Đầu tư công kém hiệu quả

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 51)

- 43 -

Trong thời gian vừa qua, để hỗ trợ phát triển kinh tế, Chính Phủ đã có kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng đất nước và liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm trên 5% GDP. Chính sách tài khóa nới lỏng đã kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, nền kinh tế dần lấy lại tốc độ tăng trưởng cao, song tổng cầu tăng kéo theo áp lực lên CPI.

Vốn đầu tư của Nhà nước những năm qua chảy vào nền kinh tế chủ yếu thông qua kênh dẫn là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và dự án đầu tư do Nhà nước quản lý. Đầu tư nhiều song hiệu qủa thấp cộng với tình trạng lãng phí, tham ô, thất thoát tài sản nhà nước, đầu tư sai mục đích đã và đang là những nhân tố đẩy giá thành sản phẩm của khu vực nhà nước lên cao và kéo theo việc tăng chi phí đầu vào của toàn nền kinh tế.

Lãng phí đang dần trở thành hiện tượng phổ biến: lãng phí do điều hành quản lý xã hội kém hiệu quả; lãng phí trong việc chi tiêu NSNN (mua xe công, xây trụ sở, thực hiện các dự án, lễ hội…); lãng phí thất thoát trong đầu tư XDCB (phụ lục 12: những điạ chỉ thất thoát lãng phí) … đã làm hao tốn chi phí mà không tạo ra thêm của cải vật chất cho xã hội.

Bảng 2.2: Điểm và vị trí xếp hạng của Việt Nam theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI - Transparency International) từ năm 2000 đến 2007

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Điểm 2,5 2,6 2,4 2,6 2,6 2,6 2,6 2,6 Xếp hạng 76 75 85 100 102 107 111 123 Tổng số nước 90 91 102 133 146 159 163 180

Nguồn: www.phapluattp.vn (báo Pháp luật TP.HCM online)

Đầu tư dàn trải, tràn lan ngày càng phổ biến. Chẳng hạn, nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước bành trướng sang các lĩnh vực tài chính ngân hàng và bất động sản đã và đang làm tăng chi tiền của Nhà nước vào lĩnh vực lưu thông song không hiệu quả bởi đây là lĩnh vực đầu tư hoàn toàn mới và không phải sở trường của các tập đoàn. Hay là số dự án đầu tư tăng nhanh qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư; Nhiều dự án chưa đủ thủ tục cũng được ghi vốn hoặc ngược

- 44 -

lại không có nguồn vốn cũng cho triển khai, nhiều dự án công trình kéo dài do thiếu vốn, thậm chí không theo kế hoạch. Hay là bố trí dự án, bố trí nguồn vốn dàn trải dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng, tình hình nợ đọng rất lớn, khối lượng đầu tư dở dang cao, công trình chậm đưa vào sản xuất sử dụng gây lãng phí lớn.

Có thể nói tình trạng đầu tư của Nhà nước ngày càng lớn với kênh dẫn vốn chủ yếu vào nền kinh tế là các DNNN - Thành phần kinh tế yếu kém nhất trong các thành phần kinh tế, đã và đang là nguyên nhân cơ bản khiến cho hiệu qủa đầu tư thấp và giá thành tăng cao. Nếu như tình trạng đầu tư nhà nước cứ tiếp tục mở rộng bất chấp hiệu qủa như hiện nay thì việc giá cả của nước ta cao hơn các nước trong khu vực là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)