Điều hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 71)

Không thể phủ nhận lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có nguồn gốc từ phía CSTT. Do vậy, NHNN nên điều chỉnh trong điều hành CSTT cho phù hợp tình hình lạm phát hiện nay. Việc điều hành CSTT thông qua các công cụ cơ bản sau: DTBB, thị trường mở và lãi suất.

Dự trữ bắt buộc

Trước mắt, tỷ lệ DTBB có thể tăng hay giảm theo sát tình hình lạm phát trên thị trường song xét về lâu dài, công cụ này nên hạn chế sử dụng một cách riêng lẻ, đơn điệu bởi NHNN cứ điều chỉnh thường xuyên tỷ lệ DTBB theo tình hình lạm phát sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của các TCTD không ổn định, làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của ngân hàng gặp khó khăn hơn, từ đó tạo tâm lý sốc cho các Ngân hàng lẫn Doanh nghiệp. Hơn nữa, chỉ một thay đổi nhỏ trong tỷ lệ DTBB cũng sẽ dẫn đến những thay đổi rất lớn trong lượng tiền cung ứng thông qua hệ số tạo tiền nên nếu có sai sót trong các quyết định liên quan đến sự thay đổi tỷ lệ DTBB thì ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn.

- 63 -

Sử dụng công cụ thị trường mở

Tham khảo nghiệp vụ thị trường mở của một số nước phát triển (Mục 1.8.1 Chương I), có thể thấy sự kết hợp nhịp nhàng giữa công cụ DTBB và thị trường mở đã tạo nên hiệu ứng tốt hơn trong điều hành CSTT thay vì sử dụng từng công cụ riêng lẻ. Theo hướng trên, nhược điểm của công cụ DTBB đã được khắc phục, DTBB không còn đơn thuần là công cụ hành chính cứng nhắc do NHNN áp đặt cho các NHTM mà trở thành công cụ hết sức uyển chuyển, linh hoạt đối với thị trường tiền tệ. Do đó, thiết nghĩ NHNN trong tương lai nên điều hành CSTT theo hướng trên. Song song đó, để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thị trường mở, NHNN cần phải tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển các công cụ trên thị trường mở, phát triển nghiệp vụ thị trường mở ra toàn hệ thống ngân hàng, tránh cho thị trường mở chỉ là sân chơi của một số NHTM.

Về lãi suất

Trước mắt, NHNN cần duy trì chính sách lãi suất thực dương. Tuy nhiên, nếu lãi suất thực dương quá cao thì trước hết sẽ kiềm hãm tốc độ phát triển kinh tế và sau đó sẽ tiềm tàng nguy cơ phá sản các TCTD. Do đó, mức lãi suất thông thường trong nền kinh tế bình thường luôn được khuyến nghị tuân theo bất phương trình sau: L1<L2<L3<L4, trong đó: L1: mức lạm phát; L2: lãi tiền gửi; L3: lãi cho vay và L4: lợi nhuận bình quân xã hội trong cùng kỳ hạn lãi suất.

Trong tương lai, để phát huy hết vai trò quan trọng của lãi suất trong nền kinh tế thị trường, Việt Nam nên theo thông lệ quốc tế là sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản để điều hành CSTT thay vì căn cứ vào chỉ số giá cả tiêu dùng. Lúc đó, lãi suất không còn là công cụ của CSTT mà được xem là mục tiêu trung gian của CSTT.

Nếu theo hướng trên, NHNN không cần công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho lãi suất kinh doanh của các TCTD hiện nay mà NHNN nên có lãi suất chủ đạo

dùng làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh.

Bất cứ CSTT của quốc gia nào, sử dụng bất cứ công cụ nào cũng nhằm đạt được mục tiêu CSTT của quốc gia đó. Ở Việt Nam, để đạt được các mục tiêu cơ

- 64 -

bản của CSTT: ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, NHNN áp dụng CSTT thắt chặt hoặc nới lỏng trong từng thời kỳ. Khi áp dụng CSTT nới lỏng, NHNN có thể hạ thấp lãi suất chủ đạo để đẩy mạnh hoạt động cho các NHTM vay vốn nhiều hơn nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời ngăn chặn ngay hiện tượng giảm phát. Ngược lại, NHNN có thể tăng lãi suất chủ đạo khi NHNN áp dụng CSTT thắt chặt để hạn chế tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.

Để thực hiện được điều này, NHNN nên nhanh chóng tổ chức, hướng dẫn đẩy mạnh phát triển các công cụ của thị trường tiền tệ nhằm phong phú hoá và đa dạng hóa các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt trên thị trường tiền tệ như séc, thẻ ngân hàng; đặc biệt các giấy nợ và các giấy tờ có giá. Các giấy nợ và các giấy tờ có giá càng nhiều, hoạt động của thị trường tiền tệ càng phong phú và đa dạng hơn. Từ đó, NHNN có thể phát triển hoạt động thị trường mở, hoạt động tái chiết khấu nhằm thúc đẩy việc điều hành chính sách lãi suất từ cơ chế kiểm soát trực tiếp sang cơ chế kiểm soát gián tiếp thông qua các công cụ của CSTT. Có như vậy, NHNN mới có thể hoàn thiện việc điều hành chính sách lãi suất để tiến tới tự do hóa hoàn toàn lãi suất và lãi suất kinh doanh của các TCTD mới có thể được hình thành một cách khách quan trên cơ sở cung, cầu vốn thị trường.

Tuy nhiên, các giải pháp trên có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào tính độc lập của CSTT. Tính độc lập của CSTT phải được đảm bảo trước tiên. Tính độc lập thể hiện ở chỗ NHNN có đầy đủ thẩm quyền quyết định phát triển, mở rộng các công cụ CSTT quốc gia cũng như các chủ thể tham gia vào hoạt động của thị trường tiền tệ; đồng thời NHNN cũng cần có đầy đủ thẩm quyền quyết định việc cung ứng tiền trong từng thời kỳ khác nhau. Xuất phát từ đây, học viên tiếp tục đề xuất mô hình về NHNN mới: NHNN độc lập và đủ mạnh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)