1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại việt nam

170 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiếp Nhận Tri Thức Của Các Doanh Nghiệp Trong Chuỗi Cung Ứng Dầu Nhờn Tại Việt Nam
Tác giả Trần Diễm Hồng
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Viết Lâm
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 629,08 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài và bối cảnh nghiên cứu (10)
      • 1.1.1. Lý do lựa chọn đề tài (10)
      • 1.1.2. Bối cảnh nghiên cứu- chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (21)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (23)
      • 1.4.1. Khái quát về phương pháp thu thập dữ liệu (25)
      • 1.4.2. Khái quát về phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu (26)
    • 1.5. Đóng góp mới của luận án (26)
      • 1.5.1 Đóng góp về lý luận (26)
      • 1.5.2. Đóng góp về thực tiễn (27)
    • 1.6. Bố cục của luận án (28)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TIẾP NHẬN TRI THỨC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (29)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi (29)
      • 2.1.1. Tri thức và quản trị dựa trên tri thức (30)
      • 2.1.2. Học tập của tổ chức (32)
      • 2.1.3. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng (35)
      • 2.1.4. Tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng (39)
    • 2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng (42)
      • 2.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức nói chung có thể áp dụng cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng (42)
    • 2.3. Khoảng trống nghiên cứu (62)
    • 2.4. Thiết kế mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức (63)
      • 2.4.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án (63)
      • 2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu (64)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (71)
    • 3.1. Nghiên cứu định tính (71)
      • 3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính (71)
      • 3.1.2. Lựa chọn đối tượng tham gia thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu (71)
      • 3.1.3. Thu thập và xử lý thông tin (73)
      • 3.1.4. Kết quả (74)
      • 3.1.5. Hoàn thiện mô hình nghiên cứu, giả thuyết và bộ tiêu chí đo lường các biến từ kết quả nghiên cứu định tính (82)
    • 3.2. Nghiên cứu định lượng (90)
      • 3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng (90)
      • 3.2.2. Lựa chọn mẫu nghiên cứu (91)
      • 3.2.3. Thiết kế bảng hỏi (92)
      • 3.2.4. Thu thập dữ liệu (93)
      • 3.2.5. Phân tích, xử lý dữ liệu (96)
      • 3.2.6. Kết quả (98)
  • CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ (116)
    • 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu (116)
      • 4.1.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp (117)
      • 4.1.2. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức giữa các thành viên chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam (122)
      • 4.1.3. Sự tác động khác nhau giữa các nhóm doanh nghiệp về tiếp nhận tri thức (126)
      • 4.1.4. Có sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức học tập khi tổ chức đó tham gia vào CCU (127)
    • 4.2. Một số khuyến nghị nâng cao tiếp nhận tri thức (127)
    • 4.4. Hạn chế của luận án và cáchướng nghiên cứu tiếp theo (134)
      • 4.4.1 Hạn chế của luận án (134)
      • 4.4.2. Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo (136)
  • KẾT LUẬN (138)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (140)
  • PHỤ LỤC (151)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

Lý do lựa chọn đề tài và bối cảnh nghiên cứu

1.1.1 Lý do lựa chọn đề tài Đề tài luận án được lựa chọn để nghiên cứu xuất phát từ một số lý do sau:

Về lý thuyết:Sự chia sẻ và tiếp nhận tri thức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi tổ chức nói chung và đối với các thành viên trong chuỗi cung ứng nói riêng Theo Grant,1996b,“Tri thức được coi là nguồn lực chiến lược quan trọng nhất”, để tồn tại và thành công, các DN phải liên tục mở rộng và nâng cao tri thức của họ, điều đó phụ thuộc vào nguồn tri thức nội tại cũng như khả năng tích hợp tri thức từ bên ngoài Grant và Charles

(1995) cũng đã nhấn mạnh rằng tri thức có thể được tích hợp từ bên ngoài thông qua hợp tác với các bên khác.Chia sẻ thông tin, tri thức tuy khó đo đếm, nhưng lại có tác dụng lớn trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác, giúp các DN yếu thế liên minh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Chia sẻ thông tin, kiến thức giữa các DN giúp họ hiểu biết về nhau nhiều hơn, tin tưởng nhau hơn, cùng nhau tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hợp tác, giúp dòng chảy vật chất lưu thông với tốc độ nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định việc chia sẻ tri thức giữa các đối tác trong một liên minh là một đóng góp lớn cho tăng cường năng lực cạnh tranh (Levinson và Asahi, 1995; Mowery & cộng sự, 1996; Inkpen, 1998).Để tăng cường chia sẻ và tiếp nhận tri thức giữa các DN trong chuỗi cung ứng, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức giữa các DN là cần thiết.

Những nghiên cứu về tiếp nhận tri thức không còn mới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở trong nước và trên thế giới, nhưng vẫn còn những khoảng trống:

- Bản thân tiếp nhận tri thức là một quá trình và luôn vận độngphát triển Huber

(1991) cho rằng học tập, tiếp nhận tri thức làm “thay đổi phạm vi các hành vi tiềm năng của nó và có khả năng dẫn đến kết quả tốt hơn” Học tập, tiếp nhận tri thức gồm cả học tập, thu thập tri thức có được ngay trong quá trình hoạt động nội bộ một tổ chức cũng như từ các nguồn tri thức bên ngoài qua quá trình hợp tác, tìm kiếm, quan sát để đồng hóa vào kho tri thức của DN mình Do vậy học tập, tiếp nhận tri thức là một quá trình luôn đi song hành với các hoạt động nội bộ cũng như giao tiếp với bên ngoài của một doanh nghiệp/tổ chức.

- Tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng có nhiều đặc thù nhưng những nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến hoặc chưa phản ánh hết những đặc thù này Đó là (1)

Thành viên trong chuỗi cung ứng vừa tiếp nhận tri thức với tư cách là một tổ chức học tập đồng thời tiếp nhận tri thức với tư cách là những doanh nghiệp có mối liên hệ gắn bó, hợp tác liên kết với nhau trong một thể thống nhất để đưa sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có về tiếp nhận tri thức của doanh nghiệp mới chỉ thiên về vế này hoặc thiên về vế kia mà chưa có sự nghiên cứu xoay quanh việc chia sẻ, tiếp nhận tri thức kết hợp đồng thời cả hai vế với nhau.(2)Khi chia sẻ, tiếp nhận tri thức giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, mọi thành viên đều phải rất cân nhắc đến việc giữ vị trí của mình trong thương thảo, giữ bí quyết kinh doanh, quản lý Theo lý thuyết quản trị CCU, quản trị dòng chảy thông tin, trong đó có chia sẻ và tiếp nhận tri thức giữa các doanh nghiệp trong CCU, là quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hợp tác CCU Tuy nhiên, các DN trong một CCU lại vô cùng đa dạng, có quy mô, loại hình và mục tiêu rất khác nhau khi tham gia liên kết với nhau để cùng phát triển Trong quá trình trao đổi, chia sẻ tri thức, các thành viên cũng có thể muốn giữ vị thế để thương thảo, nên việc chia sẻ/tiếp nhận tri thức có thể làm lộ bí quyết kinh doanh, giảm quyền lực của thành viên đó trong liên kết…Do vậy, việc chia sẻ và tiếp nhận tri thức cần phải cân bằng giữa hai nhu cầu này, tri thức nào được chia sẻ, tri thức nào cần bảo mật để duy trì quyền lực của mình trong liên kết.

- Các nghiên cứu trước đây về tiếp nhận tri thức trong CCU chủ yếu được tiến hành trong điều kiện các nước phát triển hoặc trong các doanh nghiệp có các đối tác ở nước phát triển(ví dụ, Zhenxin Yu & cộng sự, 2001; Benton và Maloni,2005; Shih & cộng sự,2012) hoặc trong ngành nghề thiên về nghiên cứu phát triển(Grant 1996b, Shih & cộng sự,2012) Ở đó, công nghệ mới, tri thức mới là mấu chốt của sự hợp tác, chia sẻ và tiếp nhận tri thức.Trong khi đó, ngay tại các CCU không thiên về nghiên cứu phát triển thì nhu cầu tiếp nhận tri thức từ các đối tác trong CCU cũng rất cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.Vì ngay chính quá trình hợp tác với đối tác bên ngoài cũng như sự vận hành, hoạt động của doanh nghiệp cũng tạo ra tri thức mới mà mỗi tổ chức, cá nhân tiếp nhận được ở mức độ khác nhau, tùy vào khả năng, điều kiện riêng của họ Quá trình hợp tác với các đối tác CCU trong điều kiện cụ thể của quá trình hợp tác, văn hóa bản địa, quy định của từng quốc gia cũng như các thông lệ quốc tế, sự thay đổi trong các hiệp định hợp tác thương mại như TPP, CPTPP cũng đòi hỏi các DN, cá nhân phải thay đổi để thích nghi Đây là môi trường mới, yêu cầu mới tạo ra tri thức mới mà các bên cần phải chia sẻ và tiếp nhận của nhau để hợp tác hiệu quả hơn Trên thực tế, các CCU được hình thành tại Việt Nam đa số là các CCU không thiên về nghiên cứu phát triển.

- Tiếp nhận tri thức có sự phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau, như Grant, (1996b), Shih & cộng sự, (2012) tập trung nghiên cứucác doanh nghiệp hướng đến nghiên cứu phát triển hoặc các nghiên cứu của Zhenxin Yu & cộng sự, (2001); Benton và Maloni, (2005);Phan và cộng sự (2006), Shih & cộng sự, (2012), Hong và Nguyễn (2013) tập trung vào doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp đa quốc gia Với những loại hình doanh nghiệp này, việc tiếp nhận tri thức từ bên ngoài là cấp thiết để tồn tại hoặc để đáp ứng được yêu cầu thay đổi trong hoạt động doanh nghiệp theo yêu cầu của công ty mẹ có trình độ công nghệ, quản lý, văn hóa… khác so với doanh nghiệp liên doanh, công ty con ở nước ngoài Qua đó có thể thấy rằng, đặc điểm phân biệt các loại hình doanh nghiệp cũng có thể ảnh hưởng, tạo ra sự khác biệt trong tiếp nhận tri thức của doanh nghiệp Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến và chưa có nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh.

- Môi trường kinh doanh cụ thể tại Việt Nam có sự khác biệt với môi trường kinh doanh thế giới có thể dẫn đến mức độ tác động khác nhau của các yếu tố đến tiếp nhận tri thức Điều này cần có thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng.

Về khía cạnh thực tế:

- Tiếp nhận, chia sẻ tri thức trong một tổ chức học tập nói chung và trong các doanh nghiệp CCU nói riêng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được quan tâm coi trọng và chưa mang lại những kết quả tích cực.Các CCU được hình thành tại Việt Nam đa số là các CCU không thiên về nghiên cứu phát triển, khi tham gia vào thị trường quốc tế, nhu cầu học hỏi, thu nhận kiến thức càng cần thiết hơn để mau chóng bắt kịp mặt bằng chung trên thế giới và phát triển các lợi thế cạnh tranh sẵn có Hiện tại trên thị trường Việt Nam, có nhiều ngành hàng và sản phẩm được sản xuất và phân phối mà các DN trong nước đang chiếm ưu thế và kinh doanh thành công, đặc biệt là ở hạ nguồn các CCU – từ NSX đến hệ thống phân phối sản phẩm Theo quy luật cung cầu của thị trường và theo lộ trình Việt Nam mở cửa thị trường ra thế giới, những ưu thế này có thể không còn nữa nếu lợi thế cạnh tranh của các CCU Việt Nam không phải là bền vững, độc đáo Tri thức, đặc biệt là tri thức ẩn được công nhận là một trong những nguồn lực chiến lược quan trọng nhất (Grant vàCharles, 1995; Grant, 1996a; 1996b;

1997) Tăng cường tiếp nhận tri thức lẫn nhau giữa các DN trong CCU Việt Nam để phát triển những tri thức ẩn, độc đáo của thành viên thành tri thức của chuỗi đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác, đoàn kết ngay trong nội bộ CCU Việt Nam là một giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho các CCU Việt Nam nói chung và các DN tham gia vào CCU nói riêng.

- Cho đến nay tại Việt Nam dường như chưa thấy các nghiên cứu thực nghiệm về chia sẻ và tiếp nhận tri thức trong CCU, đặc biệt là những nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong các CCU không thiên về nghiên cứu phát triển, rất phổ biến trong các

DN Việt Nam Câu hỏi được đặt ra là có những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức giữa các DN trong CCU không thiên về nghiên cứu phát triển, có hay không có sự tác động khác biệt đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức học tập khi tổ chức đó tham gia vào một chuỗi cung ứng? Câu hỏi này cần được giải đáp để việc hợp tác, chia sẻ thông tin, tiếp nhận tri thức giữa các thành viên trong CCU được vận hành thành công và tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho mỗi CCU.Trên thực tế, các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong CCU mới tìm thấy ở điều kiện các nước phát triển Các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp với tư cách là một tổ chức học tập tại Việt Nam đã được công bố, lại chủ yếu tập trong vào các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như các liên doanh, các công ty con của các công ty đa quốc gia Cần có nghiên cứu thực nghiệm để xác định sự tương đồng hay khác biệt giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp trong CCU tại Việt Nam.

Xuất phát từ các nguyên nhân về lý luận và thực tiễnnêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề ‘ Những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam ’làm đề tài nghiên cứu của Luận án Đề tài này vừa có ý nghĩa về lý luận và cũng rất có ý nghĩa trong thực tiễn quản trị của các nhà quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

1.1.2 Bối cảnh nghiên cứu- chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam Để có đầy đủ thông tin hơn làm căn cứ cho nghiên cứu, dưới đây sẽ trình bày những đặc điểm cơ bản của chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt nam.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm giải quyết được các vấn đề sau:

- Xác định xem có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của doanh nghiệp với tư cách là thành viên trong CCUdầu nhờn tại Việt Nam.

- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của doanh nghiệp với tư cách là thành viên trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.

- Chỉ ra sự khác biệt trong tiếp nhận tri thức giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam.

- Chỉ ra sự thay đổi về mức độ tác động các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức học tập khi nghiên cứu trong bối cảnh là doanh nghiệp thành viên chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

- Dựa trên các kết quả nghiên cứu của luận án và sự tổng hợp các thông tin liên quan đến những khó khăn, rào cản mà các DN trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam gặp phải khi tiếp nhận tri thức từ bên ngoài; đề xuất một số gợi ý quản trị, nâng cao tiếp nhận tri thức của các DN trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận ánlà lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các DN trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.

-Khách thể nghiên cứu: Đại diện các loại hình DN đang tham gia vào thượng nguồn và hạ nguồn của CCU dầu nhờn Petrolimex tại Việt Nam

Trong các CCU dầu nhờn của Việt Nam, CCU dầu nhờn Petrolimex là phổ quát nhất, đại diện được hết các đặc điểm vốn có của các CCU dầu nhờn tại Việt Nam, bởi vì, trong các NSX dầu nhờn nội địa hiện nay, có thể nói CCU dầu nhờn Petrolimex là phổ quát nhất, nó tham gia đầy đủ vào tất cả các phân khúc dầu nhờn trên thị trường Các DN tham gia vào CCU dầu nhờn Petrolimex cũng đa dạng nhất về loại hình, quy mô bao gồm đầy đủ các loại hình DN đang tham gia vào thượng nguồn và hạ nguồn của một CCU dầu nhờn.

- CCU dầu nhờn Petrolimex đã tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 1956.Petrolimex là một tập đoàn kinh tếcủa Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu, trong đó dầu mỡ nhờn là một ngành hàng truyền thống Ban đầu, dầu nhờn được Petrolimex nhập khẩu và phân phối theo kế hoạch tập trung của nhà nước Khi Việt Nam mở cửa, Petrolimex đã hợp tác, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, phân phối dầu nhờntừchính công ty liên doanh của Petrolimex và chính thức thành lập công ty chuyên doanh - Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex (PLC) từ năm 1994.

- PLC là một trong số ít hãng dầu nhờn có hai nhà máy sản xuất dầu nhờn ở hai vùng thị trường quan trọng miền Bắc và miền Nam Việt Nam Nguồn nguyên liệu và dịch vụ hậu cần khác của Petrolimex đều cùng chung NCC với các hãng dầu nhờn khác trên địa bàn như Castrol-BP-Petco, Shell ở phía Nam hay Caltex-Chevron, Total ở phía Bắc Có thể nói, thượng nguồn CCU dầu nhờn Petrolimex không có điểm khác biệt nổi trội nào so với các CCU dầu nhờn đa quốc giacũng như các hãng dầu nhờn nội địa khác tại Việt Nam.

- Các sản phẩm dầu nhờn mang thương hiệu Petrolimex và LubMarine (thương hiệu dầu nhờn hàng hải quốc tế mà Petrolimex là thành viên) đáp ứng được hầu hết nhu cầu bôi trơn của khách hàng nội địa và đã xuất khẩu sang các thị trường khu vực như Lào, Campuchia, Hong Kong, Trung Quốc, Đài loan, Philipine Theo đánh giá của PFC Energy (2010) và Công ty TNHH Castrol BP Petco (2010), Petrolimex đứng thứ 2 về thị phần và là nhãn hiệu dầu nhờn nội địa số 1 của Việt Nam.

- Petrolimex đã phát triển rộng khắp mạng lưới hạ nguồn CCU - hệ thống phân phối dầu nhờn trên toàn quốc Hệ thống này gồm tất cả các thành viên Petrolimex phân phối dầu nhờntrên 65 tỉnh, thành phố tại trên 2.500 cửa hàng xăng dầu và các trung tâm kinh doanh dầu nhờn, (theo Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, 2017) Ngoài ra, dầu nhờn Petrolimex còn được bán trực tiếp, thường xuyên tới gần 100 khách hàng công nghiệp cũng như phân phối thông qua 78 đại lý thương mại tới gần 10.000 điểm bán lẻ dầu mỡ nhờn là các điểm bảo dưỡng, sửa chữa, rửa xe thay dầu trên toàn quốc Dầu nhờn hàng hải LubMarine, được Petrolimex cung ứng cho các thành viên khác của LubMarine và cho các tàu viễn dương lớn của Việt Nam tại trên 100 cảng biển lớn trên toàn thế giới (theo Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex, 2015) Đây là một ưu thế mà chưa có hãng dầu nhờn nội địa nào có.

- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát các doanh nghiệp trong CCU dầu nhờn Petrolimex trên địa bàn cả nước.

- Thời gian nghiên cứu: Tìm hiểu thực tiễn về hoạt động tiếp nhận tri thức và các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong CCU dầu nhờn Petrolimex trong giai đoạn 2013-2017.

Bước 4Thu thập và xử lý dữ liệu chính thức

Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng

Bước 5Tổng hợp kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp

-Chọn mẫu, Phát phiếu câu hỏi, Thu thập, mã hóa, sàng lọc và nhập dữ liệu

-Nghiên cứu định tính:Nghiên cứu, thu thập, phân tích dữ liệusơ cấp (Thảo luận nhóm; phỏng vấn sâu các đại diện điển hình)

Bước 3- Hiệu chỉnh mô hình, các giả thuyết

Hoàn thiện các tiêu chí đo lường

Hoàn thiện Phiếu câu hỏi

Bước 2- Đề xuất mô hình, giả thuyết nghiên cứu từ lý thuyết

-Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu, thu thập, phân tích dữ liệu thứ cấpBước 1Hệ thống hóa cơ sở lý luận

Phương pháp nghiên cứu

Mục này sẽ giới thiệu sơ bộ về phương pháp nghiên cứu áp dụng trong Luận án, chi tiết quá trình nghiên cứu và kết quả thu được sẽ được trình bày cụ thể trong chương 3- Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu Luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính theo quy trình nghiên cứu như trình bày trong hình 1.3.

Quy trình Tổ chức thực hiện

Hình 1.3: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nghiên cứu định tính giúp tìm ra cơ sở lý luận chung, lý thuyết gốc liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các tài liệu khoa học đã được công bố trong và ngoài nước Đó là lý thuyết về quản trị CCU, quản trị dựa trên tri thức và học tập trong tổ chức Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức có thể ảnh hường đến tiếp nhận tri thức của các thành viên trong CCU và các nghiên cứu trực tiếp về các yếu tố ảnh hưởng tiếp nhận tri thức của các thành viên trong CCU, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu Quá trình này đã giúp tác giả phát hiện ra góc nhìn mới từ các vấn đề đã được các nghiên cứu trước đây, là căn cứ quan trọng để đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án Nghiên cứu định tính được thực hiện để tổng hợp và lựa chọn các tiêu chí đo lường đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, nhằm thiết lập/hoàn thiện cách thức đo lường các biến trong mô hình Đây là sẽ là cơ sở để xây dựng phiếu câu hỏi phục vụ cho thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng nhằm mục tiêu kiểm định, sắp xếp lại mô hình và tìm ra trọng số cho các mối liên hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong CCU.

Bảng 1.2: Tóm tắt thiết kế nghiên cứu tổng thể

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Mục tiêu Định tính Phân tầng đối tượng nghiên cứu

Thu thập tài liệu tại bàn

Phân tích nội dung căn bản; phân tích quy nạp

Tìm ra khoảng trống nghiên cứu Đề xuất mô hình và giả thuyết.

Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm

Thu thập dữ liệu tại thực địa

Tìm kiếm các trường hợp điển hình và mối quan hệ

Phát hiện và hoàn thiện các biến đo lường. Hoàn chỉnh Phiếu câu hỏi Đề xuất các giải pháp nâng cao tiếp nhận tri thức Định lượng Phiếu câu hỏi

Thu thập dữ liệu tại thực địa

Sử dụng phần mềm phân tích SPSS 20. Điều chỉnh, sắp xếp lại mô hình.

Xác định mối quan hệ.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Với mỗi phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án, đều phải trải qua hai bước là thu thập dữ liệu và phân tích, xử lý dữ liệu Các nghiên cứu định tính được thực hiện trong luận án này có sử dụng cả nguồn dữ liệu sơ cấp do tác giả tự thu thập và dữ liệu thứ cấp được cung cấp từ tài liệu chuyên khảo, các nghiên cứu, báo cáo khoa học đã được công bố Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm được sử dụng để hiệu chỉnh mô hình, các giả thuyết và hoàn thiện các tiêu chí đo lường Dữ liệu sơ cấp, thu được thông qua phiếu câu hỏi phát cho đối tượng nghiên cứu, được sử dụng trong nghiên cứu định lượng.

1.4.1 Khái quát về phương pháp thu thập dữ liệu

1.4.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Việc thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện trong nhiều bước khác nhau của quy trình nghiên cứu Việc thu thập dữ liệu nhằm đạt được các mục tiêu:

(1) Các dữ liệu thứ cấp khác được thu thập từ các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề về đánh giá kết quả các khóa đào tạo của một số thành viên điển hình trong CCU dầu nhờn từ năm 2013 đến năm 2017, hỗ trợ phân tích kết quả nghiên cứu định lượng và làm phong phú thêm các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận tri thức của các DN trong CCU.

1.4.1.2 Thu nhập dữ liệu sơ cấp

(1) Thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu định tính: được thực hiện qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các đại diện điển hình trong CCU dầu nhờn Các dữ liệu sơ cấp thu được trong nghiên cứu định tính là cơ sở để hoàn thiện và bổ sung thêm các tiêu chí đo lường và Phiếu câu hỏi Ngoài ra, các ý kiến chuyên gia trong phòng vấn sâu, thảo luận nhóm là bằng chứng chứng minh và làm phong phú thêm các giải pháp đề xuất.

(2) Thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu định lượng: Dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ được phân tích, xử lý để tìm ra mức độ tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đề xuất Nghiên cứu định lượng trong luận án được thực hiện theo trình tự từ thiết kế phiếu câu hỏi, thiết kế mẫu, thu thập và phân tích dữ liệu Do vậy, để thu thập được dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu định lượng, cần phải có Phiếu câu hỏi và Thiết kế mẫu nghiên cứu.

Phiếu câu hỏi, ban đầu các câu hỏi được thu thập từ tổng quan nghiên cứu ở bước 1 (hình 1.3) Việc hiệu chỉnh, bổ sung các tiêu chí đo lường, câu hỏi cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường hợp nghiên cứu là CCU dầu nhờn tại Việt Nam sau khi thực hiện nghiên cứu định tính.

Thiết kế mẫu nghiên cứutrong luận án này, mẫu nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp thuận tiện đã được sử dụng bởi Hult & cộng sự (2004), Hallikas & cộng sự (2005) và Qile He & cộng sự (2013) Trong đó, tác giả sử dụng CCU của một công ty đầu mối duy nhất làm khung lấy mẫu Kích thước mẫu được tính toán theo phương pháp được đề xuất bởi J.F Hair & cộng sự (1998) Mẫu nghiên cứu của luận án này là các DN trong CCU dầu nhờn của Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex Danh sách này do Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex cung cấp.

Thu thập dữ liệu Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát qua thư Đối tượng trả lời phiếu câu hỏi là các nhà quản lý hoặc cán bộ của các DN cung ứng, sản xuất và phân phối dầu nhờn trực tiếp tham gia vào CCU dầu nhờn.

1.4.2 Khái quát về phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

1.4.2.1 Xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định tính

Các dữ liệu thứ cấp được phân tích theo các kỹ thuật chung của nghiên cứu định tính để xác định chủ đề nghiên cứu, tìm ra lý thuyết gốc sẽ sử dụng trong nghiên cứu và tìm các điểm nổi bật có ý nghĩa trong các dữ liệu, đưa ra so sánh để xây dựng và kiểm tra mô hình trong nghiên cứu Kỹ thuật phân tầng đối tượng nghiên cứu được áp dụng trong quá trình tổng quan các tài liệu, nghiên cứu để tìm ra khoảng trống nghiên cứu cũng như đề xuất mô hình và các giả thuyết.

Các dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu định tính gồm các bản gỡ băng ghi âm các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm được sử dụng kỹ thuật mã hóa để tìm kiếm các trường hợp điển hình, phân nhóm và so sánh nhằm giải thích hoặc thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm Các kỹ thuật này được áp dụng trong quá trình hoàn thiện các biến đo lường, phiếu câu hỏi và phát hiện thêm nhân tố đối với các đại diện điển hình cho các

DN thành viên của CCU dầu nhờn tại Việt Nam Ngoài ra, quá trình phân tích và xử lý dữ liệu cũng khám phá ra được các nội dung có ý nghĩa trong việc hoàn thiện mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố.

1.4.2.2 Xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng

Đóng góp mới của luận án

1.5.1 Đóng góp về lý luận

- Từ góc nhìn quản trị dựa trên tri thức, một doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng vừa là một tổ chức học tập độc lập vừa là DN trong CCU, Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu, kiểm định và phát hiện 06 yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các DN trong CCU Khẳng định sự tương thích của bộ tiêu chí đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của tổ chức học tập phù hợp điều kiện của DN trong CCU và ngược lại Chỉ ra sự khác biệt và thống nhất giữa một tổ chức học tập với một thành viên trong CCU.

- Nghiên cứu đã chứng minh các tiêu chí đo lường mới là phù hợp và có ý nghĩa thống kê, đó là tiêu chí “Chú ý và dành thời gian tìm kiếm thu thập thông tin, kiến thức từ đối tác” cho biến độc lập “Khả năng học hỏi của nhận viên” và tiêu chí “Thường xuyên trao đổi thông tin, kiến thức với đối tác” cho biến “Văn hóa doanh nghiệp”.

- Nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về tiếp nhận tri thức giữa các DN: trong và ngoài một liên kết dọc tập đoàn, giữa các DN có loại hình, quy mô vốn, lao động, vị trí và thời gian hợp tác khác nhau.

1.5.2 Đóng góp về thực tiễn

- Xác định và chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các DN trong CCU Các yếu tố mang tính nội lực DN như ‘Văn hóa doanh nghiệp’, ‘Đầu tư của doanh nghiệp cho đào tạo’, ‘Liên hệ hợp tác kinh doanh’ có tác động mạnh nhất đến tiếp nhận tri thức Năng lực cá nhân trong DN không tác động lớn đến tiếp nhận tri thức TrongCCUdầu nhờn Petrolimex, tiếp nhận tri thức của DN phụ thuộc vào chính sách và sự quan tâm của người đứng đầu DN.

- Đưa ra những gợi ý quản trị để tăng cường tiếp nhận tri thức mới bên ngoài. Đó là (1) Tạo lập văn hóa học hỏi, tiếp thu tri thức mới từ bên ngoài (2)Chính sách và cam kết nguồn lực cho đào tạo, đặc biệt là DN trung tâm chuỗi cung ứng (3) Làm phong phú thêm các hình thức chia sẻ tri thức phù hợp với đặc điểm ngành nghề (4) Tăng cường giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong CCU (5) Hạn chế sử dụng quyền lực (6) Có chính sách hợp tác rõ ràng, lâu dài, tôn trọng, bình đẳng với tất cả các đối tác (7) Phát huy uy tín thương hiệu,truyền bá văn hóa, tri thức tích lũy của Petrolimex trong toàn CCU dầu nhờn.

- Mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo, đó là nghiên cứu trong các điều kiện:(1)Khác biệt về đặc điểm ngành nghề, quy mô, chức năng (2) Tiếp nhận tri thức của các thành viên trong một liên kết theo chiều dọc (3) Phân tích về sự tác động của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong CCU (4) Về hiệu quả của tiếp nhận tri thức trong CCU.

Bố cục của luận án

Luận án được trình bày với kết cấu 4 chương.

Chương 2- Cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu liên quan về tiếp nhận tri thức trong CCUvà đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án

Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu

Chương 4 – Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

Chương 1 là bản tóm tắt toàn bộ luận án, giải thích các nguyên nhân lựa chọn đề tài.Đó là: sự chia sẻ và tiếp nhận tri thức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi tổ chức nói chung và đối với các thành viên trong CCU nói riêng Những nghiên cứu về tiếp nhận tri thức tuy không mới, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này, nhưng vẫn còn những khoảng trống như:(1) những nghiên cứu trước đây chưa đề cập và phản ánh hết những đặc thù của chuỗi cung ứng (2) chủ yếu được tiến hành trong điều kiện các nước phát triển, trong các DN có yếu tố nước ngoài hoặc trong các ngành nghề thiên về nghiên cứu phát triển (3)các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đếnsự phân biệt giữa các loại hình DN khác nhau trong tiếp nhận tri thức

Từ những lý do đó, đi theo cách đặt vấn đề của các học giả trước đây, luận án đã lựa chọn 1 CCU dầu nhờn duy nhất làm đối tượng và khách thể nghiên cứu Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính, luận án đã được kết cấu thành

4 chương với những mục tiêu có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn.

CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TIẾP NHẬN TRI THỨC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận về tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi

Theo lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực, những nguồn lực có giá trị, khan hiếm,không thể bắt chướcvà không thể thay thế (Barney,1991)và khả năng hay năng lực cốt lõi của tổ chức là các nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.Lý thuyết này cho rằng nguồn lực là không đồng nhất và không thể di chuyển nguồn lực tự do giữa các doanh nghiệp Lý thuyết nguồn lực đã giải thích những khác biệt trong hoạt động nội bộ một ngành và quốc gia (Hoopes & ctg, 2003), theo đó cũng có thể là cơ sở để giải thích sự khác biệt giữa các tổ chức liên doanh nghiệp như CCU Lý thuyết nguồn lực quan niệm rằng sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn lực mà các doanh nghiệp sở hữu (Barney, 1991; Grant, 1997; Reid & ctg, 2001) Đồng thời, việc sở hữu các nguồn lực mà các đối thủ khác không có cho phép doanh nghiệp thu nhận những lợi ích kinh tế gần giống như hình thức độc quyền (Wenerfelt, 1984).

Barney (1991) dẫn chiếu từ Daft (1983), cho rằng nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm tài sản, năng lực, quá trình tổ chức, các thuộc tính doanh nghiệp, thông tin, tri thức… mà doanh nghiệp đó kiểm soát Không phải mọi nguồn lực của doanh nghiệp đều tạo ra lợi thế cạnh tranh Chỉ những nguồn lực có giá trị, khan hiếm, không thể bắt chước hoàn toàn và không thể thay thế mới tạo ra lợi thế cạnh tranh:

(1) Nguồn lực có giá trị khi nó thúc đẩy doanh nghiệp hình thành và thực hiện các chiến lược nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động.

(2) Nguồn lực khan hiếm: là nguồn lực có giá trị đối với doanh nghiệp mà các đối thủ cạnh tranh cũng cần nó nhưngkhông có cùng loại nguồn lực này Nói tóm lại, một nguồn lực để có thể phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh thì nó đồng thời phải sở hữu hai đặc tính: “có giá trị và khan hiếm” (Barney, 1991).

(3) Nguồn lực không thể bắt chước hoàn toàn: Barney (1991) cho rằng“nguồn lực không thể bị bắt chước trọn vẹn” được khi có ít nhất một trong ba lý do Thứ nhất, đó là do những điều kiện lịch sử đặc biệt mà các doanh nghiệp có cơ hội duy nhất để tổng hợp ra được tri thức trong quá trình phát triển, với chi phí rất rẻ hoặc trong một thời gian lâu dài Do đó, các doanh nghiệp này có lợi thế không thể bắt chước hoàn toàn so với các doanh nghiệp khác được hình thành và phát triển trong các điều kiện khác. Thứ hai là sự không rõ ràng việc xác định nguyên nhân dẫn đến thành công Những yếu tố dẫn đến thành công thường rất phức tạp và đối thủ khó nhận biết được nguyên nhân và kết quả giữa tài sản tri thức và lợi thế cạnh tranh Lý do cuối cùng là các mối quan hệ xã hội góp phần tạo ra nguồn lực cho doanh nghiệp.

(4) Nguồn lực không thể thay thế: Tri thức là nguồn lực phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh, chính là nguồn lực không thể thay thế được (Barney, 1991) Lý thuyết về nguồn lực xem tri thức là nguồn lực chiến lược quan trọng nhất (Grant, 1996).

Việc đề cao nguồn lực tri thức như một nguồn lực không thể thay thế - là một lợi thế cạnh tranh riêng của doanh nghiệp trong lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực chính là một nguồn gốc, cơ sở để phát triển lý thuyết quản trị dựa trên tri thức.

2.1.1 Tri thức và quản trị dựa trên tri thức

Có nhiều định nghĩa về tri thức, nhưng định nghĩa của Davenport và Prusak (1998, tr.5) là khá toàn diện và sẽ là định nghĩa được hiểu trong luận án này:“Tri thức là tổng hợp kinh nghiệm, giá trị, thông tin có định hướng hoặc là tầm nhìn chuyên gia và nó cung cấp cơ sở cho việc đánh giá, kết hợp thông tin và kinh nghiệm mới Tri thức bắt đầu và được áp dụng trong tâm trí của con người Trong tổ chức, tri thức thường không những được chứa đựng trong tài liệu mà còn trong thói quen, quá trình, thực tiễn và cả trong những quy tắc”.Theo các tác giả, tri thức nhiều hơn thông tin Thông tin là khách quan, thường đi kèm trong các hình thức đưa tin, thông tin có thể được truyền đi mà không mất ý nghĩa. Ngược lại, tri thức bao gồm các yếu tố khác nhau; nó vừa là kỹ năng mềm vừa là nhữngtài liệu, quy định chính thức; nó là trực quan, khó nắm bắt và được thể hiện bằng ngôn ngữ Do vậy, “tri thức là thông tin đã qua lăng kính của người sử dụng” (Zack, 1999).

Có nhiều cách phân loại tri thức khác nhau, nhưTri thức cá nhân và tri thức tập thể; Tri thức ẩn và tri thức rõ ràng; Kiến thức (Know-what), Bí quyết (Know-how) và trí tuệ (Know- why); Tri thức thành phần và tri thức cấu trúc; Tri thức cá nhân và tri thức công cộng; Tri thức và hiểu biết

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tri thức là nguồn lực quan trọng tạo ra giá trị gia tăng và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường toàn cầu (Barney, 1991;Grant, 1996; Bollinger & Smith, 2001) Ngoài những đặc tính chung của nguồn lực, tri thức còn có những đặc tính khác Tri thức không hao mòn khi sử dụng mà đượcphát triển thêm và nó có thểđược sử dụng trongnhiều không gian khác nhau trong cùng một thời gian (Inkpen, 1998; Quinn & ctg, 1996) Tri thức ở dạng vô hình, rất khó để đong đếm nhưng có tầm ảnh hưởng rất rộng trong doanh nghiệp (Wiig & ctg, 1997) và cả nền kinh tế thế giới hiện nay (Bollinger & Smith, 2001) Thậm chí, Grant, (1997) còn cho rằng vai trò chính của doanh nghiệp và cốt lõi của khả năng cạnh tranh là tạo ra tri thức Việc duy trì lợi thế cạnh tranh trong thế kỷ 21 chủ yếu thông qua việc quản trị tri thức(Halawi & ctg, 2005).

Với hàng loạt các nghiên cứu về tri thức nở rộ vào những năm 80-90 của thế kỷ trước, cùng sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế tri thức, lý thuyết quản trị dựa trên tri thức được ra đời và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các lý thuyết về quản trị Lý thuyết này đã và đang được áp dụng hết sức rộng rãi trong các nghiên cứu về quản trị hiện đại.

2.1.1.2 Quản trị dựa trên tri thức(KBV)

Quản trị dựa trên tri thức lấy DN làm đối tượng chính, là lý thuyết giải thích sự tồn tại, hành vi, sự tiến hóa và lợi thế cạnh tranh của DN KBV được coi là lý thuyết hiện đại đối lập với những lý thuyết truyền thống về DN như Lý thuyết Tân Cổ điểnvề DN (Neoclassical Theory of the Firm), Lý thuyết Chi phí Giao dịch (Transaction Cost Theory of the Firm), Lý thuyết Quan hệ hợp đồng và Chi phí Đại lý (Nexus of Contracts and Agency Cost Theory), Lý thuyết Sở hữu Tài sản Vật chất (Property Rights Theory) Khác với các lý thuyết cổ điển, trong đó biên giới của DN được xác định bởi chi phí giao dịch, chi phí đại lý hay sở hữu về tài sản vật chất, lý thuyết quản trị dựa trên tri thức cho rằng tri thức là yếu tố trọng tâm để xác định biên giới DN.

Quản trị dựa trên tri thức gồm 3 trường phái chính Trường phái đầu tiên, hay còn gọi là trường phái truyền thống (đại diện là Kogut và Zander, 1992; Nonaka, 1994; Grant, 1996b) cho rằng kiến thức là một nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng nhất và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tiếp nhận, lưu trữ, nhân rộng, chuyển giao và sáng tạo tri thức trong tổ chức Trường phái thứ hai lại tập trung vào các hoạt động tạo ra sự hiểu biết chứ không phải là tri thức trong tổ chức (ví dụ Blackler, 1995; Spender, 1996; Orlikowski,

2002) Còn trường phái thứ 3 (ví dụ Cook và Brown, 1999; Hargadon và Fanelli, 2002) lại công nhận tầm quan trọng của cả kiến thức và hiểu biết và đề xuất một phương pháp tiếp cận tích hợp kiến thức và hiểu biết trong tổ chức.

Với đặc tính vô hình, khó đong đếm, việc quản lý nguồn lực tri thức không giống như quản lý các nguồn lực khác Ngoài việc sắp xếp, lập kế hoạchthúc đẩy những ứng dụng các tri thức, đánh giá những kết quả đạt được…trong quá trình tương tác giữa người và người và còn được hỗ trợ bởi công nghệ Quản trị tri thức không phải là việc tiến hành các giải pháp công nghệ mà là sự tiếp cận nhiều chiều, với việc tổng hợp các yếu tố chiến lược kinh doanh, các giá trị văn hóa và quá trình công việc (Berbrow & Lane, 2003) Đồng thời, quản trị tri thức là sự tổng hợp các cố gắng, các tương tác giữa các quá trình xã hội, chính trị Do vậy, có thể dẫn đến những xung đột, đặc biệt giữa các bộ phận của tổ chức (Delong & Seeman, 2000).Xung đột có thể do sự khác biệt về ngôn ngữ, quy tắc và tầm nhìn Ngược lại, quản trị tri thức hiệu quả sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Inkpen, 1998).

Nếu KBV truyền thống nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức là tạo nên lợi thế cạnh tranh và cơ chế tạo ra tri thức trong DN, thì mỗi doanh nghiệp lại thường làm giàu kho tri thức của mình bằng học tập, tiếp nhận tri thức từ các doanh nghiệp khác Lý thuyết học tập tổ chức được phát triển trên cơ sở này.

2.1.2 Học tập của tổ chức

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng

Nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong CCU thực chất là nghiên cứu về tiếp nhận tri thức của các DN trong CCU Mội thành viên trong CCU cũng là một tổ chức gắn với tri thức Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức đã được nghiên cứu trong một tổ chức học tập cụ thểcũng có thể ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của mỗi DN trong CCU.

Do vậy việc tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức, cần được tổng hợp từ hai hướng nghiên cứu Đó là từ các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức nói chung và tiếp nhận tri thức của một tổ chức là DN trong CCU.

2.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức nói chung có thể áp dụng cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

Các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong tổ chức, thường phát triển trên mô hình nghiên cứu về học tập của tổ chức do Huber (1991) đề xuất(Bảng 2.1)và tập trung vào một hoặc nhiều yếu tố tác động đến quá trình tiếp nhận trong một tổ chức Tuy nhiên, quá trình nàykhông phân biệt tri thức mà tổ chức tiếp nhận đượctừ các cá nhân trong tổ chức đó hay từ bên ngoài Như trên đã phân tích, tiếp nhận tri thức đều xuất phát từ cá nhân sang cá nhân mà tổ chức là môi trườngkhuếch đại các tri thức cá nhân và kết tinh nó thành một phần của hệ thống tri thức của tổ chức Do vậy, sự khác nhau về môi trường cũngảnh hưởng đến quá trình và kết quả tiếp nhận tri thức Mục tiêu của luận án là sắp xếp lại các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thứctrong tổ chức để thấy được sự tác động của môi trường bên ngoài đến tiếp nhận tri thức, từ đó so sánh, phân loạicác yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức có được từ các mối quan hệ giữa các DN trong CCU.

“Một tổ chức học tập khi nó nhận thấy sự cần thiết của tri thức đối với tổ chức và các cá nhân trong tổ chức bắt đầu quá trình tiếp nhận tri thức”, Huber (1991) Trong khi đó, Cohen vàLevinthal(1990) cho rằng, khả năng hấp thụtri thức của một tổ chứclà khả năng(1)

Hiểukiến thứcmới từ bên ngoài, (2) Đồng hóanó, và (3) Áp dụng nó chomục đíchthương mại.Zahra và George (2002) phát triển cấu trúc này theo hướng thiên về sự năng động của nội bộ trong việc chuyển hóa các kiến thức bên ngoài thành tri thức tổ chức, bao gồm bốn thành phần: (1) mua lại, (2) sự đồng hóa, (3) chuyển đổi, và (4) khả năng khai thác. Phát triển từ định nghĩa của Cohen vàLevinthal (1990), Lane và Lubatkin (1998), Lane và cộng sự (2001) và Phan & cộng sự (2006) và nhiều tác giả khác đã xây dựng và hoàn thiện các mô hình nghiên cứu về học tập, tiếp nhận tri thức bên ngoài vào một tổ chức. Đây là hướng tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức từ bên ngoài vào một tổ chức phù hợp nhất, có thể áp dụng đối với trường hợp nghiên cứu tiếp nhận tri thức của các

Trong nghiên cứu của Lane & cộng sự (2001), học tập của tổ chức đã bước đầu tổng quát các yếu tố vào các nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiếp nhận tri thức. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đến học tập của tổ chức được tập hợp thành 2 nhóm, đó là nhóm yếu tố về “Khả năng nhận ra tri thức mới bên ngoài” (Ability to recongize the value of new external knowledge) và “Khả năng hấp thụ tri thức mới bên ngoài” (Ability to assimilate new external knowledge) Lane & cộng sự (2001) cho rằng nhóm yếu tố về

“Khả năng áp dụng tri thức mới bên ngoài” (Ability to apply new external knowledge) vào tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả DN, không tác động thông qua quá trình học tập của tổ chức Phát triển từ mô hình nghiên cứu của Lane & cộng sự (2001), Phan & cộng sự (2006)đã xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết kết nối giữa các tiền tố của tiếp nhận tri thức và hệ quả của nó là hiệu quả hoạt động của DN (Hình 2.3) Theo quan điểm này,các nghiên cứu cùng chủ đề về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong tổ chức trước và sau đó đều có thể tập hợp vào một trong các nhóm yếu tố mà các tác giả Lane & cộng sự (2001) và Phan & cộng sự (2006) đã đưa ra, minh họa rõ thêm hoặc nghiên cứu thêm các nhân tố khác có ảnh hưởng trong mô hình này, nhưng ở những điều kiện nghiên cứu cụ thể khác nhau Cụ thể như Lyles và Salk (1996); Lyles và Barden (2000), Tsang & cộng sự (2004); Hong và Nguyễn (2009); Nguyễnvà Hong (2013)…Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng mô hình nghiên cứu của Lane & cộng sự (2001) và Phan & cộng sự (2006) đều được nghiên

Khả năng áp dụng tri thức mới bên ngoài

Văn bản hóa mục tiêu, kế hoạch

Tri thức ẩn Tri thức rõ ràng

Khả năng hấp thụ tri thức mới bên ngoài

Khả năng học hỏi của nhân viên

Khoảng cách văn hóa cứu thực nghiệm trên cùng một đối tượng là DN liên doanh, tri thức mà DN tiếp nhận được đều từ công ty mẹ nước ngoài Do vậy, trong những điều kiện khác, mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố và các yếu tố trong nhóm yếu tố có tác động đến tiếp nhận tri thức có thể là khác nhau hoặc sẽ có những yếu tố mới phát sinh mà trong phạm vi nghiên cứu của Lane và cộng (2001) và Phan & cộng sự (2006) chưa đề cập đến Theo dòng phân tích ở trên, luận án cũng sẽ sắp xếp các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong tổ chức theo ba nhóm yếu tố.

Hình 2.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tiếp nhận tri thức trong tổ chức

Nguồn Phan & cộng sự (2006) 2.2.1.1.Về nhóm yếu tố “Khả năng nhận ra tri thức mới bên ngoài”

Nhận ra được giá trị của tri thức mới bên ngoài là bước đầu tiên để một tổ chức phát sinh nhu cầu thu nhận kiến thức Khả năng của một tổ chức nhận ra giá trị của tri thức mới bên ngoài, được nhiều tác giả đề cập đến thông qua các yếu tố:

Theo Lane& cộng sự (2001), Nhóm yếu tố về “Khả năng nhận ra giá trị của tri thức mới bên ngoài”được đề cập đến như Khả năng hiểu được các tri thức bên ngoài có ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức Nghiên cứu này phân tích trên 4 yếu tố chính là:

(1) “Lòng tin giữa các đối tác”; Lòng tin giữa các đối tác là một yếu tố quan trọng của khả năng nhận ra tri thức Bởi vì chỉ có sự tin tưởng lẫn nhau mới khuyến khích công ty chuyển giao tri thức tích cực chỉ ra và giúp đỡ các công ty tiếp nhận tri thức hiểu những kiến thức được cung cấp Khi các bên bắt đầu tin tưởng nhau, họ sẽ sẵn

Khả năng nhận ra tri thức mới bên ngoài

- Mối liên hệ, hợp tác kinh doanh

- Đầu tư vào đào tạo

Hiệu quả DN sàng chia sẻ tri thức mà không lo ngại bị đối tác lợi dụng Ngược lại, khi tri thức đến từ nguồn đáng tin cậy, thì người tiếp nhận sẽ không mất thời gian và công sức để xác minh tính chính xác, hợp lệ của tri thức, theo Phan & cộng sự, (2006) Lòng tin cũng đã được nhiều học giả khác chứng minh là tác động đến cả phạm vi, hiệu quả và khả năng ứng dụng kiến thức được trao đổi Một môi trường tin cậy cao cho phép trao đổi miễn phí thông tin và tăng khả năng học hỏi, Inkpen và Currall, (2004) Và nghiên cứu này cũng cho rằng, Lòng tin đóng vai trò rất quan trọng tạo nên bản chất của một liên doanh Qua thời gian, các đối tác và các nhà quản lý của các đối tác sẽ tiếp tục học hỏi về nhau khi các liên doanh đang hoạt động thực tế, qua đó mức độ tin tưởng của liên doanh cũng thay đổi theo Như vậy, lòng tin là có sự tiến hóa chứ không phải khái niệm tĩnh Khi càng có niềm tin thì các bên lại càng học hỏi được ở nhau nhiều hơn và nhanh hơn.

(2) “Xung đột văn hóa giữa các DN” hay “Khoảng cách văn hóa giữa các đối tác” Các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong bối cảnh các công ty liên doanh đã chứng minh, những DN có cùng nền văn hóa thì việc tiếp nhận tri thức nhanh và hiệu quả hơn các DN liên doanh có yếu tố nước ngoài Người quản lý của DN nhận tri thức cần có văn hóa tương đồng với DN chuyển giao tri thức đểhiểu đượccác chuẩn mực vàgiá trịtiềm ẩn trongcác tri thức được tiếp nhận, Lane& cộng sự (2001) Yếu tố văn hóa cũng được Bhagat & cộng sự (2002) đề cập đến, nhưng dưới khía cạnh là đặc điểm của quan hệ đối tác tác động đến tiếp nhận tri thức.

(3)“Nền tảng tri thức của công ty mẹ” Nếu tiếp nhận tri thức về nghiên cứu phát triển R&Dthường đượcxây dựng trênnền tảng của khoa họccơ bản vàkhoa học ứng dụng thì các các kiến thứcvà kỹ năng về quản lý, tiếp thị, sản xuất lại đượcphát triển thông quakinh nghiệm, và do đócó xu hướngchuyên biệt hóa cao Điều này cho thấyrằngtrước đây DN nhận tri thức càng học hỏi được nhiều từ DN chuyển giao tri thức thì càng thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức trong hiện tại.

Khoảng trống nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức học tập có thể ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của DN trong CCU và các nghiên cứu trực tiếp đến tiếp nhận tri thức của DN trong CCU Có thể thấy, những công trình nghiên cứu đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong một doanh nghiệp nói chung, mặc dù đã phát hiện được khá nhiều yếu tố Tuy nhiên:

- Chỉ có một số yếu tố được xem xét là phù hợp với bối cảnh các các DN là thành viên trong CCU.

- Một số yếu tố khác được xem là không phù hợp vì được nghiên cứu trong điều kiện hoàn toàn khác, như nghiên cứu tại công ty con, chi nhánh có công ty mẹ là công ty đa quốc gia hay công ty liên doanh có một bên liên doanh là DN ở các nước phát triển, ví dụ như Lyles & Salk (1996); Lane & cộng sự (2001); Dhanaraj & cộng sự (2004); Phan & cộng sự (2006); Nguyen & Hong (2013).

- Kể cả các yếu tố được xem là phù hợp với điều kiện của các DN trong CCU thì vẫn cần thiết phải được kiểm chứng, vì các yếu tố này mới được xem xét trong bối cảnh của các DN tại nước ngoài, bố cảnh này có nhiều điểm khác biệt với Việt Nam.

- Những yếu tố phản ánh tính đặc thù của CCU chưa được đề cập đến hoặc được đề cập chưa đầy đủ hoặc còn có các kết luận trái chiều nhau trong các nghiên cứu, cũng cần được kiểm chứng cụ thể trong điều kiện của các DN là thành viên trong CCU tại Việt Nam.

Những công trình nghiên cứuđề cập trực tiếp đến các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong CCU, mặc dù đã khái quát được những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức nói chung và những yếu tố đặc thù của DN trong CCU Tuy nhiên:

- Về bản chất, các yếu tố thuộc nhóm các yếu tố về ‘quan hệ đối tác trong chuỗi cung ứng’ ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức, hàm chứa trong ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức học tập nói chung Nên tiếp tục đề cập và để riêng thành một nhóm yếu tố độc lập thì sẽ bị trùng.

- Loại trừ mặt hạn chế trên, ở đây các yếu tố được cho là phù hợp với các DN trong CCU vẫn cần thiết phải được kiểm định để xem xét sự phù hợp trong hoàn cảnh của Việt Nam hay không.

- Cả hai nhóm công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức ở trên đều được xem xét, nghiên cứutrong điều kiện cụ thể của một nhómcác tổ chức học tập cụ thể hay của nhóm các DN cụ thể trong CCU.

Tóm lại, để kiểm định xem có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến tiếp nhận tri thức của DN trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam, không thể dập khuôn các yếu tố đã được phát hiện trong các hướng nghiên cứu riêng lẻ hoặc trong các mô hình nghiên cứu sẵn có từ các nghiên cứu trước đây, mà cần thiết phải xây dựng một mô hình nghiên cứu mới trên cơ sở tích hợp, phân định rõ ràng các nhóm yếu tố với nhau theo một logic chung.

Với những lập luận ở trên, luận án này mong muốn xây dựng một mô hình nghiên cứu mới để trả lời được các câu hỏi nghiên cứu:

(1) Những yếu tố nào tác động đến việc tiếp nhận tri thức giữa các DN trong CCU?

(2) Mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến tiếp nhận tri thức trong CCU tại Việt Nam, trường hợp nghiên cứu tại CCU dầu nhờn Petrolimex là như thế nào?

(3) Có sự khác nhau về tiếp nhận tri thức giữa các nhóm doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hay không?

(4) Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức học tập có thay đổi hay không khi tổ chức đó là thành viên trong một chuỗi cung ứng?

(5) Những biện pháp nào cần có để nâng cao tiếp nhận tri thứccủa các DN trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam?

Thiết kế mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức

Trong phần này, tác giả dựa trên các lập luận đã trình bày trong quá trình tổng hợp và phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức ở bảng 2.6 và 2.7 để đề xuất mô hình, bộ tiêu chí đo lường, thang đo và các giả thuyết nghiên cứu.

2.4.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án

Mô hình nghiên cứu đề xuất về Những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các DN trong CCU như trình bày trong hình 2.5 dưới đây Mô hình được hình thành từ lý thuyết dựa trên sự kết hợp hai góc nhìn về mỗi DN trong CCU DN đó vừa là một tổ chức học tập vừa là một DN trong CCU Do vậy, các yếu tố tác động đến tiếp nhận tri thức của tổ chức cũng có thể tác động đến tiếp nhận tri thức của một DN trong CCU.

Khả năng nhận ra tri thức mới bên ngoài

Mối liên hệ và hợp tác kinh doanh

+H1 Đầu tư của DN trong +H2 đào tạo

Lòng tin giữa các đối +H3 tác

Khả năng hấp thụ tri thức mới bên ngoài

Khả năng học hỏi của nhân viên

Tiếp nhận tri thức Văn hóa doanh nghiệp +H5

Khả năng áp dụng tri thức mới bên ngoài

Văn bản hóa các mục +H7 tiêu, kế hoạch

Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau

Sẵn có lựa chọn thay thế

Hạn chế sử dụng quyền +H9 lực

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Luận án chọn bối cảnh nghiên cứu là CCU dầu nhờn tại Việt Nam, một CCU điển hình có môi trường nghiên cứu khá tương đồng với nghiên cứu của Qile He & cộng sự (2013) nên các yếu tố đã tập hợp ở bảng 2.7 về quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tác trong CCU cũng có thể ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong một

DN của CCU đã được tổng hợp trong bảng 2.6 cũng có thể ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam Qua đó có thể cho rằng có 9 yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức giữa các DN trong CCU.

Sự liên hệ và việc hợp tác kinh doanh: Cohen và Levinthal (1990) cho rằng

“kiến thức có liên quan giữa bên chuyển giao và bên nhận tri thức là cần thiết cho một tổ chức để xác định giá trị của tri thức mới bên ngoài” Tri thức có liên quan giữa các DN được mô tả trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến kiến thức, kỹ năng cơ bản, phương pháp giải quyết vấn đề, kinh nghiệm, kỹ năng học tập và văn hóa chung…Inkpen (1996) cho rằng mối quan hệ hợp tác giữa công ty mẹ - công ty liên doanh có một vai trò quan trọng trong quản trị tri thức Vai trò này càng đặc biệt quan trọng khi khoảng cách địa lý giữa các công ty này càng lớn (Tsang, 2002) Tương tác giữa công ty liên doanh và công ty mẹ tạo nên môi trường xã hội cần thiết để thông qua đó tri thức từ công ty mẹ có cơ hội lan tỏa và đi xa hơn khỏi giới hạn của mình (Inkpen, 1996) Đối với các DN trong CCU, mối liên hệ, sự hợp tác kinh doanh chính là cầu nối giữa các bên để họ có cơ hội biết về nhau, hiểu và nhận ra các giá trị của nhau, qua đó mới có cơ hội phát hiện ra các giá trị tri thức mới từ đối tác, do đó :

Giả thuyết H1 Liên hệ giữa DN nhận tri thức và việc hợp tác kinh doanh với bên chuyển giao tri thức tác động tích cực đến tiếp nhận tri thức. Đầu tư của DN trong đào tạo: Theo Inkpen (2000), một số công ty có cách tiếp cận rất tích cực để thu nhận được kiến thức mới trong liên minh, trong khi những người khác lại tiếp cận thụ động hơn Những nỗ lực tạo điều kiện học tậptrong các công ty là rất quan trọng,tác động đến việc nhận ra giá trị của các thông tin mới bên ngoài (Cohen & Levinthal,1990; Kim, 2001) Những nỗ lực này được Zahra & George (2002) định nghĩa là nỗ lực của DN tạo ra thói quen thu nhận kiến thức từ bên ngoài, mà biện pháp phổ biến chính là đầu tư vào đào tạo Cam kết tài chính và các nguồn lực khác để hỗ trợ việc tiếp nhận và chia sẻ thông tin có thể tạo nên khả năng học tập, giúp vượt qua nhữngkhó khăntrong chuyển giao kiến thức (Simonin, 1999).

Giả thuyết H2 Đầu tư của DN trong đào tạo tác động tích cực đến tiếp nhận tri thức.

Lòng tin giữa các đối tác: Sự tin tưởng giữa các đối tác là môi trường thuận lợi để bên chuyển giao tích cực giúp đỡ, giảng giải cho bên nhận tri thức dễ tiếp thu những thông tin, kiến thức mà họ cung cấp Điều này là khó xảy ra trừ khi bên chuyển giao chắc chắn rằng các đối tác của mình là đáng tin cậy và sẽ họ sẽ thực hiện đầy đủnghĩa vụ của họ (Johnson& cộng sự, 1996) Chức năng tin cậy như một cơ chế kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ bị công khai hóa (Gulati, 1995; Florin, 1997) Bên chuyển giao tin tưởng đối tác sẽ sẵn sàng mạo hiểm, chấp nhận bị tổn thương, để cởi mở và chia sẻ các thông tin bí mật có giá trị và kiến thức ngầm (Makino & Delios, 1996; Inkpen & Beamish, 1997) Nếu đối tác thuộc quyền kiểm soát của bạn, sẽ kiềm chế không khai thác lỗ hổng bảo mật của bạn (Barney & Hansen, 1994) Càng tin tưởng vào các mối quan hệ, tất cả các bên càng sẵn sàng chia sẻ và trao đổi thông tin quan trọng, có thể làm cho họ dễ bị tổn thương (Mayer, Davis& Schoorman, 1996) Khía cạnh lòng tin trong quan hệ đối tácCCU được Spekman & cộng sự(2002) đề cập đến là tiền đề cho sự cam kết, trong đó có cả cam kết về chia sẻ thông tin, tri thức…và đây là điều kiện, là môi trường để các đối tác chia sẻ và tiếp nhận trị thức Do đó,

Giả thuyết H3 Lòng tin giữa các đối tác chuyển giao và tiếp nhận tri thức tác động tích cực đến tiếp nhận tri thức.

Khả năng học hỏi của nhân viên: Zahra & George (2002) khẳng định rằng khả năng hấp thụ của một tổ chức phải bắt đầu từ khả năng của các thành viên Đồng tình quan điểm này, Minbaeva & cộng sự (2003) thừa nhận rằng khả năng của nhân viên tại công ty con là một thành phần quan trọng quyết định khả năng hấp thụ của công ty con đó và nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao kiến thức từ các tập đoàn đa quốc gia đến các công ty con của chính họ Mở rộng sang bối cảnh của các DN trong một CCU, khả năng hấp thụ của một DN cũng xuất phát từ khả năng hấp thụ của từng nhân viên Nên khả năng học hỏi của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến mức độ DN thu nhận được tri thức từ các thành viên khác trong chuỗi, do đó,

Giả thuyết 4: Khả năng học hỏi của nhân viên trongDN tiếp nhận tri thức tác động tích cực đến tiếp nhận tri thức.

Văn hóa doanh nghiệp: là loại hình Văn hóa doanh nghiệp đánh giá cao sự linh động và hướng ngoại Nghiên cứu của Lai & Lee (2007) cho thấy rằng Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp và tích cực tới các hoạt động tri thức, các cá nhân phù hợp với văn hóa này thì thường mạnh dạn, giàu nghị lực, hào hứng, sáng tạo và không ngại rủi ro Văn hóa doanh nghiệp chứa đựng những yếu tố năng động trong quá trình học tập của các DN (Hatch,

1993) Các yếu tố mô tả Văn hóa doanh nghiệp là các yếu tố tiếp nhận những phản hồi từ các mối quan hệ hình thành bởi sự tương tác giữa DN và thị trường, tạo nên một điểm tựa cho sự phát triển quá trình nhận thức của chủ DN và công ty (Lee & Peterson, 2000) Vì vậy, văn hóa này thúc đẩy tiếp nhận tri thức mới (Lee & Peterson, 2000), nội hóa, thu nhận những giá trị và tri thức mới dẫn tới sự điều chỉnh hành vi của tổ chức (Hatch, 1993), nó càng mạnh thì các hoạt động tri thức càng diễn ra nhiều hơn (Lai & Lee, 2007) Do đó, có cơ sở đề xuất Văn hóa doanh nghiệp có vai trò tích cực và trực tiếp đến tiếp nhận tri thức từ bên ngoài Vì vậy,

Giả thuyết 5:Văn hóa doanh nghiệp trong DN tiếp nhận tri thức tác động tích cực đến tiếp nhận tri thức.

Sự tham gia chung giữa bên nhận và chuyển giao tri thức: Một liên minh có thể được thành lập để tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin sâu rộng hơn Nhưng ở khía cạnh khác, một liên minh có thể chỉ liên quan đến việc gia công linh kiện riêng biệt, thực hiện một dịch vụ cụ thể không liên quan đến các hoạt động khác của đối tác (Hladik, 1988; Moxon, Roehl& Truitt, 1988) Khi đẩy chuyên môn hóa lên quá cao, có thể làm suy yếu các hoạt động giao tiếp và học tập trong liên minh, Cohen & Levinthal (1990) Để việc áp dụng các kiến thức quản lý phức tạp vào hoạt động của liên doanh là cần có sự tham gia chung của cả hai bên, Phan & cộng sự (2006) Sự tham gia chung của các bên đối tác trong CCU là cơ hội để diễn ra hoạt động chia sẻ kiến thức và các đối tác hiểu biết có thể hiểu biết nhau hơn Tham gia chung tạo cơ hội cho sự khuếch tán kiến thức cũng như cơ hội để ngay lập tức tích hợp kiến thức mới vào các hoạt động củaliên doanh, Phan & cộng sự

Giả thuyết H6 Sự tham gia chung của nhân viên với chuyên gia bên chuyển giao tri thức trong các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến tiếp nhận tri thức của DN tiếp nhận tri thức.

Mục tiêu và kế hoạch được cụ thể hóa: Mục tiêu và kế hoạch bằng văn bản là một công cụ ứng dụng các tri thức tổ chức vào thực tế hoạt động của DN Trong một DN, khi các mục tiêu, kế hoạch được cụ thể hóa bằng văn bản cho thấy rõ những kiến thức mới được ứng dụng một cách thuận lợi, nó còn là cơ chế để đồng hóa kiến thức có thể áp dụng được, vì học tập đòi hỏi phải phù hợp chính sách tổ chức, cấu trúc và quy trình (Zahra & George 2002; Inkpen, 1998; Lyles & Salk, 1996) Lyles & Salk (1996) lưu ý rằng các mục tiêu, kế hoạch của công ty được văn bản hóalà khớp nối, tạo thuận lợi để nhân viên trong tổ chức hiểu vàtriển khai kế hoạch, tập trung nguồn lực học tập theo mục tiêu, nhiệm vụ đó. Hơn nữa, các văn bản đó là công cụ truyền thông bắt buộc, thuận lợi cho việc chia sẻ kiến thức đến các đơn vị, cá nhân trong tổ chức, tăng khả năng hấp thụ đặc trưng của tổ chức (Cohen & Levinthal, 1990) Như vậy, mức độ mục tiêu và kế hoạch được văn bản hóathể hiện mức độ áp dụng tri thức của tổ chức, trong đó có cả tri thức mới được thu nhận từ bên ngoài Do đó,

Giả thuyết H7 Mục tiêu và kế hoạch được cụ thể hóa có tác động tích cực đếntiếp nhận tri thức bên ngoài.

Sẵn có lựa chọn thay thế: Càng có nhiều lựa chọn thay thế tiềm năng thì tổ chức đó càng ít bị phụ thuộc đối tác và do đó họ sẽ có ưu thế hơn các đối tác ít có lựa chọn thay thế Các thành viên có nhiều đối tác khác trong quan hệ CCU ít có khả năng phụ thuộc vào quan hệ đối tác và các thành viên mạnh có thể bị cám dỗ sử dụng quyền lực của họ (Caniels & Gelderman, 2007) Hơn nữa, một đối tác mạnh với nhiều lựa chọn thay thế có khả năng sẽ hạn chế trao đổi tri thức để bảo vệ giá trị cốt lõi của họ hoặc để giữ vị trí của họ trên thị trường (Albino & cộng sự, 1999), do đó những tri thức có giá trị của họ sẽ không đến được với các đối tác yếu thế (Beecham

& Cordey - Hayes, 1998) Có quan điểm khác cho rằng, các đối tác yếu có ít lựa chọn thay thế cũng có khả năng hạn chế phơi bày kiến thức có giá trị cho các đối tác mạnh mẽ hơn để tránh khai thác và làm giảm khả năng lỗi thời (Anderson & Weitz, 1989; Provan & Skinner, 1989) Anderson & Weitz (1989) lưu ý rằng có nhiều bằng chứng rằng bên yếu sẽ hay nghi ngờvà sợ hãi về ý định của bên mạnh hơn trong quan hệ đối tác, thậm chí họ có thể tham gia vào một cuộc tấn công phủ đầu chống lại các đối tác mạnh mẽ hơn để bảo vệ tài sản tri thức của mình (Kumar & cộng sự, 1995) Do đó,

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định tính

3.1.1 Mục tiêu nghiên cứu định tính

Luận án đã đề xuất mô hình và các giả thuyết, theo đó, đưa ra các biến phụ thuộc và biến độc lập với các tiêu chí đo lường được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây Với bối cảnh nghiên cứu khác với Luận án này, các tiêu chí đo lườngthu thập được có thể chưa phù hợp hoặc chưa phát triển đầy đủ các khía cạnh nội dung của các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu Việc nghiên cứu định tính nhằm khắc phục các khiếm khuyết này, với mục tiêu:

(1) Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu; Lựa chọn, hiệu chỉnh, phát triển các bộ tiêu chí đo lường và thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu cụ thể của luận án trong nghiên cứu định lượng chính thức Là cơ sở để hoàn thiện phiếu câu hỏi.

(2) Ngoài ra, các ý kiến chuyên gia cũng là cơ sở giải thích kết quả nghiên cứu định lượng cũng như làm phong phú thêm các giải pháp tăng cường tiếp nhận tri thức giữa các DN trong CCU.

3.1.2 Lựa chọn đối tượng tham gia thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu Đối tượng được mời tham gia thảo luận nhóm làcác giám đốc DN, thuộc các loại hình DN khác nhauvà đại diện chocác lớpkhác nhau tham gia vào CCU Gồm có:

- Tổng giám đốc của một công ty đa quốc gia tại vùng Đông Dương, chuyên cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ quản trị hệ thống nguồn lực DN cho các DN- đại diện cho lớp các NCC tại thượng nguồn (upstream) trong một CCU điển hình tại Việt Nam - Gọi tắt là NCC.

- Giám đốc một DN nhỏ chuyên phân phối các sản phẩm thông dụng là nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp Khách hàng của NPP này hầu hết là các đại lý tại các địa phương NPP này đại diện cho lớp các NPP của CCU có phần hạ nguồn(downstream) nhiều lớp -Gọi tắt là NPP1.

- Phó giám đốc một DN nhỏ chuyên phân phối trực tiếp các sản phẩm đặc chủng cho các DNkhai khoáng sử dụng trong sản xuất - đại diện cho lớp các NPP kiêm bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng- Gọi tắt là NPP2.

Bảng 3.1: Thông tin về đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu định tính Đối tượng phỏng vấn NCC NSX NPP1 NPP2 NPP3 NPP4 Đơn vị công tác

Việt Tổng công ty Hóa Dầu

Công TNHH Thiên Điểu ty Công TNHH NTD ty Công TNHH THT ty Công xăng B12 ty dầu

Công cổ phần ty Công TNHH ty Công TNHH ty Công TNHH ty DN nước nhà

Công ty con của tập đoàn đa quốc gia

DN lớn tại Việt Nam

DN nhỏ DN nhỏ DN nhỏ DN lớn tại

NCC NSX dầu nhờn Petrolimex

NPP trực tiếp cho người tiêu dùng

NPP là thành viên của

Tổng đốc giám Tổng giám đốc

Giám đốc Phó giám đốc

Giám đốc Phó đốc giám

15 năm 17 năm 16 năm 11 năm 11 năm 2 năm

Trình độ Thạc sĩ Thạc sĩ Cử nhân Cử nhân Cử nhân Thạc sĩ

Giới tính Nam Nam Nữ Nam Nam Nam

(*) kinh nghiệm giữ vị trí hiện tại khi tham gia phỏng vấn

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Để phục vụ cho việc hiệu chỉnh Phiếu câu hỏi sẽ được sử dụng trong nghiên cứu định lượng, tác giả đã lựa chọn đối tượng phỏng vấn sâu là các DN trong CCU dầu nhờn Petrolimex Họ là những đại diện điển hình cho các lớp theo chiều dọc của mộtCCU đẩy, phân kỳ, gồm có:

- Đại diện cho NSX - Tổng giám đốc Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex, một đơn vị thành viên của tập đoàn Petrolimex - NSX dầu nhờn Petrolimex - Gọi tắt là NSX.

- Đại diện cho NPP không phải là thành viên của tập đoàn Petrolimex - Giám đốc công ty TNHH thương mại và dịch vụ THT Việt Nam -NPP dầu nhờn Petrolimex trên địa bàn Hà Nội - Gọi tắt là NPP 3.

- Đại diện cho NPP là thành viên của tập đoàn Petrolimex - Phó giám đốc công ty xăng dầu B12 là đơn vị thành viên của tập đoàn Petrolimex -NPP dầu nhờn Petrolimex trên địa bàn 1 số tỉnh duyên hải phía bắc Việt Nam - Gọi tắt là NPP4.

Lựa chọn đối tượng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm là cán bộ quản lý DN đã làm quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn Việc sắp xếp lịch phỏng vấn và đặc biệt là thảo luận nhóm đối với các cán bộ quản lý DN cần nhiều thời gian, sự phối hợp Ngoài ra, thời gian phỏng vấn, thảo luận cũng bị hạn chế hơn so với việc lựa chọn đối tượng khác Tuy nhiên, nội dung thu được từ các cán bộ quản lý DN sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều đối với nghiên cứu Vì trong một DN, quyết định của người đứng đầu DN có ảnh hưởng lớn nhất đến các chính sách, kế hoạch phát triển DN, trong đó có cả chính sách về chia sẻ thông tin, học hỏi cũng như tiếp nhận tri thức từ bên ngoài Đồng thời, họ là người khơi nguồn và tác động đến văn hóa của một DN - là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một DN trong CCU.

3.1.3 Thu thập và xử lý thông tin Để đạt được mục tiêu đã đề ra, tác giả đã lập bản đề cương nội dung phỏng vấn và sử dụng chung cho cả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu Các câu hỏi đều mang tính mở, để người tham gia vào thảo luận nhóm có thể trao đổi được rộng hơn về cách thức và kinh nghiệm tiếp nhận tri thức của DN họ quản lý từ các đối tác khác trong CCU mà họ tham gia. Ngoài ra, các câu hỏi gợi mở đều xoay quanh các tiêu chí đo lườngnhằm tìm hiểu về mức độ bao quát được tất cả nội dung của các biến độc lập và phụ thuộc.

Trong quá trình tổng quan, do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức được tìm thấy từ cả hai hướng tiếp cận, nên một số biến độc lập và biến phụ thuộc đã tìm được nhiều bộ tiêu chí đo lường với các tiêu chí đo lường thành phần khác nhau Bản đề cương nội dung phỏng vấn và thảo luận nhóm bao gồm tất cả các phương thức đo lường đã tìm được Kết quả thu được từ nghiên cứu định tính sẽ hỗ trợ việc lựa chọn phương thức đo lường phù hợp nhất với bối cảnh nghiên cứu.Đề cương phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trình bày tại phụ lục 2.

Cuộc thảo luận nhóm và các cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành trong các môi trường không gò bó để người được phỏng vấn có thể thoải mái trao đổi, chia sẻ quan điểm riêng và sẵn sàng cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài của luận án Mỗi cuộc phỏng vấn, thảo luận nhóm trung bình kéo dài khoảng 120 phút về các nội dung đã nêu trong đề cương phỏng vấn.

Nghiên cứu định lượng

Trong mục này, tác giả trình bày toàn bộquá trình tổ chức nghiên cứu định lượng để xác định mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra từ chương 1.

3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng

Việc tổ chức nghiên cứu định lượng nhằm thực hiện mục tiêu:

(1) Kiểm định độ tin cậy của các bộ tiêu chí đo lường, loại bỏ các biến đo lường không phù hợp với mô hình nghiên cứu.

(2) Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Từ đó xác định các yếu tố có ảnh hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức Hay nói cách khác, mục tiêu của nghiên cứu định lượng là để kiểm định các kết luận đã được đưa ra trong nghiên cứu định tính nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu của Luận án.

3.2.2 Lựa chọn mẫu nghiên cứu

Với mục tiêu chọn mẫu là một CCU điển hình tại Việt Nam làm bối cảnh nghiên cứu Đây là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi ngẫu nhiên và đã được áp dụng trong các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong CCU bởiHult & cộng sự (2004), Hallikas & cộng sự

(2005) và Qile He & cộng sự (2013) Trong các nghiên cứu trước đây và trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng CCU của một công ty đầu mối duy nhất làm khung lấy mẫu Phân tích các DN trong CCU của một công ty đầu mối duy nhất để tránh được những tác động gây nhiễu do ảnh hưởng của các công ty hoạt động trong CCU khác nhau (Hult & cộng sự

2004) và đã được thực chứng tại nghiên cứu của Hallikas & cộng sự (2005) và Qile He & cộng sự (2013) Lựa chọn CCU dầu nhờn lớn của Việt Nam để sử dụng cho nghiên cứu định lượng vì có một số lợi thế Đó là:

Thứ nhất, CCU dầu nhờn là CCU điển hình, không hướng đến nghiên cứu phát triển, đồng thời phân biệt được giữa nguyên liệu và sản phẩm cũng như dòng tiền và dòng thông tin Thành viên trung tâm là DN sản xuất, sở hữu thương hiệu dầu nhờn Các thành viên hỗ trợ, tham gia cung ứng và phân phối rất đa dạng, thể hiện gần như đầy đủ các loại hình

DN đang tồn tại ở Việt Nam CCU dầu nhờn là chuỗi đẩy, dạng phân kỳ, nên số lớp theo chiều dọc không quá nhiều, nên thông tin thu được từ NSX đến toàn chuỗi là tương đối đầy đủ và chính xác.

Thứ hai, có thể dễ dàng xác định vị trí, vị thế chính xác các DN trong CCU, do đó xác định được rõ đối tượng tham gia là đơn vị tiếp nhận tri thức hay là đơn vị chuyển giao tri thức, Qile He & cộng sự (2013).

Thứ ba, phương pháp này nhằm thu thập được với một tỷ lệ phiếu trả lờicao hơn nhiều so với cách tiếp cận thông thường Vì khi công ty đầu mối thống nhất tham gia khảo sát, nghiên cứu sẽ được hỗ trợ từ công ty đầu mối để đảm bảo quyền được truy cập thông tin tới các đối tác khác trong CCU và đảm bảo số liệu được cung cấp là chính thống, hợp pháp.

Cuối cùng, trong các CCU dầu nhờn tại Việt Nam, CCU dầu nhờn Petrolimex là chuỗi phổ quát nhất, nó điển hình với phần thượng nguồn chọn lọc và hạ nguồn phong phú và đầy đủ nhất, phản ánh được tất cả các loại hình, đối tượng trong các lớp.

3.2.2.2 Đơn vị phân tích Đơn vị phân tích là các DN trong CCU dầu nhờn Petrolimex, bao gồm các NCC dịch vụ tại thượng nguồn CCU, NSX dầu nhờn thương hiệu Petrolimex – Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex-CTCP, các NPP, bán lẻ trực tiếp dầu nhờn Petrolimex và các hộ tiêu dùng dầu nhờn (với tư cách là các nhà máy, xưởng sản xuất sử dụng dầu nhờn Petrolimex trong quá trình sản xuất, kinh doanh) Đám đông nghiên cứu là các DN trong CCU dầu nhờn Petrolimex phân bố khắp Việt Nam Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo/người quản lý hoặc người trực tiếp sử dụng/kinh doanh sản phẩm dầu nhờn Petrolimex trong CCU dầu nhờn Petrolimex Trong bối cảnh tiếp nhận tri thức giữa các DN trong CCU là đa chiều; một

DN vừa là đơn vị chuyển giao tri thức nhưng đồng thời cũng là đơn vị tiếp nhận tri thức; do vậy, đối tượng phỏng vấn tại mỗi đơn vị sẽ được xác định cụ thể theo tính chất, vai trò chuyển giao hay tiếp nhận hay đồng thời cả chuyển giao và tiếp nhận tri thức của đơn vị đó trong CCU.

3.2.2.3 Cơ cấu và kích thước mẫu

Theo Kline (2004), không có tiêu chuẩn tuyệt đối nào về mối quan hệ giữa cỡ mẫu và sự phức tạp của mô hình, nhưng để có một kết quả mong muốn, tỷ lệ giữa số lượng đơn vị quan sát với số lượng các tham số tương ứng 20:1 Nếu tỷ lệ này là nhỏ hơn 5:1 thì kết quả thống kê là không chắc chắn Trong khi đó, theo Nguyễn Đình Thọ (2011) trích trong HairJ.F.& cộng sự (2006) cho rằng “đối với EFA (Exploratory Factor Analysis), kích thước mẫu thường được xác định dựa vào: (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng tiêu chí đo lường đưa vào phân tích” Theo đó, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát: biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 20:1 Trong nghiên cứu này, từ mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất, có tất cả 43 tiêu chí đo lường dùng trong phân tích nhân tố, do vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là 43*5!5 đơn vị quan sát Tốt nhất là 43*200 đơn vị quan sát Đối với hồi quy đa biến thì cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50 + 8*(số biến độc lập) Tại mô hình nghiên cứu chính thức, số biến độc lập là

9, do vậy cỡ mẫu tối thiểu là 50+8*9= 122 đơn vị quan sát Tổng hợp tất cả các yêu cầu trên, kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu phải đạt được là 215 đơn vị và tốt nhất là trên

Ban đầu, các câu hỏi trong phiếu được lấy từ các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức đã thu thập được trong phần tổng quan nghiên cứu ở bước

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên sự kết hợp hai luồng nghiên cứu về tiếp nhận tri thức của một doanh nghiệp, đó là luồng nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong các tổ chức học tập và các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Kết quả nghiên cứu định lượng là bằng chứng chứng minh mô hình nghiên cứu đề xuất là phù hợp với các cơ sở lý thuyết đã được phân tích Đồng thời khẳng định có sự tác động, làm thay đổi các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức so với các nghiên cứu trước đây, trong điều kiện vận dụng một cơ sở lý thuyết Đây là mô hình nghiên cứu khả thi, có thể áp dụng được trong các phân tích định lượng tương tự về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, mà kết quảcủa nó sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở khoa học trong việc lựa chọn các công cụ quản trị, tiếp nhận tri thức từ bên ngoài áp dụng vào doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của CCU nói chung.

Như các mục tiêu của luận án đã được đề cập trong chương I, luận án cần đạt được các mục tiêu:

(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức giữa các DN trong CCU và trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.

(2) Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức giữa các DN trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.

(3) Chỉ ra sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của một tổ chức học tập khi tổ chức đó tham gia vào một chuỗi cung ứng.

(4) Chứng minh có các nhóm doanh nghiệp khác nhau về tiếp nhận tri thức trong chuỗi cung ứng.

(5) Luận án sẽ tổng hợp các thông tin về một số các nội dung liên quan đến những khó khăn, rào cản mà các DN trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam gặp phải khi tiếp nhận tri thức từ bên ngoài, qua đó đề xuất một số gợi ý quản trị, nâng cao tiếp nhận tri thức của các DN trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.

Sau 3 chương đầu của luận án, cácmục tiêu (1), (2) và (4) cơ bản đã được thực hiện, chương 4 sẽ thảo luận phân tích kỹ hơn các kết quả đạt được, qua đó hoàn thành mục tiêu thứ (3) và (5) của luận án.

4.1.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam

- Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức, luận án đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 9 yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các DN trong CCU Đó là: LHDT-‘Mối liên hệ và hợp tác kinh doanh’, DTDT-‘Đầu tư của DN trong đào tạo’, LTDT-‘Lòng tin giữa các đối tác’; KNHH-‘Khả năng học hỏi của nhân viên’; VHDN-‘Văn hóa doanh nghiệp’; TGC-‘Sự tham gia chung’ giữa bên chuyển giao và tiếp nhận tri thức; VBH-‘Các mục tiêu, kế hoạch được văn bản hóa’; LCTT-‘Sự sẵn có đối tác thay thế để lựa chọn’ và HCQL-

‘Việc hạn chế sử dụng quyền lực trong CCU’ Qua kết quả thu được từ sàng lọc các nhân tố đo lường của 9 yếu tố kể trên bằng các lập luận logic cũng như thu thập từ phỏng vấn chuyên gia, đã có 40 tiêu chí đo lường được đưa vào kiểm định.Trong đó bao gồm 38 tiêu chí đo lường thu thập từ các nghiên cứu trước đây và 2 tiêu chí đo lường mới được phát triển thêm từ kết quả nghiên cứu của luận án.Bằng các kỹ thuật phân tích định lượng, từ 40 tiêu chí đo lường được đưa vào phân tích, các tiêu chí đo lường TGC1 (Được thông báo đầy đủ về các hoạt động của chuyên gia); TGC4 (Có cơ hội ra quyết định như nhau) và LCTT3 (Rất khó tìm kiếm đối tác thay thế) không đủ độ tin cậy, đã bị loại bỏ 37 tiêu chí đo lườngcòn lại được tập hợp vào 8 nhân tố trong phân tích nhân tố khám phá 6 trong số 8 nhân tố có độ tin cậy đạt yêu cầu (Cronbach alpha >0,7).Hai nhân tố TGC- Sự tham gia chung giữa bên chuyển giao và tiếp nhận tri thứcvàVBH-Các mục tiêu, kế hoạch được văn bản hóa không đủ điều kiện để kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha, theo Nguyễn Đình Thọ (2011), được tạm thời giả định là đủ điều kiện để thực hiện các bước kiểm định tiếp theo Tuy nhiên, kết quả kiểm định giả thuyết cũng đã loại bỏ 2 giả thuyết về TGC- Sự tham gia chung giữa bên chuyển giao và tiếp nhận tri thứcvàVBH-Các mục tiêu, kế hoạch được văn bản hóa, vì chưa đủ độ tin cậy để khẳng định giả thuyết Như vậy, từ 37tiêu chí đo lườngđưa vào phân tích, còn lại 33 tiêu chí đo lườngđược chấp nhận và được tập hợp vào 6 nhân tố có tác động và giải thích được 64,1% sự biến độngcủa biến phụ thuộc TNTT-

- Các nhân tố thu được từ kết quả kiểm định của chương 3 được sắp xếp lại vào mô hình nghiên cứunhư hình 4.1 Với mô hình được lựa chọn, có 6 yếu tố ảnh hưởng

Vai trò,quy mô, thời gian hợp tác, thành viên liên kết

Tiếp nhận tri thức đến tiếp nhận tri thức trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam Đó là: KNHH-‘Khả năng học hỏi của nhân viên’; VHDN-‘Văn hóa doanh nghiệp’; LCTT-‘Lựa chọn thay thế’;

HCQL-‘Hạn chế sử dụng quyền lực’; DTDT-‘Đầu tư của DN trong đào tạo’; LHDT- ‘Mối liên hệ và hợp tác kinh doanh’.

Phương trình hồi quy đa biến được minh họa như sau:

TNTT=0,384VHDN-0,058KNHH-0,175LCTT+0,349HCQL+0,248ĐTĐT+0,166LHĐT+ε

TNTT : Tiếp nhận tri thức

VHDN : Văn hóa doanh nghiệp

KNHH: Khả năng học hỏi của nhân viên

LCTT : Sẵn có lựa chọn đối tác thay thế

HCQL : Hạn chế sử dụng quyền lực ĐTĐT : Đầu tư của DN trong đào tạo

LHĐT: Mối liên hệ hợp tác kinh doanh ε là sai số ngẫu nhiên.

Hình 4.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doan nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Khả năng nhận ra tri thức mới từ bên ngoài

Mối liên hệ và hợp tác kinh doanh

+0,248 Đầu tư của DN trong đào tạo

Khả năng hấp thụ tri thức mới từ bên ngoài

Khả năng học hỏi của nhân viên

Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau

Hạn chế sử dụng quyền lực

- Trong 33 tiêu chí đo lường được chấp nhận và được tập hợp vào 6 nhân tố, có 4 tiêu chí đo lường mô tả khái niệm LTDT-‘Lòng tin đối tác’ của Lane và cộng sự

(2001) được đề xuất trong mô hình lý thuyết ban đầu được tập hợp hết vào các nhân tố KNHH-‘Khả năng học hỏi’ và VHDN-‘Văn hóa doanh nghiệp’ Trong đó, các tiêu chí đo lường LTDT1 (Đối tác này là đáng tín cậy), LTDT2 (Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào động lực của đối tác) và LTDT3 (Chúng tôi có niềm tin vào đối tác) được tập hợp cùng 5 tiêu chí đo lường của khái niệm KNHH- ‘Khả năng học hỏi của nhân viên’ để thành 1 nhân tố mới Còn tiêu chí đo lường LTDT4 (Chúng tôi tin cậy ở mức độ cao vào CCU này) cùng tiêu chí đo lường DTDT4 (Giành nguồn lực cho đào tạo về hội nhập văn hóa với các đối tác) được tập hợp cùng 6 tiêu chí đo lường của khái niệm VHDN-‘Văn hóa doanh nghiệp’ để hình thành 1 nhân tố mới Do vậy, về bản chất, các khái niệm về KNHH-‘Khả năng học hỏi của nhân viên’ và VHDN-‘Văn hóa doanh nghiệp’mới thu được từ kết quả nghiên cứu định lượng đã được mở rộng hơn so với khái niệm đề xuất ban đầu trong các nghiên cứu trước đây.

- Các tiêu chí đo lường cho khái niệm KNHH- ‘Khả năng học hỏi của nhân viên’ mới được hình thành sau các kỹ thuật phân tích định lượng gợi ý 1 cách nhìn rộng hơn về khả năng học hỏi của nhân viên trong DN Khả năng học hỏi của nhân viên không chỉ được đo lường qua các lĩnh vực tri thức, chuyên môn thu nhận được trong quá trình học hỏi như về kỹ thuật, quản lý, công nghệ, thông tin mà khả năng học hỏi còn được đo lường qua sự tin tưởng vào đối tác, hay rộng hơn là sự tin tưởng vào các thông, kiến thức mà trao đổi, chuyển giao cho người tiếp nhận.

- Với các tiêu chí đo lường ban đầu mà Trương (2014) phát triển, khái niệm VHDN-‘Văn hóa doanh nghiệp’ đề cao sự hướng ngoại, sự chủ động, tiên phong của nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp để thu thập tri thức từ bên ngoài Trong các tiêu chí đo lường mới được tập hợp vào khái niệm VHDN-‘Văn hóa doanh nghiệp’ sau các kỹ thuật phân tích định lượng đã đưa ra những gợi ý mới để hoàn thiện khái niệm Đó là, để nhân viên tự tin tìm tòi tri thức mới bên ngoài, thì bản thân DN cần phải giành nguồn lực để phát triển nhân viên đạt được yêu cầu nội bộ Đây cũng là bước đầu tiên giúp nhân viên tiếp nhận tri thức nội bộ, hấp thụ được văn hóa hướng ngoại để học hỏi, đem tri thức mới bên ngoài về áp dụng tại DN Việc học hỏi, thu nhận tri thức trong nghiên cứu này được hiểu và giới hạn trong các DN của CCU, nên nhân viên có thể thu nhận được tri thức từ đối tác trong CCU hay không, trước hết phải có lòng tin ở mức độ cao vào đối tác trong CCU Đây là một gợi ý để hoàn thiện bộ tiêu chí đo lường trong khái niệm VHDN-‘Văn hóa doanh nghiệp’ cần được kiểm chứng thêm trong các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo.

- Tuy nhân tố TGC- ‘Sự tham gia chung giữa bên chuyển giao và tiếp nhận tri thức’ bị loại khi kiểm định vì chưa đủ độ tin cậy để khẳng định giả thuyết, nhưng tiêu chí đo lường TGC2 (Được đóng góp ý tưởng khi làm việc với chuyên gia) lại được tập hợp và được chấp nhận trong nhân tố HCQL-‘Việc hạn chế sử dụng quyền lực trong CCU’ từ kết quả nghiên cứu định lượng đã được mở rộng hơn so với khái niệm đề xuất ban đầu trong nghiên cứu Qeli He và cộng sự (2013) hiệu chỉnh theo Heide và Miner (1992).

- Hai tiêu chí đo lường mới được tác giả phát triển từ kết quả nghiên cứu định tính là KNHH5 (Nhân viên chú ý và dành thời gian tìm kiếm, thu thập thông tin, kiến thức từ đối tác) bổ sung cho khái niệm KNHH-‘Khả năng học hỏi của nhân viên’của Phan và cộng sự (2006) và VHDN6 (Người lao động thường xuyên trao đổi thông tin, kiến thức với đối tác)bổ sung vào khái niệm VHDN-‘Văn hóa doanh nghiệp’của Trương (2014) đã được chấp nhận và có ý nghĩa thống kê.

- Trong các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong CCU, các yếu tố xuất phát từ nội bộ tổ chức chiếm đa số Điều này là hợp lý, vì trong các nghiên cứu trước đây về tiếp nhận tri thức trong tổ chức, chủ yếu được nghiên cứu trong môi trường các

Một số khuyến nghị nâng cao tiếp nhận tri thức

Theo nhiều nghiên cứu trước đây đã khẳng định việc chia sẻ tri thức giữa các đối tác trong một liên minh là một đóng góp lớn cho tăng cường năng lực cạnh tranh (Levinson và Asahi, 1995; Mowery & cộng sự, 1996; Inkpen, 1998), tiếp nhận tri thức có tác động tích cực đến hiệu quả DN và CCU (Phan & cộng sự, 2006, Qiele He & cộng sự, 2013) Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản trị DN và quản trị CCU, tăng cường tiếp nhận tri thức của DN là biện pháp bền vững, có hiệu quả lâu dài và các thành viên tham gia vào CCU cùng có lợi Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp tăng cường tiếp nhận tri thức trong CCU, phù hợp với các CCU mang tính đẩy phân kỳ.

Tiếp nhận tri thức bên ngoài của một DN phải xuất phát từ tiếp nhận tri thức bên ngoài của mỗi cá nhân trong DN đó Do vậy, các khuyến nghị được đề xuất sẽ bao gồm các biện pháp tăng cường khả năng tiếp nhận tri thức của các cá nhân trong DN, đến tăng cường tiếp nhận tri thức của DN và tạo môi trường để DN tiếp nhận được các tri thức từ bên ngoài.

(1) Tạomôi trường cho nhân viên học hỏi

Mỗi nhân viên khi tham gia vào hoạt động của DN chỉ có hiểu biết nhất định về một vài lĩnh vực nhất định Để có thể nhận ra giá trị của tri thức bên ngoài phù hợp với DN, là bước đầu tiên để tri thức được tiếp nhận vào tổ chức, thì DN đó cần tạo điều kiện để mỗi nhân viên có cơ hội hiểu biết chung, cơ bản về các lĩnh vực hoạt động, chuyên môn của

DN như vềcông nghệ, kỹ thuật thương phẩm, tiếp thị bán hàng, quản lý Với nền tàng kiến thức cơ bản, trong điều kiện nhân viên là người tiếp xúc thường xuyên với các đối tác, đặc biệt là những đối tác tin cậy thì kiến thức, thông tin sẽ dễ dàng được trao đổi Qua đó, mỗi người nhân viên sẽ là một đơn vị thu nhận và chắt lọc được những tri thức mới, có giá trị với DN để áp dụng trong DN.

(2) Tạo lập văn hóa doanh nghiệp về tinh thần học hỏi, tiếp thu tri thức mới từ bên ngoài áp dụng vào DN

Ngoài nền tàng kiến thức cơ bản của mỗi nhân viên là điều kiện tốt để họ biết những tri thức mới bên ngoài nào có giá trị với DN, thì chỉ những nhân viên chủ tâmdành thời gian thu thập thông tin, kiến thức từ đối tác và có khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành động mới thực sự có ý định áp dụng những kiến thức mới, có giá trị đó vào trong hoạt động của

DN, đặc biệt là những DN không thiên về nghiên cứu phát triển, việc quản lý thiên về kỷ luật, đã hình thành đầy đủ các quy trình, quy phạm Việc áp dụng các tri thức mới vào hoạt động của DN sẽ buộc nhân viên đó phải sáng tạo, đổi mới và gặp nhiều thách thức, rào cản từ các lối mòn, thói quen sẽ có trong DN Việc thành công sẽ đưa họ trở thành người tiên phong, dẫn đầu và thăng tiến, nhưng ngược lại, họ sẽ gặp phải những rủi ro trong nghề nghiệp Do vậy, chỉ những DN và người đứng đầu DN có chính sách, hành động thực sự để cổ vũ, khuyến khích (cả về vật chất cũng như tinh thần) nhân viên đưa ra và tạo điều kiện cho họ thực hiện các ý tưởng mới đó, thì các tri thức mới bên ngoài mới có nhiều cơ hội được đồng hóa thành tri thức của DN Khi các chính sách khuyến khích được áp dụng thường xuyên và được sự ủng hộ của người đứng đầu DN thì dần lan tỏa từ các cá nhân hạt nhân trở thành văn hóa hướng ngoại để thu nhận tri thức bên ngoài vào DN.

Những chính sách khuyến khích, cổ vũ nhân viên sáng tạo, tiếp nhận tri thức bên ngoài mà DN cần áp dụng, đó là sự can kết giành nguồn lực để phát triển nhân viên mới đạt yêu cầu của DN Đối với bản thân DN đó cũng phải có tầm nhìn luôn vươn lên, cải thiện vị trí cạnh tranh so với đối thủ, thì mỗi nhân viên mới có động lực để hướng ngoại, tìm giải pháp, kiến thức phục vụ cho mục tiêu chung của DN Nhưng ngược lại, đối với các đối tác trong CCU, chính sách của DN phải luôn thể hiện thiện chí, tạo sự tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau, tạo môi trường thuận lợi cho thông tin, tri thức được chia sẻ, tiếp nhận.

(3) Có chính sách và cam kết nguồn lực cho đào tạo, đặc biệt là với DNtrung tâm trong CCU.Như đã bàn luận ở trên, đối với các CCU đẩy, dạng phân kỳ như CCU dầu nhờn, rất nhiều DN tham gia vào một lớp trong chuỗi như các NPP và các nhà bán lẻ Đối với các đối tượng này, các NSXkhó can thiệp quá sâu vào việc tổ chức bán hàng của họ Mặt khác, hầu hết các DN này có quy mô nhỏ, không có chính sách đầu tư rõ ràng cho đào tạo, do vậy, việc hỗ trợ họ trong đào tạo để nâng cao hiệu quả chung của cả chuỗi là cần thiết Tuy nhiên, việc chuyển giao tri thức lại nên thực hiện từ chính các thành viên trong lớp đó, theo thảo luận của NPP1, đó là NPP cũng không hướng dẫn cho người bán lẻ cách bán thế nào, mà chọn một nhà bản lẻ thành công nhất trên thị trường hướng dẫn cho những người mới Việc làm này, vừa tiết kiệm chi phí mà sức truyền thụ lại rất nhanh và hiệu quả Để nhân rộng được cách làm, vai trò của người dẫn dắt chuỗi là rất quan trọng.

Nguồn lực được cam kết của NSX trong dẫn dắt CCU cũng cần được thể hiện qua việc đào tạo cơ bản cho các thành viên mới tham gia vào CCU Việc đào tạo cơ bản về thương phẩm, đặc điểm thị trường, khách hàng, tiếp thị của CCU dạng đẩy, phân kỳ là thuận lợi và không tốn kém Vì những kiến thức này hầu hết là các kiến thức rõ ràng, đã được xã hội hóa NSX chỉ cần đầu tư thêm không nhiều theo đặc điểm ngành hàng để có nền kiến thức chung cho cả CCU Việc tuyển chọn, đài thọ một đội ngũ thuyết trình viên có uy tín trên thương trường trong các lớp theo chiều dọc của CCU và có khả năng truyền đạt là đủ để có thể chia sẻ rộng rãi tri thức chung và tri thức riêng của chuỗi.

Còn ngay trong nội bộ từng DN trong CCU, việc tạo điều kiện cho từng người lao động học hỏi, thu nhận kiến thức từ các đối tác khác cũng cần được thể hiện thành chính sách Có biện pháp động viên, khuyến khích vật chất cho những điển hình luôn cố gằng thể hiện tính tiên phong trong mọi vấn đề.

Kết quả nghiên cứu định lượng đã chỉ ra 3 tiêu chí đầu tư cho đào tạo có ý nghĩa tác động tích cực đến tiếp nhận tri thức Trên thực tế, với CCU đẩy, phân kỳ như CCU dầu nhờn, hướng đầu tư cho đào tạo trên 3 lĩnh vực này của NSX – ND trung tâm trong CCU cho các DN khác trong cuỗi cũng thực sự có ý nghĩa Đó là:

- Đầu tư cho đào tạo về hội nhập văn hóa với các đối tác Mỗi DN đều có văn hóa doanh nghiệp riêng,bị ảnh hưởng rất nhiều từ người đứng đầu DN Với những DN có văn hóa hướng ngoại, tạo điều kiện, khuyến khích mọi thành viên trong DN đề cao tính độc lập, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm đối với hành động, quyết định của mình để vươn lên là người đứng đầu, thì việc tiếp xúc và trao đổi tri thức với DN và các cá nhân trong DN đó là thuận lợi Nhưng ngược lại, với những DN thiên về kỷ luật, mọi hoạt động trong DN đều được thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn cụ thể, các cá nhân trong DN đó rất khó có cơ hội được sáng tạo, việc tiếp nhận các tri thức mới bên ngoài để áp dụng vào DN là khó khăn Nhưng ngược lại, với những DN này, hệ thống các quy trình, quy định trong DN chính là các tri thức riêng của DN đã được hiện hóa, là một kho tàng kiến thức để các DN khác trong CCU có thể học tập thông qua trao đổi, hợp tác Việc thu nhận tri thức hiện hóa của các DN đối tác sẽ thuận hơn rất nhiều nếu các đối tác có sự tương đồng về văn hóa, nhiều ‘tiếng nói chung’ trong các vấn đề cùng quan tâm Do vậy, DN cần quan tâm, đầu tư cho đào tạo hội nhập văn hóa với các DN khác trong CCU, sẽ có cơ hội tiếp nhận được tri thức từ các đối tác trong CCU thông qua các hoạt động giao dịch, hợp tác kinh doanh.

- Đầu tư về đào tạo công nghệ được đối tác chuyển giao Với các CCU dạng đẩy, phân kỳ thì khối các DN hạ nguồn phân phối rất lớn, đa dạng Chuyên môn chính của họ là phân phối, thương mại Nhiều DN phân phối sản phẩm rất đa dạng, nhiều nhóm sản phẩm khác nhau, do vậy các tri thức về sản phẩm, công nghệ của các sản phẩm mà họ phân phối phụ thuộc vào các đối tác, là các DN cung ứng sản phẩm đầu vào ở các lớp trên trong CCU Đầu tư về đào tạo công nghệ đối với các doanh nghiệp chính là sự tạo điều kiện về thời gian học tập, tạo điều kiện cho nhân viên kiến tập tại các cơ sở sản xuất của các DN lớp trên để các cá nhân trong DN lớp sau khi tham gia vào CCU đều có những kiến thức cơ bản về công nghệ, sản phẩm.

- Đầu tư về đào tạo kỹ năng quản lýđược đối tác chuyển giao Thực tế khảo sátCCU dầu nhờn Petrolimex cho thấy, các DN trong CCU rất phong phú về quy mô, loại hình kinh doanh cũng như kinh nghiệm quản lý Rất nhiều kỹ năng quản lý có thể được sử dụng hiệu quả tại bất kỳ DN nào Ví dụ như kỹ năng quản lý khách hàng của tiếp thị bán hàng giỏi, hoàn toàn có thể truyền bá cho tất cả các DN phân phối trong các lớp ở hạ nguồn CCU để các tiếp thị bán hàng áp dụng Việc cam kết đầu tư về đào tạo kỹ năng quản lý được đối tác chuyển giao được thể hiện qua chính sách của DN trong tiếp nhận thông tin, tri thức tại các sự kiện, giao tiếp trực tiếp, gián tiếp qua tài liệu của các đối tác khác trong CCU.

(4) Làm phong phú thêm các hình thức chia sẻ tri thức giữa các DN trong CCU Với đặc thù ngành nghề của các DN ở các lớp khác nhau, việc chia sẻ các kiến thức quá chuyên sâu giữa các DN là không cần thiết Việc chia sẻ tri thức giữa các DN trong chuỗi cần thiết nên ở hình thức khác Theo kết quả nghiên cứu định tính, một giải pháp rất hiệu quả là sử dụng chuyên gia Tuy nhiên, việc sử dụng chuyên gia lại rất khác nhau. Đối với các lĩnh vực chuyên môn sâu, kỹ thuật cao hướng đến R&D thì chuyên gia chuyển giao tri thức (đặc biệt là chuyên gia về kỹ thuật) phải là chuyên gia từ các DN lớn ở thượng nguồn để hướng dẫn cho các DN ở hạ nguồn, là người sử dụng Đây là phương pháp mà NPP2 đã chia sẻ, ‘mình sẽ đưa NCC nước ngoài sang hướng dẫn cho khách’. Các trung gian thương mại ở lớp giữa như NPP, nhà bán lẻ, chỉ nên là cầu nối Theo đó, các

Hạn chế của luận án và cáchướng nghiên cứu tiếp theo

4.4.1 Hạn chế của luận án

Ngoài những mục tiêu đề ra đã được giải quyết, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định Để nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa, các nghiên cứu sau cần vượt qua được những điểm sau:

(1) Về mẫu nghiên cứu: Việc nghiên cứu định tính chỉ thực hiện nghiên cứu sâu đối với 5 DN, mặc dù đã đại diện cho NCC, NSX, NPP, nhà bán lẻ và người sử dụng sản phẩm vào hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, với một CCU phân kỳ như CCU dầu nhờn, vẫn là quá ít để mang tính đại diện cho tất cả các đối tượng trongCCU Đặc biệt là với nhà bán lẻ và người sử dụng sản phẩm vào hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy, kết quả nghiên cứu định tính có thể chưa phát hiện được hết những nhân tố hoặc chưa tìm ra được hết các kiến nghị, giải pháp quản trị phù hợp để tăng cường khả năng tiếp nhận trị thức trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.

Nghiên cứu định lượng áp dụng trên một CCU dầu nhờn duy nhất, tuy có tính phổ quát cao nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, nhưng CCU này lại có một đặc điểm lớn là sự tham gia của các thành viên trong chuỗi chiếm một phần đáng kể là các đơn vị thành viên trong cùng một tập đoàn Nhưng nghiên cứu định tính chưa chỉ ra được đặc điểm riêng của nhóm thành viên này trong chuỗi mà chỉ phát hiện được sự khác biệt thông qua kết quả nghiên cứu.

(2) Phương pháp thu thập dữ liệu: Trong nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu giám đốc DN Tuy nhiên, trên thực tế việc tiếp nhận tri thức giữa các DN trong CCU diễn ra ở từng cá nhân trong DN, không chỉ xảy ra đối với cán bộ quản lý cấp cao Ở mỗi tổ chức, cách nhìn nhận việc học tập trong tổ chức đối với mỗi đối tượng là khác nhau Việc phỏng vấn sâu duy nhất đối tượng là cán bộ quản lý cấp cao, chủ DN có thể chưa phát hiện được hết những nhân tố hoặc chưa tìm ra được hết các kiến nghị, giải pháp quản trị phù hợp để tăng cường khả năng tiếp nhận trị thức trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện đồng thời bằng qua 2 phương pháp Phiếu giấy (gửi qua email hoặc thông qua NPP) và trả lời trực tiếp qua mạng và được thực hiện 2 lần để tăng cường số lượng quan sát, đạt kích thước mẫu tốt nhất và đại diện được cho tổng thể Chính vì vậy, có thể có sự trùng lặp phiếu của cùng một đối tượng vừa trả lời online vừa trả lời phiếu giấy, hoặc trả lời cả 2 lần đề nghị mà không kiểm soát hết được, mặc dù đã có thông báo không cần trả lời lại nếu đã tham gia khảo sát lần thứ nhất.

(3) Trong xử lý số liệu: đã có 2 biến không thực hiện được kiểm định giả thuyết do chỉ được đo bằng 2 và 3tiêu chí đo lường, không đủ điều kiện để kiểm định bằng chỉ số Cronbach’ Alpha Ngoài ra, tác giả đã không đi sâu phân tích kết quả nghiên cứu theo các phân loại định tính của mẫu như về vai trò của DN trong CCU, quy mô, đối tượng trả lời Phiếu câu hỏi hay đối tượng là thành viên của cùng một tập đoàn với NSX hay không mặc dù kích thước mẫu đủ để phân tích một số kết quả.

Ngoài ra, mô hình nghiên cứu đã bước đầu đề xuất sự phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức, tuy nhiên, với phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này, chưa đủ cơ sở để đưa ra các kết luận về mức độ tác động của từng nhóm yếu tố đến tiếp nhận tri thức.

(4) Hạn chế về phạm vi và nội dung nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu tiếp nhận tri thức giữa các DN trong CCU là để nâng cao hiệu quả DN và CCU Các nghiên cứu trước đây về tiếp nhận tri thức đều đề cập đến hiệu quả của CCU, nhưng chưa tìm thấy các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức để nâng cao hiệu quả CCU đối với những ngành nghề không hướng vào nghiên cứu phát triển và đặc thù của một CCU đẩy, phân kỳ như trong nghiên cứu về CCU dầu nhờn tại Việt Nam Đây là một khiếm khuyết và cũng là hướng để các nghiên cứu tiếp theo hoàn thiện.

4.4.2 Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo

Với kết quả nghiên cứu và những hạn chế đã được chỉ ra, tác giả đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo, đó là:

(1) Hướng nghiên cứu, phân tích sự khác biệt về đặc điểm ngành nghề, quy mô, chức năng của các thành viên khi tham gia vào CCU để tìm ra sự khác biệt về tiếp nhận tri thức trong từng nhóm đối tượng Với tư cách là người quản lý về đào tạo của

DN sản xuất trong CCU dầu nhờn, các nghiên cứu theo hướng này sẽ giúp tác giả tìm được những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và chuyển giao tri thức giữa các thành viên trong chuỗi cung ững mà DN sản xuất dầu nhờn là người dẫn dắt.

(2) Hướng nghiên cứu sâu vào tiếp nhận tri thức của các thành viên trong một liên kết theo chiều dọc, dạng liên kết dọc tập đoàn, với mục tiêu tìm ra những điểm khác biệt, nhân tố mới, đặc thù ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong một liên kết dọc tập đoàn.

(3) Hướng nghiên cứu phân tích về sự tác động của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong CCU Hướng nghiên cứu này hỗ trợ về lý luận trong quan điểm ứng dụng mô hình nghiên cứu về tiếp nhận tri thức đã được khẳng định trong điều kiện tổ chức học tập trong điều kiện CCU.

(4) Hướng nghiên cứu về hiệu quả của tiếp nhận tri thức trong CCU Hướng nghiên cứu này hỗ trợ lý luận về sự cần thiết phải ứng dụng các biện pháp nâng caotiếp nhận tri thức của các DN trong CCU và vai trò của NSX, dẫn dắt trong CCU, với nhiệm vụ hỗ trợ các DN khác cùng có điều kiện tốt nhất để tiếp nhận tri thức, nâng cao hiệu quả chung của CCU.

Chương cuối đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu theo các mục tiêu đã đề ra, thảo luận những điểm tương đồng và khác biệt so với các nghiên cứu trước đây,bằng những lập luận và căn cứ từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm để lý giải cho những kết quả thu được Đồng thời bàn luận về những khác biệt so với các nghiên cứu trước đây, từ đó nêu được những đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài Đó là:

- Từ hai góc nhìn doanh nghiệp là một tổ chức học tập đồng thời là thành viên trong CCU, nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong CCU Khẳng định sự tương thích của bộ tiêu chí đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của tổ chức học tập phù hợp trong điều kiện tiếp nhận tri thức của doanh nghiệp trong CCU và ngược lại.

Ngày đăng: 31/12/2022, 23:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w