1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Biện pháp dạy thơ trữ tình ở THCS

21 2,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD & ĐT BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS Người thực hiện: LÊ THỊ LIÊN Chức vụ: HIỆU TRƯỞNG Môn: NGỮ VĂN Đơn vị: TRƯỜNG THCS XI MĂNG –BỈM SƠN NĂM HỌC 2011-2012 A- ĐẶT VẤN ĐỀ: Thơ là một công trình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ, là hình thức sáng tác văn học phản ánh đời sống của con người, xã hội thông qua những hình tượng nghệ thuật thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là tính trữ tình. Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Trong đó thơ trữ tình là một hình thái nghệ thuật đặc biệt. Cảm xúc, tâm trạng của tác giả có thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ thống từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ … Một bài ca dao hay một bài thơ trữ tình hiện đại bao giờ cũng là kết quả của sự huy động tổng lực những tâm tư, tình cảm, trí tưởng tượng, vốn ngôn ngữ, vốn sống … của bản thân tác giả. Nó là sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa “ ý và lời”, “giữa nghệ thuật và nội dung”. Nội dung trữ tình luôn là cái đích cuối cùng phải vươn tới của quá trình sáng tác cũng như cảm thụ, phân tích thơ. Nắm được những đặc điểm này, người đọc, người nghe và đặc biệt người học phải biết khai thác, tìm hiểu những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm thơ. Đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Để giúp học sinh hiểu được tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ trước những vấn đề cuộc sống và xã hội, giáo viên phải nắm vững đặc điểm thơ trữ tình để rút ra được những cách thức khám phá, tìm hiểu thể thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại nói riêng; giúp học sinh tiếp cận văn bản thơ trữ tình đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời giáo viên sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng tác phẩm thơ. Dạy học thơ trữ tình với những đặc trưng, sẽ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Trong nhà trường Trung học cơ sở (THCS), giáo viên dạy Ngữ văn có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh đi tìm, lĩnh hội được đầy đủ cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ. Chương trình Ngữ văn THCS có rất nhiều tác phẩm thơ hay, khi đọc, học thơ chúng ta mới chỉ ra cái hay, cái đẹp (cảm thơ), nhưng chưa phân tích được cái hay cái đẹp đó. Hơn nữa tác phẩm thơ trữ tình rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc: ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại. Hiểu được các bài thơ một cách thấu đáo và giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn chương, tạo được sự rung cảm, bồi đắp được tâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm và là vấn đề mà rất nhiều giáo viên đứng lớp rất trăn trở.… Chính vì lẽ đó mà việc giảng dạy thơ trữ tình trong nhà trường THCS là một vấn đề khó đối với giáo viên Ngữ văn hiện nay. Bởi lẽ, năng lực phân tích thơ tuỳ thuộc rất lớn vào trình độ hiểu biết văn chương, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ diễn đạt các thao tác, phương pháp phân tích của người giáo viên cũng như năng lực cảm thụ của học sinh. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện nói riêng trong nhà trường THCS? 2 Từ lý do trên, tôi nhận thấy rằng, người giáo viên phải là chiếc cầu nối giúp các em cảm nhận được thơ cái hay cái đẹp trong văn chương. Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy thơ trữ tình phù hợp với từng đối tượng, vừa sức với học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn trên để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ trữ tình là cần thiết. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường THCS. 3 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I- MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƠ TRỮ TÌNH: 1.Khái lược về thơ trữ tình: - Thơ là một thể loại văn học được xây dựng bằng hình thức ngôn ngữ ngắn gọn súc tích, theo những quy luật ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình cảm, của người nghệ sĩ về đời sống thông qua những hình tượng nghệ thuật. - Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đời sống; hiện thực tâm trạng) bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể. - Thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm. 2. Đặc điểm chung của thơ trữ tình: 2.1. Tính trữ tình: Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ. Tác phẩm thơ luôn thiên về diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. Những rung động ấy xét đến cùng là những tiếng dội của những sự kiện, những hiện tượng đời sống vào tâm hồn nhà thơ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của tác phẩm thơ. Nắm vững đặc điểm này ta sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng tác phẩm thơ. Nghĩa là, khi phân tích tác phẩm thơ, ta không phải đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, lí giải về các chi tiết, sự kiện, sự việc được nhà thơ đề cập, mà điều cốt lõi là thấy và nói được những cảm xúc, tâm trạng, thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề trên. 2.2.Chủ thể trữ tình: Trong tác phẩm thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động, suy tư về cuộc sống. Con người ấy được gọi là chủ thể trữ tình. Nói cách khác, chủ thể trữ tình là con người đang cảm xúc, suy tư trong tác phẩm thơ. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái độ tình cảm. Trong tác phẩm thơ, chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của tác phẩm. Cho nên, khi phân tích thơ, ta phải phân tích nội dung trữ tình. Muốn phân tích nội dung trữ tình thì nhất thiết, nắm bắt và phân tích được chủ thể trữ tình. Bởi lẽ, nội dung trữ tình luôn chứa trong chủ thể trữ tình. 3.Nội dung phản ánh trong thơ trữ tình: 3.1.Thơ trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Ở đây, nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Người đọc cảm nhận trước hết là thế giới 4 nội tâm, là thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc đời và thiên nhiên. Nhà thơ có thể không cần phải miêu tả kỹ về con người và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Ðiều này chứng tỏ sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của tác phẩm trữ tình. 3.2. Thơ trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan. Tác phẩm trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn đề gì Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn được thể hiện trong tác phẩm trữ tình. Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, tác phẩm trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Như vậy, tác phẩm trữ tình cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu của nó là nhằm biểu hiện những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người. 4.Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình: 4.1.Ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cô đọng Để có một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình để lựa chọn ra những ngôn từ thơ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình. Đó là sự gọt giũa về mặt ngôn từ để tạo ra những từ ngữ thơ mà đọc lên người đọc ấn tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng nhà thơ gửi gắm. 4.2. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhịp điệu Trong thơ, sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo ra nhịp điệu thơ. Cuối mỗi dòng thơ đều có chỗ ngắt nhịp. Tuỳ theo số chữ trong mỗi dòng mà nhịp thơ thể hiện khác nhau.Và theo từng cung bậc tình cảm thì nhà thơ sử dụng thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ hoặc dài hơn, hoặc ngắn hơn chen nhau…Ngoài ra, trong các thể thơ Việt nam như lục bát, song thất lục bát tứ tuyệt, hát nói…là những cấu tạo nhịp điệu đặc biệt, có lưng, vần, chân, lối ngắt nhịp riêng độc đáo. 4.3. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính hoạ Bằng những âm thanh luyến láy,bằng những từ ngữ trùng điệp,sự phối hợp bằng trắc và cách ngắt nhịp,nhà thơ đã xây dựng nên những câu thơ,những hình tưọng thơ có sức truyền cảm lớn, tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sỹ. Thơ được xây dựng bằng những hình tượng nghệ thuật có sức gợi cảm lớn. Thi trung hữu hoạ, trong thơ thể hiện những bức tranh hoàn mỹ mà người đọc có thể hình dung khi cảm nhận những vần thơ khắc hoạ. Đó là tính hoạ trong thơ. 4.4.Ngôn ngữ thơ phải có tính biểu hiện: Văn học nói chung, thơ ca nói riêng phản ánh hiện thực cuộc sống qua hình tượng nghệ thuật. Nghĩa là điều mà nhà nghệ sĩ nhận thức, suy tư về 5 cuộc sống luôn được thể hiện một cách gián tiếp. Để làm được điều này người nghệ sĩ đi vào khai thác khả năng biểu hiện của ngôn ngữ. Đó là cách tổ chức sắp xếp ngôn ngữ sao cho từ một hình thức biểu đạt có thể có nhiều nội dung biểu đạt. Đó là quá trình chuyển nghĩa tạo nên lượng ngữ nghĩa kép trong thơ. II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1.Thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn THCS: Trong nền văn học Việt Nam, chúng ta có thể thấy mảng thơ trữ tình chiếm một vị trí quan trọng và độc tôn. Vì vậy, môn Ngữ văn ở trường THCS có số lượng thơ trữ tình khá lớn trong các lớp 6, 7, 8, 9 gắn liền với các đề tài, chủ đề khác nhau. Với các nhân vật trữ tình khác nhau xoay quanh đời sống tinh thần của con người, diễn tả nội tâm, tâm trạng và những cung bậc tình cảm khác nhau của con người. Chính vì vậy mà thơ trữ tình được đưa vào nhà trường là tất yếu. Vậy chúng ta phải dạy thơ trữ tình như thế nào để học sinh nắm được tâm trạng, cảm xúc, cách thể hiện tình cảm của các nhân vật trữ tình. 2. Thực trạng về việc học thơ trữ tình của học sinh: - Trong chương trình THCS, môn Ngữ văn, một môn học quan trọng và chiếm số tiết khá nhiều trong phân phối chương trình so với các môn học khác. Nhưng nhiều học sinh tỏ ra thơ ơ, ngày càng nhiều học sinh chán học với học tác phẩm văn chương đặc biệt là tác phẩm thơ. Các em chưa tự chủ động tìm hiểu khám phá tác phẩm thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ. Một phần do năng lực cảm thụ của học sinh, một phần do xu thế thời đại, hội nhập toàn cầu đã ảnh hưởng đến nhận thức của phụ huynh học sinh về những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ), văn chương không có tính năng ứng dụng, tương lai người học không được đảm bảo. Vì vậy, học sinh ngày càng xa rời văn chương. - Việc tự học, tự soạn văn, chuẩn bị cho bài học trên lớp của học sinh còn đối phó. Học sinh không tự nghiên cứu, thậm chí không đọc tác phẩm, để tìm hiểu, khám phá tác phẩm mà chủ yếu chép lại và dựa vào gợi ý hướng dẫn của các loại sách: Để học tốt, bình giảng văn học sách chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu Những tài liệu này, vô hình dung, đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, học sinh tỏ ra biết đầy đủ nội dung tác phẩm văn chương mà không cần phải nghiên cứu, tự học tự suy nghĩ, liên tưởng cũng có thể đáp ứng được những yêu cầu, phát vấn của thầy cô giáo ở trên lớp. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. 3.Thực trạng về giảng dạy của giáo viên: - Giáo viên rất ngại dạy thơ, bởi lẽ dạy thơ rất khó, nếu giáo viên không biết khai thác thơ theo đúng mạch cảm xúc của nhà thơ thì giờ học sẽ trở nên khô khan không tạo được hứng thú học tập của học sinh. - Quá trình giảng dạy của giáo viên phần lớn dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa rồi hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu tìm hiểu. Khi 6 phân tích giáo viên chỉ chú ý đến phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không thấy hình thức nghệ thuật. Đây thực chất chỉ diễn xuôi nội dung thơ ra mà thôi. Hoặc cũng có chú ý đến các hình thức nghệ thuật, nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ra khỏi nội dung (thường là gần kết bài mới nói qua một số hình thức nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong bài). Hoặc cũng có khi giáo viên chỉ suy diễn một cách máy móc, gượng ép phi lí các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong bài thơ. - Năng lực của giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo viên đọc diễn cảm còn chưa đạt dẫn đến việc cảm tác phẩm chưa sâu. Năng lực bình thơ cũng kém, vì vậy giáo viên chưa chú ý đến bình thơ mà chỉ giảng thơ, dẫn đến giờ dạy khô khan, điều đó khiến cho năng lực cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm với học sinh chưa hoàn toàn đúng mức. - Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo phương pháp cũ, chưa có sự đổi mới. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Không chú ý đến sự sáng tạo của học sinh. Vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học. 4.Kết quả thực trạng: Năng lực cảm thụ và vận dụng của giáo viên Trường THCS Xi Măng Tổng số giáo viên Năng lực đọc diễn cảm Năng lực cảm thụ Năng lực bình thơ Vận dụng các phương pháp trong giảng dạy 5 4 – 80% 2 -40% 2- 40% 3 -60% Năng lực cảm thụ và vận dụng của học sinh Trường THCS Xi Măng Lớp Năng lực cảm thụ Năng lực vận dụng 9A 4 - 1,25% 15 – 47% 9B 1 – 6% 7- 21,2% Kết quả học tập của học sinh trường THCS Xi Măng ( Khảo sát bài kiểm tra học sinh) Giỏi Khá TB Yếu, kém Lớp 9A 3 - 9,4% 15 - 47% 10 - 31,2% 5 - 15,5% Lớp 9B 1- 3% 7- 21,2% 20 -60,6% 6 -18,2% III- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Xuất phát từ thực trạng trên, tôi thấy để nâng cao hiệu quả để giảng dạy một tác phẩm thơ trữ tình trong nhà trường cần phải đổi mới phương pháp dạy học, sáng tạo và sử dụng linh hoạt các những biện pháp dạy và học. Trong quá trình dạy văn, không nên quan niệm những phương pháp, biện pháp dạy học văn truyền thống đều lạc hậu, đáng loại bỏ, mà chỉ những cái xuất hiện ở thời điểm hiện tại thì mới là tiến bộ, là khoa học mà chúng ta cần chú ý đến 7 mối quan mật thiết đến việc xác định phương pháp dạy học mới với phương pháp dạy học truyền thống. Khi dạy tác phẩm văn học nói chung và thơ trữ tình nói riêng cần bám sát các phương pháp, biện pháp dạy và học văn truyền thống đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn linh hoạt nhịp nhàng giữa cái cũ và cái mới. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của giờ học văn. Ngoài các phương pháp, các biện pháp, các bước tiến trình tổ chức dạy học như: giới thiệu tác giả, tác phẩm, phân tích bố cục, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ nói chung…Tôi nhận thấy rằng, khi giảng dạy một tác phẩm thơ trữ tình, cần đi sâu khai thác một số các yêu tố trọng tâm sau: Nhân vật trữ tình (Chủ thể trữ tình), hình tượng trữ tình, hình tượng ngôn từ…Bản thân tôi đã vận dụng trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt, bước đầu đã có hiệu quả. Tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp này để anh chị em đồng nghiệp tham khảo. 1. Tìm hiểu tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thơ. Tác giả nào, tác phẩm ấy. Mỗi tác phẩm thơ là thế giới nội tâm của nhà thơ, thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với cuộc sống, thể hiện khát vọng Chân- Thiện- Mỹ của nhà thơ. Mỗi nhà thơ đều sinh ra trong một hoàn cảnh gia đình, với những sở thích, lối sống nào đó và sống trong một bối cảnh lịch sử - xã hội nhất định. Môi trường gia đình và xã hội, với những biểu hiện đa dạng của nó về chính trị, kinh tế, văn hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng và tình cảm của nhà thơ, và điều này được phản ánh trong tác phẩm ở một phạm vi nào đó. Để hiểu nội dung của tác phẩm trữ tình trước hết giáo viên cần phải giúp học sinh nắm chắc được tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thì không thể hiểu đúng, đánh giá đúng được tác phẩm. Ngoài những thông tin trong sách giáo khoa về tác giả và tác phẩm giáo viên cung cấp thêm nhưng thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ giúp học nắm chắc hơn và tích lũy được những tư liệu quý về tác phẩm. 2. Đọc và quan sát bước đầu để hiểu bài thơ. Một trong những yêu cầu của việc dạy và học môn Ngữ văn THCS hiện nay là rèn cho các em các kỹ năng “Nghe - Đọc - Nói - Viết”. Vì vậy trước khi tìm hiểu tác phẩm thơ trữ tình, giáo viên cần tổ chức cho các em đọc. Đọc là bước đầu để hiểu bài thơ. Đọc tác phẩm văn học trước hết chúng ta tiếp xúc với những hình thức nghệ thuật cụ thể của ngôn từ nghệ thuật. Đó là những dấu câu và cách ngắt nhịp, là vần điệu, âm hưởng và nhạc tính, là từ ngữ và hình ảnh, là câu và sự tổ chức đoạn văn, là văn bản và thể loại của văn bản… Phân tích tác phẩm văn học không được thoát ly văn bản có nghĩa là trước hết phải bám sát các hình thức biểu hiện lên của ngôn từ nghệ thuật, chỉ ra vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung. Vậy chúng ta phân tích thơ trữ tình phải dựa trên thi pháp. Qua việc đọc, để xác định giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Nhưng đọc những gì, đọc như thế nào? Vì thế vai trò của người giáo viên là rất quan trọng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh các phương 8 pháp đọc: Đọc hiểu, đọc phân tích, đọc diễn cảm trong đó đọc diễn cảm là một phương pháp cơ bản để giúp học sinh cảm nhận được giá trị của tác phẩm. Một bài thơ hay, nhưng nếu đọc không đúng giọng điệu, âm hưởng của bài thơ sẽ làm hỏng giá trị của thơ, người đọc không thể cảm được tư tưởng tình cảm của tác giả thể hiện trong từng câu, từng chữ của bài thơ. Để phương pháp đọc đạt được hiệu quả, giáo viên cần rèn luyện cho mình và cho học sinh kỹ năng đọc, giáo viên biết đọc đúng, đúng vần, đúng nhịp, đúng âm hưởng của từng câu thơ. Rèn luyện giọng đọc cũng rất quan trọng. Thơ trữ tình là “Tiếng lòng” của tác giả, là tâm hồn, tình cảm, cảm xúc của tác giả gửi gắm trong ngôn từ, hình ảnh. Vì thế việc đọc thơ trữ tình cần có giọng đọc thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. 3.Phân tích tiêu đề bài thơ. Thông thường giáo viên khi dạy tác phẩm thơ không hay chú ý đến hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiêu đề của tác phẩm. Song, đây là một nội dung vô cùng quan trọng. Bởi tiêu đề một tác phẩm thơ nơi thể hiện tinh thần cơ bản của nội dung bài thơ. Cũng có khi có những bài thơ không có đề (vô đề) có thể tác giả muốn để người đọc, qua nôi dung bài thơ, suy ngẫm và tưởng tượng mà tự hiểu. Ðề thơ có thể chỉ nên được coi như một định hướng để hiểu đúng bài thơ. Mặt khác tiêu đề bài thơ thường chứa đựng những thông tin quan trọng đối với người đọc về ý nghĩa của toàn bộ tác phẩm. Đôi khi người ta có thể không hiểu bài thơ nếu người ta không chú ý đến tiêu đề bài thơ. Cũng có khi người đọc hiểu sai bài thơ, nếu hiểu không chính xác tiêu đề của nó. Bởi khi sáng tác, bao giờ các tác giả cũng phải đặt tên cho đứa con tinh thần, của sự sáng tạo nghệ thuật một lần của mình một cái tên. Đặt tiêu đề cho tác phẩm là một cách gây ấn tượng, tạo cảm xúc cũng như kích thích sự tò mò nơi người đọc. Vì thế khi dạy bất cứ bài thơ trữ tình nào cùng phải phân tích kỹ tiêu đề bài thơ. 4. Xác định chủ đề bài thơ. Chủ đề là vấn đề lớn được đặt ra trong tác phẩm, chủ đề lưu giữ tư tưởng chủ đạo của bài thơ mà nhà thơ đã khái quát hoá một vấn đề xã hội hoặc đời sống. Chủ đề tác phẩm thơ là tâm trạng của nhân vật trữ tình trước một vấn đề nào đó trong hiện thực đời sống. Hiểu được chủ đề là bước quan trọng đầu tiên để có thể phân tích được bài thơ. Khi phân tích văn học nói chung, thơ nói riêng ta cần phải nắm chủ đề của tác phẩm. Xác định được chủ đề của thi phẩm sẽ góp phần định hướng, chi phối mọi thao tác phân tích của chúng ta. Thơ ca thuộc loại tác phẩm trữ tình, do vậy chủ đề của bài thơ luôn là cảm xúc, tâm trạng, thái độ, của nhân vật trữ tình đối với một sự vật, sự việc, con người nào đó. Nói cách khác, thơ là sản phẩm của trái tim, tâm hồn người nghệ sĩ, nên dù muốn hay không nó phải mang hơi ấm tâm hồn, nhịp đập trái tim người nghệ sĩ. Việc tìm hiểu chủ đề tác phẩm thơ là một hoạt động khó đối với học 9 sinh, nhất là học sinh khối 6,7 mặc dù các em đã được học về chủ đề, đã hiểu được khái niệm chủ đề nhưng việc xác định chủ đề không phải học sinh nào cũng có thể xác định được. Vì vậy giáo viên cần cho học sinh đọc kỹ tác phẩm, có những câu hỏi gợi mở đề học sinh biết tìm hiểu chủ đề giúp học sinh phân tích tác phẩm hiệu quả hơn. 5.Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ: Như đã trình bày, nhân vật trữ tình là con người đang cảm xúc, rung động trong thơ. Nội dung trữ tình trong thơ luôn được thể hiện thông qua nhân vật trữ tình. Sâu xa hơn, tác giả cũng chỉ có thể thể hiện xúc cảm của mình thông qua nhân vật trữ tình. Độc giả cần phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật tự sự. Sự phân biệt ấy dựa vào việc đối lập những nét đặc trưng của loại tác phẩm trữ tình và tự sự. Sự phân biệt này giúp ích rất lớn trong quá trình phân tích thơ. Nhân vật trữ tình là con người, nhưng đó là con người của tâm trạng, của cảm xúc chứ không phải con người hành sự, đi đứng, nói năng, như nhân vật tự sự. Do đó, khi phân tích nhân vật trữ tình ta cần phải tập trung khai thác thế giới tâm trạng của nhân vật. Phân tích thơ mà không nói được tâm trạng của nhân vật trữ tình thì coi như không phân tích được gì cả! 6. Phân tích hình tượng của bài thơ 6.1. Phân tích nhân vật trữ tình (Chủ thể trữ tình) Nhân vật trữ tình là người phát ngôn trong bài thơ. Nó chia sẻ với chúng ta những điều quan sát được cũng như tư tưởng và tình cảm. Khi phân tích giáo viên cần phân biệt rõ 2 khái niệm: nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân vật trữ tình không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Khi đọc một bài thơ, trước mắt chúng ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, sinh hoạt, những con người mà còn một hình tượng của một ai đó đang ngắm nhìn, rung động, suy tư về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là nhân vật trữ tình. Ðó là tâm hồn, nỗi niềm, tấm lòng mà người đọc cảm nhận được qua tác phẩm thơ ca. Phần lớn nhân vật trữ tình xuất hiện với tư cách là những tình cảm, tâm trạng, suy tư của chính bản thân nhà thơ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác giả. Do tính chất tiêu biểu, khái quát của nhân vật trữ tình nên nhà thơ có thể tưởng tượng, hóa thân vào đối tượng để xây dựng nhân vật trữ tình theo qui luật điển hình hóa trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể coi đây là những nhân vật trữ tình nhập vai. Vì vậy, khi phân tích nhân vật trữ tình giáo viên cần phân biệt cho học sinh, có hai dạng thức là cái tôi trữ tình và chủ thể trữ tình ẩn. 6.2. Phân tích hình tượng trữ tình Như người hoạ sĩ, nhà thơ cũng xây dựng hình tượng trữ tình thông qua 10 [...]... vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc Phân tích thơ trữ tình tình không thể không chú ý đến phân tích nhịp thơ Để xác định nhịp điệu của từng bài thơ ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu và làm bừng sáng hình ảnh thơ 6.3.2 Phân tích từ ngữ và biện pháp tu từ Tiếp xúc với một bài thơ trữ tình trước hết là tiếp xúc với hình thức... bài thơ 6.1 Phân tích nhân vật trữ tình (Chủ thể trữ tình) Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt hai dạng có hai dạng thức cơ bản về nhân trữ tình Nhân vật trữ tình có khi đồng nhất với nhất với nhà thơ cũng có khi không phải là nhà thơ Có nghĩa là khi là hiện thân của tác giả nhân vật ấy là cái tôi trữ tình và khi không đồng nhất với tác là chủ thể trữ tình ẩn Giáo viên nêu câu hỏi: Bài thơ có... chia, tình yêu con người và cuộc sống Bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người 4 Xác định chủ đề bài thơ Để tìm hiểu chủ đề của bài thơ “Bếp lửa”, giáo viên cần cho học sinh đọc kỹ tác phẩm, sau đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu tư tưởng chủ đạo của bài thơ bằng câu hỏi sau: Bài thơ viết về nội dung gì? Nhà thơ muốn thể hiện tư tưởng, tình cảm gì trong bài thơ? Bài thơ viết... Quá trình bình giảng, giáo viên cần chọn lọc những ý thơ, đoạn thơ, chọn lọc được những từ ngữ, hình ảnh đắt giá, đúng trọng tâm để bình thật trúng ý, vừa mang tính bao quát vừa thể hiện chiều sâu trong bài giảng Trên đây là một số biện pháp, cách tiến hành dạy một bài thơ trữ tình hiên đại trong nhà trường THCS Trong quá trình giảng dạy thơ trữ tình trên lớp, giáo viên là người chủ đạo, người truyền... nào? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Bài thơ có 2 nhân vật: người cháu - người bà Ở đây, nhân vật trữ tình chính là người cháu và là hiện thân tác giả Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà thân yêu ở quê nhà Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa dâng trào vừa sâu lắng Nhà thơ đã hóa thân... phân tích thơ trữ tình trước hết phải xuất phát từ chính những hình thức nghệ thuật ngôn từ mà chỉ ra vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của nhà thơ Từ ngữ và các biện pháp tu từ là yếu tố quan trọng nhất của hình thức chất lượng ngôn từ Từ ngữ trong thơ trữ tình là ngôn ngữ đời thường được nâng cấp, sửa sang, gọt dũa làm cho nó càng óng ả giàu đẹp hơn Các biện pháp tu... hơn Vì vậy việc phân tích từ ngữ, biện pháp tu từ trong thơ trữ tình chính là khám phá ra cái hay cái đẹp của bài thơ và hiểu hơn nội dung bài thơ cần biểu đạt Đây cũng chính là lý do vì sao một trong những nội dung đổi mới phương 11 pháp dạy học là đề cao phương pháp dạy học tích hợp: Học sinh vận dụng các kiến thức Tiếng Việt -Tập làm văn để tìm hiểu để phân tích thơ 7.Bình giảng Bên cạnh việc phân... tích từ ngữ và biện pháp tu từ: Bài thơ “ Bếp lửa” sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ…Giáo viên chọn lọc những biện pháp tiêu biểu để phân 17 tích Khi phân tích giáo viên cho học sinh phát hiện, tìm ra những biện pháp tu từ rồi phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó Ví dụ: - Hình ảnh ẩn dụ được thể hiện đó là hình ảnh bếp lửa Hình tượng bao trùm bài thơ là “Bếp lửa”... bản tôi đã vận dụng vào giảng dạy bài thơ “Bếp lửa” Tuy nhiên khi giảng dạy thơ trữ tình không chỉ thực hiện khai thác tác phẩm theo các bước trên mà cần biết vận dụng một cách linh hoạt, có sự kết hợp sáng tạo các biện pháp dạy học truyền thống, với sự đổi mới phương pháp dạy học Quân tâm và chú ý phân tích hình tượng nghệ thuật với hình tượng nghệ thuật ngôn từ để giờ dạy sinh động, có hiệu quả và... bài thơ được viết với âm điệu tha thiết, sự nhớ thương trào dâng, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ Âm hưởng bài thơ là sự hoà điệu giữa hai sắc điệu: kể lể (tự sự) nắm vai trò tổ chức chung đối với toàn bài và cảm thương (trữ tình) thấm đượm vào mỗi kỉ niệm, mỗi đoạn thơ Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, . dung trữ tình thì nhất thiết, nắm bắt và phân tích được chủ thể trữ tình. Bởi lẽ, nội dung trữ tình luôn chứa trong chủ thể trữ tình. 3.Nội dung phản ánh trong thơ trữ tình: 3.1 .Thơ trữ tình. vững đặc điểm thơ trữ tình để rút ra được những cách thức khám phá, tìm hiểu thể thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại nói riêng; giúp học sinh tiếp cận văn bản thơ trữ tình đạt hiệu. việc xác định phương pháp dạy học mới với phương pháp dạy học truyền thống. Khi dạy tác phẩm văn học nói chung và thơ trữ tình nói riêng cần bám sát các phương pháp, biện pháp dạy và học văn truyền thống

Ngày đăng: 01/06/2015, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w