1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Ngữ văn 12 qua hướng dẫn phương pháp tự học

28 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 291,5 KB

Nội dung

Tình hình thực tế đó đòi hỏi người giáo viên phải suynghĩ, tìm tòi những biện pháp cụ thể làm cho tiết dạy Ngữ văn lôi cuốn học sinh,phát huy được tính tích cực chủ động của người học hư

Trang 1

I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI:

Trước tình hình dạy và học hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạymôn Ngữ văn đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả cho tiết dạy Phương phápgiảng dạy mới các phương pháp giảng dạy truyền thống cơ bản ở mối quan hệ giữagiáo viên và học sinh trong giờ học Người giáo viên không còn là người truyền thụkiến thức một chiều mà là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnhhội kiến thức, rèn luyện toàn vẹn về tư duy, tình cảm, tâm hồn

Song, việc thực hiện phương pháp tự học cho học sinh lớp 12 không dễ dàngtrong quá trình dạy môn Ngữ văn Đặc biệt cho học sinh yếu kém ở trường NguyễnTrung Trực càng gặp nhiều khó khăn trong việc phát huy tính tích cực chủ động củahọc sinh Học sinh thường thụ động không thích học môn Ngữ văn, không cảm thấyhứng thú đối với tiết học Tình hình thực tế đó đòi hỏi người giáo viên phải suynghĩ, tìm tòi những biện pháp cụ thể làm cho tiết dạy Ngữ văn lôi cuốn học sinh,phát huy được tính tích cực chủ động của người học hướng đến hiệu quả tối đa củatiết dạy Từ thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy muốn tiết dạy đạt hiệu quả caocho học sinh yếu kém lớp 12, người giáo viên tìm cách khơi dậy được phương pháphọc tập và làm thế nào để các em nắm vững kiến thức một cách chắc chắn vận dụngvào làm văn, từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của họcsinh, thực tế đã chứng minh rằng khi giáo viên khơi gợi được hứng thú phươngpháp học tập thì hiệu quả tiết dạy trên lớp được nâng cao, học sinh thực sự tích cựcchủ động trong quá trình tự học

Với những mục tiêu trên đã thôi thúc tôi viết đề tài này nhằm nâng cao chấtlượng học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp, phạm vi đề tài đề cập đến một số phương pháp

tự học của học sinh vận dụng vào việc giảng dạy phần văn học Việt Nam lớp 12 lànhiệm vụ quan trọng của chương trình Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp tươngđương của trường THPT Nguyễn Trung Trực (lớp 12C1 là lớp thực nghiệm, lớp12C5 là lớp đối chứng)

Qua nghiên cứu “phương pháp tự học” có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học

sinh thông qua kết quả bài kiểm tra đánh giá điểm trung bình lớp thực nghiệm là6.33, lớp đối chứng là 5.45 Kết quả kiểm chứng T-test, P = 0.0001 < 0.05 số lượnghọc sinh yếu kém giảm xuống và chất lượng bộ môn tăng lên

II.GIỚI THIỆU:

Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông giữ một vị trí rất quan trọng Mụcđích của môn học nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh trong quá trình học tập,đồng thời tạo ra một bầu không khí vui tươi, hào hứng khắc sâu kiến thức vào trínhớ các em Từ đó nâng cao cho học sinh tri thức có tính chất lí thuyết và đặc thù

Trang 2

của môn học Nói chung học sinh cần đạt một tri thức để vận dụng vào lĩnh vựchoạt động xã hội

1.Hiện trạng:

Học sinh lớp 12C1, 12C5 hầu hết các em chưa thích học môn Ngữ văn, rất thụ

động Việc học trong lớp chỉ nghe giáo viên giảng, ghi chép, học bài rồi “nhắc lại”

những gì thầy cô dạy ở trên lớp và chưa biết sử dụng phương pháp tự học ở nhà.Cách học như vậy học sinh không khả năng suy nghĩ độc lập, năng lực tư duy sángtạo, các em chưa có thói quen đọc sách, ghi chép tích luỹ tư liệu từng bước xâydựng ý thức tự học môn Ngữ văn cuối cấp

Vì tầm quan trọng môn Ngữ văn và thực tiễn giảng dạy, tôi chọn đề tài “Giảm

tỉ lệ học sinh yếu kém môn Ngữ văn 12 qua hướng dẫn phương pháp tự học” vận

dụng thực hiện trong giảng dạy đổi mới phương pháp của mình nhằm góp phầnnâng cao hiệu quả các tiết dạy và đem lại niềm yêu thích môn học của học sinh

2.Nguyên nhân:

– Trong phương pháp giáo dục mới, giáo viên chưa thấy hết vai trò quan trọng

của mình “Người thắp sáng lên từng ngọn nến học sinh”, chưa thấy công việc của

mình khi giữ chức năng hướng dẫn, tổ chức sự tiếp nhận của học sinh

– Vì chưa sử dụng phương pháp giảng phù hợp

– Học sinh chưa tự giác xây dựng bài mới

– Khả năng suy nghĩ độc lập phát biểu chưa cao

– Học sinh thiếu chủ động, sáng tạo soạn bài tham gia xây dựng bài học Ngay từ khi được phân công dạy lớp 12C1 , 12C5 từ năm 2014 - 2015 tôi đãđược thực nghiệm đề tài nghiên cứu khoa học 2 lớp nhiều điểm tương đồng Nhưvậy, qua thực nghiệm những gì rút ra được ở 2 lớp này tôi mạnh dạn áp dụng nghiêncứu đề tài này nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh Để nắm được thực trạngtình hình học tập nhất là phương pháp tự học môn Ngữ văn tôi đã vận dụng một sốgiải pháp, kết hợp kết quả học tập của 2 lớp đầu năm học 2014 - 2015

Trang 3

Giáo viên sử dụng một số biện pháp: soạn hệ thống câu hỏi tự học và đáp án,phổ biến hệ thống câu hỏi đến học sinh và hướng dẫn các em làm đề cương Giáoviên kết hợp ra câu hỏi cụ thể áp dụng tốt ở tiết dạy bồi dưỡng giúp học sinh học tốtmôn Ngữ văn

3.1.Vấn đề nghiên cứu:

Việc sử dụng phương pháp tự học có làm tăng kết quả học môn Ngữ văn lớp12C1 không?

3.2.Giả thuyết nghiên cứu:

Việc sử dụng phương pháp tự học có làm tăng kết quả học môn Ngữ văn lớp12C1 trường THPT Nguyễn Trung Trực

III.PHƯƠNG PHÁP:

1.Khách thể nghiên cứu:

Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tại là học sinh lớp 12C1 và12C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực, Hòa Thành, Tây Ninh Vì các đối tượngnày có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Học sinh chọn 2 lớp 12C1 và 12C5 là hai lớp có học sinh yếu kém nhiều, cónhiều điểm tương đồng sĩ số, giới tính Lớp 12C1 là lớp thực nghiệm, lớp 12C5 làlớp đối chứng (lấy kết quả bài kiểm tra học kì I năm 2014 - 2015 của 2 lớp làm bàikiểm tra trước tác động) ng)

Ở thiết kế này, tôi sử dụng kiểm chứng T-test độc lập

2.Thiết kế nghiên cứu: Kiểm tra trước và sau tác động các lóp tương đương.

– Bài kiểm tra trước tác động: Bài kiểm tra học kì I do Sở Giáo dục và Đào tạoTây Ninh ra đề - đáp án

– Bài kiểm tra sau tác động: Bài kiểm tra tập trung giữa HKII, thời gian 90phút do tổ chuyên môn thống nhất

Trang 4

– Tiến hành kiểm tra tập trung và chấm bài.

KT trước tác

KT sau tácđộng

Lớp 12C1 O1 Thiết kế bài dạy có sử dụng phương

Lớp 12C5 O2 Thiết kế bài dạy không sử dụng

3.Quy trình nghiên cứu:

– Lớp 12C5 (lớp đối chứng) Các bước lên lớp hoạt động bình thường

– Lớp 12C1 (lớp thực nghiệm) Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị các quytrình thực hiện trên lớp theo trình tự, giúp học sinh soạn câu hỏi tự học và đáp án,hướng dẫn học sinh làm đề cương để tự học ở lớp được tốt

* Cách thức tiến trình: Thể hiện cụ thể ở phụ lục.

4.Đo lường và thu nhập dữ liệu:

Lấy kết quả bài kiểm tra HKI, đề chung là kết quả bài kiểm tra được tác độngbài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra số 5 (khi học xong phần văn học ViệtNam) Bài kiểm tra gồm 02 câu hỏi thời gian 90 phút, kiểm tra năng lực đọc - hiểuvăn bản, vận dụng có 2 phần (Nghị luận văn học và Nghị luận xã hội)

Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra

Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án có sự thống nhất giữa các giáo viên

bộ môn Ngữ văn và Tổ trưởng chuyên môn

Tổ chức kiểm tra: Hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề Sau đó tổ chức chấmđiểm theo đáp án đã xây dựng

IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:

1.Phân tích dữ liệu:

So sánh điểm trung bình sau khi tác động

Lớp đối chứng 12C5

Lớp thực nghiệm 12C1

Trang 5

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động

của nhóm thực nghiệm và lớp đối chứng.

Từ kết quả nghiên cứu, ta thấy kết quả 2 lớp trước tác động là hoàn toàn tương

đương Sau khi có tác động “Phương pháp tự học Ngữ văn lớp 12C 1 ” Kết quả hoàntoàn khả quan Bằng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng điểm trung bình chokết quả P = 0.0001 thấy độ lệch trung bình có ý nghĩa Điều này minh chứng điểmtrung bình lớp thực nghiệm là 6.33, cao hơn lớp đối chứng là 5.45 không phải ngẫunhiên mà do có tác động Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.94 mức độảnh hưởng là rất lớn

Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, trung bình, khá, giỏi,kết quả lớp thực nghiệm lớp 12C1.

Trang 6

0 0

Biếu đồ so sánh kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm trước và sau tác động

* Hạn chế:

– Thời gian hướng dẫn học sinh tự học bộ môn chưa nhiều

– Giáo viên phải mất thời gian nhiều và công sức cho nên bản thân ngườigiảng dạy phải yêu nghề, luôn quan tâm đến tiến bộ học tập của các em

V.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Trang 7

1.Kết luận:

– Qua lý luận và thực tiển kiểm chứng, muốn nâng cao chất lượng dạy và họcmôn Ngữ văn lớp 12 nói riêng và các lớp văn bậc phổ thông nói chung, cần mạnhdạn cải tiến phương pháp dạy và học, trước hết cần xây dựng cho được phương

pháp tự học Làm được điều này, thực chất là đã giúp các em “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”.

– Việc xây dựng phương pháp tự học cần được tiến hành tất cả các khâu trongquá trình dạy và học: từ khâu rèn cho các em thói quen tích luỹ tư liệu văn học; thóiquen đọc, tóm tắt ghi chép tư liệu, ghi chép bài giảng một cách sáng tạo, thói quenrèn kỹ năng viết - nói - đọc từ đúng đến hay Đó là con đường ngắn nhất để đi tớichất lượng học tập môn Ngữ văn hiện nay

– Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể, mỗi thầy cô giáo cần có những giải pháp cụthể phù hợp với thực tế học sinh của mình Riêng với học sinh THPT Nguyễn TrungTrực, tôi cho rằng bằng phương pháp tự học đã làm chất lượng môn Ngữ văn nânglên, số lượng học sinh yếu kém giảm xuống nhiều

2.Kiến nghị:

2.1.Đối với cấp lãnh đạo:

Cần quan tâm, động viên thêm những giáo viên có nhiều thành tích thi đuatrong việc dạy và học

2.2.Đối với giáo viên:

Tích cực tự học, sưu tầm tài liệu trên Internet và tự bồi dưỡng thông tin phảikhông ngừng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ GD&ĐT: Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội)

2 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 1,2 Trần Đăng Suyền (Nhà xuất bản Giáodục)

3 Sách giáo viên Ngữ văn 12 - Tập 1,2 Trần Đăng Suyền (Nhà xuất bản Giáodục)

4 Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn "Lấy học sinh làm trọng tâm) HộiGiáo dục Đại học Quốc gia trường ĐHSP

Trang 9

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Các bước hướng dẫn phương pháp tự học bộ môn:

Bước 1: Hướng dẫn phương pháp tự học bộ môn trên lớp giờ chính khóa 12C 1

* Đọc văn bản tích luỹ tư liệu:

Giáo viên bộ môn qui định cho học sinh cách tóm tắt, cách phân loại, ghi chép

và tích luỹ tư liệu

a.Kế hoạch đọc:

Khâu đọc văn bản giáo viên xem là rất quan trọng nên hướng dẫn học sinh đọc

kỹ, đọc cái gì, đọc như thế nào?

– Về đọc cái gì, tôi qui định cho mỗi học sinh đọc 2 tác phẩm/tuần, chú ý kếthợp đọc cả tác phẩm hướng dẫn chuẩn kiến thức của Bộ có trong phạm vi cấp họcliên quan đến thi tốt nghiệp, phần đọc có trong sách giáo khoa, tài liệu liên quanphần Văn học Việt Nam

– Nếu như “đọc cái gì” thuộc phạm vi qui định nội dung thì đọc như thế nào

thuộc phạm vi cách đọc Giáo viên nhắc các em các thao tác cần thiết có phần thi tốtnghiệp khi đọc sách Đọc kĩ, có đánh dấu, gạch chân những chi tiết quan trọng, ghichép vào sổ tay

b.Kế hoạch tích luỹ tư liệu trong văn bản:

Giáo viên qui định cụ thể và hướng dẫn tư liệu cụ thể, ghi chép, lưu giữ tư liệuvận dụng khi làm bài trên lớp - các vòng khảo sát chất lượng

– Phân loại tư liệu, tôi hướng dẫn các em 2 phần thường hay dùng trong thi tốtnghiệp:

Phần dành học sinh vận dụng vào bài làm nghị luận

+ Văn học Việt Nam: Hướng dẫn tên tác phẩm cụ thể phân theo cụm câuhỏi, đề tài, chủ đề của tác phẩm

+ Lập dàn ý đại cương cụ thể theo tác phẩm qui định

– Về ghi chép:

+ Thơ: Ghi chính xác không chỉ từng câu, chữ mà cả dấu câu, viết hoa.+ Văn xuôi: Tóm tắt truyện, kèm theo chi tiết tiêu biểu

Sau khi ghi chép xong, lưu trữ trong “túi”, “sổ tay” Cho đến nay qua 2

vòng thi khảo sát chất lượng, các em ở lớp tôi dạy ít nhất 1 túi, 2 tập sổ tay trở lên

Trang 10

c.Kế hoạch kiểm tra:

Cuối tuần, giáo viên thu “sổ tay”, để kiểm tra các em có thực hiện đúng “tiếnđộ” ghi chép tích luỹ theo qui định hay không? Và để kiểm tra xem HS có “hiểu”được những gì đã sưu tầm và tự học không? Sau đó giáo viên hướng dẫn các em lại,cùng sửa chữa đóng góp trong tập thể và chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật - nội dungcủa văn bản Làm tốt khâu này là có tác dụng khuyến khích các em có hăng hái "sưutầm" và động viên các em thêm bằng cách cho điểm vào sổ điểm

d.Ví dụ minh họa: “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành)

Sau khi đọc tác phẩm xong, học sinh tóm được ý chính, kèm theo chi tiết quatác phẩm, phần minh họa như sau:

* Tóm tắt:

– Truyện kể về Tnú, sau 3 năm đi lực lượng về phép thăm nhà gặp Bé Hengđưa đến buôn làng Tối đó, cụ Mết tập trung dân làng ở nhà ưng kể cho dân làngnghe

– Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sớm gắn bó với cách mạng, nhiều lần hoàn thànhtốt công việc giao liên Có lần Tnú bị bắt nhưng quyết định không khai

– Sau đó, Tnú vượt ngục về cùng cụ Mết tập hợp dân làng vùng lên đánh giặc.Thời gian đó giặc càn quét bắt mẹ con Mai đánh đến chết, Tnú xông ra và bị giặcbắt Tnú đốt 10 đầu ngón tay

– Đêm đó dân làng vùng lên cứu Tnú

* Lưu trữ ghi chép tư liệu để vận dụng vào bài làm:

– Nhân vật Tnú:

+ Gan góc: “Khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho cán bộ Quyết” + Lòng trung thành với cách mạng: “bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc trung thành”.

+ Số phận đau thương: “bị đốt 10 đầu ngón tay”

Bước 2: Soạn bài, tham gia xây dựng bài và ghi chép bài trên lớp:

a.Soạn bài:

– Học sinh thường có thói quen soạn chiếu lệ, có tính chất đối phó, ít có embám sát văn bản và câu hỏi để khai thác tác phẩm Một phần do thầy cô hướng dẫnhọc sinh trên lớp không chú ý đến hệ thống câu hỏi sách giáo khoa, chỉ đặt ra câuhỏi vụn vặt, nên học sinh cảm thấy soạn bài chẳng làm gì, nên soạn cho qua chuyện.Qua đối thoại với các em, dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi rút ra được điều đó Vì

Trang 11

lẽ trên, giáo viên quan tâm đến vở soạn các em, và yêu cầu học sinh bước soạn bàimới là quan trọng, giáo viên bổ sung thêm vài câu hỏi nâng cao để phát hiện học

sinh khá Muốn rèn “phương pháp tự học” cho học sinh, đặc biệt quan tâm đến việc

soạn bài Cần coi mỗi câu hỏi là "một đề văn" Mỗi bài thường có 5 câu hỏi, 1 câu là

luận đề “giải mã” được 5 đề văn trong một bài có tác dụng giúp cho các em rèn

được kĩ năng phân tích đề, tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm Có được khả năng tự học

ở học sinh là từ đó, nhận thức được việc soạn bài Mỗi buổi học đầu giờ dành 5 phút

để gọi học sinh lên kiểm tra tập soạn Em nào soạn tốt tôi cho điểm Đến nay quencách làm này nên soạn bài rất cẩn thận

Ví dụ minh họa: Tác phẩm "Vợ nhặt" - Nhà văn Kim Lân (soạn theo hướngdẫn học bài trang 33/sgk)

Dựa vào mạch truyện, em hãy cho biết tác phẩm chia thành mấy đoạn? Ý nghĩa mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào?

– Tác phẩm chia thành 4 đoạn:

Đoạn 1: Đầu “tự đắc với mình” → Tràng cùng người đàn bà về làng, tâm

trạng phớn phở của Tràng và sự ngạc nhiên hài hước xóm ngụ cư

– Việc làm cụ thể:

+ Học sinh trung bình thì mỗi tiết học xây dựng bài 1 lần

+ Học sinh yếu kém mỗi tuần học môn Ngữ văn xây dựng bài ít nhất 1 lần.– Sau mỗi lần có cho điểm cụ thể và lời khen động viên

b.Khâu ghi bài:

Giáo viên hướng dẫn các em một số ý sau:

– Khi nghe ý kiến học sinh trình bày, lời chốt lại của giáo viên về ý chính,không cần ghi từng câu, chữ, mà chỉ ghi ý chính của thầy, còn lời văn diễn đạt làcủa mình

– Khi học bài, có thể nhìn ý chính "phác thảo" sơ đồ bài giảng trên lớp củathầy cô lại, cách ghi chép này cũng tạo cho việc tự học của học sinh tốt nhất

– Để ghi bài nhanh, giáo viên hướng dẫn học sinh một số "tín hiệu" hoặc kí tựkhi chép, ví dụ cụ thể bằng cách dấu câu đầu dòng

Ví dụ: Luận điểm: " - " ; Luận cứ: "+"

Bước 3: Hướng dẫn học sinh học bài và giáo viên kiểm tra:

a Học sinh học bài:

Trang 12

Giáo viên lưu ý học sinh học bài nên chú ý vấn đề sau đây: Học sinh học theotừng phần, trong một phần chia theo từng cụm câu hỏi hoặc dàn ý đại cương của cácbài học có dạng giống nhau để học sinh học dễ thuộc, tránh hiện tượng tượng học

tủ, lệch Thường học sinh hay có ý nếu nhìn thấy nội dung bài nhiều ngán bỏ qualuôn, nên giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học bộ môn

Ví dụ minh họa: “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) phần văn học Việt Nam.

– Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị

+ Đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì cơ cực, khổ đau ấyvẫn tiềm ẩn một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đóa hoa rừng đầy sức sống,một người con gái trẻ trung giàu đức hiếu thảo Ngày ấy, tâm hồn yêu đời của Mị

gửi vào tiếng sáo “Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”.

+ Ở Mị, khát vọng tình yêu tự do luôn luôn mãnh liệt Nếu không bị bắt làm

con dâu gạt nợ, khát vọng của Mị sẽ thành hiện thực bởi “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” Mị đã từng hồi hộp khi nghe tiếng gõ cửa của người yêu.

Mị đã bước theo khát vọng của tình yêu nhưng không ngờ sớm rơi vào cạm bẫy

+ Bị bắt về nhà thống lí, Mị định tự tử Mị tìm đến cái chết chính là cáchphản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềm tàng mà không thể làm

khác trong hoàn cảnh ấy “Mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc”, Mị trốn về nhà

cầm theo một nắm lá ngón Chính khát vọng được sống một cuộc sống đúng nghĩacủa nó khiến Mị không muốn chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, cuộc sống lầm than,tủi cực, bị đối xử bất công như một con vật

Tất cả những phẩm chất trên đây sẽ là tiền đề, là cơ sở cho sự trỗi dậy của Mịsau này Nhà văn miêu tả những tố chất này ở Mị khiến cho câu chuyện phát triểntheo một lôgic tự nhiên, hợp lí Chế độ phong kiến nghiệt ngã cùng với tư tưởngthần quyền có thể giết chết mọi ước mơ, khát vọng, làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm

Trang 13

xúc con người nhưng từ trong sâu thẳm, cái bản chất người vẫn luôn tiềm ẩn vàchắc chắn nếu có cơ hội sẽ thức dậy, bùng lên.

– Sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc ở Mị:

+ Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị

+ “Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xoè như con bướm sặc

sở, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm rồi sang màu tím man mác”.

+ “Đám trẻ đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà” cũng có

những tác động nhất định đến tâm lí của Mị

+ Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi

dậy “Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một” Mị vừa như uống cho hả giận

vừa như uống hận, nuốt hận Hơi men đã dìu tâm hồn Mị theo tiếng sáo

+ Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có một vai trò đặcbiệt quan trọng

“Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi” “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác”.

“Tiếng sáo gọi bạn cứ thiết tha, bồi hồi”, “ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng

ai thổi sáo”, “tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”, “mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”, “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”, “trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”

Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn

Mị Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, đã theo sát diễn biến tâmtrạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đống lửa tưởng đã nguội tắt Thoạt tiên, tiếng

sáo còn “lấp ló” , “lửng lờ” đầu núi, ngoài đường Sau đó, tiếng sáo đã thâm nhập

vào thế giới nội tâm của Mị và cuối cùng tiếng sáo trở thành lời mời gọi tha thiết đểrồi tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo

– Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:

+ Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh

phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại “Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”, “Mị còn trẻ lắm Mị vẫn còn trẻ lắm Mị muốn đi chơi” Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình: “nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết”.

Trang 14

+ Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động “lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu” Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy

lâu chỉ là bóng tối Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình

+ Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị “quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.

+ Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo

vẫn dìu tâm hồn Mị “đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.

+ Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: mâu thuẫn giữakhát vọng sống mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, khiến cho sức sống ở Mị càngthêm phần dữ dội

– Tâm trạng và hành động của Mị trong cảnh cởi trói của A Phủ và chạy trốntheo A Phủ:

Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm: “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”, vì những cảnh tượng ấy đã diễn ra trong nhà thống lí thường

Hậu quả tất yếu là Mị phải chạy trốn theo A Phủ, vì Mị biết: “Ở đây thì chết mất”.

Cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài của Mị làhành động vùng dậy tự phát của người dân nô lệ miền núi cao Tây Bắc, phản ứnglại đối với sự cai trị tàn bạo của bọn thống trị, nhằm mục đích tự giải phóng Và đây

là cơ sở để những người dân Tây Bắc tìm đến với cách mạng và kháng chiến

b.Giáo viên kiểm tra:

* Kiểm tra đề cương:

– Vào 15 phút đầu giờ, giáo viên bộ môn phối hợp với các tổ trưởng, cán bộlớp kiểm tra nhanh 5 phút - 10 phút với số lượng 10 học sinh Chấm 3 đến 5 bài làmtốt để lấy điểm miệng

* Kiểm tra thuộc lòng theo một dạng câu hỏi giống nhau ở 3 tác phẩm hoặc giáo viên có thể qui định câu cụ thể:

Ngày đăng: 01/06/2015, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w