1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC SINH.doc

9 840 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 106,5 KB

Nội dung

Môn: Dân số và Phát triển Đề tài 4: Phân ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC SINH I. Khái niệm mức sinh ● Mức sinh: phản ánh khả năng sinh đẻ của người phụ nữ hay cặp vợ chồng. Mức sinh đề cập đến số trẻ em sinh ra còn sống và thường được tính theo số phụ nữ, vì nữ giới là người trực tiếp sinh con. + Khả năng sinh đẻ: là đề cập đến khả năng sinh lý của người phụ nữ, nam giới hay cặp vợ chồng về sinh đẻ. Khả năng sinh đẻ muốn nói đến khả năng sinh lý, sinh học mà người phụ nữ, đàn ông hay cặp vợ chồng có thể sinh ra được ít nhất một người con còn sống. Đối lập với khả năng sinh đẻ là vô sinh (không có khả năng sinh đẻ). ● Mức sinh đẻ tự nhiên, sinh học: phản ánh số con có thể sinh được tối đa theo khả năng sinh lý, sinh học của người phụ nữ, đàn ông hay cặp vợ chồng trong suốt thời kỳ sinh sản của mình nếu để cho họ quan hệ tình dục một cách thoải mái mà không có một sự can thiệp hoặc tác động ý thức nào của chủ thể và xã hội, dù sự can thiệp đó vì mục đích gì. Như vậy, mức sinh sinh học đề cập đến số con tối đa lý thuyết có thể có được theo khả năng sinh lý, sinh học của phụ nữ, nam giới hay cặp vợ chồng. ● Mức sinh thay thế: Đề cập đến số con mà một người phụ nữ hay một cặp vợ chồng trong suốt cuộc đời sinh sản của mình cần có được đủ để thay thế cả bố lẫn mẹ, tiếp tục tham gia vào quá trình tái sinh sản giản đơn trong những thế hệ sau II. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mức sinh 1. Nhóm 1: Các yếu tố thuộc về tự nhiên - sinh học, môi trường, nòi giống 1. Ảnh hưởng của tự nhiên sinh học tới mức sinh ● Sinh đẻ là hiện tượng mang tính chất sinh học tự nhiên. Nếu xã hội không ai chấp nhận KHHGĐ và kiểm soát mức sinh thì sự sinh đẻ tự nhiên là yếu tố duy nhất tác động trực tiếp đến mức sinh. Việc sinh đẻ ở đây bị chi phối bởi bản năng sinh học tự nhiên của con người. ● Khả năng sinh lý-sinh học của con người quyết định sinh đẻ được hay không, sinh nhiều hay ít, mức sinh cao hay thấp… ● Nhóm tuổi 20-35 là nhóm tuổi sức sinh đẻ rất lớn. 2. Ảnh hưởng của môi trường tới mức sinh ● Môi trường sống của con người cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mức sinh. Ở đâu có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thời tiết, khí hậu ấm áp, mát mẻ, môi trường trong lành… thì nơi đó khả năng thụ thai lớn và mức sinh thường rất cao. 3. Ảnh hưởng của nòi giống tới mức sinh ● Mỗi dân tộc là một nòi giống khác nhau. Mỗi giống nòi đều có khả năng sinh lý, sinh sản, mức độ vô sinh, mức độ mắn đẻ theo các độ tuổi không giống nhau. Do vậy, trong cùng điều kiện tương đương, kết quả sinh đẻ đạt được sẽ không giống nhau giữa các dân tộc, các giống nòi. 2. Nhóm 2: Các yếu tố thuộc về kinh tế - xã hội Các yếu tố thuộc kinh tế xã hội tác động đến quá trình sinh đẻ rất phong phú, đa dạng. trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên, mức sống nâng cao, điều kiện sống của người dân được cải thiện là điều kiện tiền đề quan trọng cho sự biến đổi mức sinh. Môn: Dân số và Phát triển Đề tài 4: Phân ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh ● Tác động ngược chiều với mức sinh: mức sống tăng lên, mức sinh thực tế thường giảm xuống và ngược lại. A.Xmit đã rút ra một nhận xét rất nổi tiếng là” Nghèo đói tạo điều kiện và khả năng cho sinh đẻ” C.Mac cũng rút ra kết luận là” Số lượng trẻ em được sinh đẻ tỉ lệ nghịch với quy mô của cải mà người công nhân có được” ● Tác động cùng chiều tới mức sinh Trên thực tế, mối quan hệ giữa 2 biến số không phải bao giờ cũng diễn ra theo tỉ lệ nghịch. Có nhiều quốc gia, khu vực thời kì khi mức sống tăng thì mức sinh cũng tăng theo. nó được chứng minh từ thực tế, trong xã hội chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, thời kì đầu tích lũy nguyên thủy tư bản, thậm chí cho đến bây giờ vẫn đang diễn ra ở nhiều nước đang phát triển - Thứ nhất: khi mức sống tăng lên, điều kiện dinh dưỡng cải thiện, thể lực và trí lực của con người nâng cao hơn, sức khỏe dồi dào, làm khả năng sinh đẻ tự nhiên của cá nhân, lẫn cộng đồng tăng. - Thứ hai: thu nhập tăng sẽ đảm bảo điều kiện vật chất giúp người dân có thể nuôi thêm nhiều con hơn, khích thích sự gia tăng mức sinh. 1. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế tới mức sinh 1. Tăng trưởng kinh tế + Tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập,tạo tiền đề vật chất cho việc giảm sinh một cách bền vững. do mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng đều mong ước có một số lượng con nhất định. Tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập có điều kiện vật chất để khống chế mức chết, tiền đề cho việc giảm mức sinh một cách vững chắc, nên nếu mức chết đặc biệt là mức chết đối với trẻ em thấp, người dân không phải sinh đẻ nhiều để dự phòng rủi ro. Do vậy khống chế mức chết tạo điều kiện thuận lợi cho điều tiết mức sinh. + Tăng trưởng kinh tế dẫn đến quá trình độ thị hóa dẫn đến tỷ trọng dân cư nông thôn giảm, dân cư thành thị tăng làm cuộc sống đô thị gặp nhiều khó khăn như: nhà ở, giá cả đắt đỏ, chi phí học tập,y tế, chăm sóc, các dịch vụ khác. Môi trường, điều kiện thành phố trở lên không thích hợp với gia đình đông con. quan điểm, nhận thức, hành vi sinh đẻ của người dân thay đổi. + Tăng trưởng kinh tế cùng với kế hoạch hóa gia đình,kinh tế phát triển tạo điều kiện cho nhà nước, địa phương đầu tư nhiều hơn về nhân, tài, vât lực cho chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình( DS- KHHGD) triển khai sâu rộng, cung ứng dịch vụ đầy đủ, kịp thời tạo điều kiện cho người dân đặc biệt là phụ nữ chủ động sinh đẻ. 2. Vấn đề việc làm + Kinh tế phát triển ,quy mô mở rộng, chỗ làm việc được tạo ra nhiều việc làm cầu tăng, tìm kiếm việc làm thuận lợi ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người dân, mức sinh có xu hướng tăng và ngược lại. Môn: Dân số và Phát triển Đề tài 4: Phân ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh + Tạo nhiều việc làm thủ công, đơn giản yêu cầu mặt kĩ thuật thấp, có khả năng và dễ dàng thu hút lao động trẻ em sẽ tạo động lực sinh nhiều con khuyến khích việc gia tăng mức sinh. Ngược lại kinh tế cao đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ đồng nghĩa qua đào tạo. Tìm việc làm khó khăn thì đông con trở thành gắng nặng cho gia đình nên gia đình không muốn, dám sinh con. + Phụ nữ khi được làm ngoài xã hội sẽ có điều kiện giao tiếp, mở rộng quan hệ xã hội, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh tế trong có có kiến thức về dân số kế hoạch hóa gia đình, từ đó họ kiểm soát mức sinh của mình, điều chỉnh hành vi sinh đẻ của mình theo chuẩn mực chung. Kết hôn muộn sinh đẻ thưa, ít con. 2. Ảnh hưởng của xã hội đến mức sinh 1. Giáo dục + Sự phát triển nói chung và sự phát triển giáo dục nói riêng của mỗi nước ảnh hưởng đến trình độ học vấn của người dân đặc biệt là số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. + Số con trung bình của phụ nữ tỉ lệ nghịch với trình độ học vấn của họ vì họ kiểm soát được các yếu tố: thu nhập gia đình, tiếp cận các dịch vụ về sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình + Người có trình độ học vấn họ sẽ biết các biện pháp tránh thai có hiệu quả để dãn khoảng cách sinh đẻ, chủ động thời điểm sinh con. Khi mang thai họ biết cách chăm sóc sức khỏe của mình để sinh ra một đứa con khỏe mạnh an toàn. + Đối với nam giới, việc có trình độ giaó dục, học vấn cao giúp họ chấp nhận chia sẻ công việc gia đình với vợ con,thự hiện biện pháp tránh thai, chấp nhận quy mô dân số ít con. Trình độ học vấn cao là điều kiện tiền đề hạ thấp mức sinh. Phụ nữ chưa bao giờ đến trường thường lấy chồng sớm, và thường có nhiều con hơn phụ nữ lấy chồng muộn. 2. Y tế ● Y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết định cuối cùng trong việc hạn chế mức sinh. ngành y tế đóng góp trực tiếp trong việc tạo ra các phương tiện, phương pháp hạn chế sinh đẻ, tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ. ● Ngành dân số có nhiệm vụ tuyên truyền vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, còn ngành y tế có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ tránh thai an toàn, hiệu quả. Hiện nay, các biện pháp, phương tiện về kế hoạch hóa gia đình khá phong phú và đa dạng bao gồm các biện pháp tránh thai tạm thời( dụng cụ tử cung, bao cao su…), các phương pháp tránh thai viễn viễn( đình sản nữ, đình sản nam…), và các phương pháp khẩn cấp khi đối tượng có nhu cầu. Nếu chất lượng của các dịch vụ tốt thì số người sử dụng BPTT sẽ tăng lên và ngược lại. Để tác động trực tiếp đến mức sinh có các giải pháp về kinh tế, giáo dục, tuyên truyền, hành chính, pháp luật song nó chỉ tác động vào ý thức con người chỉ khi họ sử dụng BPTT mới có thể chủ động hạn chế số lần sinh, khoảng cách sinh giữa các lần thực hiện kế hoạch hóa gia đình mới giảm được mức sinh. ● Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở trẻ sơ sinh cũng gián tiếp góp phần làm giảm mức sinh. Như vậy muốn giảm mức sinh phải phát triển hệ thống y tế nói chung và hệ thống chuyên ngành dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nói riêng. 3. Bình đẳng giới Bình đẳng giới xác lập, nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ là của cải con trai, con gái. Cha mẹ không cần phải cố sinh con trai để trông cậy lúc về già, vấn đề kéo dài dòng họ, thờ cúng tổ tiên sẽ Môn: Dân số và Phát triển Đề tài 4: Phân ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh do cả nam và nữ đảm nhận, thì các bậc cha mẹ không có ý nguyện sinh nhiều hay ít con trai để nối dõi tông đường. + Sự bất bình đẳng thể hiện phụ nữ có ít cơ hội học tập, cao trình độ dẫn đến chỉ làm những công việc phổ thông, ảnh hưởng đến hành vi sinh đẻ. Trình độ thấp,phụ nữ thường chỉ gánh vác công việc nội trợ, chăm sóc con cái, ít có cơ hội hưởng phúc lợi xã hội. Không có trình độ hiểu biết nên họ không tự mình quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến cuộc sống của họ như: quyết định số con, thời điểm sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh Nhận xét: quỹ đạo chung theo xu hướng: mức sống nâng cao, khả năng sinh đẻ tự nhiên tăng lên,song mức sinh mong muốn đều có xu hướng giảm. Nhưng tăng trưởng kinh tế và mức sống phải đạt đến một ngưỡng giới hạn nào đó thì biến đổi mức sinh mới diễn ra và đúng với quỹ đạo của nó. 3. Nhóm 3: Các yếu tố thuộc về nhân khẩu học 1. Tử vong ảnh hưởng tới mức sinh Sinh đẻ và tử vong có mối quan hệ khăng khít và gắn bó mật thiết với nhau. Mức độ tử vong ảnh hưởng đến mức sinh qua một số cơ chế. Thứ nhất ảnh hưởng đến số người trong độ tuổi sinh đẻ qua cơ cấu tuổi giới tính. Tại phạm vi vi mô số con một cặp vợ chồng đẻ ra có thể chịu ảnh hưởng bởi xác suất sông qua độ tuổi sinh đẻ, không có vợ hoặc chồng chết sớm. Thứ hai,tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em có ảnh hưởng tới mức sinh qua cơ chế sinh học và hành vi. 2. Di dân và phân bố dân số. Di dân và phân bố dân số,mật độ dân số đông hay thưa đều ảnh hưởng đến mức sinh .Những người di chuyển đa phần là trẻ khỏe,đang trong độ tuổi sinh đẻ.Do vậy vùng nhập cư,vùng dân cư đông đúc thường có mức sinh tăng cao hơn,trong khi vùng xuất cư vùng dân cư thưa thớt mức sinh tăng chậm và có khi còn giảm sút. BIỂU 2.13: TỔNG TỶ SUẤT SINH CHIA THEO TìNH TRẠNG DI CƯ VÀ THÀNH THỊ/ NÔNG THÔN, 2009 Ở VIỆT NAM Đơn vị tính: Con/phụ nữ Tinh trạng di cưToàn quốc Thành thị Nông thôn Không di cư 2,04 1,87 2,11 Di cư ngoại tỉnh1,97 1,58 2,52 Biểu 2.13 cho thấy, nói chung tổng tỷ suất sinh hầu như không có sự khác biệt giữa người di cư và không di cư trên phạm vi cả nước (1,97 và 2,04 con/phụ nữ). Tuy nhiên, khi phân tích riêng khu vực thành thị và nông thôn, sự khác biệt này là khá rõ. Trong khi ở khu vực thành thị, tổng tỷ suất của người di cư lại lớn hơn 0,41 con/phụ nữ so với người không di cư. Môn: Dân số và Phát triển Đề tài 4: Phân ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh 3. Chất lượng và cấu trúc dân số theo tuổi và giới tính ảnh hưởng tới mức sinh +Nơi có cấu trúc dân số theo tuổi trẻ,số lương phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đông cân đối về giới tính thì nơi đó mức sinh thường cao và ngược lại. +Ở đâu người dân có điều kiện tiếp cận với giáo dục thuận lợi,trình đọ học vấn và nhận thức về xã hội cao,ở đó thường có mức sinh thấp 4. Hình thức và chế độ hôn nhân gia đình. Hình thức và chế độ hôn nhân gia đình cũng ảnh hưởng đến mức sinh, như: tuổi kết hôn trung bình lân đầu cao hay thấp; tỉ lệ phụ nữ đang có chồng trong độ tuổi sinh đẻ; mức độ kết hôn ở các độ tuổi trẻ, tảo hôn; tỉ lệ phụ nữ ly hôn, ly thân, góa sống xa chồng, tái kết hôn; tỉ lệ phụ nữ sống độc thân vĩnh viễn; độ dài thời gian sống trong hôn nhân hoặc có hoạt đông tình dục; gia đình truyền thống,gia đình hiện đại; tập tục đa phu, đa thê… đều ảnh hưởng không nhỏ đến mức sinh. 4. Nhóm 4: Các yếu tố thuộc về văn hóa truyền thống, tâm sinh lý, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng… ● Trình độ văn hóa biểu hiện qua cách cư xử của con người với nhau, với xã hội, hay thông qua sự hiểu biết, học hỏi, giáo dục, nhận thức từ các quá trình nhận thức như quá trình tri giác, quá trình học tập, giao tiếp. Vì vậy, nó tác ảnh hưởng rất lớn đến mức sinh đẻ Vd: Được học tập, giáo dục tốt làm trình độ học vấn cao nhận thức được độ tuổi kết hôn nào là hợp lý cho gia đình, công việc của mình, học biết sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả, họ biết chăm sóc bản thân mình và con một cách an toàn khỏe mạnh. Hay trình độ văn hóa giúp cách ứng xử của mỗi thành viên trong gia đình một cách công bằng, văn minh hơn. Người chồng có thể không những là trụ cột trong gia đình với những công việc quan trọng mà còn chia sẻ những công việc gia đình, họ thông cảm với người phụ nữ khi đi ra ngoài xã hội. ● Phong tục tập quán tâm lý xã hội cũ ảnh hưởng đến mức sinh như tâm lý muốn sinh nhiều con, gia đình đông con, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý thích con trai để nối dõi tông đường, truyền dòng tiếp giống, thờ phụng cha mẹ, nương tựa tuổi già, phong tục kiêng kỵ, quan niệm hôn nhân kết hôn sớm. Nó xuất hiện tồn tại ở các nước phát triển kinh tế thấp văn hóa lạc hậu. Khi cơ sở kinh tế xã hội phát triển, đời sống người dân được cải thiện thì phong tục tập quán cũ mất đi, xuất hiện phong tục tập quán, tâm lý xã hội mới, nó biểu hiện ở chỗ kết hôn muộn, gia đình ít con, nam nữ bình đẳng. Tất cả điều đó làm giảm mức sinh. ● Tôn giáo ảnh hưởng đến mức sinh biểu hiện như người theo đạo thiên chúa hay đạo Hồi thường có mức sinh cao,đối với đạo Thiên Chúa họ khuyến khích đông con,ủng hộ gia đình có quy mô lớn và không chấp nhận các biện pháp tránh thai có hiệu quả.Đối với Hồi giáo họ không chấp nhận triệt sản và nạo phá thai khi thai đã được 4 tháng. Qua đây ta thấy được tôn giáo có tác động rất lớn đến mức sinh của mỗi cộng đồng tôn giáo. Nhóm 5: Chính sách dân số Nhận thức được vai trò của dân số, mối quan hệ giữa dân số và phát triển, Nhà nước với chức năng quản lý của mình, đã đề ra những chủ trương chính sách và biện pháp để điều tiết mức sinh cho phù Môn: Dân số và Phát triển Đề tài 4: Phân ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh hợp với trình độ và khả năng của mỗi nước. Chính vì vây chính sách dân số đã có từ xa xưa và cho đến ngày nay rất nhiều nước đãcó chính sách dân số riêng cho mình.các chính sách đã phát huy tác dụng to lớn trong việc điều tiết mức sinh theo hướng cần thiết. Khái niệm Chính sách dân số theo nghĩa rộng các chủ trương, chính sách và biện pháp của nhà nước có liên quan đến dân số như chính sách tiền lương, nhà ở, việc làm,y tế, điều tiết mức sinh, mức chết, dân cư Hiểu theo nghĩa hẹp chính sách dân số là chủ trương, chính sách, biện pháp điều tiết quá trình dân số sinh, chết, di dân. Chính sách dân số thông qua một số biện pháp cụ thể: ● Biện pháp tuyền truyền giáo dục để người dân tự nguyện, tự giác chấp hành các mục tiêu của chương trình dân số, tự nguyện sinh đẻ có kế hoạch. Sinh đẻ là quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi người. Vì vây không thể dùng các biện pháp cưỡng chế, mà phải tuyên truyền, giáo dục để người dân thay đổi nhận thức. ● Biện pháp kinh tế: thật vậy phát triển kinh tế, mức sống, mức sinh có mối quan hệ tác đọng qua lại lẫn nhau. Như vậy giảm mức sinh sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đơif sống cho người dân. Ở nước ta biện pháp kinh tế chỉ quan tâm đến thưởng phạt để khuyến khích hoặc giảm mức sinh.Tuy biện pháp này không phải chủ yếu, lâu dài nhưng có tác động nhất định cho việc điều tiết mức sinh. ● Biện pháp hành chính: Dùng biện pháp hành chính đối với những người không chấp nhận hoặc các mục tiêu của chương trình. Đây là biện pháp nhất thời khi ý thức của người dân chưa cao.Người ta phản đối đây là biện pháp cưỡng chế, nhưng nhờ chính sách này mà mức sinh giảm ● Biện pháp kỹ thuật: phụ thuộc vào từng trường hợp mà sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau như để có thai hoặc tránh thai, tránh sinh. Nhờ biện pháp này mà giảm mức sinh đáng kể. III. Liên hệ thực tế và các yếu tố ảnh hưởng tới mức sinh của Việt Nam 1. Xu hướng mức sinh ở Việt Nam: Xu hướng dân số Việt Nam trong các năm gần đây: Theo kết quả Tổng điều tra dân số 2009 có nhận xét các xu hướng chung của Việt Nam từ 1999-2009 như sau: 1.1 Mức sinh của nước ta liên tục giảm, tổng tỷ suất sinh đạt mức thấp nhất trong 2 thập kỷ qua -Có sự khác biệt mức sinh theo nơi cư trú ( thành thị/nông thôn),giữa các tỉnh ( Tây Nguyên có tổng tỷ suất sinh cao nhất, tiếp là Trung du…) => Vùng với mức phát triển cao hơn, phụ nữ có trình độ học vấn cao sẽ có tổng tỷ suất sinh thấp hơn.( do kinh tế nước ta những năm gần đây có những thay đổi…) 1.2 Mô hình sinh của phụ nữ chuyển từ “sớm” (1999) sang “muộn”(2009) => phụ nữ nước ta có xu hướng sinh con muộn hơn so với 10 năm trước đây.( do kinh tế, đời sống tốt hơn, tư tưởng kết hôn sớm dần dc từ bỏ, ) 1.3 Phụ nữ sinh con thứ 3 tiếp tục giảm từ 2005-2009 nhưng vẫn ở mức tương đối cao Môn: Dân số và Phát triển Đề tài 4: Phân ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh -Có sự khác biệt rõ tỷ lệ sinh con thứ 3 theo 6 vùng kinh tế xã hội:Tây Nguyên cao nhất, tiếp là Bắc Trung Bộ, - Tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn cao thì tỷ lệ sinh con thứ 3 càng thấp. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở Việt Nam Nguyên nhân dẫn tới giảm sinh giai đoạn 1999-2009 của Việt Nam 2.1 Yếu tố tự nhiên - sinh học, môi trường dẫn tới giảm sinh ở Việt Nam ● Sinh đẻ mặc dầu có liên quan đến cả nam và nữ, nhưng trên thực tế cho đến nay chức năng sinh đẻ chỉ do giới nữ quyết định. Tỷ lệ phụ nữ có năng lực sinh đẻ ngày càng thấp, thậm chí vô sinh. Sự hôn nhân diễn ra muộn cũng là một yếu tố dẫn tới giảm sinh. ● Điền kiện môi trường sống: Nhiệt độ trung bình năm tăng, hậu quả là làm thay đổi hệ sinh thái; gia tăng sức ép nhiệt độ lên cơ thể và tăng các bệnh nhiệt đới bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra thiên tai có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người dân hậu quả là mất nguồn nước sạch. Các dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, môi trường sống ngày càng thiếu trong lành…, ảnh hưởng tới năng lực sinh đẻ của người phụ nữ và cả nam giới 2.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội dẫn tới giảm sinh ● Năm 1999, tính chung cả nước thu nhập bình quân 1 người 1 năm theo giá hiện hành là 3 triệu 540 ngàn động. Thu nhập của người Việt đạt 1.050 USD trong năm 2009 ● Thu nhập quốc dân tăng lên, tạo điều kiện để Nhà nước cũng như các địa phương đầu tư nhân tài, vật lực cho chương trình dân số - KHHGĐ triển khai sâu rộng, nhu cầu KHHGĐ được đáp ứng cao, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, đặc biệt là người phụ nữ chủ động hơn trong việc điều chỉnh hành vi sinh đẻ của mình. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hạ thấp mức sinh. ● Tác động của Luật pháp, chính sách DS – KHHGĐ đến giảm sinh. Giảm sinh là một chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ năm 1961. KHHGD luôn được đề cập trong các đại hội Đảng. KHHGD được ghi trong hiến pháp 1992 2.3 Các yếu tố thuộc về nhân khẩu học ● Rủi ro tử vong đối với trẻ em giảm xuống, khả năng sống sót của trẻ em, nhất là những đứa con đầu lòng tăng lên, thì tâm lý và ý tưởng sinh đẻ nhiều con hơn đê sự phòng sẽ dần được thủ tiêu, mức sinh thực tế sẽ giảm xuống. ● Chính phủ đưa ra các chính sách khuyến khích và phổ cập giáo dục là cho điều kiện giáo dục ngày càng thuận lợi, trình độ học vấn và nhận thức về xã hội cao, dẫn tới mức sinh giảm. 2.4 Các yếu tố về văn hóa truyền thống, tâm sinh lý, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng… Môn: Dân số và Phát triển Đề tài 4: Phân ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh ● Sự bình đẳng giới ngày càng được coi trọng, tỷ lệ lạo phá thai để chọn giới tính cho con giảm dần. ● Trình độ văn hóa và giáo dục của con người cũng dần được nâng cao. Phụ nữ tham gia và quá trình lao động, sản xuất và làm việc với cường độ cao; nhu cầu học tập, du lịch vui chơi giải trí tăng lên. Tất cả những điều đó là cho ý muốn đẻ nhiều con không còn phổ biến như trước nữa. Điều này đã làm cho mức sinh giảm sút. 3. Dự báo mức sinh của Việt Nam Do các biến phát triển ngày càng tăng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, truyền thông phát triển mạnh mẽ, chính sách KHHGĐ của Việt Nam đã trải qua hơn nửa thế kỷ, mức sinh sẽ tiếp tục giảm sâu dưới ngưỡng mức sinh thay thế Môn: Dân số và Phát triển Đề tài 4: Phân ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh . ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC SINH I. Khái niệm mức sinh ● Mức sinh: phản ánh khả năng sinh đẻ của người phụ nữ hay cặp vợ chồng. Mức sinh đề cập đến. trọng cho sự biến đổi mức sinh. Môn: Dân số và Phát triển Đề tài 4: Phân ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh ● Tác động ngược chiều với mức sinh: mức sống tăng lên, mức sinh thực tế thường giảm. ch những yếu tố ảnh hưởng đến Mức sinh 3. Chất lượng và cấu trúc dân số theo tuổi và giới tính ảnh hưởng tới mức sinh +Nơi có cấu trúc dân số theo tuổi trẻ,số lương phụ nữ trong độ tuổi sinh

Ngày đăng: 01/06/2015, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w