Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 60)

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ với hàng hoạt công ty phá sản hay gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã đánh vào lòng tin của các nhà đầu tư, khiến họ phải tìm cách hạn chế rủi ro, thu hẹp tính lưu động của thị trường Âu Mỹ. Họ bắt đầu chuyển đầu tư vào các nước đang phát triển để các thực thể kinh tế này phải chia sẻ thiệt hại và rủi ro với mình.

Để hạn chế bớt tình trạng khan hiếm tiền tệ do khủng hoảng tài chính gây ra, FED đã áp dụng một số biện pháp như giảm lãi suất cơ bản từng bước, mở rộng tính lưu động của USD, thả lỏng để USD mất giá. Dòng tiền nóng bắt đầu chảy mạnh ra khỏi nước Mỹ.

Dưới tác động của chính sách giảm giá USD và giảm nguồn vốn đầu tư quốc tế của Mỹ, giá các mặt hàng cơ bản tính bằng USD trên trường quốc tế như dầu, lương thực, nguyên vật liệu đã tăng mạnh. Trong khi đó, hơn 70% nguyên vật liệu

- 52 -

cho các ngành sản xuất của Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài, việc tăng giá thành sản phẩm trong nước và chỉ số giá hàng tiêu dùng là khó tránh khỏi.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đối với Việt Nam còn thể hiện qua thâm hụt mậu dịch. Xét về góc độ sức mua, lạm phát cao và tỷ giá hối đoái dài hạn là anh em sinh đôi. Đồng Việt Nam mất giá làm tăng thêm áp lực lạm phát. Xét theo tầng vi mô, lạm phát cao làm cho giá thành sản xuất tăng, làm giảm lợi nhuận và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Tình trạng này đã làm cho hàng nhập khẩu tăng mạnh, từ đó thâm hụt mậu dịch của Việt Nam càng tăng nhanh.

Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sức cạnh tranh, dựa nhiều vào việc vay tiền lãi suất thấp nhưng lúc này lãi suất cho vay đã tăng lên mạnh mẽ đi đôi với giá thành tư liệu sản xuất lên cao. Lãi suất cho vay tăng mạnh càng làm cho doanh lợi của doanh nghiệp sút giảm. Hệ quả là, toàn bộ các ngân hàng và nên kinh tế phải gánh chịu tình trạng xấu trên.

Dù khủng hoảng tài chính thế giới không phải là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam song rõ ràng nó là lực lượng thúc đẩy Việt Nam rơi vào tình cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

Từ những phân tích trên, ta có thể khái quát nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 qua mô hình sau:

LẠM PHÁT

NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI

KHÁCH QUAN

1. Thu nhập dân cư tăng.

2. Thực hiện lộ trình điều chỉnh theo giá thị trường các hàng hóa cơ bản.

3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

CHỦ QUAN

1. Đầu tư công kém hiệu quả.

2. NHNN điều hành CSTT chưa hợp lý.

3. Chính sách mở cửa trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

4. Sức cạnh tranh của sản phẩm không cao.

5. Quản lý giá chưa tốt

KHÁCH QUAN

1. Tác động của dòng tiền nóng.

2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

LẠM PHÁT

NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI

KHÁCH QUAN

1. Thu nhập dân cư tăng.

2. Thực hiện lộ trình điều chỉnh theo giá thị trường các hàng hóa cơ bản.

3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

CHỦ QUAN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đầu tư công kém hiệu quả.

2. NHNN điều hành CSTT chưa hợp lý.

3. Chính sách mở cửa trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

4. Sức cạnh tranh của sản phẩm không cao.

5. Quản lý giá chưa tốt

KHÁCH QUAN

1. Tác động của dòng tiền nóng.

2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

- 53 -

Hình 2.9: Nguyên nhân gây ra lạm phát Ở Việt Nam 2000 - 2010

Tóm lại, lạm phát ở Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là ở CSTT và đầu tư công.

So sánh với các lần lạm phát trước đây, nếu lạm phát những năm 1985 chủ yếu do nguyên nhân bên trong (chủ quan) gây ra hay lạm phát những năm 1997- 1998 chủ yếu do nguyên nhân bên ngoài (khách quan) gây ra thì lạm phát hiện nay (tính từ cuối năm 2007 trở đi) là do cả nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, mang tính chất phức tạp hơn và khó kiểm soát hơn. Lạm phát lần này một mặt do các vấn đề xuất hiện trong quá trình phát triển tích lũy gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế. Mặt khác, do tác động của nhân tố khách quan làm đồng tiền bị mất giá, lạm phát lên cao. Nguyên nhân chủ quan là cơ sở, nguyên nhân bên ngoài là lực thúc đẩy, cả hai mặt đó kết hợp lại gây ra lạm phát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã khái quát lại tình hình lạm phát cùng một số vấn đề nổi bật ở Việt Nam giai đoạn 2000- 2010. Đồng thời, chương II cũng nêu rõ điểm khác biệt của lạm phát lần này so với các lần lạm phát trước giai đoạn nghiên cứu.

Chương II chỉ ra tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thương mại (3 nhân tố còn lại trong tứ giác kinh tế). Song, nhìn chung tác động của lạm phát lên các yếu tố trên chưa thật sự rõ nét và chưa thể hiện tính quy luật.

Chương II đã đi vào phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam trong đó nguyên nhân chủ quan là nền tảng, nguyên nhân khách quan là yếu tố thúc đẩy. Đồng thời, chương II đã đánh giá lại thực trạng các giải pháp kiềm chế lạm phát thời gian qua, từ đó rút ra các bài học trong vấn đề lạm phát và kiểm soát lạm phát làm cơ sở đề xuất các giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.

- 54 -

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2015

Tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khóa X (đã bế mạc ngày 14/10/2010), một số chỉ tiêu chủ yếu được xác định đề đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô từ năm 2011 – 2015:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 7,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 2.000 USD, tăng 1,7 lần năm 2010; năng suất lao động năm 2015 gấp 2 lần năm 2010.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7%/năm.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, kiểm soát nhập siêu đến năm 2015 còn dưới 15% kim ngạch xuất khẩu.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 40% GDP. Giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bình quân 5 năm ở mức dưới 5% GDP, phấn đấu đến năm 2015 còn 4,5%. Giữ mức nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn…

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, xác định mục tiêu và những chỉ tiêu cơ bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011. Mục tiêu tổng quát là:

- Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010, gắn với chuyển đổi cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

- Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị, xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế...

- 55 -

- GDP tăng 7 - 7,5%; GDP bình quân đầu người khoảng 1.300 USD; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10%; giảm tỉ lệ nhập siêu xuống dưới 20% kim ngạch xuất khẩu; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 40% GDP; chỉ số tăng giá tiêu dùng khoảng 7%; bội chi ngân sách nhà nước bằng 5,5% GDP...

3.2. DỰ ĐOÁN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

Việc dự đoán diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chỉ tiêu lạm phát có ý nghĩa quan trọng trong điều hành các hoạt động đầu tư, thương mại, tài chính trong thời gian tới.

Nguyên nhân gây ra lạm phát được xác định, nhiều biện pháp kiềm chế được đưa ra song câu hỏi lớn nhất vẫn là: chỉ số CPI của các năm tới sẽ ở ngưỡng nào. Với nhiều yếu tố tác động đến CPI, việc dự đoán tỷ lệ lạm phát trong các năm tới quả không dễ dàng.

Tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khóa X (đã bế mạc ngày 14/10/2010), một trong những mục tiêu đặt ra là tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn 2011-2015 bình quân khoảng 7%/năm. Câu hỏi đặt ra là liệu chỉ số này có khả thi?

Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng luôn kèm theo chỉ số lạm phát tăng cao. Từ năm 2001 đến năm 2004, khi mức độ tăng trưởng của chúng ta thấp dưới 7% thì chỉ số lạm phát chỉ khoảng 3 - 4%. Đến năm 2004, mức tăng trưởng là 8% thì chỉ số giá tăng lên mức 9.5%. Năm 2005, tăng trưởng là 8.4% thì chỉ số giá tăng cũng ở mức 8.4%. Rõ ràng đây là sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát. Nhiều năm qua, sức ép mục tiêu tăng trưởng làm cho việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô không linh hoạt, nhiều khi không đúng thời điểm. Câu chuyện đặt ra ở đây là tăng trưởng ở mức như thế nào để giữ lạm phát ở mức chấp nhận được.

- 56 -

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mùi - Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực VietinBank, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% và CPI ở mức 7% sẽ giúp Chính phủ ổn định kinh tế vi mô và linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ.

Theo quan điểm học viên, trong giai đoạn 2011-2015, có nhiều yếu tố tác động đến chỉ số CPI. Chẳng hạn, giá cả một số hàng hóa trên thế giới biến động theo xu thế tăng. Hơn nữa hệ quả của chính sách tài chính tiền tệ nới lỏng trong các năm 2009, 2010 sẽ tác động đáng kể tới lạm phát bên cạnh các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện mục tiêu tăng GDP 6.5% hay 7%-7,5% (theo Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khóa X). Các cân đối vĩ mô như: thâm hụt thương mại và thâm hụt NSNN lớn, ICOR cao, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài đang tiến tới giới hạn mất an toàn, thanh khoản của hệ thống tài chính ngân hàng thiếu vững chắc,… gây áp lực lớn lên lãi suất và tỷ giá hối đoái. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không chỉ tới thị trường tài chính tiền tệ, mà còn tới thị trường giá cả hàng hoá dịch vụ thông thường.

Một số yếu tố khác tác động đến CPI như: việc tăng lương tối thiểu đối với công chức, viên chức, tăng trợ cấp cho người nghỉ hưu và các đối tượng hưởng từ nguồn ngân sách trong lộ trình tăng lương tối thiểu 2008 - 2012 đã được phê duyệt (trước mắt năm 2010 điều chỉnh tăng lương tối thiểu từ 650.000đ/tháng lên 730.000đ/tháng), tiếp tục đẩy nhanh chính sách an sinh xã hội, chương trình hỗ trợ giảm nghèo… sẽ làm tăng sức mua có khả năng thanh toán của một bộ phận dân cư. Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ, trong đó có giá điện, giá than, nước sạch… cũng sẽ làm cho mặt bằng giá tiêu dùng tăng lên. Ngoài ra các nguyên nhân mang tính quy luật khách quan như thiên tai, dịch bệnh… có thể xảy ra làm ảnh hưởng cung - cầu, tác động đến giá cả thị trường.

Từ những yếu tố trên, nếu tính qui luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả hợp lý thì CPI có thể ở mức 1 con số. Nếu một hoặc một số các điều kiện trên không đảm bảo thì CPI có thể lên tới 12-15%.

- 57 -

Có thể tham khảo một số chỉ tiêu kinh tế xã hội do Công ty Business Monitor International Ltd tổng hợp và dự báo như sau:

Bảng 3.1: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế-xã hội từ năm 2010-2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 GDP danh nghĩa (tỷ USD) 144,39 172,58 200,19 232,22 269,38 Tỷ lệ tăng GDP thực (%) 7,5 8,5 8,2 8,0 8,0 Dân số (triệu người) 92,00 93,10 94,20 95,30 96,47 GDP theo đầu người (USD) 1.569 1.854 2.125 2.437 2.792 Tỷ lệ tăng giá tiêu dùng (%) 5,2 5,3 4,6 4,8 4,0 Tài khoản vãng lai (%) -4,85 -2,9 1,5 2,15 3,34

3.3. CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 2011-2015

Năm 2008 là năm có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong chục năm vừa qua. Chính phủ và các Bộ, ngành đã đưa ra những giải pháp cụ thể để ứng phó, và đến nay, chỉ số lạm phát đã có cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan vì lạm phát có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Do đó, luận văn đề xuất một số giải pháp trước mắt lẫn lâu dài để tránh lạm phát tái diễn trong những năm sau.

Luận văn đã đề cập các nguyên nhân của lạm phát trong đó có nguyên nhân mang tính chủ quan và các nguyên nhân khách quan (trình bày ở phần 2.5 chương II). Đối với nguyên nhân khách quan, chúng ta chỉ hạn chế sự ảnh hưởng của nó. Do đó, các giải pháp sẽ tập trung vào các nguyên nhân chủ quan trong đó nổi lên vai trò của Chính phủ và NHNN, hai chủ thể này trong những chính sách của mình đều phải hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát. Và ở một khía cạnh đời thường

- 58 -

hơn, lạm phát là sự gia tăng giá cả, nên mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình, mỗi cá nhân cũng phải có biện pháp để phòng chống sự gia tăng của giá cả.

3.3.1. Chính phủ kiểm soát lạm phát

Nhóm chính sách bình ổn vĩ mô

Các CSTT và tài khóa tốt phải là những chính sách có vai trò trung hòa những biến động của tổng cầu, tức là: kích thích tổng cầu trong thời kỳ suy giảm và kiềm chế tổng cầu trong thời kỳ tăng trưởng quá nóng. Thứ nhất, điều kiện để các chính sách kích cầu (tăng trưởng cung tiền hoặc mở rộng tài khóa) có hiệu quả lớn hơn là môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với tỷ lệ lạm phát ở mức trung bình thấp, tổng cầu ổn định. Thứ hai, những biến động mạnh trong việc điều chỉnh các công cụ tiền tệ cũng như công cụ tài khóa đều không có lợi đối với nền kinh tế. Khả năng dự báo và đánh giá tác động của CSTT đến nền kinh tế là có giới hạn. Việc điều chỉnh CSTT cần phải đựợc thực hiện từng bước một. Những điều chỉnh đột ngột với biên độ lớn đối với những biến động của chu kỳ sản xuất kinh doanh có thể làm tăng thêm tính bất ổn của nền kinh tế. Nền kinh tế có thể đạt được tính ổn định nếu các nhà hoạch định CSTT có những chiến lược lâu dài và cam kết thực hiện nó. Thứ ba, việc thực hiện CSTT mở rộng nhằm thúc đẩy tổng cầu chỉ tạm thời làm tăng sản lượng và việc làm trong nền kinh tế. Theo thời gian, sự gia tăng cung tiền liên tục với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của sản lượng như ở Việt Nam trong thời gian qua chắc chắn sẽ gây ra lạm phát cao. Do đó, theo quan điểm của học viên, các chính sách quản lý tổng cầu nên ưu tiên thực hiện mục tiêu ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn, tức là phải chủ động phản ứng trung hòa những cú sốc bất lợi trong nền kinh tế. Những chính sách bình ổn nền kinh tế trong ngắn hạn không hề mâu thuẫn, mà trái

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 60)