0
Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGỮ VĂN 10 HK2 (Trang 31 -31 )

(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

Thân Nhân Trung Bài tập 1: Hãy cho biết đặc điểm của văn bia.

Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. Bia có ba loại chính: bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc và bia lăng mộ.

Bia ghi công đức thường có ba phần: thứ nhất là tự (kể), nêu lí do, quá trình làm

bia, sự tích nhân vật được khắc vào bia; thứ hai, viết bằng văn vần tóm lược nội dung tự sự ở trên để người đọc dễ ghi nhớ, phần này gọi là minh (ghi nhớ); thứ ba là phần

ghi ngày tháng, họ tên người làm bia (viết bằng văn xuôi). Dần dần, phần tự trở thành nội dung quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng, quan điểm của người dựng bia.

Bia đề danh ở Việt Nam khá phong phú, gồm bia đề danh ở cấp trung ương và

bia đề danh ở cấp địa phương. Cấp trung ương có bia Văn Miếu Hà Nội (gồm 82 bia) và bia Văn Miếu Huế (gồm 32 bia tiến sĩ hàng văn). Về sau có thêm bia đề danh cấp địa phương ghi tên những người đỗ đạt của địa phương mình. Cấp tỉnh có bia Văn Miếu Bắc Ninh và bia Văn Miếu Hưng Yên. Ngoài ra các cấp phủ, thậm chí cấp tổng, xã, thôn cũng dựng bia đề danh. Nhưng từ cấp phủ trở xuống, ngoài tên những người đỗ tiến sĩ, người ta còn ghi cả tên những người đỗ cử nhân và tú tài.

Bài tập 2: Anh (chị) biết gì về văn bia đề danh ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt nam. Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám có 82 tấm bia đề danh tiến sĩ. Bia tiến sĩ bắt đầu được dựng từ năm 1484. Trên mỗi tấm đều khắc một bài văn bia. Người viết văn bia không chỉ là người tài cao mà còn là người đức lớn. Mỗi tấm bia được đặt trên lưng một con rùa, con vật thiêng của dân tộc ta.

Văn bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di sản văn hoá vô giá. Qua những bài văn bia, người đời sau không chỉ biết tên tuổi, công trạng của các bậc Tiến sĩ mà còn biết được nền học vấn, sự thịnh suy của một triều đại. Mỗi lần đến Văn Miếu, chạm tay vào những con chữ khắc trên đá, chúng ta dường như bắt gặp hồn thiêng của sông núi, cha ông.

Bài tập 3: Trình bày những nét cơ bản về tác giả Thân nhân Trung.

Thân Nhân Trung (1418- 1499) tên chữ là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh,

huyện Yên Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang. Ông đỗ tiến sĩ năm 1469, là người nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông tin dùng, thường cho vào hầu văn bút. Khi thành lập Hội Tao đàn, Lê Thánh Tông ban cho ông và Đỗ Nhuận (1446- ?) là Tao đàn phó nguyên suý. Ngoài văn bia, Thân Nhân Trung còn sáng tác thơ.

Bài tập 4: Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của bài kí.

Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh bi kí) của Thân Nhân Trung là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Hà Nội. Đây không chỉ là một bài văn bia đầu tiên được đặt tại Văn Miếu mà còn là một bài văn bia giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGỮ VĂN 10 HK2 (Trang 31 -31 )

×