Chính sách tiền tệ và vai trò điều hành quản lý của NHNN

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 53)

Mặc dù chưa có số liệu chứng minh cụ thể về độ trễ của chính sách song CSTT theo hướng kích cầu những năm trước đây bây giờ bắt đầu phát huy “hậu quả” của nó.

CSTT theo hướng kích cầu đã có tác dụng khơi thông dòng vốn cho phát triển kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư và làm gia tăng tổng cầu song cũng từ chính sách đó mà lượng tiền trong khu vực dân cư tăng lên. Có tiền nhiều hơn và dễ hơn thì việc chi tiêu cũng thoáng hơn. Kết quả là giá hàng hóa dịch vụ sẽ tăng.

Trong những năm qua, tốc độ tăng cung tiền M2 (bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) nhanh: năm 2005 tăng 28,8%, năm 2006 tăng 33,6%, năm 2007 tăng 35,3%, tổng cộng 3 năm cung tiền M2 tăng 132,8% (Phụ lục 11), trong khi GDP trong 3 năm chỉ tăng 27,3% (Phụ lục 6A, 6B). Chênh lệch qúa nhiều giữa cung tiền tăng trong 3 năm 2005-2007(132,8%) với tăng trưởng kinh tế GDP (27,3%) đã gây áp lực lớn đối với lạm phát.

Không thể phủ nhận vai trò điều hành của NHNN là một trong những tác nhân gây ra lạm phát ở nước ta thời gian qua, thể hiện qua chính sách cung tiền và lãi suất, các hoạt động tín dụng.

- 45 -

Thứ nhất: chính sách cung tiền và chính sách lãi suất

Một trong những nguyên tắc cơ bản và phổ biến của đơn thuốc chống lạm phát tiền tệ trong kinh tế thị trường là thực hiện lãi suất thực dương, tức là lãi suất tiền cho vay cao hơn lãi suất tiền huy động và lãi suất huy động phải cao hơn mức lạm phát. Tuy nhiên, trước năm 2007, NHNN vẫn chưa thực hiện nguyên tắc này, cụ thể là lãi suất tiền gửi thực âm, khiến đồng tiền Việt Nam bị coi rẻ và kéo dài nạn dư thừa tiền trong lưu thông, trong khi các Ngân hàng mất tính thanh khoản và ngưng trệ hoạt động cho vay. Sau đó, dù buộc phải vào cuộc chống lạm phát, song trong cả 2 năm 2007 và 2008, các Ngân hàng ở Việt Nam mới thực hiện được một nửa đơn thuốc này, tức bảo đảm lãi suất tiền cho vay cao hơn hẳn lãi suất huy động, còn lãi suất huy động lại thấp hơn nhiều mức lạm phát. Do vậy, lượng tiền thừa trong lưu thông vẫn quá nhiều.

Thứ hai: hoạt động tín dụng theo bề rộng, ngân hàng hưởng lãi quá cao

Về tổng thể, các hoạt động tín dụng chạy theo bề rộng khiến lạm phát gia tăng. Người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế chịu nhiều thiệt hại song các Ngân hàng lãi cao ngất ngưởng.

Làn sóng thành lập các Ngân hàng mới, đua nhau tăng vốn điều lệ và phát hành các loại chứng khoán mới được thổi giá lên cao ngất ngưởng một cách thiếu minh bạch, sự gia tăng các hoạt động cho vay chéo, đầu tư đa ngành mang nặng tính đầu cơ và mở rộng tín dụng theo bề rộng trước sức ép thu lợi nhuận cơ hội... đã tạo ra những xung lực cực mạnh làm gia tăng tổng phương tiện lưu thông trực tiếp và gián tiếp, từ đó càng thúc đẩy vòng xoáy tăng giá-lạm phát trong thời gian gần đây ở nước ta.

Hơn nữa, thông qua vay tín dụng với lãi suất thấp, cho vay với lãi suất cao, các Ngân hàng đã thu được các khoản lợi nhuận kếch xù từ chênh lệch lãi suất vay và cho vay, cũng như từ chênh lệch giá ảo với giá thực khởi điểm của các chứng khoán Ngân hàng, và cả từ nguồn thu phí dịch vụ kinh doanh chứng khoán các loại được tung ra ào ạt, và giao dịch thiếu kiểm soát lành mạnh trên thị trường tài chính trong nước. Các báo cáo tài chính của hầu hết các Ngân hàng trong thời gian qua

- 46 -

đều rất lạc quan, với các khoản lợi nhuận khổng lồ lên tới hàng trăm, ngàn tỷ đồng sau thuế.

Bảng 2.3: Lợi nhuận sau thuế của 1 số Ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2006, 2007, 2008

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Ngân hàng Số tiền (1000 đ) Số tiền (1000 đ) Tốc độ tăng so với 2006 (%) Số tiền (1000 đ) Tốc độ tăng so với 2006 (%) ACB 505.576.000 1.760.008.000 + 248,12 2.210.682.000 +337,26 SHB 7.053.503 126.889.056 + 1.698,95 194.769.750 +2.661,13 STB 470.129.000 1.397.897.000 +197,34 954.753.000 +103,08 Nguồn: www.cafef.vn

Ngoài ra, việc lạm dụng cho vay thiếu bảo đảm hoặc cho vay mang tính đầu cơ cao trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán, cũng như các kỹ năng nghiệp vụ hạch toán “lãi giả - lỗ thật” trong hoạt động của một số ngân hàng nếu không được nhận diện và xử lý kịp thời, hiệu quả sẽ rất dễ tạo “ngòi nổ” nhạy cảm cho các chấn động tài chính trong tương lai ở nước ta.

Như vậy, sự bất cập trong chỉ đạo chính sách trênđã, đang và sẽ còn là một trong những nguồn phát tác các xung lực lạm phát mạnh nhất ở Việt Nam. Song, nhìn sâu xa hơn thì sự bất cập trên một phần cũng là do NHNN vẫn chỉ là một cơ quan của Chính Phủ, lượng tiền cung ứng không được điều hành bởi NHNN mà bởi Chính phủ.

2.6.1.3. Chính sách mở cửa của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Với những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật cùng với chính sách thông thoáng cởi mở, trong những năm qua, Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà ĐTNN. Lượng vốn của các nhà ĐTNN vào Việt Nam liên tục ở mức cao thông qua kênh đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Để giữ giá USD không làm ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu, NHNN đã tung ra lượng tiền VND rất lớn để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá ổn định. Tuy nhiên,

- 47 -

trong quá trình kiểm soát tình hình lạm phát, chúng ta phải xem xét lại vấn đề dự trữ ngoại tệ lớn, sự ổn định của tỷ giá hối đoái và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997, Thái Lan là trung tâm khủng hoảng bị tác động mạnh nhất nhưng cũng có những quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia lại bị thiếu ngoại tệ lưu động. Bài học quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển từ cuộc khủng hoảng này là phải dự trữ ngoại tệ đủ lớn để phòng bị rủi ro. Kinh tế càng mở cửa càng cần chú ý dự trữ ngoại tệ mạnh. Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều ngoại tệ sẽ làm cho hệ thống kinh tế tài chính nước đó dễ bị tổn thương, tạo ra hiểm họa tiềm tàng lạm phát. Thực tế, nạn lạm phát ở Việt Nam cho thấy hệ thống tiền tệ lành mạnh là phòng tuyến thứ nhất chống chặn tác động của sự lưu thông vốn tư bản. Vì vậy, nếu dự trữ ngoại tệ lớn tới mức độ phải trả giá bằng sự lành mạnh của nền kinh tế trong nước thì dự trữ ngoại tệ lớn sẽ không phải là biện pháp an toàn.

Hệ thống tỷ giá hối đoái của các nước Châu Á sau khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á năm 1997 đã có tính linh hoạt co dãn cao hơn nhưng vốn nước ngoài đưa vào tăng lên đã gây áp lực làm tăng giá trị của đồng tiền quốc nội, từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu. Nhiều nước Châu Á đã dùng biện pháp can thiệp bằng thị trường để giữ được sức cạnh tranh trong xuất khẩu. Việt Nam là một điển hình về mặt này. Từ năm 2006 đến năm 2008, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng trưởng hơn 100% (Phụ lục 7D), đồng Việt Nam chịu áp lực lớn tăng giá. Tuy nhiên, để kích thích xuất khẩu, thu nhỏ nhập siêu, đồng Việt Nam lại cần giảm giá so với đồng đô la. Dự trữ ngoại tệ tăng quá nhanh làm cho lượng cung ứng tiền tệ theo nghĩa rộng hàng năm phải tăng 20-30%, thúc đẩy vật giá trong nước tăng cao. Đến tháng 8 năm 2007, lạm phát ở Việt Nam lần đầu tiên ở mức hai con số kể từ tháng 4 năm 2004. Đến tháng 10 năm 2007, Việt Nam bắt đầu nới lỏng việc khống chế tỷ giá hối đoái, cho phép đồng Việt Nam tăng giá. Kết quả, đồng Việt Nam đã tăng giá rất mạnh, nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2008 bằng cả năm 2007, dẫn đến tình trạng lạm phát. Do đó, khi đồng tiền trong nước chịu áp lực tăng giá, Việt Nam không tránh được quy luật chung là tỷ giá hối đoái về danh nghĩa không tăng nhưng thực

- 48 -

tế có tăng. Điều này không những không giải quyết được tình trạng thâm hụt trong cán cân thương mại, mà còn do tác động của lạm phát đã làm bùng nổ cao trào bán tháo đồng Việt Nam. Do đó, lựa chọn phương án thay đổi tỷ giá hối đoái về danh nghĩa hay thực tế đều là vấn đề cần cân nhắc thận trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô đối với các nước đang mở cửa.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn mà lâu nay Việt Nam vẫn dựa vào để bù đắp nhập siêu. Đó là cách làm tương đối chắc chắn song ĐTNN tăng quá nhanh sẽ làm cho kinh tế quá nóng và tăng thêm áp lực lạm phát, gieo rắc mầm tai họa cho tiền tệ. Năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nổ ra làm cho thị trường chứng khoán toàn cầu bị chao đảo trong đó có cả thị trường chứng khoán Châu Á. Tiền tệ chuyển biến từ chỗ tăng giá tới chỗ xuống giá, vốn nước ngoài giảm sút mạnh, một số lượng lớn tư bản chảy ra nước ngoài. Đồng tiền trong nước bị bán tháo, đầu tư trực tiếp sẽ nhanh chóng bị rơi vào tình trạng xấu. Cuộc lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong bối cảnh đó lần nữa cảnh báo mọi người phải thận trọng trong việc mở cửa đối với vốn tư bản nước ngoài. Bất kể là thu hút vốn dài hạn hoặc ngắn hạn của giới ĐTNN đều phải thích hợp với trình độ phát triển kinh tế và sức chịu đựng của thị trường.

2.6.1.4. Chi phí sản xuất chưa hợp lý, sức cạnh tranh của các sản không cao, hiệu quả kinh tế thấp

Thực tế, các ngành Việt Nam đang đầu tư có hàm lượng công nghệ và trình độ nhân lực chưa cao nên hiệu quả kinh tế thấp. Qua lần khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, năng lực cạnh tranh công nghệ của ta đã bộc lộ rõ yếu điểm, vẫn dựa chủ yếu vào lợi thế cạnh tranh so sánh truyền thống trong những ngành công nghiệp chứa ít công nghệ, có giá trị gia tăng thấp và năng lực cạnh tranh dễ bị tổn thương (Phụ lục 13).

2.6.1.5. Yếu tố tâm lý, đầu cơ, găm hàng, làm giá

Giá cả một số mặt hàng (nhất là các mặt hàng độc quyền) ở Việt Nam tăng chưa hẳn là do chi phí đầu vào tăng cao mà do việc quản lý điều hành vĩ mô chưa tốt, các doanh nghiệp kinh doanh lợi dụng đầu cơ, tăng giá. Và giá đã tăng thì sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 49 -

không giảm hoặc giảm rất chậm trong khi cơn sốt giá quốc tế đã hạ nhiệt. Điều này đã gây thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng, làm giảm sự công bằng và điều kiện cạnh tranh lành mạnh thị trường, thậm chí còn làm suy giảm lòng tin, độ tín nhiệm của dân chúng và doanh nghiệp vào năng lực điều hành chính sách của Chính phủ. Một thực tế đáng bàn nữa là trong một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ mà DNNN chiếm thị phần lớn, đã xuất hiện hành vi độc quyền và lợi dụng vị trí độc quyền thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không lành mạnh. Những việc làm không có lợi cho nền kinh tế đã xuất hiện như áp đặt giá cả, ép giá khi thu mua, tăng hoặc giảm giá thiếu căn cứ, cấu kết lũng đoạn thị trường, tranh giành thị trường, bán phá giá, đầu cơ, gian lận thương mại...

Không thể chấp nhận tình trạng một ngành độc quyền cứ tự đề xuất và tự cho phép tăng giá với đủ thứ lý do, trong khi bộ máy quản lý kềnh càng, năng suất lao động thấp, đồng vốn đầu tư kém hiệu quả và thu nhập của cán bộ công nhân viên, nhất là lãnh đạo thì cao ngất so với các ngành, lĩnh vực khác.

2.6.1.6. Thu nhập của dân cư

Thu nhập của người dân trong những năm vừa qua luôn tăng lên đã một phần làm tăng tổng cầu và mặt khác tạo tâm lý tăng giá các mặt hàng tiêu dùng khác. Tuy nhiên, điều chỉnh tiền lương cho người lao động trong giai đoạn lạm phát tăng cao là biện pháp tối cần thiết.

Bảng 2.4: Mức lương tối thiểu trong cơ quan Nhà nước từ năm 1999 đến năm 2009 Năm 1999 2001 2003 2005 2006 2008 2009 Số tiền (1000 đ) 180 210 290 350 450 540 650

Nguồn: www.laodong.com.vn

2.6.1.7. Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá đối với hàng hóa, vật tư cơ bản

Theo tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Nhà nước trong những năm vừa qua đã chủ động điều chỉnh giá đối với một số hàng hóa, vật tư cơ bản: điện, xăng dầu, than… dẫn đến hàng loạt các mặt hàng khác tăng giá theo hiệu ứng đôminô.

- 50 -

Bảng 2.5: Giá bán điện và xăng A90 giai đoạn 2000 - 2007 ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Điện Đ/KWh 728 744 772 846 960 1.052 1.052 1.058 Xăng A90 đ/lít 4.720 5.100 5.100 5.363 6.000 8.525 10.800 11.538

Nguồn: Kinh tế Việt Nam các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007

2.6.1.8. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Những đột biến trong tự nhiên, những biến đổi môi trường, khí hậu trái đất xảy ra thường xuyên hơn với mức độ ngày càng nặng nề đã gây thiệt hại cho các ngành sản xuất, đặc biệt là ngành nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản từ đó ảnh hưởng đến giảm tổng cung.

2.6.2. Nhóm nguyên nhân bên ngoài

2.6.2.1. Tác động của dòng tiền nóng

Tiền nóng còn gọi là vốn lánh nạn. Đây là một thứ vốn đầu tư lưu động không nhằm vào một việc cụ thể nào mà chỉ là để dành được lợi nhuận lớn với mức rủi ro ít nhất. Nó mang tính chất đầu cơ một thời gian ngắn và lưu động rất nhanh chóng trên thị trường tài chính quốc tế. Đặc trưng nổi bật của nó là ngắn hạn, trục lợi, đầu cơ, tiến thoái vào - ra rất kín đáo, khó quan sát kiềm chế.

Mấy năm gần đây, dưới bối cảnh tính lưu động toàn cầu mở rộng, nguồn vốn đầu tư các loại trên trường quốc tế tăng lên, dựa vào thiết bị hạ tầng cơ sở và điều kiện đầu tư không ngừng được cải thiện, Việt Nam và các nước đang phát triển đã trở thành một thị trường thu hút mạnh mẽ vốn tiền nóng. Đặc biệt, thị trường cổ phiếu và thị trường nhà đất có giá thấp, kiểm soát lỏng lẻo, thiếu chuyên gia giỏi, Việt Nam đã trở thành nơi lý tưởng cho vốn tiền nóng ra vào, vận hành và chuyển dịch lợi nhuân một cách béo bở.

Được nhận định là “ngôi sao sáng” của Châu Á, Việt Nam không thể không trở thành đối tượng hoành hành của dòng tiền nóng. Mấy năm gần đây, Việt Nam đã đi nhanh trong việc mở cửa với bên ngoài và cải cách tư hữu hóa trong nước, làm cho dòng tiền nóng đổ vào nhiều. Từ năm 2004-2007 đã xảy ra tình trạng xấu trong đầu tư trực tiếp và sự thâm hụt trong tài khoản thường xuyên cộng với tình trạng

- 51 -

tăng nhanh trong dự trữ ngoại hối, vốn đầu tư với hình thức không phải là vốn đầu tư trực tiếp đổ vào trong nước hết sức lớn, vượt xa quy mô đầu tư trực tiếp, trong đó vốn tiền nóng quốc tế chiếm một tỷ trọng rất lớn (Phụ lục 7A).

Vốn tiền nóng vận hành mạnh mẽ, biến động lớn, rất dễ vào nhanh ra nhanh. Khi tình hình kinh tế của nước mới nổi chuyển biến xấu, lập tức vốn tiền nóng rút ra sau khi đã kiếm đủ. Khi tiền nóng rút ra nhanh thì một nhân tố thúc đẩy kinh tế của nước mới nổi lên chuyển biến xấu. Vốn ĐTNN đột nhiên dừng lại hoặc rút ra nhanh có thể làm hệ thống tài chính bị khủng hoảng và rối loạn nặng hơn. Đầu tư có tính chất đầu cơ rút ra nhanh có thể làm cho biên độ dao động lớn hơn gây thiệt hại nặng

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 53)