NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

3 2.4K 43
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG CN. Trần Thị Ngân Thư viện Trường ĐHHV được thành lập, tồn tại và phát triển với tư cách là cơ quan cung cấp thông tin chất lượng cao cho các đối tượng người dùng tin. Hơn tất cả, thư viện còn là một trong những đơn vị quan trọng giúp nhà trường hoàn thành sứ mệnh trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao. Qua quá trình phát triển, thư viện Trường ĐHHV ngày nay đang tự khẳng định mình trong việc đáp ứng mọi nhu cầu thông tin. Ý thức được tầm quan trọng này, Trung tâm TT-TL-TV Trường ĐHHV đã và đang khắc phục những khó khăn, những mặt còn tồn tại để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu tin của mọi đối tượng bạn đọc. Một trong những vấn đề được trung tâm đặc biệt quan tâm đó là việc phát triển văn hóa đọc cho các bạn sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa đọc. Văn hóa đọc cũng được coi là một loại hình hoạt động văn hóa, bởi lẽ đọc sách là tiêu thụ và quảng bá những giá trị văn hóa. Văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách. Thông qua văn hóa đọc, các bạn sinh viên sẽ tiếp cận được với những thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất phục vụ cho quá trình học tập của mình. Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi bạn sinh viên có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã đem đến rất nhiều tiện ích cho con người. Sự phát triển của công nghệ thông tin, các hoạt động giao lưu văn hóa,… đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, nó cũng mang tới một số ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là giới trẻ mà đối tượng chính là các bạn học sinh, sinh viên. Ngày xưa, sinh viên chỉ có thú vui duy nhất là đọc sách. Cuốn sách hay sẽ được truyền tay nhau từ người này sang người khác để đọc vì không phải ai cũng có điều kiện để được đọc sách. Ngày nay, khi xã hội phát triển,sinh viên không hề thiếu sách, thậm chí có rất nhiều sách để lựa chọn. Nhưng các bạn lại không mấy mặn mà, hứng thú với việc đọc sách, nghiền ngẫm những cuốn sách… Sự phong phú, tràn ngập của vô số kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình… đã làm cho các bạn không còn đủ sự kiên nhẫn để tìm kiếm những cuốn sách hay. Sinh viên ngày nay có rất nhiều phương tiện thông tin giải trí khác ngoài việc học. Nhiều người mất hàng giờ ngồi trong quán Game – Internet trong khi dành thời gian cho việc học thì rất ít. Nhờ tính cập nhật nhanh và kèm theo những hình ảnh minh họa độc đáo mà các phương tiện thông tin ngày nay được giới trẻ rất ưa chuộng. Nhiều sinh viên thường chỉ có thói quen tìm kiếm những thông tin giải trí, mà không tận dụng được hết những tiện ích, những mặt tích cực của nó đem lại để phục vụ học tập. Chúng ta cũng không nên đổ lỗi cho sự phát triển thông tin hiện đại đã lấn át văn hóa đọc của sinh viên. Trên thực tế, chúng ta phải khẳng định văn hóa nghe, nhìn, internet có rất nhiều lợi ích. Vấn đề đặt ra là các bạn sinh viên nên đọc gì, xem gì và phương pháp đọc như thế nào. Với công nghệ hiện đại, những tài liệu đã được số hóa hay những công trình nghiên cứu khoa học lại rất ít nhận được sự quan tâm của các bạn sinh viên. Trong khi đó, có một số kênh giải trí có những thông tin hời hợt, thoáng qua lại là đối tượng đọc của không ít bạn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của các bạn sinh viên, làm cho họ ngày càng mất dần thói quen đọc sách. Phương pháp dạy và học cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ, văn hóa đọc của sinh viên.Một trong những biểu hiện của sự hạn chế về văn hóa đọc của sinh viên là tình trạng các bạn chỉ học khi các kỳ thi đã tới gần, học đối phó, chỉ học để thi. Chính vì vậy, đã làm cho các bạn trở nên thụ động trong việc đọc và nghiên cứu tài liệu, sách, báo. Nguyên nhân nữa là sinh viên chỉ đọc khi giảng viên yêu cầu làm tiểu luận, bài tập lớn, hay thuyết trình về một đề tài hoặc chỉ phục vụ cho kỳ thi, tức là chỉ khi bị bắt buộc, sinh viên mới có ý thức đọc mang tính tức thời. Chính cách học đó khiến cho các bạn không tạo được thói quen đọc sách – học chủ động mà đọc lại theo nhu cầu hoặc sở thích. Vấn đề rất dễ nhận thấy là văn hóa đọc sách của sinh viên ngày nay nói chung và sinh viên Đại học Hùng Vương nói riêng đang bị xuống cấp trầm trọng, mặc dù có nhiều thời gian rảnh rỗi nhưng đọc sách vẫn không phải là công việc mà các bạn sinh viên lựa chọn. Trên thực tế nhiều bạn sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng và những lợi ích thiết thực mà việc đọc sách mang lại, nhưng vẫn có nhiều lý do để biện minh cho sự lười biếng của mình như: không có hứng đọc, đọc sách rất khô khan, không có chi phí để mua sách,không gian tại thư viện còn chật, hẹp… Mỗi cuốn sách là một kho tàng tri thức đã được tác giả cô đọng lại từ thực tiễn, đó là vốn sống mà các bạn sinh viên nên lĩnh hội để tích lũy cho hành trang bước vào tương lai của mình. Để văn hóa đọc được lan truyền rộng rãi, trước hết mỗi bạn sinh viên cần phải có kỹ năng đọc. Kỹ năng đọc là sự thể hiện của những thói quen đọc.Các thao tác đó có thể được thể hiện như sau: Sinh viên lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân mình, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí ). Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển, các loại sổ tay, cẩm nang và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet). Biết cách tiếp nhận và vận dụng tối đa nội dung những tài liệu đã đọc vào thực tiễn hoặc để trao đổi với bạn bè và ứng dụng vào quá trình học tập của mình. Ngoài thời gian lên lớp, các bạn sinh viên nên hạn chế việc lướt Web, online… thay vào đó là tìm cho mình những cuốn sách phù hợp với chuyên ngành học hay đơn giản chỉ là những cuốn sách giúp cho tinh thần thoải mái, làm cho cuộc sống của mình thư giãn hơn. Có thể ngồi cùng bạn bè tranh luận về những vấn đề được đề cập đến trong cuốn sách, như thế kiến thức sẽ được phân tích chuyên sâu và ghi nhớ được lâu hơn. Đọc sách không chỉ mang lại nguồn kiến thức cho người đọc, mà nó còn rèn luyện sự kiên nhẫn, mang lại sự thư thái cho tâm hồn. Mỗi ngày dành ra 30 phút đến 1 tiếng để đọc sách là một thói quen tốt mà tất cả các bạn sinh viên nên áp dụng. . trình độ, văn hóa đọc của sinh viên. Một trong những biểu hiện của sự hạn chế về văn hóa đọc của sinh viên là tình trạng các bạn chỉ học khi các kỳ thi đã tới gần, học đối phó, chỉ học để thi thụ và quảng bá những giá trị văn hóa. Văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách. Thông qua văn hóa đọc, các bạn sinh viên sẽ tiếp cận được với những thông tin,. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG CN. Trần Thị Ngân Thư viện Trường ĐHHV được thành lập, tồn

Ngày đăng: 25/06/2015, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan