hóa tới một vài thực trạng cao hơn

(3) Quan điểm xung đột: với một học giả tiêu biểu là Karl Marx, với quan điểm các xã hội phải chuyển đổi để tồn tại và ông không nhấn mạnh rằng kinh tế phục vụ như là sự thành lập cho trật tự xã hội Được xếp vào các nhà lý thuyết theo chủ nghĩa xung đột đối kháng, Marx đã triển khai một lý thuyết tiến hóa về sự biến đổi xã hội Dựa vào sự thay đổi liên tục trong kỹ thuật mà các xã hội tiến từ đơn giản đến phức tạp Ở mỗi một trạng thái, một xã hội tiềm ẩn những điều kiện tự hủy diệt, và những điều kiện này cuối cùng sẽ dẫn đến sự biến đổi và đưa xã hội vào trạng thái tiếp sau đó Karl Marx có cái nhìn về quá trìnhhiện đại hóa rất khác biệt với những nhà tư tưởng xã hội khác, bởi lẽ Marx nhấn mạnh tầm quan trọng của mâu thuẫn xã hội Marx cho rằng xã hội hiện đại đồng nghĩa với xã hội tư bản, một hệ thống kinh tế được sản sinh do đấu tranh giai cấp vào cuối thời kỳtrung cổ Giai cấp

tư sản nắm giữ hệ thống sản xuất mới do cuộc cách mạng công nghiệp đem lại và đã thành công trong việc thay thế giai cấp quý tộc Karl Marx cũng không phủ nhận rằng sự hình thành tính hiện đại có liên quan đến sự suy

Trang 17

tàn của cộng đồng có quy mô nhỏ, đến sự phân công lao động gia tăng và sự xuất hiện của thế giới duy lý Marx cho rằng, cả ba yếu tố này đều cần thiết cho việc phát triển chủ nghĩa tư bản Chính chủ nghĩa tư bản đã kéo theo những người nông dân từ vùng nông thôn về các đô thị với hệ thống thị trường không ngừng phát triển Sự chuyên môn hóa là cơ sở cho sự vận hành các xí nghiệp; tính duy lý thể hiện rõ trong xã hội tư bản Ông tin rằng mẫu thuẫn xã hội trong xã hội tư bản sẽ đem lại một cuộc cách mạng xã hội, và rồi theo quyluật tiến hóa, xã hội này sẽ được thay thế bằng một xã hội khác công bằng hơn, nhân đạo hơn

(4) Quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội: Các nhà nhân học và xã hội học ngày nay cho rằng sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố -cả yếu tố bên trong và yếu tốbên ngoài của nhiều yếu tố -tạo nên sự biến đổi Mặc dù trong những hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, các yếu tố cụ thể đôi lúc có thể ảnh hưởng nhiều hơn những yếu tố khác Những yếu tố được các nhà

lý thuyết hiện đại quan tâm khi xem xét về biến đổi xã hội, như: môi trường vật chất, kỹ thuật -công nghệ, dân số, giao lưu… Các lý thuyết hiện đại hóa,

lý thuyết hệ thống thế giới, lý thuyết phụ thuộc là những tiếp cận mới trong quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội, ở đó, các nhà khoa học đã đưa ra những cách lý giải đa diện hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các thành tựu khoa học công nghệ phát triển, thế giới ngày càng phụ thuộc nhau Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã thừa nhận các yếu tố phi vật chất, vô hình cũng có thể làm biến đổi mạnh mẽ các xã hội và nền văn hóa, như tư tưởng, quản lý xã hội… Tính hiện đại là một thuật ngữ xuyên suốt trong quan điểm hiện đại về sự biến đổi, Ví dụ, trong lý thuyết hệ thống xã hội, Parsons coi tiểu hệ thống văn hóa là hệ thống có nhiều thông tin nhất và nó kiểm sát các tiểu hệ thống khác Các nhà nhân học và xã hội học đều cho rằng, tư tưởng có thể giúp cho xã hội giữ nguyên trạng thái hoặc có thể kích

Trang 18

thích sự biến đổi xã hội nếu những niềm tin và chuẩn mực xã hội không còn phù hợp với nhu cầu củaxã hội Văn hóa được biến đổi là do các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội khác, cũng như nó phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và sinh thái khác

Biến đổi văn hoá đã được đề cập đến trong các khoa học xã hội như một chủ đề trọng tâm của thế kỷ XX và XXI.Trên nền tảng lý thuyết mang tính khái quát hóa cao như ở trên, với các nghiên cứu về từng hiện tượng văn hóa cụ thể, đã có những triển khai để xây dựng các khung lý thuyết để làm cơ

sở cho các nghiên cứu thực địa

Xem xét sự biến đổi văn hóa trong thời kỳ XKLĐ, nổi lên một tiếp cận coi tiến trình biến đổi văn hóa phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội Tiến trình này lại mang tính đặc thù của từng khu vực, cộng đồng dân cư

Sự biến đổi kinh tế xã hội và những thay đổi về hành chính, đất đai, chính sách nông nghiệp… là những tiền đề trực tiếp tác động đến biến đổi văn hóa, với các tác giảnhư Tô Duy Hợp, Nguyễn Văn Chính, Lương Hồng Quang,

Nguyễn Thị Phương Châm và nhiều tác giả khác Cuốn sách Biến đổi văn

hóa ở các làng quê hiện nay của Nguyễn Thị Phương Châm là một trong

sốnhững công trình nghiên cứu về chủ đề này

Tác giả đã đưa ra một mô hình phân tích Sự biến đổi đầu tiên và quan trọng nhất làm nên diện mạo mới ở nông thôn hiện nay là do biến đổi

về nghề nghiệp Từ sự chuyển đổi nghề nghiệp đến những tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đ ã làm cho đời sống xã hội của dân cư ba làng có những thay đổi nhanh chóng Từ nền tảng này, tác giả đi vào trả lời cho câu hỏi chính của vấn đề quan tâm, đó là văn hóa làng xã đang biến đổi như thế nào trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa hiện nay? Để trả

Trang 19

lời cho câu hỏi này tác giả đã tập trung phân tích trong bốn lĩnh vực chủ yếu:

(1) Không gian và cảnh quan làng

(2) Di tích, tín ngưỡng và lễhội

(3) Phong tục tập quán

(4) Sựtiếp cận thông tin và các loại hình giải trí

Hệ quả của sự biến đổi này là:

(1) Không gian của làng nay đã rất khác không gian của làng xưa: mởhơn, thoáng đạt hơn, nhiều sựgiao lưu hơn, tính chất công nghiệp, đô thị

đã thểhiện rõ và ăn sâu vào trong cả nếp nghĩvà lối sống của dân làng;

(2) Di tích, lễhội, tín ngưỡng đều được đưa trởlại với vai trò đặc biệt của chúng trong đời sống tâm linh bằng nhiều hình thức khác nhau như trùng tu lại di tích, dựng lại các lễhội, thực hành và phát triển tín ngưỡng;

(3) Các phong tục tập quán có sự đan xen và giao lưu rõ rệt giữa làng

và phố, hiện đại và truyền thống;

(4) Tiếp cận thông tin và đa dạng hóa các loại hình giải trí, đặc biệt là

sự cố kết người dân theo mạng lưới quan hệvà lợi ích trong làng, là những biểu hiệnnổi bật của sựbiến đổi và hình thành những yếu tốvăn hóa mới ởba làng quê này

Hệ quả của quá trình biến đổi trên là:

(1) Phục hồi văn hóa truyền thống trong bối cảnh làng quê hiện đại (2) Nhu cầu hướng về văn hóa tâm linh của dân làng thời hiện đại

(3) Xuất hiện những “tệ nạn” mới Quá trình phục hồi văn hóa truyền thống ở các làng quê hiện nay đi cùng với quá trình tái cấu trúc, lựa chọn và

Trang 20

biến đổi các yếu tố văn hóa truyền thống trong bối cảnh làng quê hiện đại Quá trình phục hồi văn hóa và tái cấu trúc văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại ở các làng quê cũng đang đặt ra hàng loạt các vấn đề bất cập như: môi trường, không gian sống, hoạt động sản xuất, đất đai, mối quan hệ giữa nhà nước và cộng đồng dân cư Đây là một trong những nghiên cứu điển hình

về biến đổi của các cộng đồng dân cư nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay, gợi ý nhiều cho tác giả luận án những ý tưởng về lý thuyết nghiên cứu

Đối với các cộng đồng dân cư có hoạt động XKLĐ về mặt lý luận, cần phải giải quyết các câu hỏi lớn sau:

(1) xác định được các yếu tố tác động, trong đó lớn nhất là biến đổi về nghề nghiệp và sự biến động cơ cấu dân cư bởi sự di dân của một bộ phận dân nhập cư đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống văn hóa?

(2) Trong bối cảnh đó, các hình thái văn hóa truyền thống và văn hóa mới đã tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau ra sao;

(3) Trước các biến đổi này, cần xác lập những mô hình quản lý văn hóa thích hợp nào để đáp ứng với tiến trình biến đổi này

1.1.3 Khái niệm xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là hoạt động mua-bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây chính là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước

+Hàng hóa sức lao động nội địa : là muốn nói tới lực lượng lao độngtrong nước sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài

Trang 21

Hoạt động mua-bán : thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó (do hai bên thỏa thuận) theo ý muốn của mình

Những hoạt động mua-bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý

là : quan hệ mua-bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao động Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới_quan hệ lao động Và quan hệ lao động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động

ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bị xóa bỏ hiệu lực theo thỏa thuận của hai bên

Xuất khẩu lao động gồm hai nội dung :

- Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

- Xuất khẩu lao động tại chỗ ( Xuất khẩu lao động nội biên ) : người lao động trong nước làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet

Xét về nội dung: đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc phổ thông, sản xuất , giúp việc….(những công việc ít đòi hỏi trình độ chuyên môn), chuyên gia, tu nghiệp sinh

Các hình thức xuất khẩu lao động :

Hình thức xuất khẩu lao động : là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước qui định

Trang 22

Ở Đông Tân cho đến nay tồn tại các hình thức sau :

-Cung ứng lao động ra nước ngoài :

+ Nội dung : Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nướcngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động

+ Đặc điểm :

Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạo, đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài

Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra

Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài

Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm

- Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài

+ Nội dung : Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

+ Đặc điểm :

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài

Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra

Trang 23

1.2 Qúa trình phát triển của hoạt động XKLĐ tại Đông Tân-Đông Thái Bình

Hưng-1.2.1.Khái quát những nét cơ bản về đời sống văn hóa-xã hội tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình

Xã Đông Tân Thuộc huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình

Đông Tân là xã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển.xã gồm có năm thôn: Thôn Vĩnh Ninh,thôn Phù Sa.thôn Lại Xá,Thôn Tây Thượng Liệt,Thôn Đông Thượng Liệt

Địa giới hành chính

Xã Đông Tân nằm ở phía đông của huyện Đông Hưng, thuộc hữu ngạn sông Diêm Hộ

huyện Thái Thụy

Giao thông:Quốc lộ 39B đi ngang qua xã

Vị trí địa lý: Xã Đông Tân được bao bọc bởi hai con sông phía tây là

sông Gọ, phía đông là sông Diêm Hộ Phía bắc là con đường huyết mạch 218 (nay là đường 39C) nối thị xã Thái Bình xuống 2 huyện miền biển Thụy Anh, Thái Ninh (nay là huyện Thái Thụy)

Đông Tân có bề dày lịch sử.Đây là một vùng đất đã hình thành từ lâu đời.Điển hình là Làng Thượng Liệt ( nay là thôn Tây Thượng Liệt,Đông

Trang 24

Thượng Liệt) và làng Lan,đã có lịch sử hình thành hơn 600 năm.Vùng đất này còn lưu lại nhiều dấu ấn văn hóa đặc sắc có giá trị cả về mặt vật chất và tinh thần: Cum di tích Đình –Chùa –Lăng Thượng Liệt được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1989.Nghệ thuật múa Giáo Cờ Giáo quạt,loại hình múa dân gian độc nhất chỉ có ở làng Thượng Liệt-Tỉnh Thái Bình

Thời kỳ chống Pháp,chống Mỹ,nhân dân Đông Tân anh dũng hi sinh bảo vệ quê hương,không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược Trong hai cuộc kháng chiến, 2.376 thanh niên đã theo bước anh lên đường ra trận 245 liệt sĩ 24 Bà mẹ Việt Nam anh hùng 20 năm liên tục là xã dẫn đầu trong công tác tuyển quân Đó là những gì làng Giắng đã cống hiến cho công cuộc giành độc lập và thống nhất đất nước

Năm 2013 liệt sỹ Nguyễn Quang Son người con xã Đông Tân-Huyện Đông Hưng-Tỉnh Thái Bình vinh dự được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Đây là niềm tự hào của nhân dân toàn xã cũng như khẳng định tinh thần,ý chí gan dạ đại diện cho con người mảnh đất Đông Tân

Trong chiến tranh là như vậy,trở về thời bình ,người dân Đông Tân luôn hăng say lao động sáng tạo tạo ra nguồn kinh tế làm giàu cho bản thân,gia đình và xã hội

Ngày nay,Đông Tân có những bước chuyển mình với những bước vượt bậc.Bộ mặt dân cư ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tích cực.Đời sống nhân dân được nâng cao,cơ sở hạ tầng khang trang đẹp đẽ,văn hóa-giáo dục được đầu tư phát triển.Nhắc đến Đông Tân ngày nay,người ta liên tưởng như mình đang sống ở “ Phố giữa làng”.Đông Tân ngày càng giàu đẹp,ngày càng phát triển.Đây là mong muốn của tất cả nhân dân nơi đây và họ luôn

Trang 25

phấn đấu vì mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đặt ra xây dựng một nước

Việt Nam “ Dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng dân chủ,văn minh.”

1.2.2 Hoạt động XKLĐ tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình

Đông Tân là xã có số người đi XKLĐ nhiều nhất huyện Đông Tỉnh Thái Bình

Hưng-Xuất khẩu lao động ở Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình được bắt đầu manh nha từ năm 1999 với một vài lao động đi làm việc tại Đài Loan.Hoạt động bắt đầu sôi nổi từ những năm 2002 đến nay.Hiện nay trên địa bàn toàn

xã có 278 người đi lao động và làm việc tại nước ngoài chủ yếu là phụ nữ đi lao động tại Đài Loan,Ma Cao.Nếu tính cả số lượng người đi XKLĐ không khai báo số lượng này có thể lên đến trên dưới 500 người

Trong khoảng thời gian 3-4 năm trở lại đây thi trường XKLĐ thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.Do tình hình kinh tế trong nước trong thời kỳ này gặp khá nhiều khó khăn.lực lượng lao động trẻ chọn giải pháp đi XKLĐ để tìm việc làm và có thu nhập trang trải kinh tế

Hoạt động XKLĐ đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển trên địa bàn xã.Theo thống kê của UBND xã Đông Tân thì mỗi năm người lao động ở nước ngoài gửi về từ 12-14 tỷ đồng,đây là những con số mà một vùng đất thuần nông cây lúa chưa bao giờ có được

Nhiều cách gọi mới được hình thành trong thời kỳ XKLĐ như “ Xóm Đài Loan” dùng cho Xóm 5 Thôn Tây Thượng Liệt-Xã Đông Tân-Huyện Đông Hưng-Tỉnh Thái Bình.”Thôn Hồng Kông” dùng choThôn Vĩnh Ninh-

Xã Đông Tân-Tỉnh Thái bình đã khẳng định ảnh hưởng của hoạt động XKLĐ trên địa bàn rất lớn

Trang 26

Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA DƯỚI TÁC ĐỘNG

CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI ĐÔNG TÂN-

Văn hóa gia đình truyền thống người Việt:

Từ xa xưa, văn hoá ứng xử trong gia đình đã được ông cha ta đặc biệt coi trọng: Gia đình phải có gia giáo; gia lễ; gia pháp; gia phong mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt

Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam cho thấy có rất nhiều câu thể hiện điều này Từ lúc mới sinh ra, con người đã được đặt trong sự gắn bó thiêng liêng của tình mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xương cha, da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì con” Khi khôn lớn mỗi người không thể quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ, kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Chữ “hiếu” luôn được đề cao trong quan hệ ứng xử với cha mẹ và được thể hiện bằng tục báo hiếu Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, con cái đối với cha mẹ đã được ông cha ta nâng lên thành đạo làm cha mẹ, đạo làm con Từ mối quan hệ chủ đạo này đã hình thành nên đạo thờ ông bà tổ tiên, đạo thờ cha mẹ, góp phần nuôi dưỡng cho con người tình cảm “Uống nước nhớ nguồn”

Trang 27

Trong quan hệ ứng xử, người xưa cũng đặc biệt coi trọng tình nghĩa giữa anh chị em trong một gia đình: “Anh em như chân, như tay Như chim liền cánh, như cây liền cành”, “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc” Mối liên

hệ ruột thịt là mối liên hệ thiêng liêng không thể chia cắt: “Cắt dây bầu dây bí/ Chẳng ai cắt dây chị dây em” Vì lẽ đó, ông cha ta cũng lên án nghiêm khắc những ai không giữ được tình cảm anh em: “Người dưng có nghĩa thì đãi người dưng/ Anh em vô nghĩa thì đừng anh em”…

Đối với quan hệ vợ chồng, sự ho nhà thuận và tình nghĩa thuỷ chung luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời người: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, “Đốn cây ai

nỡ dứt chồi/ Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương”

Quan hệ cha mẹ với con cái:

Trong gia đình người Việt ,vì chịu ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp ,với nhau cầu sử dụng lao động cao thường coi trọng việc sinh nhiều con,đông con.Cha mẹ luôn nhất mực yêu thương con cái,coi con cái là tài sản quay báu nhất của mình:

“Con hơn cha là nhà có phúc”

Quan niệm nhiều con thì nhiều của

Người cha người mẹ nào cũng dành cho con những sự yêu thương vô

bờ bến:

“Nuôi con chẳng quản chi thân

Chỗ ướt mẹ nằm ,chỗ ráo con lăn”

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Trang 28

Ông ơi ông với tôi nao

Tôi có đồng nào ông hãy sáo măng

Có sáo thì sáo nước trong

Chớ sáo nước đục đau lòng cò con”

Đáp lại tình yêu thương của cha mẹ,con cái thể hiện sự kính trọng biết ơn:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Đạo làm con được thể hiện qua sự trọng chữ Hiếu của con cái đối với cha mẹ:

-Phải biết kính trong cha mẹ

-Biết vâng lời cha mẹ

-Phụng dưỡng cha mẹ

Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt như: Sự hoà thuận, chung thuỷ, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu đễ với cha mẹ, anh em Nhiều gia đình Việt Nam xưa nhờ biết duy trì lối ứng xử

có văn hoá đã tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng noi theo Chính gia

lễ, gia phong ấy là cái gốc của gia đình, giữ cho con người Việt Nam, gia đình

và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt và sự trong sáng với cội nguồn

Tuy nhiên trong thời kỳ XKLĐ,những giá trị văn hóa này đang dần dần

bị thay đổi

Việc một hay một số thành viên trong gia đình rời khỏi ngôi nhà cùng chung sống để đi làm ăn ở nước ngoài trong thời gian dài làm phát sinh những

Trang 29

gia đình theo dạng mô hình “ không đầy đủ” tức là cha mẹ ,con cái,người thân không cùng chung sống trong một khu vực không gian lãnh thổ chung,và không cùng chia sẻ những tâm tư tình cảm.Mô hình này xuất hiện ngày một nhiều,có thể trong một gia đình có nhiều người sống ở các quốc gia khác nhau,sự rang buộc sinh hoạt chung trong gia đình trở nên không còn quan trọng

Thực tế cho thấy,nhiều gia đình có vợ hoặc chồng đi xuất khẩu lao động,thì việc xa nhau là điều tất yếu.Họ chỉ có cơ hội gặp gỡ nhau phụ thuộc vào hợp đồng lao động đã ký kết.Do điều kiện tuân thủ hợp đồng và yếu tố không gian nên họ thường xa nhau hàng năm trời.Như vậy,không thể thường xuyên trao đổi tình cảm với nhau Họ chỉ có cơ hội trao đổi qua các phương tiện thông tin như điện thoại,internet.Việc cùng nhau giải quyết những vấn đề của gia đình gần như không thể thực hiện.Tiếng nói của người đi xa chỉ mang tính chất tham khảo,gợi ý chứ ít có thể quyết định

Vợ chồng không có sự ràng buộc lẫn nhau,mỗi người sống một nơi làm những công việc riêng biệt nên dần dần sự gắn kết vợ chồng càng trở nên lỏng lẻo,nhạt nhòa.Nếu trước kia vợ chồng “Chung sức chung lòng” thì XKLĐ đẩy

họ vào hoàn cảnh “ Việc ai người đấy làm”và trở thành những cá thể độc lập.Quan hệ vợ chồng mang tính chất tượng trưng vì họ cùng nhau giải quyết các việc lớn như xây dựng nhà cửa,chia sẻ việc đầu tư cho chăm sóc con cái

Việc không giữ được tiếng nói chung giữa vợ và chồng,việc bị những cám dỗ bên ngoài dẫn đến tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng,tình trạng vợ chồng sống không hòa hợp cũng trở nên phổ biến

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình cũng biến đổi.Cha

mẹ không có cơ hội để tiếp xúc nhiều với con cái.Không hiểu được tâm tư tình cảm giữa con cái nên mối quan hệ tình cảm giữa hai thế hệ trở nên thiếu bền vững

Trang 30

Thực tế cho thấy tại xã Đông Tân khi người lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài chủ yếu là phụ nữ,đàn ông làm nhiệm vụ chăm sóc con cái thường không được chu toàn.Theo văn hóa truyền thống người Việt thì vai trò của người mẹ trong gia đình rất được đề cao,do đàn ông thường xuyên sống vắng nhà nên nhân cách của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến con cái Đa phần đàn ông gặp khó khăn trong việc tiếp cận con cái hơn phụ nữ,không thể đi sâu vào đời sống tình cảm của con,thiếu sự mềm mỏng,thiếu những tâm sự để hiểu sâu về tâm lý con cái.Giai đoạn khó khăn nhất là giai đoạn tuổi dậy thì,con cái thay đổi tâm sinh lý,nếu người cha không có sự can thiệp khéo léo,hay người mẹ không có sự dạy dỗ tận tình dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng,gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách,lối sống của trẻ sau này.Nhưng những điều này luôn là những khoảng trống mà các gia đình có người đi XKLĐ gặp phải do thiếu một vế trong cấu trúc của một gia đình.Các gia đình thường chọn phương án đi XKLĐ khi sức khỏe còn ổn định đồng nghĩa với điều đó là đối tượng mới kết hôn và vừa sinh con đi nước ngoài chiếm thành phần chủ yếu.Điều đó khiến cho sợi dây tình cảm giữa cha

mẹ đi XKLĐ và con cái còn nhỏ trở nên hết sức mong manh.Những ảnh hưởng của người đi xa khó có thể tiếp cận với đứa trẻ khi nhân thức về tình cảm của đứa trẻ chưa hoàn thiện khiến cho khoảng cách cha mẹ với con cái càng trở nên giãn cách

Ngoài tình cảm vợ chồng,con cái,còn những mối quan hệ khác không thể bỏ qua

Trước hết là mối quan hệ truyền thống vốn dĩ nhiều mâu thuẫn-mối quan hệ “mẹ chồng nàng dâu” thời hiện đại

Quan hệ mẹ chồng nàng dâu tại Đông Tân ngày nay,đã không còn tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt như trước kia.Do phần lớn các gia đình đều có kinh tế

Trang 31

riêng,xu thế gia đình hạt nhân phổ biến,những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày đã không còn là rào cản ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp này

Tuy nhiên tồn tại hai xu thế,một là mối quan hệ “Mẹ chồng ,nàng dâu” trở nên tốt hơn do con dâu ra ngoài làm ăn kinh tế tốt,có điều kiện chăm sóc ,phụng dưỡng cha mẹ chồng tốt hơn,được mẹ chồng quý mến

Xu hướng thứ hai,do mải làm ăn kinh tế,người phụ nữ bỏ bê chuyện gia đình,trao việc chăm sóc chồng con cho mẹ chồng,khiến mẹ chồng không vừa lòng,nảy sinh mâu thuẫn

Mặc dù theo khảo sát có 60% trường hợp nói rằng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở mức độ hòa hợp nhưng có tới 40 % nói rằng mối quan hệ đang có chiều hướng đi xuống.Điều này cho thấy ảnh hưởng của hoạt động XKLĐ tác động đến mối quan hệ này rất lớn.Xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp tình cảm giữa người thân trong gia đình

Thời kỳ xuất khẩu lao động đẩy người ta vào cơn lốc cơm áo gạo tiền

mà làm cho việc duy trì mối quan hệ tình cảm trở nên khó khăn hơn.Nhiều phụ nữ sau khi đi XKLĐ trở nên thay đổi tính nết,kiêu căng hách dịch,cậy mình có tiền ,coi thường người khác.Chuyện con dâu coi thường bố mẹ chồng,lạnh nhạt với chồng,thờ ơ với con cái xuất hiện không ít.Nếu lối sống như thế này kéo dài sẽ làm mai một đi tính cách “trọng tình trọng nghĩa” xưa nay vẫn là biểu hiện đẹp của văn hóa Việt Nam

2.1.2 Sự thay đổi quan niệm về giới trong gia đình và ngoài xã hội

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ thì vai trò giới được định nghĩa như sau:

Vai trò giới là tập hợp những hoạt động và hành vi ứng xử mà nam giới

và phụ nữ học được và thể hiện trong thực tế, dựa trên mong đợi từ phía xã

Trang 32

hội ở một người, tùy thuộc người đó là phụ nữ hay nam giớ i Các vai trò giới đa dạng (tùy thuộc vào vị trí và bối cảnh), thay đổi theo thời gian (tương ứng với sự thay đổi của các điều kiện và hoàn cảnh) và thay đổi theo sự thay đổi trong quan niệm xã hội (tương ứng với việc chấp nhận hoặc không chấp nhận một hành vi ứng xử vai trò nào đó)

Vai trò giới thể hiện ở ba loại hình:

1.Vai trò sản xuất:

Là những công việc do phụ nữ và nam giới thực hiện nhằm tạo ra thu nhập hoặc để tự tiêu dùng Chúng bao gồm các hoạt đ ộng tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc tạo ra những dị ch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình

Ví dụ: vai trò sản xuất của phụ nữ ở nông thôn bao gồm công việc trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn, làm hàng thủ công…Vai trò s ản xuất của phụ nữ ở thành thị bao gồm vi ệc làm công ăn lương trong các cơ quan, xí nghiệp, làm thuê cho chủ tư nhân hoặc kinh doanh, buôn bán…

2 Vai trò tái sản xuất và nuôi dưỡng

Là những hoạt đ ộng tạo ra nòi giống và tái tạo sức lao động Chúng bao gồm vi ệc sinh con, nuôi dạy con, chăm sóc các thành viên khác trong gia đình và làm các công việc nội trợ, giặt giũ, lau chùi nhà cửa…Các công việc này hầu hết do phụ nữ đảm nhiệm và là những công việc không trả thù lao

3 Vai trò cộng đồng, xã hội

Vai trò bao gồm những hoạt động nhằm đảm bảo sự cung cấp và bảo

vệ những nguồn lực khan hiếm cho nhu cầu chung của cộng đồng như vệ sinh môi trường, nước sạch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục…Đây hầu hết là những hoạt động tình nguyện và không được trả thù lao

Trang 33

Như các công việc của làng, bản, khối phố, họ hàng, tham gia chính quyền, lãnh đạo xã hội…nhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động chung của cộng đồng xã hội như: xây dựng đường làng, ngõ xóm, giữ gìn trật tự vệ sinh hoặc trao đổi thông tin, tổ chức họp hành, lễ hội, tham gia các đoàn thể…

Vai trò lãnh đạo cộng đồng:

Vai trò này bao gồm những hoạt động được thực hiện ở cấp cộng đồng, các tổ chức, các hoạt động chính trị chính thức…Đây là những hoạt động được trả công và dẫn đến việc nâng cao quyền lực và địa vị

Trong đề tài này, thuật ngữ vai trò kép cũng được cho là cơ sở lý luận quan trọng Vai trò kép ở đây được hiểu: Dùng để chỉ một hiện tượng là phụ nữ thường đảm nhận cùng lúc nhiều vai trò, thời gian làm việc dài hơn

và nhiều công việc vụn vặt hơn nam giới Phụ nữ thường thực hiện cùng lúc vai trò tái sản xuất, vai trò sản xuất và vai trò cộng đồng, trong khi đó nam giới thường tập trung vào vai trò sản xuất và vai trò lãnh đạo cộng đồng

Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ thì phụ nữ it

có quyền quyết định trong gia đình và xã hội bởi vai trò thế yếu của họ xuất phát từ sự gia trưởng trong gia đình và tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ ”

Tại xã Đông Tân, hiện nay 80% phụ nữ đi XKLĐ vì kinh phí đầu tư ban đầu không lớn, thu nhập lại tương đối khá Hầu hết số lao động nữ này đều góp phần cải thiện kinh tế gia đình, làm thay đổi bộ mặt nông thôn

Trong các gia đình này đã có sự thay đổi cơ cấu tổ chức gia

đình.Người phụ nữ đảm nhiệm nhiệm việc tạo nguồn thu nhập kinh tế,còn người đàn ông đóng vai trò làm nội trợ và chăm sóc con cái,tham gia các hoạt động cộng đồng.Như vậy đã có sự thay đổi một cách rõ rệt vai trò

Trang 34

giới,khi phụ nữ đảm nhận vai trò sản xuất còn đàn ông thực hiện vai trò kép: Vai trò sản xuất,vai trò tái sản xuất và nuôi dưỡng,vai trò cộng đồng xã hội

Điều đó hiển nhiên diễn ra trong đời sống,người phụ nữ vẫn có thể làm tốt công việc kiếm tiền trang trải cuộc sống và người đàn ông làm tốt công việc chăm sóc gia đình

Theo cuộc khảo sát,90% người phỏng vấn quan niệm thoáng về việc phụ nữ đi làm kinh tế bên ngoài phục vụ nhu cầu cải thiện kinh tế,không gò

ép phụ nữ vào các công việc gia đình,tôn trọng phụ nữ và các quyền phụ nữ được hưởng

Bên cạnh việc thừa nhận năng lực làm kinh tế,khả năng chăm sóc gia đình của người đàn ông ,thì biểu hiện của sự biến đổi quan niệm về giới còn được thể hiện ở việc sinh con và nuôi con của các hộ gia đình

Theo tìm hiểu của chúng tôi,các gia đình có người đi XKLĐ thường không đặt nặng vấn đề sinh con trai hay con gái.Xu hướng chung thiên về sinh con và nuôi dạy con khỏe mạnh

Nếu như định kiến về giới đã ăn sâu vào suy nghĩ và hành động của người Việt từ xưa đến nay,thì XKLĐ đã chứng tỏ những định kiến đó hoàn toàn có thể xóa bỏ được

Trang 35

-Có thể là người vợ( Gia đình có phụ nữ đi XKLĐ )

là việc của phụ nữ)

Người đàn ông làm nội trợ (Các gia đình có phụ nữ đi XKLĐ)

Quan niệm phụ nữ đi lao

Mối quan hệ dựa trên

trẻ em gái

Con gái không cần học hành nhiều.Lớn thì đi lấy chồng

Trẻ em được chăm sóc giáo dục như nhau,tạo mọi điều kiện trong sinh hoạt,học tập

Ngày đăng: 01/06/2015, 22:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Nguyễn Văn Quyết (2003),Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp ,nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp,luận án tiến sỹ Văn hóa học,Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp ,nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Quyết
Năm: 2003
3.Nguyễn Thu Thảo,Xuất khẩu lao động sang Trung Đông.khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu lao động sang Trung Đông
1.Nguyễn Phúc Hưng,Phân tích vai trò giới và ảnh hưởng của nó tới sự đưa ra quyết định Khác
4.Ủy ban nhân dân xã Đông Tân,Số liệu thống kê dân số,vị trí địa lý xã Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình Khác
5.GS-TS Hoàng Vinh: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w