Thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 36)

Nhà đất là thứ tài nguyên khan hiếm không thể tái sinh nên giá bất động sản tăng lên là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng. Hơn nữa, các nhà đầu tư bất động sản đều coi việc mua nhà đất là một biện pháp bảo vệ

- 28 -

tốt nhất giá trị của cải và cũng là phòng tuyến bảo vệ cuối cùng. Do đó, một số người cho rằng thị trường nhà đất là hầm trú ẩn an toàn nhất để giữ giá trị đồng tiền trong lạm phát.

Từ vài năm trước đến năm 2007, giá nhà đất đã tăng vọt. Chẳng hạn, năm 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá nhà đất trung bình là 600 USD/m2 (tăng khoảng 50% so với những năm trước), những nơi có vị thế đẹp ở trung tâm còn lên tới 3000 USD/m2, giá thuê nhà tăng tới 1000-2000 USD/tháng trong khi GDP của Việt Nam mới ở mức 835 USD/người và thu nhập bình quân của dân Thành Phố Hồ Chí Minh mới vào khoảng 200 USD/tháng. Hiện tượng bong bóng trên thị trường nhà đất đã xuất hiện rõ.

Tuy nhiên, hiện tượng bong bóng cũng chỉ có thể phồng to đến một mức nào đó, nếu không giảm lực cho bong bóng thì nó sẽ vỡ tung. Lúc đó, các nhà đầu tư nhà đất còn lao đao hơn các nhà đầu tư chứng khoán. Thực tế, sau khi tăng cao ngất ngưỡng, giá nhà đất từ giữa năm 2008 đến nay ở các thành phố lớn và hạng trung đã giảm tới trên 50%, cao hơn cả mức giảm giá nhà đất trong cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ. Như vậy, thực tế cho thấy, khi gặp nạn lạm phát, nhà đất vẫn phải quay về với quy luật giá trị: giá cả phải phản ánh giá trị và xoay quanh giá trị. Người coi nhà đất là hầm trú ẩn an toàn nhất trong lạm phát đã quên mất hai khâu cơ bản: nhà đất cần có vốn và thị trường nhà đất cũng có tính chu kỳ.

2.2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Lạm phát ở Việt Nam trong 10 năm qua (2000-2010) luôn thay đổi thất thường: một số năm thiểu phát, rớt xuống mức âm (2000, 2001), một số năm được cải thiện nhưng không bền vững và một số năm lạm phát ở mức hai con số (2007, 2008) mà đỉnh điểm là năm 2008 (22,96%) đã gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam ở nhiều mặt.

Bảng 2.1: Tỷ lệ lạm phát (%) giai đoạn 2000-2010

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 10T/2010 Lạm

- 29 -

Nguồn: Tổng Cục thống kê, (*) là mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng/2010 so với bình quân 10 tháng/2009.

Nếu so với lạm phát giai đoạn những năm 1980 thì lạm phát năm 2008 tuy cao nhưng chỉ ở mức hai chữ số. Hơn nữa, lạm phát diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đang đạt mức tăng trưởng cao, hội nhập khu vực ngày càng mở rộng, những cơ hội về sản xuất, tiêu dùng, dịch vụ, xuất khẩu, đầu tư trong nước và nước ngoài đều tăng, mặc dù bên cạnh đó nền kinh tế đang phải chịu không ít thách thức và áp lực do mức tăng cao của giá dầu, giá lương thực và tình trạng thiếu hụt cán cân ngoại thương ngày càng lớn.

2.3. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ KINH TẾ VĨ MÔ

Khi lạm phát xảy ra, nó tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, phạm vi tác động của lạm phát là rất rộng. Song, trong phạm vi luận văn chỉ đề cập tác động của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và cán cân thanh toán. Phạm vi số liệu từ năm 2000 đến năm 2009.

2.3.1. Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

Đối với bất kỳ quốc gia nào, ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế là hai trong số những mục tiêu cuối cùng của chính sách kinh tế vĩ mô. Hai mục tiêu có mối quan hệ qua lại với nhau: tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề để ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát; ngược lại, kiểm soát lạm phát tốt có tác dụng tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

Đối với Việt Nam, việc lựa chọn mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay không phải dễ dàng. Trong khi kinh tế các nước đang phát triển như vũ bão, chúng ta phải hòa mình vào dòng chảy này với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nhanh thường chứa đựng nhiều nhân tố gây mất cân đối, thậm chí dẫn tới khủng hoảng. Nổi bật hơn cả là hiện tượng tăng trưởng quá nóng, lạm phát tăng và không phải quốc gia nào cũng tìm được cách hạ nhiệt an toàn.

- 30 -

Phân tích sơ bộ số liệu lạm phát và tăng trưởng kinh tế bằng đồ thị:

Hình 2.6: Đường xu hướng của lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đọan 2000-2009 Phân tích sơ bộ cho thấy tăng trưởng kinh tế biến động cùng chiều với lạm phát. Chạy mô hình hồi quy cho dãy số liệu từ 2000 - 2009 cho thấy tăng trưởng kinh tế (Y) có mối quan hệ tương quan với lạm phát (X) thông qua mô hình là Y = 0,0479 X + 7,104 (phụ lục 2: kết qủa phân tích hồi quy giữa lạm phát (X) và tăng trưởng kinh tế (Y) bằng phần mềm Stata).

Mô hình cho thấy, khi lạm phát tăng 1% thì kỳ vọng kinh tế tăng trưởng trung bình là 0,0479%. Con số này có thể chấp nhận được vì tăng trưởng kinh tế còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác ngoài lạm phát song có hai vấn đề cần phải làm sáng tỏ xung quanh con số này. Thứ nhất, con số này thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ lạm phát xem ra có vẻ hợp lý bởi lạm phát trong giai đoạn đang xét ở mức vừa phải nên khi lạm phát tăng lên thì có tác dụng kích thích kinh tế. Thứ hai, mức độ 0,0479 là không cao bởi có thể nhân tố lạm phát làm kinh tế tăng trưởng, song có những nhân tố khác kìm hãm hoặc làm suy giảm mức độ tăng trưởng.

- 31 -

Như vậy, số liệu thống kê qua các năm chưa thể hiện mối tương quan mạnh giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tính trung bình cho các giai đoạn chúng ta có thể kết luận lạm phát quá cao và quá thấp thường được kết hợp với tăng trưởng kinh tế thấp, trong khi tăng trưởng kinh tế nhanh thường được kết hợp với mức lạm phát vừa phải (3- 6%). Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cao 12,6%(năm 2007), 22,96% (năm 2008) trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 8,48% (năm 2007), 6,32% (năm 2008) cho thấy tình trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, chúng ta đã quá chú trọng đến lượng mà quên đi chất của tăng trưởng. Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề ngay thì hiện tượng lạm phát tăng cao hơn tăng trưởng kinh tế sẽ trở thành hiện thực trong thời gian tới.

2.3.2. Tác động của lạm phát đến với tỷ lệ thất nghiệp

Nhà kinh tế học người New Zealand, AW Phillip đã chứng minh mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp với một mức lạm phát dự tính và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho trước. Thông qua đường cong Phillips, ông đã chỉ ra giá phải trả cho 1% giảm tỷ lệ lạm phát là sự giảm sút công ăn việc làm.

Như vậy, các Chính phủ nên duy trì lạm phát. Nếu lạm phát bị triệt tiêu (lạm phát bằng 0) và chuyển động theo hướng ngược lại tức là giảm phát sẽ khiến kinh tế bị trì trệ, do vậy không tạo thêm được việc làm mới mà việc làm hiện có cũng bị mất, ảnh hưởng lan truyền đến các vấn đề xã hội như an ninh, trật tự, tội phạm …

Thông qua số liệu lạm phát, thất nghiệp giai đoạn 2000 -2009, học viên sẽ kiểm tra lại mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Phân tích sơ bộ số liệu:

- 32 -

Hình 2.7: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2000-2009

Phân tích sơ bộ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp biến động ngược chiều với lạm phát. Chạy mô hình hồi quy cho dãy số liệu từ 2000 - 2009 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp (Y) không có mối quan hệ tương quan với lạm phát (X) với mức ý nghĩa 5% (phụ lục 3: kết qủa phân tích hồi quy giữa lạm phát (X) và tỷ lệ thất nghiệp (Y) bằng phần mềm Stata). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trong giai đoạn đang xét, với mức ý nghĩa 5%, mối quan hệ tương quan giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là chưa rõ ràng.

2.3.3. Tác động của lạm phát đến cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán của một số quốc gia gồm nhiều thành phần, trong luận văn này chủ yếu đề cập đến cán cân thương mại, mà cụ thể hơn là muốn đi vào tìm hiểu lạm phát có tác động như thế nào đến tỷ lệ nhập siêu. Xét trong mối quan hệ một - một giữa lạm phát và nhập siêu thì lạm phát có quan hệ tỷ lệ thuận với nhập siêu, nghĩa là khi lạm phát tăng lên sẽ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, lúc đó cán cân thương mại sẽ thay đổi theo chiều hướng bất lợi.

Phân tích sơ bộ số liệu tỷ lệ lạm phát và cán cân thương mại của Việt Nam từ 2000 - 2009:

- 33 -

Hình 2.8: Đường xu hướng của lạm phát và tỷ lệ nhập siêu từ năm 2000-2009

Phân tích sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhập siêu biến động cùng chiều với lạm phát. Chạy mô hình hồi quy cho dãy số liệu từ 2000 - 2009 cho thấy tỷ lệ nhập siêu (Y) có mối quan hệ tương quan với lạm phát (X) thông qua mô hình là Y = 0,639 X - 4,079 (phụ lục 4: kết qủa phân tích hồi quy giữa lạm phát (X) và tỷ lệ nhập siêu (Y) bằng phần mềm Stata).

Theo mô hình trên, khi lạm phát tăng 1% thì tỷ lệ nhập siêu sẽ tăng trung bình 0,639%. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy bởi cán cân thanh toán còn chịu nhiều tác động của các nhân tố như tiết kiệm, tăng trưởng kinh tế trong nước, tăng trưởng kinh tế quốc tế, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ trao đổi thương mại, lãi suất quốc tế…

2.4. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM

Trước nguy cơ lạm phát tăng cao, năm 2008, Chính phủ đã đưa ra và yêu cầu các bộ, ngành thực hiện 8 nhóm biện pháp chính nhằm kiềm chế mức tăng của giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô. Đến cuối năm 2009, lạm phát đã giảm xuống còn 6,88%; tăng trưởng GDP đạt 5,23%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng âm, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn khá cao so với các nước. Tình hình xuất khẩu được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 đạt khoảng 57 tỷ

- 34 -

USD. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 mặc dù có suy giảm nhưng vẫn ở mức khả quan đạt 21,5 tỷ USD. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế do tác động của khủng hoảng, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thích đáng, nhất là hướng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Qua đó, công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều chuyển biến quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm xuống còn 12%.

Chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả, đặc biệt là NHNN đã quyết tâm thực hiện giữ nguyên lãi suất cơ bản trong thời gian dài (7%/năm từ tháng 2 đến tháng 11/2009, 8%/năm từ tháng 12/2009 đến tháng 10/2010). Trong bối cảnh các nguồn cung ngoại tệ bị suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định thị trường, đáng kể là việc điều hành linh hoạt tỷ giá bình quân liên ngân hàng phù hợp với tín hiệu thị trường và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Từ cuối tháng 11/2009, để phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế và trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng và cán cân thanh toán quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm biên độ ấn định tỷ giá xuống +/- 3% kể từ ngày 26/11/2009, đồng thời điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 tăng thêm 5,4% so với ngày 25/11/2009.

Các giải pháp về điều hành tín dụng được triển khai đồng bộ nhằm khuyến khích sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Cụ thể, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp về tín dụng và lãi suất để vừa chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm an toàn hoạt động và ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát…trong đó, đáng chú ý là việc thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

- 35 -

Các hoạt động hiện đại hoá hoạt động ngân hàng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đang được đẩy nhanh. NHNN đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục triển khai giai đoạn II Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ và gia tăng các tiện ích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II được đưa vào vận hành từ tháng 11/2008 với khả năng xử lý 2 triệu giao dịch/ngày đã góp phần rất quan trọng tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử hiện đại, tiện ích cao cho xã hội.

Giữa tháng 11/2009, NHNN cho phép nhập khẩu vàng đã giúp thị trường vàng hạ nhiệt nhanh chóng, qua đó cho thấy nhập khẩu vàng trong thời điểm nhạy cảm là liều thuốc hiệu quả và kịp thời đối với cơn sốt vàng. Từ thời điểm đó tới nay, với sự ổn định của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và nguồn cung vàng không còn khan hiếm, giao dịch trên thị trường vàng diễn ra khá ổn định.

Hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế đã được tăng cường. Năm 2009, NHNN đã chủ trì đàm phán với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)… thực hiện nhiều chương trình, dự án về phát triển kinh tế- xã hội. Đồng thời thực hiện ký kết các văn bản hợp tác trao đổi thông tin thanh tra giám sát ngân hàng với 12 cơ quan quản lý ngân hàng các nước, vùng lãnh thổ; tiếp tục thể hiện vai trò tích cực trong tiến trình hợp tác tài chính tiền tệ khu vực ASEAN, ASEAN+3, SEACEN, APEC... Đặc biệt, sự kiện Thống đốc NHNN được toàn thể Thống đốc các nước thành viên IMF/WB bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IMF/WB nhiệm kỳ 2008- 2009 cho thấy sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế đối với những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội.

- 36 -

Giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu vào cuối năm 2009 được giữ ổn định, các gói kích thích kinh tế tác động tích cực tới tổng cung và tổng cầu xã hội theo hướng khuyến khích đầu tư và mở rộng quy mô tiêu dùng, những hoạt động xúc tiến đầu

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 36)