Tác động của dòng tiền nóng

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 59)

Tiền nóng còn gọi là vốn lánh nạn. Đây là một thứ vốn đầu tư lưu động không nhằm vào một việc cụ thể nào mà chỉ là để dành được lợi nhuận lớn với mức rủi ro ít nhất. Nó mang tính chất đầu cơ một thời gian ngắn và lưu động rất nhanh chóng trên thị trường tài chính quốc tế. Đặc trưng nổi bật của nó là ngắn hạn, trục lợi, đầu cơ, tiến thoái vào - ra rất kín đáo, khó quan sát kiềm chế.

Mấy năm gần đây, dưới bối cảnh tính lưu động toàn cầu mở rộng, nguồn vốn đầu tư các loại trên trường quốc tế tăng lên, dựa vào thiết bị hạ tầng cơ sở và điều kiện đầu tư không ngừng được cải thiện, Việt Nam và các nước đang phát triển đã trở thành một thị trường thu hút mạnh mẽ vốn tiền nóng. Đặc biệt, thị trường cổ phiếu và thị trường nhà đất có giá thấp, kiểm soát lỏng lẻo, thiếu chuyên gia giỏi, Việt Nam đã trở thành nơi lý tưởng cho vốn tiền nóng ra vào, vận hành và chuyển dịch lợi nhuân một cách béo bở.

Được nhận định là “ngôi sao sáng” của Châu Á, Việt Nam không thể không trở thành đối tượng hoành hành của dòng tiền nóng. Mấy năm gần đây, Việt Nam đã đi nhanh trong việc mở cửa với bên ngoài và cải cách tư hữu hóa trong nước, làm cho dòng tiền nóng đổ vào nhiều. Từ năm 2004-2007 đã xảy ra tình trạng xấu trong đầu tư trực tiếp và sự thâm hụt trong tài khoản thường xuyên cộng với tình trạng

- 51 -

tăng nhanh trong dự trữ ngoại hối, vốn đầu tư với hình thức không phải là vốn đầu tư trực tiếp đổ vào trong nước hết sức lớn, vượt xa quy mô đầu tư trực tiếp, trong đó vốn tiền nóng quốc tế chiếm một tỷ trọng rất lớn (Phụ lục 7A).

Vốn tiền nóng vận hành mạnh mẽ, biến động lớn, rất dễ vào nhanh ra nhanh. Khi tình hình kinh tế của nước mới nổi chuyển biến xấu, lập tức vốn tiền nóng rút ra sau khi đã kiếm đủ. Khi tiền nóng rút ra nhanh thì một nhân tố thúc đẩy kinh tế của nước mới nổi lên chuyển biến xấu. Vốn ĐTNN đột nhiên dừng lại hoặc rút ra nhanh có thể làm hệ thống tài chính bị khủng hoảng và rối loạn nặng hơn. Đầu tư có tính chất đầu cơ rút ra nhanh có thể làm cho biên độ dao động lớn hơn gây thiệt hại nặng hơn. Một số dấu hiệu cho thấy, vốn tiền nóng đã tìm cách rút ra khỏi thị trường Việt Nam từ quý IV/2007.

Thực tế, tiền nóng không phải là vốn hoàn toàn phi pháp hoặc thần bí. Trong một số khoản đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam vẫn có vốn tiền nóng trá hình, biến tướng thành vốn đầu tư hợp pháp. Ngoài ra, nhà ĐTNN ở Việt Nam còn có thể lợi dụng phương thức thu hồi tiền lãi để rút vốn ra. Do đó, Việt Nam cần phải cảnh giác cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 59)