Xét về mặt nội dung và nghệ thuật, các bài thơ trữ tình trung đại này có nhiều điểm tương đồng. Các tác phẩm đều phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, tình cảm ... của con người một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ. Đặc biệt là các bài thơ Đường, đó là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển Trung Quốc mà những phương diện của thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc vốn rất tiêu biểu.
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lí do chọn đề tài
I.1.1 Cơ sở lí luận:
Thơ trữ tình trung đại chiếm một vị trí khá quan trọng trong chương trìnhNgữ văn 7 kì I, bao gồm bộ phận thơ trữ tình trung đại Việt Nam và khá nhiềubài thơ trữ tình đời Đường của Trung Quốc
Xét về mặt nội dung và nghệ thuật, các bài thơ trữ tình trung đại này cónhiều điểm tương đồng Các tác phẩm đều phản ánh một cách toàn diện xã hộiđương thời, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, tình cảm của con ngườimột cách sâu sắc Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn
mỹ Đặc biệt là các bài thơ Đường, đó là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ
ca cổ điển Trung Quốc mà những phương diện của thi pháp thơ cổ điển củaTrung Quốc vốn rất tiêu biểu Các tác phẩm thi ca Việt Nam thời kì này cũngchịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nghệ thuật của thơ Đường, thi pháp thơ rất đadạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc: ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều,ýtại ngôn ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽniêm luật của thể loại Hiểu được các bài thơ này một cách thấu đáo đã là khó,việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được còn khó khăn hơn rấtnhiều Thiết nghĩ, đó là vấn đề mà rất nhiều giáo viên đứng lớp rất trăn trở
Thường lâu nay thường gặp những khó khăn nằm trong những khó khănchung của bộ phận văn học dịch Các tác phẩm thơ trung đại có nhiều bản phiên
âm chữ Hán, Phải qua bản dịch nghĩa, dịch thơ, học sinh mới hiểu được Khókhăn cơ bản là ở chỗ giáo viên và học sinh phải đối diện trực tiếp với các vănbản, mặc dù có bản dịch nhưng vẫn còn nhiều chênh lệch; mặt khác, các bài thơthời này thường ngắn và ý nghĩa thường ẩn sâu trong ngôn ngữ tác phẩm, đôikhi vượt ra ngoài ngôn ngữ biểu hiện Vì vậy, giáo viên thường thụ động dựavào hướng dẫn và các bản dịch để giảng cho học sinh mà ít quan tâm đếnnguyên tác tác phẩm Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyển tải cáihay,cái đẹp của tác phẩm tới học sinh, học sinh thường chỉ nhớ "vẹt" ý của bài
Trang 2mà không hiểu sâu sắc tác phẩm, không phát huy được năng lực sáng tạo; chỉsau thời gian ngắn , những nội dung ấy nếu không được ôn lại, sẽ nhanh chóng
ra khỏi chỗ nhớ, lâu dần, thói quen đó làm mất hứng thú của học sinh đối với bộmôn Văn
Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đó và đáp ứng yêu cầugiảng dạy, giáo viên phải tìm hiểu kĩ chương trình, bổ sung thêm kiến thức từcác sách nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, lựa chọn phương pháp giảng dạy phùhợp ,vừa sức với học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn trên để cảmnhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ này Tiếp nhận thơ trữ tình trungđại đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, đặc biệt học sinh lớp 7 quả là điềukhông hề đơn giản Chính vì vậy người giáo viên phải là chiếc cầu nối giúp các
em cảm nhận được thơ ca trung đại, đặc biệt thơ Đường - một thành tựu của thơ
ca nhân loại
I.2 Cơ sở thực tiễn:
- Chương trình Ngữ văn 7 kì I có một số lượng tương đối lớn các văn bảnthuộc thể loại thơ trữ tình trung đại Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhàthơ Trung Hoa và Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến Các tác giả củacác bài thơ trữ tình trung đại phần nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồnnặng những nỗi đời Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự,bày tỏ nỗi lòng nhân thế
- Đối tượng để cảm và hiểu cái hay cái đẹp của các tác phẩm này lại là các
HS lớp 7, có thể trong số đó, có một số em mê văn song để nắm được cái thầncủa bài thơ, hiểu được ý nghĩa sâu xa của bài thơ quả là rất khó
- Nhiều HS tỏ ra ngại học phần thơ trữ tình trung đại, không hứng thú Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ
ơ, lãnh đạm với tác phẩm văn chương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ Các
em học các bài thơ trong sách giáo khoa cũng bình thường như các bài học khác,
ít em có một quyển sổ đẹp để chăm chút viết vào đấy những bài thơ hay màmình yêu thích Đối với nhiều em, thế giới thơ còn là một thế giới xa lạ Nếu có
ai hỏi các em về những bài thơ hay mà các em thích, thường khi hiểu biết của
Trang 3các em quanh quẩn cũng không ngoài các bài thơ đã học trong sách giáo khoa và
sở dĩ các em thấy hay vì có in trong sách giáo khoa và thầy giáo bảo vậy Cá biệtkhông phải không có em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ có phiên âm chữ Hán,
từ ngữ khó hiểu, điển cố nặng nề gây cho các em nhiều mệt nhọc, mà cách giảngcủa người thầy nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy hay thêmđược chút nào Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất lượnghọc văn ngày càng sa sút
- Với những văn bản thơ chữ Hán, một số giáo viên khi phân tích chủ yếuhướng dẫn các em phần nhiều bám vào bản dịch thơ mà sao nhãng hoặc quênlãng bản phiên âm (bản gốc), HS không thể nhớ nổi một từ hay một câu thơ haytrong bản gốc
- Bên cạnh đó, thế kỉ 21 Hội nhập toàn cầu, đời sống kinh tế xã hội pháttriển, những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ…) quantrọng hơn bao giờ hết thì văn chương không có tính năng ứng dụng, tương laingười học không được đảm bảo, học sinh ngày càng xa rời văn chương Đặcbiệt, một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy : Sách tham khảo, sáchhướng dẫn để học tốt, sách chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu… quá nhiều, vôhình dung đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, học sinh tỏ ra biết đầy đủnội dung tác phẩm văn chương được học dựa vào bài soạn ở nhà nhưng chưamột lần đọc bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa, thầy có kiểm tra phát vấn thìcác loại sách tham khảo nghĩ hộ, nói hộ tất cả và khi giáo viên ra đề kiểm tra coinghiêm túc thì tất thảy đã phơi bày ra, học sinh không thích, không có hứng thúhọc văn
- Còn có nhiều ý kiến trao đổi về việc dạy thơ trữ tình trung đại, chưa điđến một thống nhất chung
I.2 Mục đích nghiên cứu.
- Xuất phát từ những vấn đề có tính lí luận và cơ sở thực tiễn trên cộngvới những trăn trở của bản thân, tôi tự đặt ra câu hỏi: làm thế nào để cho các emhiểu thơ yêu thơ và say mê với thơ hơn, đặc biệt thơ trữ tình trung đại, để từ đóhình thành thói quen ham học và cảm thụ văn thơ
Trang 4Tôi đã quyết định chon đề tài “Một số phương pháp giảng dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong giảng
dạy để dạy tốt các bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7, từ đóchất lượng học văn ngày càng được nâng lên
I.3 Thời gian địa điểm.
-Thời gian: năm học 2009 - 2010
-Địa điểm: Trường THCS Thị trấn Tiên Yên dẫn chúng ta trong khi đitìm những phương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ
-Phạm vi: lớp 7AB
I.4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương
pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dẫn chúng ta trong khi đi tìm nhữngphương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ
- Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề thơ và phương phápgiảng dạy thơ trữ tình
2 Phương pháp điều tra, quan sát: dẫn chúng ta trong khi đi tìm nhữngphương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ
- Thông qua việc dự giờ thăm lớp, qua thưc tế dạy học
3 Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm dẫn chúng ta trong khi
đi tìm những phương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học của giáo viên qua các bài thơ trữ tìnhtrong sách giáo khoa Ngữ văn THCS
4 Phương pháp đàm thoại: dẫn chúng ta trong khi đi tìm những phươngpháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ
- Trao đổi với giáo viên trong tổ xã hội về vấn đề dạy Ngữ văn nói chung
và dạy thơ trữ tình trung đại 7 nói riêng
5 Phương pháp thực nghiệm:
- Tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các
ý kiến đóng góp về phương pháp giảng dạy thơ trữ tình trung đại, từ đó điều
Trang 5chỉnh cho hợp lý hơn
I.5 Đóng góp về mặt lí luận, thực tiễn:
- Tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi không có tham vọng nhiều mà chỉmong học sinh của tôi có niềm đam mê học văn nói chung và có kĩ năng cảm thụthơ trữ tình trung đại nói riêng để từ đó chất lượng học văn ngày càng được nânglên
- Căn cứ vào kinh nghiệm và hiểu biết còn ít ỏi của mình, tôi cố gắng tìmhiểu phương pháp giảng dạy thơ trữ tình, đó là chú ý đến đặc trưng của thơ Đặcbiệt về mặt loại thể, thơ trữ tình giảng theo trình tự trữ tình, khai thác hìnhtượng, tâm tư của tác giả hay của nhân vật trữ tình Hình tượng thơ hình thànhtrong một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt khác với ngôn ngữ bình thường Cấu tạotrong ngôn ngữ đó làm cho hình tượng thơ không chỉ có hình mà còn có nhạc.Trong khi giảng, người giáo viên phải làm cho học sinh vừa hình dung đượchình ảnh bài thơ gợi lên vừa cảm thụ được nhạc điệu của bài thơ mang đến Nắmđược đặc trưng đó, chúng ta sẽ có một phương hướng chung để đi vào nắm đượcquy luật chung, tìm ra phương pháp cơ bản nhất của việc giảng dạy thơ Phươngpháp cơ bản đó sẽ góp phần hướng dẫn chúng ta trong khi đi tìm những phươngpháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ
Trang 6II PHẦN NỘI DUNG.
Chương I: Tổng quan II.1.1 Nhìn chung về bộ phận thơ trữ tình trung đại lớp 7:
Dạy đọc hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại đòi hỏi một cáchtiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận Cho nên,trước khi dạy, người thầy cần nắm được hệ thống các bài thơ trữ tình trung đạitrong chương trình Ngữ văn 7 để từ đó có định hướng, cách khai thác riêng chotừng cụm bài, từng bài Ta có thể theo dõi các tác phẩm thơ trữ tình trung đạilớp 7 qua bảng hệ thống sau:
1 Sông núi nước Nam Khuyết danh Thất ngôn tứ
2 Phò giá về kinh Trần Quang
Khải Ngũ ngôn tứtuyệt Việt Nam
4 Buổi chiều đứng ở phủ
Thiên Trường trông ra Trần NhânTông Thất ngôn tứtuyệt Việt Nam
Hương Tứ tuyệt Việt Nam
6 Sau phút chia li Đặng Trần
Côn (ĐoànThị Điểmdịch)
Song thấtlục bát Việt Nam
Thanh Quan Thất ngônbát cú
9 Xa ngắm thác núi Lư Lí Bạch Thất ngôn tứ
tuyệt Trung Quốc
10 Phong Kiều dạ bạc Trương Kế Thất ngôn tứ
tuyệt Trung Quốc
11 Cảm nghĩ trong đêm thanh
12 Ngẫu nhiên viết nhân buổi
mới về quê HạChương Tri Thất ngôn tứtuyệt Trung Quốc
13 Bài ca nhà tranh bị gió thu
Trang 7Như vậy, phần chương trình thơ trung đại lớp 7 bao gồm cả phần thơ ViệtNam và thơ Trung Quốc Tuy nhiên, giữa chúng có điểm chung bởi các bài thơViệt Nam thời kì này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Phong cách thơ Đường củaTrung Quốc Chính vì vậy, trong qúa trình dạy, cần bám sát đặc trưng thể loại,các tín hiệu nghệ thuật (chủ yếu là các thể thơ cổ điển, nghệ thuật đối, ước lệ,cách sử dụng từ ngữ) để trên cơ sở đó, dẫn dắt HS đi tìm cái hay, cái đẹp trong
tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm
II.1.2 Đặc trưng của thơ trữ tình trung đại lớp 7:
- Để dạy tốt thơ trữ tình trung đại, ta cần hiểu thế nào là thơ trữ tình Trungđại Đây là một khái niệm còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên, trong phạm vi khuônkhổ một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi xin được cắt nghĩa ngắn gọn, đơn giản:Thơ trữ tình trung đại là các văn bản nghệ thuật mẫu mực, đạt đến độ hoàn thiện
về hình thức (kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn từ) và có giá trị cao ở nội dung(mượn cảnh hoặc việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế)
- Thơ trữ tình trung đại ở chương trình Ngữ văn 7 (xét theo phạm vi lãnhthổ) gồm thơ trữ tình trung đại Việt Nam và thơ trữ tình trung đại Trung Quốc
+Thơ trữ tình trung đại Việt Nam bao gồm các tác phẩm thơ viết trongthời kì phong kiến, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, bao gồm bộ phận văn học chữHán và văn học chữ Nôm Bộ phận văn học chữ Hán chịu ảnh hưởng sâu sắc củavăn học Trung Quốc thời Đường Bộ phận văn học chữ Nôm ra đời sau (từ thế
kỉ XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX) nhìn chung vẫn còn ảnh hưởng bởi phongcách thơ Đường song đã có nhiều sáng tạo (sự phá cách) về kết cấu bố cục, niêmluật, ý thơ
+Thơ trữ tình trung đại Trung Quốc: chủ yếu là các bài thơ thời Đường,
đó là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học đời Đường (từ thế kỷ VII đến thếkỷX) Đối với lịch sử văn học, thơ Đường ra đời trước nền văn học trung đạiViệt Nam gần 3 thế kỷ Đối với bạn đọc Việt Nam, nhất là học sinh THCS, thơĐường là sản phẩm tinh thần vừa xa về khoảng cách thời gian vừa xa về mặtngôn từ Nhưng học thơ Đường không phải chỉ chiêm ngưỡng các sản phẩm “cổ
Trang 8vật” mà chúng ta vẫn cần phải hiểu được tiếng nói của người xưa và phải biết
rung cảm trước những tâm hồn cao đẹp Phần văn học đặc sắc đại diện cho một
thời đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc này đã góp phần hình thành năng lựccảm thụ văn học cho học sinh Thông qua việc tiếp nhận , học sinh sẽ hiểu đượcnhững nột độc đáo của thơ ca đời Đường và có tác dụng rất lớn trong quá trìnhliên hệ học tập các tác phẩm thơ của dân tộc (đặc biệt là thơ ca thời kì Trungđại)
- Tuy nhiên, dù là thơ trữ tình trung đại Việt Nam hay Trung Quốc thì đềumang những nét đặc trưng cơ bản sau:
+ Về nội dung, gồm hai tầng nghĩa: nghĩa bề mặt (nghĩa phản ánh) vànghĩa hàm ẩn (nghĩa biểu hiện), tương ứng với nó là bức tranh cảnh hoặc việc
và bức tranh tâm trạng, trong đó, tâm trạng con người là mục đích chính củabiểu cảm nghệ thuật
+ Về thể thơ: thơ trữ tình trung đại được tổ chức theo quy ước của các thểthơ tiêu biểu: lục bát, song thất lục bát, các thể thơ Đường, gồm:
Thất ngôn tứ tuyệt ( Bốn câu, mỗi câu bẩy chữ ), Ngũ ngôn tứ tuyệt ( Bốn câu,mỗi câu năm chữ ), Thất ngôn bát cú ( Bốn câu, mỗi câu tám chữ ) … Songchung quy lại , thơ Đường thường gồm 2 loại chính là Ngũ ngôn (mỗi câu 5chữ) và Thất ngôn ( mỗi câu 7 chữ ) Các câu 1 ,2 , 4 hoặc chỉ có câu 2 , 4 hiệpvần với nhau ở chữ cuối Hai thể thơ chính của Thơ Đường là Cổ thể ( gồm Cổphong và Nhạc phủ ) và Cận thể ( hay Kim thể, gồm Luật thơ và Tuyệt cú ) Thơ
Cổ thể thường linh hoạt về số câu, không gò bó về niêm luật, về cách gieo vần
…; Thơ Cận thể ( còn gọi là thơ Đường luật ), tuy có gò bó về niêm luật songlại có cấu trúc cân đối hài hoà, mỗi bài thơ giống như một bài toán giải đáp tìnhcảm, cảm xúc hay một vấn đề xã hội bằng hình tượng nghệ thuật Khai thác thơtrung đại cần căn cứ vào thể thơ để từ đó tìm hiểu cách biểu đạt đặc sắc của tácgiả trong bố cục của bài
+ Nhịp thơ, âm điệu: trong thơ trữ tình, nhịp điệu có vai trò quan trọng
Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc Cách ngắt nhịp đượcxem là một từ đa nghĩa, có thể biểu hiện được các trạng thái cảm xúc: khi căm
Trang 9thù tột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn tẻ, lúc xúc động dângtrào Những cung bậc tình cảm ấy nhiều khi không được mô tả bằng chữ nghĩa,
sự ngắt nhịp là một trong những phương tiện hữu hiệu để thể hiện “sự im lặngkhông lời”, tạo nên ý tại ngôn ngoại
Ví dụ: bài thơ “Sau phút chia li”, ta thấy tâm trạng nhà thơ bị chi phốitrực tiếp bởi cách tổ chức, vận hành nhịp điệu của khúc ngâm, nhịp thơ chậm,các khổ thơ nối tiếp liên hoàn như nỗi lòng buồn bã, xót xa của người chinh phụ.Hay trong hai câu đầu bài “Tụng giá hoàn kinh sư” (Trần Quang Khải), nhịp thơnhanh thể hiện rõ khí thế chiến thắng, niềm vui sướng của quân dân nhà Trần
+ Vần thơ, thanh điệu: tiếng Việt rất giàu tính nhạc, hệ thống vần và thanhđiệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc của tiếng Việt nói chung và ngôn
từ văn học nói riêng, cho nên cần chú ý đến yếu tố này khi phân tích thơ trữ tình.Gieo âm a (trong bài “Qua Đèo Ngang”)gợi âm hưởng buồn bã, bâng khuâng,nỗi buồn như lan tỏa, thấm vào cảnh vật của người nữ sĩ; gieo vần “âu” (trongbài “Chinh phụ ngâm khúc”) “Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu – ngàn dâuxanh ngắt một màu ” gợi sự u sầu, đau khổ của người chinh phụ trước cảnh libiệt Sự phối hợp các thanh bằng trắc cũng góp phần thể hiện nội dung tư tưởngcủa bài thơ
+Ngôn từ, chi tiết, hình ảnh thơ: văn học là nghệ thuật của ngôn từ, ngôn
từ có giá trị biểu cảm cao trong các bài thơ trữ tình, đặc biệt hệ thống các từ láy;với các bài thơ mang phong cách cổ điển thì càng cần chú ý đến hệ thống từngữ, những chữ được coi là “nhãn tự” của bài thơ, làm nổi bật được cái thần củatác phẩm
Chẳng hạn như chữ “quải” (trong bài “Xa ngắm thác núi Lư” - Lí Bạch)
đã biến cảnh từ động sang tĩnh, dòng thác ầm ầm đổ xuống núi đã biến thànhmột dải lụa trắng rũ xuống, yên ắng và bất động, một vẻ đẹp thiên nhiên kì ảo vàtráng lệ
Hay hình ảnh thơ: “mây biếc”, “núi xanh” trong bài “Chinh phụ ngâmkhúc” gợi lên cái mênh mông vô tận của vũ trụ, của nỗi sầu li biệt Sự cách biệt
và nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như phủ lên màu biếc của trời, trải vào màu
Trang 10xanh của núi Hình ảnh thơ mĩ lệ, tượng trưng chỉ không gian xa cách vời vợi,thăm thẳm, con người bé nhỏ, nỗi buồn mênh mông.
+Phép tu từ: điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, đặc biệt phép đối là nhữngbiện pháp nghệ thuật góp phần thể hiện nội dung văn bản một cách hiệu quả.Trong thể thơ thất ngôn bát cú, phép đối phải có ở các câu 3 và 4, 5 và 6; trongthể thơ tứ tuyệt, phép đối xuất hiện ở câu 3 và 4, cũng có khi xuất hiện ở câu 1
và 2, hay ngay trong câu thơ cũng phép đối (gọi là tiểu đối) Phép đối trong thơ
cổ điển thường đối cả ý, từ loại lẫn thanh điệu, điều đó khiến cho ý thơ vượt rangoài tác phẩm, “ý tại ngôn ngoại”
Ví dụ trong bài “Qua Đèo Ngang”, nội dung cảm xúc câu trên (Nhớnước đau lòng con quốc quốc) đối xứng với nội dung cảm xúc câu dưới(Thương nhà mỏi miệng cái gia gia); hệ thống thanh điệu câu trên (TT / BB /BTT) ngược lại với hệ thống thanh điệu câu dưới (BB / TT / TTB)
Trong bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, ở lời thơ “Thiếu tiểu
li gia, lão đại hồi” có phép đối từ loại và đối vế câu đã nêu bật ý nghĩa trở về củatác giả và tạo nhịp điệu cho câu thơ
Ở thể thơ song thất lục bát cũng sử dụng triệt để phép đối, ví dụ câu
“Chàng thì đi cõi xa mưa gió / Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”, phép đối
“chàng thì đi” >< “thiếp thì về”, “cõi xa mưa gió” >< “buồng cũ chiếu chăn”làm nổi bật thực tế chia li phũ phàng, không gian li biệt của đôi vợ chồng trẻ,nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt
+ Không gian và thời gian trong thơ trữ tình: là nơi tác giả hay nhân vậttrữ tình xuất hiện để thổ lộ tấm lòng mình Không gian thường gắn với các địađiểm như núi cao, biển rộng, sông dài Cho nên, cần chú ý xem nhà thơ mô tảkhông gian đó có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì trong việc phản ánhnội dung miêu tả và biểu cảm của bài thơ
Xác định được các đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình trung đại để cóphương pháp phù hợp khi hướng dẫn học sinh khai thác, cảm thụ tác phẩm thơ
là điều hết sức quan trọng
Trang 11Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
II.2.1 Thực trạng:
*Về phía nội dung chương trình thơ trữ tình trung đại 7:
- Phần nội dung chương trình Ngữ văn 7 kì I có nhiều bài thơ trung đại rấttiêu biểu, đặc sắc Trước đây, một số bài thơ này được học trong chương trình 9nhưng theo quan điểm đổi mới, các tác phẩm này đã được đưa xuống chươngtrình văn 7 Vì vậy để học sinh nắm được cái thần của bài thơ, hiểu được ý nghĩasâu xa của bài thơ quả là rất khó
*Về phía học sinh:
- Nhiều HS tỏ ra ngại học phần thơ trữ tình trung đại, không hứng thú,nhất là các bài thơ có bản phiên âm chữ Hán Nhiều học sinh chưa có thói quenchủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ, lãnh đạm với tác phẩm vănchương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ Các em học các bài thơ trongsách giáo khoa cũng bình thường như các bài học khác, ít em có một quyển sổđẹp để chăm chút viết vào đấy những bài thơ hay mà mình yêu thích Đối vớinhiều em, thế giới thơ còn là một thế giới xa lạ Nếu có ai hỏi các em về nhữngbài thơ hay mà các em thích, thường khi hiểu biết của các em quanh quẩn cũngkhông ngoài các bài thơ đã học trong sách giáo khoa và sở dĩ các em thấy hay vì
có in trong sách giáo khoa và thầy giáo bảo vậy Cá biệt không phải không có
em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ có phiên âm chữ Hán, từ ngữ khó hiểu,điển cố nặng nề gây cho các em nhiều mệt nhọc, mà cách giảng của người thầynhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy hay thêm được chút nào Từ
đó học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất lượng học văn ngày càng
sa sút
*Về phía giáo viên:
- Với những văn bản thơ chữ Hán, một số giáo viên khi phân tích chủ yếuhướng dẫn các em phần nhiều bám vào bản dịch thơ mà sao nhãng hoặc quênlãng bản phiên âm (bản gốc), HS không thể nhớ nổi một từ hay một câu thơ haytrong bản gốc
- Tiếp cận với những bài thơ mĩ lệ, mang tính mẫu mực, một số giáo viên
Trang 12tham phần bình, bình quá nhiều khiến thiếu thời gian để học sinh phát huy nănglực sáng tạo của mình trong quá trình cảm nhận.
- Một số giáo viên lại lại chỉ chú ý đến hệ thống câu hỏi mà chưa chú ýđến phần bình, giờ dạy khô khan, điều đó khiến cho năng lực cảm thụ cái haycái đẹp của tác phẩm với học sinh chưa hoàn toàn đúng mức
* Các nhân tố khác:
- Bên cạnh đó, thế kỉ 21 Hội nhập toàn cầu, đời sống kinh tế xã hội pháttriển, những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ…) quantrọng hơn bao giờ hết thì văn chương không có tính năng ứng dụng, tương laingười học không được đảm bảo, học sinh ngày càng xa rời văn chương Đặcbiệt, một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy : Sách tham khảo, sáchhướng dẫn để học tốt, sách chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu… quá nhiều, vôhình dung đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, học sinh tỏ ra biết đầy đủnội dung tác phẩm văn chương được học dựa vào bài soạn ở nhà nhưng chưamột lần đọc bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa, thầy có kiểm tra phát vấn thìcác loại sách tham khảo nghĩ hộ, nói hộ tất cả và khi giáo viên ra đề kiểm tra coinghiêm túc thì tất thảy đã phơi bày ra, học sinh không thích, không có hứng thúhọc văn
II.2.2 Đánh giá về thực trạng:
- Các tác phẩm thơ trữ tình trung đại bao gồm bộ phận thơ trữ tình
Trung đại Việt Nam được sáng tác từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX vàcác tác phẩm trơ trữ tình trung đại thời Đường của Trung Quốc,được sáng tác từ thế kỷ VII đến thế kỷX Đó là những tác phẩmđạt đến độ hoàn thiện, mẫu mực về mặt nội dung cũng như hìnhthức Xét về mặt thời gian, những bài thơ ấy đã cách thế hệ chúng
ta một khoảng thời gian dài, do vậy, để cảm nhận được sâu sắc vềtác phẩm, cả giáo viên và học sinh đã gặp không ít khó khăn
- Học sinh không yêu thích các tác phẩm văn thơ xưa, lười đọc tác
phẩm, soạn lấy lệ, chống đối
- Học sinh chưa có ý thức tìm hiểu kĩ các vấn đề liên quan đến tác
Trang 13phẩm, đặc biệt về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
- Kĩ năng hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm của giáo viên còn
hạn chế
Trang 14
Chương III: Một số biện pháp dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7
Thơ trữ tình trung đại là một vườn hoa rộng lớn, mỗi bài thơ mang trong mìnhmột dáng vẻ độc đáo riêng về mặt nội dung, song nếu đi sâu phân tích, bình giá
có tính lí luận, chúng ta có thể thấy được trong mỗi bài thơ vẫn chất chứa nhữnghơi thở chung, gộp lại thành những nét của một phong cách thơ mẫu mực Đó làchất cổ điển trong vẻ đẹp, trong màu sắc không gian và thời gian; là bút phápchấm phá như muốn ghi lại linh hồn của tạo vật; là điểm nhấn nghệ thuật rộng
mở, tĩnh trong cái động, động chìm trong tĩnh Để giúp học sinh có thể tiếp thutốt hơn những tác phẩm thơ Đường tôi xin nêu một số cách dẫn dắt để học sinhtiếp cận và cảm thụ tác phẩm thơ theo hướng tích cực:
*Đối với khâu chuẩn bị
- Về phía giáo viên: tìm hiểu bài kĩ lưỡng nhuần nhuyễn đến mứcthuộc thơ, sống với bài thơ, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đểhiểu được thấu đáo nội dung tư tưởng của tác phẩm Hướng dẫn HS soạn kĩ ởnhà, kiểm tra kĩ bài soạn của HS, có biện pháp nhắc nhở, phê bình hay báo vớigiáo viên chủ nhiệm nếu HS có biểu hiện soạn chống đối như soạn sơ sài, soạnnhưng chỉ là chép lại mà không hiểu, không nhớ
- Về phía học sinh: cần chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sở hướngdẫn của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên.Với HS học tốt, cần đọc thêm tư liệu để bước đầu hiểu được tác phẩm, sưu tầmcác câu thơ, bài thơ có nét tương đồng với tác phẩm sắp học hay các nhận định
về tác phẩm
*Đối với hoạt động dạy học trên lớp lớp:
Bước 1: giáo viên nên hết sức coi trọng khâu kiểm tra sự chuẩn bị của
HS, bởi đây chính là tiền đề quan trọng để HS cảm thụ được tác phẩm ngay trên
lớp
Bước 2: giáo viên cần chú ý khâu vào bài để tạo không khí phù hợp với
Trang 15bài học Có thể là một bài hát, một bản nhạc, một bức tranh mang nội dung
tư tưởng tương đồng với tác phẩm chuẩn bị học
Ví dụ: khi học bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch, giáoviên có thể cho HS nghe bài hát “Quê hương” của Đỗ Trung Quân Âm điệungọt ngào cùng lời bài hát đằm thắm, thiết tha khiến HS cảm nhận dễ dàng hơn,
cụ thể hơn về tình yêu quê hương trong mỗi con người, và như vây, cách tiếpcận với bài thơ sẽ học trở nên dễ dàng hơn
Bước 3: với phần đọc văn bản:
- Đọc thơ: Đọc thơ là để tạo tâm thế ban đầu cần thiết cho học sinh cũngchính là bước đầu tiếp cận hình tượng thơ Cần đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa(nếu có), dịch thơ
- Đọc diễn cảm là tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi độngtheo âm-vang của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ, và ngôn ngữ nhân vật, cái màđọc bằng mắt nhiều khi không đạt được Đọc chính là tạo lên rung động thơ, tạolên sự đồng điệu về tâm hồn để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý với tác giả
Bước 4: với phần phân tích:
1 Thơ trữ tình Trung đại thường mượn cảnh tả tình, nên nội dung của bàithường là bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng (nội dung chính) Vì vậy cácvăn bản TTTĐ thường đạt giá trị cao về nghệ thuật ngôn từ Bởi vậy, khi phântích, giáo viên cần cho HS phát hiện và phân tích về giá trị nghệ thuật của bài đểhiểu được nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm kín đáo, giáo viên cần chú ýkhai thác:
+Bố cục của bài (theo đặc trưng thể loại hoặc diễn biến tình cảm, tâm
trạng nhân vật) Giáo viên cần căn cứ vào đó để có cách tìm hiểu linh hoạt:
Ví dụ, khi dạy bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan), đây
là một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ Đường,
vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn HS khai thác theo bố cục của bài thất ngôn bát
cú, gồm 4 phần đề - thực – luận – kết, ở mỗi phần luôn có sự song hành bức
Trang 16tranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn HS khai tháctìm hiểu.
Nhưng với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến), vẫn là đề thực – luận – kết, vẫn đủ 8 câu với niêm, luật, vần, đối rất chuẩn như luật thơĐường quy định nhưng phá cách ở ý tưởng, ở cấu tứ bài thơ Vì thế, khi dạy bàithơ này nên đi theo diễn biến tự nhiên quá trình cảm xúc của nhân vật trữ tình,nên chia bài thơ theo 3 ý như sau: 1-Cảm xúc khi bạn tới chơi (câu 1); 2-Cảmxúc về gia cảnh (câu 2 đến câu 7); 3-Cảm xúc về tình bạn (câu 8)
-+Nhịp thơ, vần thơ, thanh điệu, âm hưởng: giáo viên cần chú ý hướng
dẫn HS khai thác các yếu tố này, bởi chúng góp phần thể hiện cảm xúc của chủthể hay nhân vật trữ tình
Với bài thơ “Nam quốc sơn hà”, cần để HS thấy nhịp thơ chậm thể hiệnnội dung tư tưởng của bài, đó là lời tuyên bố dõng dạc, đanh thép về quyền tựchủ của dân tộc
Với bài “Tụng giá hoàn kinh sư”, cần hướng dẫn HS thấy được tác dụngcủa việc sử dụng nhịp thơ nhanh, dồn dập nhằm diễn tả khí thế chiến thắng củatướng sĩ nhà Trần
Với bài “Thiên trường vãn vọng”, HS cần phát hiện cách gieo vần ở bảnphiên âm (vần “iên”) để thấy được âm hưởng của bài: êm đềm, yên ả
+Ngôn từ, chi tiết, hình ảnh thơ: khi khai thác bài, giáo viên cần chú ý
đến hệ thống từ ngữ được sử dụng, đó là các tính từ, các từ láy gợi hình gợi cảm,các động từ, các hình ảnh thơ để thể hiện sâu sắc, rõ nét bức tranh cảnh và bứctranh tâm trạng của nhân vật trữ tình
Trong bài “Qua Đèo Ngang, đó là hệ thống các từ láy mang giá trị gợihình gợi cảm: “lom khom”, gợi lên hình ảnh những tiều phu bóng dáng nhỏ bé,nhạt nhòa như muốn chìm lắng vào trong không gian núi rừng hui hắt, vắnglặng; “lác đác” gợi lên sự thưa thớt, vắng vẻ của những ngôi nhà chợ vensông Tất cả đều nhằm làm nổi bật lên bức tranh thiên nhiên đèo Ngang heo hútlúc chiều tà, ẩn trong đó là tâm trạng buồn bã cô đơn của người “lữ khách”
Trong bài “Chinh phụ ngâm khúc”, một số tính từ được sử dụng có giá