Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 118 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
118
Dung lượng
230,11 KB
Nội dung
Ngữ Văn 10 VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận) Bài tập 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ. - Thiền sư Pháp Thuận (915- 990) họ Đỗ là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam Phương. Nhà sư “học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ thế cuộc đương thời”. ông tham gia đắc lực vào triều chính thời tiền Lê được Lê Hoàn rất mực kính trọng và tin cậy phong tới chức Pháp sư. - Theo Thiền uyển tập anh ngữ lục, vua Lê Hoàn hỏi nhà sư: “vận nước ngắn dài thế nào?”, nhà sư đáp lại bằng bài ngũ ngôn tuyệt cú này. Bài thơ làm sau năm 981- 982, sau khi Lê Hoàn đích thân cầm quân chống giặc ngoại xâm thắng lợi. Đây là bài thơ có tên tác giả sớm nhất của văn học Việt Nam. Bài thơ vốn không có tên, tên Vân nước là do học giả thời nay căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ mà đặt tên. Bài tập 2: Anh (chị) hãy đọc và phân tích giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật bài thơ. + Vận nước: “vận” ở đây không dùng theo nghĩa “vận mệnh” hay “cảnh ngộ” mà dùng với nghĩa là “cơ may”, tức cơ hội thuận lợi cho hoạt động có kết quả hoặc thành công. + Hai câu đầu chú ý khái niệm “Đằng lạc” có thể hiểu là “dãy mây kết nối”, hình ảnh biểu tượng cho sự bền chắc. Ý nhà sư muốn khẳng định vận nước là bền chắc. Câu 2 cũng nhấn mạnh thêm ý mở nền thái bình thịnh trị cho đất nước. Mượn hình ảnh thiên nhiên để khẳng định vận nước, lời thơ ngắn gọn, ý thơ hàm súc như một câu châm ngôn. Hai câu thơ cũng phản ánh niềm tin của tác giả vào tương lai đất nước. + Hai câu thơ đầu khẳng định vận hội mới của đất nước. Hai câu sau nói về đường lối trị nước cô đọng trong hai chữ “vô vi” tức là không làm gì trái với qui luật tự nhiên. “Vô vi” xây dựng một nền chính trị- đạo đức (theo tư tưởng Nho giáo). Nhà vua lấy cái đức của bản thân để cảm hoá dân khiến dân tin phục thì xã hội tự đạt được trạng thái thịnh trị. Vận nước xoay quanh hai chữ “thái bình”, trị nước cũng hướng tới thái bình. Đó là nguyện vọng của con người thời bấy giờ cũng là truyền thống của dân tộc ta. CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác) Bài tập 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tác giả và bài thơ. - Thiền sư Mãn Giác (1052- 1096) tên là Lý Trường, người làng An Cách. Thuở nhỏ được hầu Thái tử Kiến Đức (vua Lý Nhân Tông sau này). Khi Kiến Đức lên ngôi, ông được ban hiệu Hoài Tín, được mời vào chùa Giáo Nguyên trong cung. Mãn Giác là tên thuỵ do vua ban tặng sau khi ông mất. - Cáo tật thị chúng là bài kệ. Kệ là thể văn Phật giáo dùng để truyền bá giáo lí Phật pháp. Nhiều bài kệ có giá trị văn chương như các bài thơ. Bài kệ của Thiền Sư Mãn Giác không có nhan đề. Nhan đề do người đời sau đặt. Bài tập 2: Anh (chị) hãy đọc và phân tích giá trị bài thơ. + Trước hết là nội dung truyền bá phật pháp: Mãn Giác Thiền Sư là một bậc cao tăng. Bài kệ khởi nguyên từ một cảm hứng tôn giáo. Cảm hứng “đạo” ở bài thơ mang tính thời sự và thời đại. Các hình ảnh thơ mang tính cách điệu, biểu tượng. “Hoa rụng” , “hoa cười”, “xuân tới”, “xuân qua” không Nguyễn Phúc Vinh1 Ngữ Văn 10 mang nghĩa tả thực. Nó nói lên một qui luật “vô thuỷ vô chung” của nhà Phật. Con người là một hiện tượng sinh học hoàn toàn “vô ngã”, để tự giải thoát chỉ có cách tu hành giác ngộ cái lẽ “hoá sinh” đạt đến “chân như” thoát vòng sinh tử do vậy mà vĩnh viễn nở hoa. Hình ảnh “nhất chi mai” không mang nghĩa tả thực mà là một hình tượng chỉ sự bất tử vĩnh hằng các bậc tu hành vượt vòng sinh tử đạt được. + Ngoài ý nghĩa Phật pháp, bài kệ còn có giá trị văn chương; - Bốn câu đầu nói lên qui luật vận động biến đổi của tự nhiên cũng như con người. Tác giả đã nhìn sự vận động theo qui luật sinh trưởng, phát triển đồng thời nhà thơ cũng thấy hoa tàn, hoa nở theo một qui luật tuần hoàn của sự sống. Con người cũng theo qui luật sinh- lão- bệnh- tử. - Từ cái nhìn đó ta thấy một sự tiếc nuối: con người chưa làm được gì mà tuổi già đã đến. đó là ý thức về sự hiện hữu, sự tồn tại có thực của đời người. Con người không thể sống vô nghĩa, đó là một quan niệm nhân sinh cao đẹp. - Hai câu cuối vừa thể hiện triết lí Phật giáo của thiền sư đắc đạo trở về với bản thể vĩnh hằng không sinh không diệt như nhành mai tươi bất chấp xuân tàn đồng thời vừa thể hiện cái nhìn lạc quan: hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp sự sống vượt lên hoàn cảnh, vượt lên sự phàm tục. Nó là biểu tượng cho sức sống bất diệt. HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn) Bài tập 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tác giả và bài thơ. - Nguyễn Trung Ngạn (1289- 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên). Ông nổi tiếng thần đồng, 12 tuổi đỗ Thái học sinh, 16 tuổi đỗ Hoàng giáp. Cuối năm 1314, ông được cử đi sứ nhà Nguyên. Ông làm quan tới 4 triều vua Trần và làm tới chức Thượng thư. Năm 1341, vua Trần Dụ Tông cử ông cùng Trương Hán Siêu soạn bộ Hoàng triều đại điển và bộ Hình thư. Ông để lại tập thơ Giới Hiên thi tập. - Hứng trở về là bài thơ được Nguyễn Trung Ngạn sáng tác khi đi sứ ở Giang Nam Trung Quốc. Bài thơ trích từ tập Giới Hiên thi tập. Bài tập 2: Anh (chị) hãy đọc và phân tích giá trị bài thơ. + Hai câu đầu: Các hình ảnh “dâu già lá rụng”, “tằm vừa chín’’ “lúa sớm bông thơm”, “cua đang béo” là các hình ảnh dân dã quen thuộc của quê huơng thể hiện sự gắn bó với cuộc sống quê nhà một cách chân thực xúc động, tự nhiên. Hai câu thơ kín đáo thể hiện lòng yêu nuớc qua nỗi nhớ quê. Cái hương vị đồng quê đậm đà trong nỗi nhớ và khát vọng trở về quê huơng của con nguời xa quê ngàn dặm nơi đất khách quê nguời. + Hai câu cuối : Kết cấu 2 câu thơ “Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt/ Dầu vui đất khách chẳng bằng về’’ nêu lên một sự lựa chọn, một chân lí: không ở đâu bằng quê huơng mình. Là một vị quan, Nguyễn Trung Ngạn tận tuỵ với trách nhiệm đuợc giao. Nhưng con nguời đich thực trong ông vẫn khát khao mong trở về quê nhà. Cuộc sống phồn hoa nơi Giang Nam càng làm sâu sắc thêm nỗi nhớ thuơng quê nhà nghèo khó. + Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Các hình ảnh bình dị mộc mạc khác cái trang nhã mĩ lệ của thơ trung đại vừa cho ta cảm nhận tình quê sâu đậm của ngưoi làm thơ vừa thể hiện xu huớng bình dị hoá, dân tộc hoá trong thơ trung đại. Nguyễn Phúc Vinh2 Ngữ Văn 10 TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lí bạch) Bài tập 1: Trình bày những nét cơ bản về Lí Bạch. Lý Bạch (701 - 762) Lý Bạch là một trong hai nhà thơ lớn nhất đời Đường. Ông là người có tài, luôn ôm ấp hoài bão lớn nhưng không được trọng dụng. Lý Bạch đi nhiều, giao du rộng rãi tính tình hào phóng, có nhiều mâu thuẫn phức tạp trong tư tưởng. Song vượt lên tất cả, thơ Lý Bạch thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cuộc sống mãnh liệt. Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn. Thơ ông được mệnh danh là “thi tiên". Thơ Lý Bạch có nhiều sáng tạo mới mẻ, táo bạo đặc biệt là những hình ảnh kì vĩ, những tứ thơ bất ngờ. Bài tập 2: Mạnh Hạo Nhiên là ai? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Mạnh Hạo Nhiên (689 - 740) thế hệ nhà thơ đàn anh được Lý Bạch hâm mộ. Hai người kết bạn vong niên, tài thơ và nhân cách của Mạnh Hạo Nhiên được Lý Bạch hâm mộ. Hai người tìm thấy ở nhau nhiều tiếng nói tương đồng, tri âm. - Chia tay Mạnh Hạo Nhiên với bao lưu luyến cùng nỗi lòng nôn nao thầm kín, Lý Bạch đã viết nên bài thơ được coi là hay nhất về đề tài tống biệt trong số rất nhiều bài của ông. Bài tập 3: Nhận xét về nhan đề bài thơ? Nhan đề bài thơ: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng. + Cảm giác thừa vì nhan đề quá dài song đó là dụng ý của nhà thơ, nói rõ điểm tiễn đưa (Hoàng Hạc Lâu), điểm bạn đến (Quảng Lăng), người ra đi (Mạnh Hạo Nhiên) và hành động của mình (Tống Mạnh Hạo Nhiên). Nếu rút ngắn e rằng không khắc sâu được tất cả những điều đó. Bài tập 4: Nhận xét gì về thời gian, không gian và cảnh đưa tiễn? 2 câu đầu có phải chỉ là 2 câu tự sự thuần tuý không? Hoàn cảnh đưa tiễn: + Không gian: Chia tay tại Lầu Hoàng Hạc, một tiên cảnh nơi chỉ có mây trời và thiên nhiên phóng khoáng không gian thanh cao hợp với cả hai: Tiên thơ họ Lý và ẩn cư họ Mạnh. Chọn điểm cao để chia tay, tầm nhìn được mở rộng, người tiễn sẽ nhìn thấy người đi xa hơn, lâu hơn. Một lầu cao, một bến sông, Mạnh Hạo Nhiên ngoái về phía Tây nơi Lý Bạch đang dõi theo bạn về Đông. Hai người giữa một không gian rợn ngợp khiến mối sầu chia li lan toả đến mênh mông. + Điểm đến của mạnh Hạo Nhiên: Dương Châu + Thời gian: Tháng ba (mùa xuân) - hoa khói. Dương Châu là nơi đo thị phồn hoa. Hai chữ “yêu hoa" bao hàm nhiều nghĩa. Lý Bạch như muốn gửi gắm điều gì nhưng khó nói khiến lời thơ man mác, xa xôi, nôn nao rất lạ. Bản dịch đã đánh mất sắc thái hoài niệm trang trọng của hai chữ: “cố nhân". Mạnh Hạo Nhiên không chỉ là người “bạn" thông thường của Lý Bạch. Hai người đã có chiều dài của thời gian, bề dày của kỷ niệm và độ sâu của tình cảm. Vì vậy, 2 chữ “cố nhân" gợi sức nặng bội phần của tình cảm tống biệt. Nguyễn Phúc Vinh3 Ngữ Văn 10 Hai câu đầu dường như thuần tuý tự sự song hàm chứa trong lời tự sự là nỗi niềm tâm sự thầm kín, là tình cảm sâu nặng là tâm trạng lưu luyến trong buổi tống biệt. Bài tập 5: Chỉ ra những chỗ chưa thoát ý của bản dịch thơ của 2 câu sau và nhận xét các từ ngữ: "cô phàm", 'bích không tận", "duy", "thiên tế lưu". Hai câu sau cảnh và tình hoà làm một. Bản dịch đã bỏ mất những chữ quan trọng: "cô" (cô phàm), "bích không tận", "duy", "tế" + "Cô phàm": bóng cánh buồm cô độc lẻ loi. Đây là "tâm cảnh". Trường nhìn, vùng nhìn của kẻ tiễn đưa bị hút vào một điểm duy nhất bộc lộ cái nhìn đầy tâm trạng: nhớ thương đau đáu, vời vợi, da diết. + "Bích không tận": bầu trời xanh biếc đến không cùng: "cô phàm" đối với "bích không tận" là sự đối lập giữa cái lẻ loi, bé nhỏ, đơn chiếc với cái mênh mông, bao la, rợn ngợp để rồi "cô phàm" chỉ còn là "viễn ảnh" giữa “bích không tận". Tất cả nhoà đi trong con mắt thương nhớ dâng đầy. + "Duy kiến": chỉ nhìn thấy. + "Thiên tế lưu": dòng sông bay ngang trời. "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu": chỉ nhìn thấy dòng Trường Giang chảy ngang trời. Chữ "duy" kết hợp với chữ "cô" ở câu trên thật đắt. Bạn cũ đi rồi, cánh buồm bị hút vào hư không, dòng Trường Giang in hình trong đôi mắt chứa đầy tâm trạng. Hình ảnh dòng sông chảy ngang trời vừa mang đậm hồn thơ lãng mạn kì vĩ của bậc "thi tiên" vừa diễn tả cảm xúc trào dâng đối với "cố nhân" đồng thời vừa khắc hoạ cái nôn nao khó tả của người ở lại - một con người ôm những hoài bão lớn mà không có cơ hội thực hiện. Hình ảnh kết thúc thật bất ngờ, khép lại bài thơ mà mở ra cả một thế giới cảm xúc, tâm trạng. Đúng là "thi tại ngôn ngoại". Bài tập 6: Anh (chị) hãy nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ. 1. Nghệ thuật: Bài thơ hoà quyện giữa tình và cảnh, tự sự và trữ tình, lời thơ cô đọng, hàm súc, hình ảnh thơ kì vĩ mang đậm hồn thơ Lý Bạch. 2. Nội dung: Bài thơ nói lên tình bạn thắm thiết cùng tâm trạng lưu luyến khôn xiết của Lý Bạch trong cảnh chia tay. THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẢN DỤ VÀ HOÁN DỤ Bài tập 1: (SGK) a) Ở ví dụ (1): Thuyền - biển là hai hình ảnh luôn gắn bó với nhau. "Thuyền" gợi sự di chuyển, vận động, được dùng để chỉ hình ảnh con trai. "Biển" gợi sự cố định, phù hợp để chỉ hình ảnh người con gái với phẩm chất thuỷ chung. Ở ví dụ 2: "Cây đa bến cũ" cũng là những hình ảnh gợi sự cố định, khó thay đổi. Còn "con đò" gợi sự vận động - di chuyển. Vì vậy, các hình ảnh "cây đa bến cũ" và "con đò" cũng chỉ hình ảnh những người có quan hệ, có tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau do hoàn cảnh khách quan. b) Để hiểu được đúng nội dung hàm ẩn của hai câu ca dao trên, cần phải so sánh ngầm để tìm ra những điểm tương đồng giữa con người với các sự vật. Bài tập 2: (SGK) 1. Hai câu thơ của Nguyễn Du xuất hiện hai hình ảnh ẩn dụ: - Quyên (chim cuốc) là ẩn dụ, vì được dùng như từ chỉ người. Tác dụng: miêu tả tiếng chim quyên gọi hè thêm sinh động và có hồn. Nguyễn Phúc Vinh4 Ngữ Văn 10 - Lửa lựu : từ “lửa” là ẩn dụ vì dùng để chỉ bông hoa đỏ. Tác dụng: miêu tả bông hoa lựu mùa hè thêm ấn tượng về màu sắc. 2. Ẩn dụ trong đoạn trích: - Thứ văn nghệ ngòn ngọt, bay ra từ sự phè phỡn, thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vào tình cảm gày gò của cá nhân "co rúm lại". Chúng ta muốn có những cuốn tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc- làm thành người (từ in đậm của tác giả), đẩy chúng ta lên một sự sống trước kia chỉ nhìn, đứng nhìn xa thấp thoáng. Trong đoạn trích, tác giả đã dùng các ẩn dụ để nói về chức năng văn nghệ một cách mạnh mẽ. 3. "Con chim chiền chiện" và “giọt long lanh rơi” là những ẩn dụ, mỗi sự vật nhỏ bé đều tượng trưng cho cuộc sống đáng yêu. 4. "Thác" là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho những khó khăn, thử thách của cuộc đời và của cách mạng mà con người cần phải đối diện, phải vượt qua. - "Chiếc thuyền" hình ảnh con người và nghị lực của con người. Tác dụng: giúp cho việc thể hiện những khó khăn thêm sống động, mạnh mẽ, thể hiện con người và thái độ vượt khó của con người thêm sinh động. 5. "Phù du" là hình ảnh ẩn dụ, được dùng để diễn đạt những gì trôi nổi, phù phiếm không có giá trị. Đó chính là chặng đường thơ trước cách mạng của Chế Lan Viên. - "Phù sa" hình ảnh nói về những gì có giá trị, làm cho dòng sông - cuộc đời trở nên màu mỡ. Đó là hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt chặng đường thơ sau cách mạng của nhà thơ. Tác dụng: giúp cho việc thể hiện chặng đường thơ thêm sinh động. Bài tập 3: (SGK) + Cậu Cún nhà em năm nay đã học lớp 5 rồi. + Mẹ em nói rằng, các con còn phải gặp nhiều chông gai phía trước. + Hôm qua, bố em đi công tác xa về, trong nhà đầy ắp tiếng cười. Bài tập 4: Đọc và trả lời các câu hỏi (SGK). a) Dùng các cụm từ "đầu xanh", "má hồng" nhà thơ Nguyễn Du muốn nói đến những người trẻ tuổi, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là cách nói nhằm thay thế cho nhân vật Thuý Kiều. - "Áo nâu" - hình ảnh những người nông dân lao động ở nông thôn, "áo xanh" là hình ảnh những người công nhân ở thành thị. b) Để hiểu được đúng đối tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi của đối tượng đó, cần phải dựa vào quan hệ gần nhau (tương cận) giữa hai sự vật hiện tượng. Quan hệ gần nhau trong hai trường hợp trên là: - Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể, như đầu xanh, má hồng với cơ thể. - Quan hệ giữa bên ngoài với bên trong, như áo nâu, áo xanh với người mặc áo Bài tập 5: (SGK) Hai câu thơ có cả hai phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ. - Hoán dụ là “thôn Đoài”, “thôn Đông” (Dùng thôn để nói người trong thôn: quan hệ giữa vật chứa và cái được chứa). Nguyễn Phúc Vinh5 Ngữ Văn 10 - Ẩn dụ là "cau" và "trầu không" dùng để nói đôi trai gái (Vì cau trầu dùng vào việc cưới hỏi, nên trong ngữ cảnh, chúng có mối tương đồng với đôi trai gái). - Cùng nói về nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ trên khác với câu ca dao “Thuyền ơi, có nhớ bến chăng ” ở chỗ: câu thơ Nguyễn Bính vừa có ẩn dụ, vừa có hoán dụ. Đồng thời, ẩn dụ trong câu thơ Nguyễn Bính kín đáo và “lấp lửng” hơn, phù hợp với việc diễn tả tình yêu chưa rõ rệt. Bài tập 6: (SGK) Nhà em nuôi một con mèo loang. Bố em gọi nó là Lang với ý chê nó là loang. Lang rất lười bắt chuột suốt ngày nằm lì trong ổ rơm. Một hôm, mẹ em đem về một con chuột đồng, gọi “meo, meo” và giơ lên cho nó nhìn thấy. Cậu chàng đang lim dim ngủ, thế mà sáng mắt, lập tức vọt ra khỏi ổ, nhảy phốc lên, hay chân trước vồ lấy con chuột từ tay mẹ em, động tác thật chính xác, rồi gã gầm gừ chạy ra tận góc vườn như sợ có kẻ nào ăn tranh. Con chuột nhỏ chỉ kịp kêu “chí, chí” vài tiếng là đã nằm gọn trong bụng mướp rồi. Ăn xong, gã khoái chí lắm, chạy lại gần mẹ em, mắt xanh lét nhìn lên tay chủ, miệng kêu “meo, meo” như muốn hỏi xem có còn chuột nào nữa không? Từ đó trở đi, em thấy Lang không mấy khi nằm trong ổ rơm nữa. CẢM XÚC MÙA THU (Thu hứng) Đỗ Phủ Bài tập 1: Đọc phần Tiểu dẫn, trình bày những hiểu biết của mình về nhà thơ Đỗ Phủ và bài thơ Thu hứng. + Đỗ Phủ (712- 770) là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong đời nhà Đường và thời cổ Trung Quốc. Cuộc đời Đỗ Phủ là cả một chuỗi dài những biến cố thăng trầm của thời buổi tao loạn đời Đường (Mười năm khốn khổ ở Trường An, 1 năm bị bắt, 3 lần chạy loạn, 2 lần bị cách chức, 11 năm cuối đời phiêu dạt, chết lênh đênh trên một chiếc thuyền nát ở Hồ Nam). Thơ Đỗ Phủ được mệnh danh là Thi Thánh – Thi sử. + Vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - Thu hứng là bài mở đầu cho chùm thơ thu gồm 8 bài của Đỗ Phủ. Bài thơ được coi như “cương lĩnh sáng tác" cho 7 bài sau. - Thời gian này, Đỗ Phủ từ quan nhưng không về lại quê nhà được vì Hà Nam là nơi tranh chấp. Lúc ở Thành Đô, lúc lại Quỳ Châu, thương nhớ và lo lắng. Với "Nỗi lòng quê cũ" nhà thơ đã viết chùm Thu hứng (8 bài). Bài tập 2: Đọc và tìm hiểu bố cục bài thơ. + Thể thất ngôn bát cú trong thơ Đường có bố cục gồm 4 phần, mỗi phần 2 câu: đề - thực - luận - kết. + Thu hứng của Đỗ Phủ cũng có bố cục 4 phần. Song bài thơ có thể chia làm 2 phần tương đối rõ: - 4 câu đầu: Miêu tả cảnh thu. - 4 câu cuối: Nỗi lòng nhà thơ. Tuy nhiên, cảnh thu và nỗi lòng nhà thơ đã hoà quyện và xuyên thấm trong nhau: trong cảnh có nỗi lòng, trong nỗi lòng có cảnh. Bài tập 3: Nhận xét về cảnh thu trong 2 câu đầu? Nguyễn Phúc Vinh6 Ngữ Văn 10 + Hai câu đầu: tả chung khung cảnh thu ở Quỳ Châu với các hình ảnh: Sương móc trắng xoá làm tiêu điều, tang thương cả rừng phong. Từ núi Vu đến kẽm Vu, hơi thu hiu hắt, ảm đạm (Bản dịch đã chưa dịch chọn ý hai từ "điêu thương" và "tiêu sâm"). Tác giả miêu tả cảnh thu ở 3 chiều không gian: - Chiều dài, rộng: rừng phong. - Chiều cao: núi Vu. - Chiều sâu: kẽm Vu (bản dịch đã bỏ mất "vu giáp"). Điều đó cho thấy tính chất tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan toả khắp không gian, khác với không khí mơ màng của mùa thu thường thấy trong thơ ca truyền thống. Bài tập 4: Cảnh thu trong 2 câu 3 và 4 có gì thay đổi so với 2 câu trên? Biểu hiện qua những chi tiết nào? Hãy phân tích. Hai câu 3-4: Tất cả chuyển động chao đảo dữ dội tạo nên một cảnh tượng vừa hùng vĩ, vừa bi tráng. Một loạt hình ảnh đối lập: Giang (lòng sông) - Tái thượng (cửa ải) Ba (sóng) - Vân (mây) Thiên (trời) - Địa (đất) Sóng dưới lòng sông vọt lên tận ngang trời. Mây trên cửa ải sa sầm xuống mặt đất. Cả vũ trụ chao đảo, vần vũ. Phải chăng đó là cái vần vũ, chao đảo của xã hội tao loạn lúc bấy giờ? Lời thơ vừa giấu đi, vừa như hé mở nỗi lòng đau đớn trước thời thế và tình cảm nhớ thương đến tuyệt vọng của nhà thơ gửi đến quê nhà. Tóm lại: Bốn câu thơ tả 2 nét cảnh thu tiêu điều, ảm đạm và hùng vĩ, bi tráng. Đây là cảnh thu mang dấu ấn Quỳ Châu. Đây còn là cảnh thu trong cảm nhận và nét vẽ của nhà thơ hiện thực. Cảnh thu mang bóng dáng cuộc đời và nỗi lòng con người. Bài tập 5: Bốn câu cuối diễn tả nỗi lòng nhà thơ bằng cách nào? 2 câu 5 và 6 tả sự vật gì? Tác giả đồng nhất hoá những gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Nỗi lòng nhà thơ được diễn tả bằng cách kể, tả và liên tưởng. Câu 5 và 6: Tả hoa cúc và dây buộc thuyền. Nhà thơ đồng nhất hoá hiện tại và quá khứ (giọt lệ năm nay - giọt lệ năm trước - giọt lệ cũ). Sự vật và con người (dây buộc thuyền với vườn cũ và dây buộc lòng người với cố hương) tình và cảnh (hoa cúc nở mà tưởng là nước mắt. Dây buộc thuyền liên tưởng tới dây buộc lòng người, mảnh vườn cũ và nỗi lòng thương quê hương). Bằng cách này, nhà thơ đã thể hiện một cách sinh động, sâu lắng và hàm súc tình cảm thương nhớ quê hương da diết. Bài tập 6: Nhận xét về nét độc đáo của 2 câu thơ kết? Giá trị của cách kết thúc đó? Hai câu kết: bất ngờ, độc đáo. Hai câu kết thông thường bộc lộ tình cảm, tâm sự, cảm xúc chủ quan của người viết. Ở đây, Đỗ Phủ đã kết bằng việc tả một cách khách quan cảnh sinh hoạt ở thành Bạch Đế: Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước Thành Bạch chày vang bóng ác tà. Hai chi tiết: - Cảnh nhộn nhịp may áo rét - Tiếng chày đập (giặt) áo cũ. Nguyễn Phúc Vinh7 Ngữ Văn 10 Đây là 2 chi tiết có sức gợi cảm đặc biệt nhất là đối với khách tha hương đang sống trong cảnh lạnh lùng. Việc sửa soạn may (giặt) áo rét gợi cảnh đoàn tụ đầm ấm. Câu kết là tiếng chày đập áo dồn dập làm lung lay cả bóng chiều thu. Tiếng chày như thúc giục khiến nhà thơ đứng ngồi không yên. Câu kết tạo nên một dư âm vang vọng, lan xa, thấm sâu. Bài tập 7: Anh (chị) hãy nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ trên. 1. Nghệ thuật: Tính chất đặc biệt hàm súc của thơ Đỗ Phủ. Từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm với nhiều lớp ý nghĩa. 2. Nội dung: Thu hứng là nỗi lòng của Đỗ Phủ và cũng chính là nỗi lòng của trăm họ đang trong cảnh lầm than li biệt. Bài thơ không trực tiếp phản ánh xã hội mà vẫn có giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. THƠ HAI-CƯ (HAIKU) Bài tập 1: Đọc tiểu dẫn và cho biết những đặc điểm của thơ hai-cư. Hai-cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản. 1. Về hình thức: Hai-cư là loại thơ cực ngắn nên cô đọng, hàm súc. Thơ hai-cư bắt nguồn từ thể thơ liên ca gồm 31 âm tiết, mỗi đoạn 2 vế, vế đầu 3 câu, 17 âm tiết, vế sau 2 câu, 14 âm tiết (vế đầu xướng, vế sau hoạ). Liên ca trở thành 1 loại thơ xướng hoạ có thể kéo dài hàng trăm câu. Đến đời Mat-su-ô Ba-sô, liên ca được cách tân, vế đầu 17 âm tiết được xây dựng thành 1 bài thơ Độc lập. Trước đây liên ca thường mang tính giải trí mua vui hoặc dung tục tầm thường. Hai cư thì khác, đậm chất lãng mạn trữ tình thanh thoát. 2. Về nội dung: Thơ hai-cư thường phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng con người. Người Nhật Bản rất yêu thích thiên nhiên, thích hoà nhập thả hồn mình vào thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết của nó và giải thoát tâm linh mình. Thơ hai-cư đậm chất sa-bi (Tịch hoặc Thiền). Đó là xu hướng hoà nhập tâm linh, bản ngã vào cái tịch lặng vô biên, trống vắng vô hạn. Tuy đơn sơ tao nhã, trầm lắng, u buồn nhưng không chán chường, bi luỵ hay oán đời. Đó là vẻ đẹp tâm hồn con người mà ta cảm nhận được từ những bài thơ hai-cư. Bài tập 2: Đọc phần giới thiệu về Ba-sô và tóm tắt nhứng nét cơ bản về nhà thơ này. Mat- su-ô Ba- sô (1644 - 1694). Mat-su-ô Ba-sô là một nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản, ông xuất thân trong một gia đình võ sĩ đạo, lấy việc luyện tập võ nghệ, cung kiếm và tu luyện thiền để trở thành người có sức mạnh thể chất và trí tuệ, giải thoát tâm linh. Bản thân Ba-sô cũng theo Thiền tông nên thơ của ông đượm chất thiền. Ông thích thơ văn, hội hoạ từ bé, có vốn hiểu biết rộng về văn học Nhật và Trung Quốc. Ba-sô sống cuộc đời lận đận, lên 9 tuổi đã phải đi ở cho một gia đình lãnh chúa, hầu hạ Yô-si-ta-đa (con trai lãnh chúa). Lớn lên, 2 người kết thân với nhau vì cùng yêu thích văn chương. Yô-si-ta-đa mất sớm, Ba-sô buồn chán bỏ đi lang thang. Trong nhật kí, bút kí thơ ca của mình Ba-sô viết nhiều về những cuộc hành trình đó. “Ba tiêu thất bộ tập" là 7 bộ tác phẩm của Ba-sô để lại cho đời. Bài tập 3: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 như thế nào? Bài thứ nhất thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó với mảnh đất nơi mình ở. Quê Ba-sô ở Mi-ê, ông lên Ê-đô mười năm mới về thăm lại, nhưng đi rồi lại thấy nhớ Ê- Nguyễn Phúc Vinh8 Ngữ Văn 10 đô bởi Ê-đô giờ đây đã gắn bó thân thiết như quê hương mình. Mối quan hệ giữa “đất khách” và “cố hương” tự trong sâu thẳm đã ngầm nói lên điều đó. Bài thứ 2 nhắc đến tên một loài chim đã rất quen thuộc trong văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc, chim đỗ quyên. Ở đây, tiếng chim không phải gợi tiếng lòng vong quốc mà gợi nỗi thương tiếc thời gian, nỗi buồn và sự vô thường (vẫn biết vô thường sao còn phiền não?). Ba-sô trở về kinh đô sau 20 năm xa cách, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà nhớ kinh đô năm nào, một kinh đô đầy ắp những kỉ niệm. Chủ thể của bài thơ bị xoá mờ? bị đồng nhất? bị phân thân? Tiếng chim đỗ quyên hay tiếng người? Dư âm vang vọng thời gian để tạo nên tiếng đồng vọng trong lòng người chính là ở sự mơ hồ, hư ảo ấy. Bài tập 4: Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài đó mơ hồ, mờ ảo ra sao? Bài thơ thứ ba có ba hình ảnh: giọt lệ, tóc mẹ, sương thu. Giọt lệ nóng hổi những xót xa của người con rơi trên mớ tóc bạc, di vật còn lại của mẹ. Làn sương thu là giọt lệ như sương? Là tóc mẹ trắng màu sương? Hay cuộc đời ngắn ngủi, vô thường? Bài thứ tư là sự liên tưởng giữa tiếng vượn hú và tiếng khóc của trẻ bị bỏ rơi trong rừng. Gió mùa thu tái tê mang theo nỗi đau buồn của con người về kiếp người, về nỗi đời, một nỗi đau rất đỗi nhân văn. Bài tập 5: Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ? Hình ảnh chú khỉ đơn độc gợi lên hình ảnh những người nông dân, những em bé nghèo đang co ro trong mưa lạnh. Bài thơ thể hiện lòng từ bi đối với những sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp, cũng là đối với những con người nghèo khổ. Bài tập 6: Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ thể hiện như thế nào trong các bài 6, 7? Hình tượng thơ đẹp, thú vị ở chỗ nào? Thiên nhiên vốn là đề tài nổi bật của thơ hai-cư. Bài 6 miêu tả cảnh mùa xuân, một cảnh tượng mang vẻ đẹp giản dị thể hiện triết lí sâu sắc về sự tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Bài 7 miêu tả cảnh u tịch, vắng lặng của một buổi chiều tà nơi rừng núi. Tiếng ve rền rĩ như thấm vào từng thớ đá. Liên tưởng thật độc đáo, kì lạ. Cảm thức thẩm mĩ trong hai bài thơ là cảm thức ka-ru-mi (nhẹ nhàng). Bài tập 7: Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8? Cuộc đời Ba-sô là cuộc đời lang thang, phiêu bồng, lãng du. Ngay cả khi nhìn mùa thu thấy mình già nhanh thế, cuộc ra đi đang đón đợi thì Ba-sô vẫn muốn được làm cánh chim bay khuất vào chân mây để hồn lang thang chốn vô thường. LẦU HOÀNG HẠC (Thôi Hiệu) Bài tập 1: Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu toàn bài không nói gì về lầu cả. Vậy dụng ý của tác giả là gì? Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về lầu cả. Dụng ý của tác giả là mượn cảnh tiên để nghĩ về người tiên, về quá khứ và hư vô, về hiện tại và cuộc đời, về cái hữu hạn và vô hạn, về quê hương và tha hương,… Tất cả gợi buồn, gợi nhớ, gợi niềm man mác, bâng khuâng tới hậu thế. Bài tập 2: Tất cả cảnh đều đẹp, sao lại khiến người buồn? Nguyễn Phúc Vinh9 Ngữ Văn 10 Tất cả cảnh đề đẹp nhưng lại khiến người buồn bởi không chỉ Thôi Hiệu mà người ta ai cũng thế, càng đứng trước cái hoàn mĩ càng bâng khuâng thấy hình như mình còn thiếu rất nhiều. Nỗi buồn của Thôi Hiệu trước cái đẹp cũng giống như cái cúi đầu bái lạy hoa mai của Cao Bá Quát vậy. Nỗi buồn ấy, cái cúi đầu ấy có khả năng thanh lọc tâm hồn con người. Bài tập 3: Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu “Tích nhân khứ… sử (kim) nhân sầu” (người xưa đã đi… khiến người (nay) buồn). Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ thì cả 56 chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, đọng lại trong tâm”. Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào? Vì sao? Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu “Tích nhân khứ… sử (kim) nhân sầu” (người xưa đã đi… khiến người (nay) buồn). Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ thì cả 56 chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, đọng lại trong tâm”. Cả hai ý kiến đều đúng. Buồn, sầu là điều hiện hữu có thể cảm nhận được còn lí do thì ẩn kín, mơ hồ, có thể vì người xưa đi, có thể vì người nay tha hương, có thể vũ trụ vô biên mà cuộc đời ngắn ngủi,… và cũng có thể là tất cả. NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (Vương Duy) Bài tập 1: Nhận xét về nghệ thuật cấu tứ bài thơ. Bài thơ có nhan đề “Khuê oán” nhưng được mở đầu bằng trạng thái “bất tri sầu” của chính người phòng khuê ấy. Nhà thơ cố ý đi ngược lại chủ ý của bài thơ nhằm tạo thế cho việc biểu hiện một cảnh đột xuất rõ nét và tự nhiên quá trình chuyển biến tâm lí của người thiếu phụ. Chủ đề bài thơ vì thế được bộc lộ sâu sắc hơn. Bài tập 2: Vì sao khi thấy "màu dương liễu" nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu? Câu thứ 3 đóng vai trò “bản lề” tạo nên sự chuyển biến đột ngột mà hợp lí trong tâm trạng người thiếu phụ. Sự xuất hiện của hình ảnh “dương liễu” đã khiến người chinh phụ dấy lên bao cảm xúc, liên tưởng, hồi ức… và tự đáy lòng thốt lên lời oán trách lắng sâu mà quyết liệt. Bài tập 3: Vì sao chỉ với 28 chữ, bài thơ được coi là tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa? Chỉ với 28 chữ, bài thơ được coi là tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa. Hối hận vì để chồng đi kiếm tước phong hầu chính là sự phủ định quan niệm công danh phong kiến, lên án chiến tranh phi nghĩa “giãi thây trăm họ làm công một người”. KHE CHIM KÊU (Vương Xương Linh) Bài tập 1: Nhận xét về cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ. Cây quế, cành lá sum suê nhưnh hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Điều đó cho thấy cảnh đêm xuân vô cùng tĩnh Bài tập 2: Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện như thế nào? Mối quan hệ giữa động và tĩnh, giữa hình và âm, giữa sáng và tối, giữa người và cảnh không phải ở thế đối lập mà bổ sung, không tương phản mà tương hỗ, lấy cái này để nói cái kia theo kiểu “vẽ mây nảy trăng”. Bài tập 3: Dùng một câu ngắn gọn để tóm tắt bài thơ. Có thể tóm tắt bài thơ bằng một câu ngắn gọn: “Đêm xuân vắng, tiếng đêm xao động tâm hồn”. Nguyễn Phúc Vinh10 [...]... của văn bản thuyết minh (Nội dung câu hỏi, xem SGK) a) Muốn biết lời thuyết minh về chương trình học có chuẩn xác hay không chỉ cần đối chiếu với mục lục sách Ngữ văn 10 Sau khi đối chiếu sẽ thấy lời thuyết minh không chuẩn xác vì: - Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian - Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ - Chương trình Ngữ văn 10 không... văn" "Thiên cổ hùng văn" là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm Nguyễn Phúc Vinh28 Ngữ Văn 10 c) Văn bản dẫn trong bài tập không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách nhà thơ Bài tập 3: Để tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh cần có những biện pháp gì? Để tạo tính hấp dẫn cho văn. .. đời của Nguyễn Trãi - Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi: + Các tác phẩm chính + Nội dung thơ văn của Nguyễn Trãi + Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi Nguyễn Phúc Vinh15 Ngữ Văn 10 c) Kết luận: Khẳng định vị trí về tư tưởng cũng như về văn học của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn hóa văn học Việt Nam *Bài văn mẫu Trong suốt 4000 năm chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, sử sách ta đã ghi dấu rất... văn thuyết minh cần kết thúc bằng lí lẽ đầy sức thuyết phcụ để sau khi kết bài, người đọc có thể dẫn tới suy nghĩ hay hành động Bài tập 4: Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài) dưới đây (SGK) có phù hợp với văn bản thuyết minh không? Vì sao? Ba loại trình tự đầu ít hoặc không phù nhợp với văn bản thuyết minh Vì: - Trình tự thời gian phù hợp với văn tự sự hơn - Trình tự không gian phù hợp với văn. .. Lời giới thiệu cuốn An-be Anh-xtanh, NXB Giáo dục Hà Nội, 1996) Nguyễn Phúc Vinh13 Ngữ Văn 10 * Yêu cầu 2: Giới thiệu một danh nhân đất Việt Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng vang danh cả trong nước và ngoài nước tiêu biểu phải kể đến nhà thơ Nguyễn Du-một thiên tài văn học của nước nhà Ông là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam.Các tác phẩm... ta Nguyễn Phúc Vinh31 Ngữ Văn 10 Văn bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di sản văn hoá vô giá Qua những bài văn bia, người đời sau không chỉ biết tên tuổi, công trạng của các bậc Tiến sĩ mà còn biết được nền học vấn, sự thịnh suy của một triều đại Mỗi lần đến Văn Miếu, chạm tay vào những con chữ khắc trên đá, chúng ta dường như bắt gặp hồn thiêng của sông núi, cha ông Bài tập 3: Trình bày những nét cơ... trào văn nghệ, phong trào thể dục - thể thao) Nguyễn Phúc Vinh17 Ngữ Văn 10 b) Thân bài: - Nguyên nhân dẫn đến phong trào - Diễn biến của phong trào + Bắt đầu + Phát triển + Kết quả - Ý nghĩa của phong trào c) Kết luận: - Khẳng định lại về sự tác động của phong trào trong lớp (trường) - Những bài học rút ra từ phong trào Bài tập 10: Trình bày các bước của một quá trình học tập (hoặc một quy trình. .. hãy trình bày vấn đề trước lớp Trình bày cần tuân thủ theo các bước: 1 Bắt đầu: Chào cử tọa và giới thiệu vấn đề 2 Trình bày nội dung vấn đề 3 Kết thúc: Chốt lại vấn đề; cảm ơn người nghe Bài tập 5: Từ những câu trích trong các bài trình bày khác nhau (SGK), hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày? Khi trình bày một vấn đề thông thường phải đi qua ba bước: Bắt đầu trình. . .Ngữ Văn 10 CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH Bài tập 1: Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của 2 văn bản (SGK) + Đối tượng: - Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: người viết tập trung thuyết minh về một hiện tượng, một nếp sống văn hoá của dân tộc Việt Nam, cụ thể là hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân - một làng ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội - Trong văn bản... từng văn bản và giải thích cơ sở của nó + Văn bản “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân”: - Cách sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, từ quá trình bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc thi thổi cơm - Cơ sở: dựa vào nội dung của văn bản (có nhiều yếu tố tự sự) Cách xắp sếp này giúp người đọc hình dung được toàn bộ diễn biến của quá ttrình thi thổi cơm + Văn bản "Bưởi Phúc Trạch": - Cách sắp xếp theo trình . Vinh11 Ngữ Văn 10 Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm: - Kết cấu theo trình tự thời gian. - Kết cấu theo trình tự không gian. - Kết cấu theo trình tự lô-gíc. - Kết cấu theo trình. hồn”. Nguyễn Phúc Vinh10 Ngữ Văn 10 CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH Bài tập 1: Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của 2 văn bản (SGK). + Đối tượng: - Trong văn bản Hội thổi cơm. với văn tự sự hơn. - Trình tự không gian phù hợp với văn miêu tả hơn. - Trình tự nhận thức: phù hợp với văn nghị luận hơn. Riêng trình tự chứng minh- phản bác có thể được vận dụng phù hợp với văn