Từ thực tế kiểm soát lạm phát của các nước, có thể thấy các biện pháp kiểm soát lạm phát của các nước đều có các điểm chung sau:
- Các nước rất chú trọng đến việc bình ổn các mặt hàng thiết yếu nhưng ảnh hưởng mạnh đến giá cả tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, xăng dầu. Ở Việt
- 20 -
Nam, giá các mặt hàng này luôn biến động, từ đó ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp lên chỉ số giá tiêu dùng CPI song chúng ta vẫn chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu.
- Các nước quan tâm đến tính minh bạch và công khai của các chỉ tiêu kinh tế. Song ở Việt Nam, do nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan, các chỉ tiêu này vẫn chưa thể hiện tính xác thực và không phải chỉ tiêu nào người dân cũng có thể biết được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các cổng thông tin của các cơ quan nhà nước.
- Các nước chú trọng đến việc xây dựng và kiện toàn hệ thống thông tin kịp thời. Đây là nhân tố giúp Chính phủ nắm bắt thông tin kịp thời để có chính sách ngăn chặn ngay lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô.
- Các nước đều kiên quyết chống nạn đầu cơ và cạnh tranh không lành mạnh. - Các nước đang hướng đến điều hành CSTT dựa trên lạm phát mục tiêu. - Các nước hạn chế tối đa việc tác động vào thị trường tiền tệ bằng các công cụ hành chính mà hướng vào tính tự điều chỉnh của thị trường.
Có thể thấy, một số chính sách của các nước Việt Nam hiện chưa có chủ trương hoặc có chủ trương nhưng chưa có biện pháp thực hiện hiệu quả. Do đó, các biện pháp kiềm chế lạm phát của các nước sẽ là kinh nghiệm vô cùng quý giá trong vấn đề kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Lạm phát vẫn là một đề tài được tranh luận sôi nổi, hầu như các nhà kinh tế đều đồng ý khi lạm phát xảy ra sẽ kéo theo tình trạng leo thang của giá cả. Để đo lường lạm phát, người ta sử dụng các chỉ số giá trong đó thông dụng nhất là CPI. Lạm phát tác động xấu hay tốt đối với nền kinh tế còn tùy thuộc vào mức độ của nó, song khi nhắc đến lạm phát người ta đều hình dung đến những hậu quả mà nó để lại cho nền kinh tế, vì vậy các quốc gia có lạm phát đều tìm cách kiềm chế lạm phát. Trên cơ sở những nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát, luận văn đã đề cập đến một số giải pháp chung để kiềm chế lạm phát. Ngoài ra, luận văn cũng đề cập đến một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định tình hình tài chính, tiền tệ của các quốc gia
- 21 -
trên thế giới. Đó sẽ là những kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- 22 -
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ KIỀM CHẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Thoát khỏi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một thời kỳ hưng thịnh kinh tế với xu hướng tăng trưởng ngày càng đi lên đến năm 2006. Năm 2007, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng (tăng trưởng kèm theo lạm phát cao tới 12.6%) với tốc độ tăng trưởng lên đến đỉnh điểm vào quý IV/2007. Sang đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại khi nền kinh tế bước qua đỉnh cao của một chu kỳ tăng trưởng và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo tốc độ tăng trưởng tụt thấp hơn mức tiềm năng. Kinh tế năm 2009 vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ thấp trong chu kỳ đi xuống mà đỉnh đầu là thời điểm cuối năm 2007.
- 23 -