0
Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

THỀ NGUYỀN

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGỮ VĂN 10 HK2 (Trang 82 -82 )

(Trích Truyện Kiều)

Nguyễn Du

Bài tập 1: Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ vội vội, xăm xăm, băng?

Tác giả dùng hai lần chữ “vội”, một lần chữ “xăm xăm”, một lần chữ “băng”. Nhịp điệu khẩn trương của cuộc thề nguyền đã được tác giả tô đậm bằng những chữ này. Kiều như tranh đua với thời gian và định mệnh. Kiều vội vã cũng bởi ngọn lửa tình yêu thôi thúc mãnh liệt. Đây là một nét mới trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du. Thông thường, quan niệm Nho giáo cho rằng trong quan hệ nam nữ, bao giờ người con trai cũng phải đóng vai trò chủ động. Nhưng ở đây, Nguyễn Du đã nhấn mạnh sự chủ động của Kiều. Nhà thơ có cái nhìn vượt thời đại.

Bài tập 2: Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả

như thế nào?

Không gian đêm đầy thần tiên, hư ảo được tả bằng các hình ảnh: ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hiu hắt, tiếng bước chân nhẹ nhàng,… Chính không gian ấy đã khiến cho chàng Kim như đang sống trong giấc mơ. Đây là không gian đẹp, nhưng có cảm giác hư ảo, không có thực. hai người và tình yêu của họ như bé nhỏ và cô đơn giữa đất trời bao la và định mệnh nghiệt ngã.

Bài tập 3: Liên hệ với đoạn trích Trao duyên để chỉ ra tính chất lôgíc nhất quán trong

quan niệm về tình yêu của Kiều.

Đoạn trích cho thấy tình yêu của hai người là rất cao đẹp và thiêng liêng đồng thời cũng luôn bị ám ảnh bởi định mệnh. Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục một cách lôgíc quan niệm và cách nhìn tình yêu của Thuý Kiều, ngược lại, đoạn trích này cũng góp phần vào việc hiểu đúng đoạn Trao duyên vì đây là một kỉ niệm đẹp mà Kiều đã nhớ lại trong thời khắc đầy đau khổ ấy. Kiều sống với kỉ niệm, đau khổ vì tình yêu tan vỡ và càng thấm thía về sự nghiệt ngã của định mệnh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGỮ VĂN 10 HK2 (Trang 82 -82 )

×