Để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, trong công tác giảng dạy phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém học ngày càng tốt hơn đối với môn Văn ở trường THCS.. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN”
Trang 2PHẦN I MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, trong công tác giảng dạy phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém học ngày càng tốt hơn đối với môn Văn ở trường THCS Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi xin đề xuất sáng kiến kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy, mà tôi áp dụng thực tế có hiệu quả ở trường học của mình thuộc vùng sâu , vùng xa khi điều kiện kinh tế, sự nhận thức về văn hoá của phụ huynh và học sinh đa số còn hạn chế
Nay tôi xin viết bài "Sáng kiến kinh nghiêm phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ Văn" nhằm tham gia , trao đổi với đồng nghiệp trong trường nói riêng, trong các trường THCS trong huyện nói chung, để cùng góp ý trao đổi lẫn nhau, cùng xây dựng phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém, để có thể dần nâng cao chất lượng dạy và học đối với học sinh và giáo viên
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn trong việc phụ đạo nâng cao chất lượng dạy và học đối với học sinh Vì vậy, tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong bài "Sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ Văn lớp 8 ở trường THCS "
II GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU.
Do năm học 2012 - 2013 tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công giảng dạy Ngữ Văn lớp 8 , chính vì thế phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh khối 8 mà có thể áp dụng cho các khối khác của trường trong năm học 2013 -2014
Trang 3III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Khi đặt ra vấn đề : Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học đối với học
sinh yếu kém ở môn Ngữ Văn của học sinh lớp 8 bậc THCS ? tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệmgiảng dạy , trao đổi , bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất , giải quyết triệt để nhất tình trạng học sinh yếu kém
ở môn Ngữ Văn, khi học sinh chú ý đến môn học tự nhiên hơn môn học xã hội, bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong các bài văn còn rất hạn chế Mục đích cuối cùng của tôi khi viết bài sáng kiến kinh nghiệm này là mỗi giáo viên Văn sẽ đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh, không chỉ thành thục về kĩ năng mà còn giàu về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân - Thiện - Mĩ
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Trung học cơ sở là cấp học mang tính chất kế thừa kiến thức ở cấp Tiểu học và khởi đầu cho việc hình thành vốn kiến thức cơ bản cho học sinh, làm nền tảng vững chắc cho cấp học Trung học phổ thông và Cao Đẳng Đại Học Nó tạo mối quan hệ mật thiết giữa các môn học xã hội trong nhà trường, Ngữ Văn là một môn học quan trọng
mà ngành Giáo Dục đặc biệt quan tâm Do đó, cần có sự nhận thức rõ giá trị thực tiễn của môn Ngữ Văn giúp cho học sinh vận dụng kiến thức một cách sâu sắc làm nền tảng vững chắc cho cấc cấp học sau này
Từ những cơ sở khoa học đó , dạy học môn Ngữ Văn ở trường THCS nói chung
và dạy môn Ngữ Văn ở lớp 8 nói riêng là hết sức quan trọng, giúp học sinh có được
Trang 4vốn kiến thức cơ bản thiết thực, giáo viên phải hệ thống hoá kiến thức cơ bản giúp học sinh yếu kém biết được, hiểu được các kiến thức đó Nhưng muốn để học sinh hiểu được người giáo viên phải có lòng quyết tâm, yêu nghề, không chỉ vậy mà còn cần có một tâm lí nhẹ nhàng, phương pháp phù hợp giảng dạy cho các đối tượng này, người giáo viên phải vận dụng từ những khái niệm đơn giản, để học sinh biết được nhằm lấy lại kiến thức mà các em bị hổng Đặc biệt , khái quát kiến thức trọng tâm, cơ bản, ngắn gọn, cô đọng làm nền tảng cho các kiến thức có liên quan vận dụng cho suốt quá trình một năm học và cho cả các lớp trên sau này.Về phương pháp đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng triệt để các đồ dùng dạy hoc như tranh ảnh, sưu tầm đồ dùng dạy học phục vụ cho bài học đó, phân chia nhóm phải đảm bảo có đủ các đối tượng như giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để có điều kiện trao đổi lẫn nhảu trong học tập Để giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao, người giáo viên gặp không ít những khó khăn, vướng mắc
Môn Ngữ Văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn : Văn học, Tiếng việt , Tập làm văn Trong thực tế dạy và học, phần Văn học khi tìm hiểu một văn bản các em học sinh khó có thể rút ra kết luận về nội dung và nghệ thuật, phần Tiếng việt thì vốn từ vựng của các em lại ít, còn khi viết một bài văn nhiều em học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để "khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc" Vì vậy để học sinh yếu kém học tốt thì người giáo viên phải gây được hứng thú học tập, cần định hướng, giúp đỡ, hỗ trợ kiến thức cũ mà các em học sinh đã bị khuyết, trên cơ sở đó các em có thể tự tìm hiểu ra vấn đề để vận dụng kiến thức vào bài học Cho nên, nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên là phải đầu tư , nghiên cứu các phương pháp giảng dạy áp dụng phù hợp cho từng đối tượng học sinh, đặc biệt là giáo viên tổ chức nhóm học tập : học sinh khá, giỏi phụ đạo học sinh yếu, kém nếu được như thế thì giúp ta từng bước nâng dần chất lượng , hiệu quả giảng dạy và học tập của học sinh yếu kém ngày được nâng cao
Trang 5
Trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 bậc THCS hiện nay, thực hiện theo sách đại trà, rèn luyện kĩ năng suy luận trên cơ sở đọc - hiêủ văn bản, tìm hiểu qua ví dụ, qua đồ dùng dạy học , qua tranh ảnh minh hoạ, qua thực tế tham quan tìm hiểu Để từ đó học sinh rút ra kiến thức và cách trình bày lập luận trên hệ thống kiến thức mang tính lôgíc, tạo ra một chuỗi hệ thống kiến thức Vậy làm thế nào để sử dụng phương tiện phục vụ cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh yếu kém, lĩnh hội kiến thức, thu hút khả năng tìm tòi, nghiên cứu của học sinh một cách có hiệu quả vẫn là mối quan tâm hành đầu , là điều kiện khó nhất của giáo viên tìm phương pháp dạy học
Vậy, để đảm bảo việc giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên có vốn kiến thức vững vàng, chịu khó học hỏi ở đồng nghiệp, các giáo viên nhiều năm có kinh nghiệm Về học sinh, giáo viên phải tìm hiểu về tâm lí, hoàn cảnh gia đình, đối tượng học sinh, và phải xem đây là một vấn đề nghiêm túc cần tìm ra những phương pháp cụ thể và áp dụng một cách đồng bộ, phù hợp với học sinh yếu kém nhằm nâng dần chất lượng, hiệu quả giảng dạy cũng như kết quả học tập đạt chất lượng
II THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1 Về học sinh
Trường THCS An Phúc B là một trường ở xa trung tâm huyện so với các trường khác, đa số là gia đình nghèo, nên các em ngoài giờ học còn phải phụ giúp gia đình nhiều công việc ,vì vậy thời gian dành cho việc tự học còn hạn chế, phần đông trình độ nhận thức của các bậc phụ huynh còn thấp, thậm chí có những phụ huynh còn không biết chữ chính vì những yếu tố trên nên nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em học sinh
Trang 6Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay Sách giáo khoa, nhưng học sinh vẫn còn lúng túngtrong việc tiếp thu kiến thức mới Năm nay là năm tiếp tục thực hiệncuộc vận động hai không với bốn nội dung của Bộ GD&ĐT, trong đó thể hiện rõ
ở hai nội dung với học sinh là "Tránh tiêu cực trong thi cử và tránh tình trạng học sinh không đủ điều kiện lên lớp"
Kiến thức học sinh hiện nay còn hổng rất nhiều, mà kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới Đồng thời ý thức chịu khó học tập và mối quan tâm của phụ huynh thể hiện chưa cao Do tình hình thực tế chung của trường, hiện nay có một số em tính toán vẫn chưa được nhanh nhạy, thậm chí viết chữ còn sai lỗi chính tả nhiều, đây cũng là vấn đề khó khăn, nan giải
Do thực tại tiết dạy 45 phút với một lượng kiến thức nhất định, đồng thời lớp học có đủ dạng học sinh nên nếu giáo viên đầu tư nhiều cho các em học sinh yếu kém
am hiểu sâu và nhận biết rõ kiến thức dẫn đến tiết dạy trái giáo án, không đảm bảo truyền tải hết nội dung kiến thức Đây là một khó khăn chung của người giáo viên
2 Về giáo viên.
Do một số giáo viên chưa chịu khó đầu tư, nghiên cứu, mày mò, tìm hiểuđối tượng học sinh yếu kém, dẫn đến giáo viên rất ngại tổ chức cho học sinh học nhóm, trong giờ học còn hạn chế
Giáo viên sợ không khống ché được thời gian, nên một số giáo viên còn mang tính hình thức, áp đặt kiến thức cho học sinh khá , giỏi, chưa quan tâm đến học sinh yếu kém Dẫn đến việc học tập của học sinh bị thụ động và không phát huy được khả năng chịu khó trong học tập
Giáo viên bộ môn còn gặp khó khăn trong việc phối hợp gặp phụ huynh để trao đổi cụ thể về việc họpc tập của con em mìnhtại lớp, để từ đocs biện pháp phù hợp cho
Trang 7con em mình học tốt từ nhà trường , nên việc học tập của học sinhyếu kém chưa được nâng cao
3 Về gia đình.
Đa số các gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn và trình độ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế, nên phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêng của mình như tạo điều kiện cho con em mình đến lớp Nhưng chưa có biện pháp theo dõi quá trình đi học, chưa có biện pháp giúp con học ở nhà, chưa kiểm tra được khả năng tiếp thu của con em ở trường học, cũng như chưa kiểm tra thời gian học hành của con
em tại nhà Dẫn đến chất lượng học tập không cao Đây là những nguyên nhân không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên ở nhà trường
Với sự đổi mới về chương trình thay SGK hiện nay và sự nhận thức của phụ huynh còn có giới hạn nên không nắm được kịp thời về việc học tập của con em mình
Từ đó chấp nhận thực tế chăm sóc con mình theo một phía, còn lại là giao hẳn cho thầy, cô giáo
4 Nhà trường:
Trường THCS An Phúc B trong năm học vừa qua đã cố gắng tạo mọi điều kiện
từ trang thiết bị đến cơ sở vật chất chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đối với tất cả các bộ môn trong đó có môn Ngữ Văn
Các loại SGK, sách tham khảo và các loại sách khác nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của học sinh
Nhà trường cũng đã phân công giáo viên kiêm phụ trách làm công tác thư viện, nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh không có điều kiện mua sách giáo khoa để các
em có điều kiện học tập tốt, cũng như việc tìm hiểu kiến thức tốt vun vén cho kiến thức cũ.Tuy nhiên, thư viện nhà trường chưa được trang bị đầy đủ các loại sách tham
Trang 8khảo, mà chỉ có sách giáo khoa cho học sinh mượn, cũng như chỉ có đủ sách cho giáo viên mượn , nên việc tìm hiểu còn hạn chế, chưa tạo được tính chủ động, lôi cuốn học sinh để tìm hiểu và nâng cao kiến thức hiểu biết của học sinh
III NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều, song theo tôi do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
1 Đối với giáo viên.
Đa số giáo viên đều tận tuỵ với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những hạn chế sau:
- Phương pháp giảng dạy chưa thật sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học , phương pháp trực quan vào tiết học còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh, nhất là học sinh yếu kém
- Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúcẩn sau mõi trái tim người học
- Do lớp học có đủ dạng học sinhnên rất khó cho giáo viên kèm cặp, theo sát từng học sinh trong một tiết dạy
2 Đối với học sinh.
- Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thếcho giờ học Ngữ Văn
- Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết đều làm vuông, nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học
Trang 9- Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách , kể cả đọc văn bản, hay đọc trước bài trong sách giáo khoa
- Đời sống tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem tivi, chơi điện tử, ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học
IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
ĐỐI VỚI HỌC SINH YẾU KÉM Ở MÔN NGỮ VĂN.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường, theo tôi để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém học tiến bộ đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên phải hiểu rõ những nguyên nhân thiết thực cụ thể dẫn đến học sinh yếu kém để từ đó tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực dạy học học sinh thuộc đối tượng này Theo tôi, để thực hiện tốt việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số giải pháp mang tính thiết thực áp dụng cho đối tượng học sinh ở trường tôi Những giải pháp này đưa ra nhằm thông qua đồng nghiệp để cùng nhau trao đổi, góp ý
1 Về học sinh:
+ Khách quan:
- Cần cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập đối với thực
tế sau này khi đi vào công tác
- Chỉ ra cho học sinh thấy giá trị của việc lao động trí óc và lao động chân tay của một chuỗi dày tương lai sau này
+ Giá trị kiến thức môn Ngữ Văn:
- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy giá trị đích thực của môn Ngữ Văn nó làm cơ
sở giúp và hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khoa học xã hội, khoa học tự nhiên khác như : Sử, Sinh, Hóa, Địa,
Trang 10- Giúp chúng ta rất nhiều trong việc áp dụng trong thực tế, đời sống hàng ngày
+ Tích cực chủ động trong học tập:
- Chuẩn bị tốt đồ dùng, kiến thức và xem kiến thức mới ở nhà trước khi lên lớp
- Giáo viên giới thiệu chuẩn bị kiến thức mới ở nhà và phân chia thời gian học tập cụ thể Bên cạnh đó cần tổ chức thảo luận nhóm, trao đổi cùng các bạn ở gần nhà
để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Ở lớp biết tổ chức nhóm thảo luận trao đổi, giúp đỡ nhau, em khá kèm em yếu
để cùng nhau tiến bộ và chiếm lĩnh tri thức
2 Giáo viên:
Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại trà giáo viên cần định hướng nội dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể
+ Chuẩn bị:
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học, tranh ảnh, kiến thức bài cũ làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới
- Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ dạy kèm thêm cho học sinh yếu kém và ngồi gần để trong quá trình thảo luận nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ Đặc biệt, khi gọi một em trong nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹ nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương cả nhóm nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó Đồng thời, thúc đẩy được tính đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập
- Giáo viên phải biết được tâm lý học sinh yếu kém, vì kiến thức bị hổng, bị khuyết không theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả Từ
Trang 11nguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng khoáng, không gò bó, không áp đặt, mọi tình huống luôn gợi mở Đồng thời, ưu tiên các bài tập dễ hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu kém làm hoặc tra lời và luôn gợi mở, nhắc lại kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi Đặc biệt, khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích ngọn lửa học tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong em
- Giáo viên tạo ra các nhóm học tập dạy kèm nhau ở nhà (phân bố các em ở nhà gần nhau), đồng thời đưa ra thi đua ở các nhóm và tổng kết tuyên dương nhóm lớp đó sau tiết học Đây là một động lực mạnh thúc đẩy nhằm tạo được sự hòa nhã nhằm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
+ Tiến hành dạy:
Trước khi tiến hành giảng dạy bài mới giáo viên kiểm tra lại kiến thức cũ các em yếu kém của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà (kiến thức dặn dò ở tiết trước) để nhận xét,
so sánh và tuyên dương gây được hưng phấn khi bước vào tiết học mới
- Trong tiết dạy giáo viên chuẩn bị các dụng cụ, tranh ảnh, hệ thống câu hỏi gợi mở sinh động, dễ hiểu cho từng đối tượng học sinh
- Giáo viên phải phân bố được thời gian và định hướng trước tình huống học sinh trả lời để có hướng chủ động giải quyết, chỉ ra những sai sót, nhầm lẫn của học sinh Đặc biệt, cần tạo ra được tình huống nhẹ nhàng, gợi mở, gây kích thích, hưng phấn trong học tập
- Khi tổ chức các nhóm phải có đủ các đối tượng như khá, giỏi, yếu, kém để có điều kiện trao đổi, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ