tế
Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2000-2008 tăng trưởng liên tục năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu lại giảm so với năm 2008 khoảng 6.3 tỷ USD chủ yếu ở dầu thô, cao su, giày dép, cà phê, thủy sản, đồ gỗ và dây cáp điện. Sang năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đạt 57,8 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2009, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm trước là dệt may, thủy sản, điện tử máy tính, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, cao su, phương tiện vận tải và phụ tùng, dây điện và dây cáp điện, sắt thép, hạt điều, sản phẩm từ chất dẻo. Một số mặt hàng xuất khẩu mặc dù lượng xuất khẩu giảm nhưng đơn giá bình quân trên thị trường thế giới tăng nên kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2009 là: Than đá, xăng dầu. Riêng lượng dầu thô xuất khẩu mười tháng giảm mạnh nên kim ngạch chỉ đạt 4 tỷ USD, giảm 24,6% (lượng giảm 44,3%).
Hình 2.2: Tình hình xuất khẩu qua các năm
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thủy, hải sản. Các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang tính chất gia công. Các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú, số lượng các mặt
- 24 -
hàng xuất khẩu mới có kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng chưa nhiều. Xuất khẩu chủ yếu dựa vào lợi thế khai thác sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.
Hình 2.3: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu qua các năm
Sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 một phần không nhỏ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông, lâm, thủy, hải, khoáng sản xuất khẩu gặp khó khăn do phải chịu những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu đã và đang bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ, một số nông sản vào Mỹ và EU đều giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trong khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì các chi phí đầu vào không giảm, thậm chí còn tăng như lương công nhân, lãi suất ngân hàng khiến nhiều doanh nghiệp đã và sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Tổng kim ngạch nhập khẩu từ năm 2000 đến năm 2008 luôn tăng song năm 2009 lại giảm so với năm 2008 chủ yếu ở xăng dầu, sắt thép, máy móc phụ tùng, nguyên liệu may mặc và da giày. Nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất. Đến năm 2010, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong 10 tháng đạt 67,3 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng,
- 25 -
sắt thép, vải, điện tử máy tính và linh kiện, chất dẻo, nguyên, phụ liệu dệt may, giày dép, kim loại thường, hóa chất, sản phẩm hóa chất. Kim ngạch nhập khẩu mười tháng của hầu hết các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của sản xuất trong nước. Trong chín tháng năm 2010, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 14,2 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009 (Máy móc thiết bị đạt 3,1 tỷ USD).
Hình 2.4:Tình hình nhập khẩu qua các năm
Hình 2.5: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu qua các năm
Cán cân thanh toán từ năm 2000 đến nay luôn trong tình trạng nhập siêu. Sang đến năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho nền kinh tế nóng lên
- 26 -
nhanh chóng, tốc độ tăng nhập khẩu bắt đầu vượt xa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Mặc dù nền kinh tế đã bước vào giai đoạn thu hẹp từ nửa đầu năm 2008 nhưng không thể đảo ngược ngay tốc độ tăng nhập khẩu dẫn đến nhập khẩu tăng ngày càng cao hơn so với xuất khẩu trong suốt cả năm 2007 và nửa đầu năm 2008. Sang năm 2009, nhập siêu hàng hoá vẫn ở mức 12,2 tỷ USD, tuy giảm 32,1% so với năm 2008 nhưng đã bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm 2009. Trong 10 tháng năm 2010, nhập siêu hàng hóa đạt 9,5 tỷ USD, bằng 16,4% kim ngạch xuất khẩu.
Cán cân vốn giai đoạn 2000-2008 cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn là thành phần lớn nhất trong số các nguồn vốn đổ vào Việt Nam và thường lớn hơn thâm hụt thương mại (ngoại trừ năm 2008). Nếu cả các nguồn vốn dài hạn khác thì nguồn vốn mang tính chất dài hạn đã thừa đủ để tài trợ cho thâm hụt cán cân thương mại trong cả giai đoạn 2000-2008. Một điểm cần chú ý là các nguồn vốn ngắn hạn đổ vào Việt Nam rất nhiều trong năm 2007, xấp xỉ 9 tỷ USD, tăng khá mạnh về quy mô so với những năm trước, khi thành phần chủ yếu của cán cân vốn vẫn là những khoản đầu tư dài hạn. Tuy cán cân thanh toán vẫn lành mạnh nhưng luồng vốn này đã thực sự gây lúng túng trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2007 (không kịp trung hòa lượng tiền đồng bỏ ra mua ngoại tệ tăng dự trữ hối đoái là một nguyên nhân khiến lạm phát gây hậu quả cả sang năm 2008).