0
Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

TRUYỆN KIỀU

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGỮ VĂN 10 HK2 (Trang 68 -68 )

Nguyễn Du PHẦN I: TÁC GIẢ

Bài tập 1: Dựa vào mục I (SGK), giới thiệu về thời đại, quê hương, gia đình Nguyễn

Du và sự ảnh hưởng của các nhân tố ấy đối với tư tưởng, sáng tác của ông. Nguyễn Du (1765- 1820).

- Gia đình: Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ truyền thống ấy.

- Quê hương: Nguyễn Du người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đó là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, có truyền thống hiếu học.

- Thời đại: Nguyễn Du sống vào giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn. Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động lớn lao: nhà Lê sụp đổ; khởi nghĩa Tây Sơn; nhà Nguyễn thành lập...

Quê hương và gia đình đã nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du. Lớn lên trong bối cảnh thời đại đầy biến động, tư tưởng và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du được hun đúc, thử thách.

Bài tập 2: Tóm tắt những sự kiện chính trong cuộc đời Nguyễn Du. Nhận xét về

những sự kiện có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, sáng tác của ông.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cho lẫn mẹ, Nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người... Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng Nguyễn Du ít nói, lúc nào cũng

trầm lặng, ưu tư. Tư tưởng của Nguyễn Du có những mâu thuẫn phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch.

Bài tập 3: Đọc mục II (SGK) và cho biết những sáng tác chính của Nguyễn Du.

Những sáng tác chính của Nguyễn Du gồm: + Ba tập thơ chữ Hán:

- Thanh Hiên thi tập (viết trong khoảng 10 năm gió bụi)

- Nam trung tạp ngâm (viết trong khoảng thời gian làm quan nhà Nguyễn) - Bắc hành tạp lục (viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc)

+ Thơ chữ Nôm:

- Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) một tiểu thuyết bằng thơ lục bát được viết trong một thời gian dài, một kiệt tác của văn học Việt Nam.

- Văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn), một kiệt tác viết theo thể song thất lục bát dài 184 câu.

Ngoài ra còn một số sáng tác khác.

Bài tập 4: Tìm hiểu nội dung tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du.

Giá trị nội dung tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du: + Nhà thơ có khuynh hướng hiện thực sâu sắc:

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, cảnh đói cơm rách áo của bản thân, sự đối lập giàu nghèo...(Sở kiến hành, Phản chiêu hồn...).

- Thơ chữ Nôm: Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo sự bất nhân của

bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền. Văn tế thập loại chúng sinh phản ánh cuộc sống khốn khổ của những con người "dưới đáy" xã hội.

Nguyễn Du là người có "con mắt nhìn thấu sáu cõi..” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Thái độ Nguyễn Du: Phê phán quyết liệt. + Nhà thơ nhân đạo vĩ đại:

- Quan tâm và xót thương sâu sắc đến thân phận con người (Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành; Văn chiêu hồn...)...

- Ca ngợi vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng chân chính, đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu chân chính...

- Vượt qua những ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người.

Nguyễn Du là người có "tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Bài tập 5: Tìm hiểu, phân tích những giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn

Du.

Giá trị nghệ thuật:

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa

- Thơ Nôm Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát).

Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên hàng tiểu thuyết bằng thơ. Nguyễn Du có

công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm: nghệ thuật tự sự, miêu tả tâm lý nhân vật, tả cảnh tả tình đều tài hoa.

- Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú biến hoá, vận dụng các phép tu từ đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

Bài tập 6: Nêu vị trí của Nguyễn Du trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới.

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Du sống giữa một thời đại lịch sử đầy biến động. Bi kịch riêng và bi kịch thời đại, năng khiếu bẩm sinh cùng truyền thống gia đình đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Bao trùm sáng tác của ông là tư tưởng nhân đạo. Thơ ông kết tinh những thành tựu văn hoá chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc. Truyện Kiều là một kiệt tác. Ông là người

có công lớn đưa tiếng Việt văn học đến một trình độ phát triển cao.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGỮ VĂN 10 HK2 (Trang 68 -68 )

×