0
Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGỮ VĂN 10 HK2 (Trang 63 -63 )

(Trích bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm)

Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (?)

Bài tập 1: Đọc mục Tiểu dẫn và cho biết tác giả và dịch giả của khúc ngâm.

+ Tác giả: Đặng Trần Côn người làng Mục, Thanh Trì, Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ông đỗ hương cống, làm quan dưới thời Lê- Trịnh.

+ Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (1705- 1848) hiệu Hồng Hà Nữ Sĩ, người Kinh Bắc, là con nhà dòng dõi, nổi tiếng về “dung nhan kiều lệ” và “hay chữ”. Bà còn là tác giả của

Truyền kì tân phả.

Bài tập 2: Nêu hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích?

+ Hoàn cảnh ra đời: Chinh phụ ngâm được viết vào đầu những năm bốn mươi của thế kỉ XVIII. Bấy giờ, chính sự rối ren, chiến tranh phong kiến liên miên, người dân lâm vào cảnh tan tác, loạn li. Chinh phụ ngâm được coi là tiếng nói phản đối chiến tranh phi nghĩa.

+ Vị trí đoạn trích: Từ câu 193 đến câu 220 (36 câu) tương ứng với 39 câu trong nguyên tác (từ câu 228 đến câu 266). đoạn trích có 9 khổ thơ.

Sau buổi tiễn chồng ra trận, người chinh phụ trở về, tưởng tượng cảnh chết chóc nơi chiến địa, sa trường, nàng xót xa, lo lắng cho chồng. Bao nhiêu câu hỏi đặt ra đều không có câu trả lời. Trong tuyệt vọng, nàng ái ngại cho hoàn cảnh, cho bản thân. Đoạn trích là tâm sự về tình cảnh lẻ loi, đơn chiếc của nàng.

Bài tập 3: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tóm tắt nội dung đoạn trích. b) Nêu bố cục đoạn trích.

a) Tóm tắt: đoạn trích kể và tả diễn biến tình cảm của người chinh phụ. Nhớ chồng đến sầu muộn, nàng đi lại, đứng ngồi, thao thức suốt năm canh không thiết làm những việc nữ công, nàng những muốn gửi thương gửi nhớ đến chồng mà bất lực, tuyệt vọng trong khi thời gian cứ trôi, muôn loài, muôn vật cứ như trêu, như ghẹo. b) Bố cục: đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:

- Đoạn 1: từ câu 1 đến câu 16 (Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, cảm giác về thời gian, tìm cách giải khuây mà không được).

- Đoạn 2: tiếp đến câu 24 (Nỗi nhớ nhung người chồng ở phương xa). - Đoạn 3: còn lại (Cảnh vật gợi nỗi rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đối).

Bài tập 4: Phân tích tâm trạng người chinh phụ trong hai khổ thơ đầu.

Tâm trạng người chinh phụ trong hai khổ thơ đầu.

+ Hai khổ thơ đầu vẽ lên hình ảnh người chinh phụ lẻ loi. Nàng cô đơn ở mọi nơi, mọi lúc: trong và ngoài căn phòng vắng, ban ngày và đêm khuya...; mức độ cô đơn lên đến tốt đỉnh: “Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

+ Các hình ảnh: “hiên vắng”, “rèm thưa”, “ngọn đèn” (hoặc “hoa đèn”), “bóng

người”... càng làm tăng thêm nỗi lẻ loi, cô quạnh của người chinh phụ.

Bài tập 5: Phân tích tâm trạng người chinh phụ trong khổ thơ 3 và 4.

Tâm trạng người chinh phụ trong khổ thơ 3 và 4.

+ Hai khổ thơ tiếp theo (3 và 4) tiếp tục khắc hoạ diễn biến tâm trạng người chinh phụ. Tác giả xếp 2 cảnh lẻ loi: ban đêm (“gà eo óc gáy sương năm trống”); ban ngày

(“Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên”) cạnh nhau gợi cảnh lẻ loi, nỗi thất vọng triền

+ Các hình ảnh, âm thanh: "Gà eo óc gáy sương năm trống" (năm canh); "Hoè phất

phơ rủ bóng bốn bên" gợi nhớ, gợi buồn; những việc làm của người chinh phụ: đốt

hương, soi gương, gảy đàn... để khuây khoả, nhưng không thể (miêu tả gián tiếp). + Tâm trạng người chinh phụ còn được miêu tả trực tiếp: “Khắc chờ đằng đẵng như

niên- Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”...; “Hương gượng đốt hồn đà mê mải- Gương gượng soi lệ lại chứa chan”... “Dây loan kinh đứt, phím loan ngại chùng”...

+ Các từ ngữ, nhất là từ láy đầy sức gợi tả, gợi cảm; cách so sánh rất thành công (của bản dịch).

Bài tập 6: Trong khổ thơ năm và sáu, không gian có gì thay đổi? Tâm trạng người

chinh phụ bộc lộ thế nào trong bối cảnh không gian ấy? Tâm trạng người chinh phụ trong khổ thơ 5 và 6.

+ Tác giả đặt nhân vật trữ tình trong không gian ước lệ ("Lòng này gửi gió đông có tiện- Nghìn vàng xin gửi đến non Yên”), cùng cách so sánh ("đường lên bằng trời")...

làm cho không gian thoát ra khỏi căn phòng nhỏ hẹp, vươn tới sự bát ngát, "thăm

thẳm", diễn tả nỗi sầu thương vô hạn.

+ Các từ láy "đằng đẵng", "thăm thẳm", "đau đáu", "thiết tha"... diễn tả nỗi lòng day dứt, chà xát, cắt cứa đến đau đớn.

Bài tập 7: Nhận xét về cảnh thiên nhiên trong 2 khổ cuối và nêu dụng ý nghệ thuật

của tác giả.

+ Các hình ảnh: sương, tuyết, gió.. là những hình ảnh ước lệ, biểu trưng cho thời gian, và sự xa cách, có sức mạnh “cưa”, “bổ”, chà xát tâm can người chinh phụ. Các động từ mạnh, dùng để so sánh (“Sương như bú bổ mòn gốc liễu- Tuyết dường cưa xẻ

héo cành ngô”) có tác dụng miêu tả tâm trạng của người vợ lính một cách ấn tượng.

Các hình ảnh “nguyệt soi trước ốc” (trăng soi trước nhà), “một hàng tiêu gió thốc

ngoài hiên” càng làm cho cảnh nhà thêm lạnh lẽo...

+ Những âm thanh “chim gù”, “sâu kêu tường vắng”, “chuông chùa nện khơi”, “vài tiếng dế”... làm cho cảnh tượng tĩnh mịch, tẻ ngắt, làm tăng vẻ u tịch buồn sầu trong tâm trạng.

+ Bốn câu cuối cũng là những hình ảnh biểu trưng, lấy cảnh tả tình, nhưng cảnh ở đây không buồn mà khơi gợi tình cảm, nhen dậy sức sống mãnh liệt và khát khao hạnh phúc trong lòng người chinh phụ:“Trăng dãi nguyệt nguyệt in từng tấm- Nguyệt

lồng hoa hoa thắm từng bông- Nguyệt hoa, hoa nguyệt não nùng- Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu”...

Bài tập 8: Từ những phân tích trên, nêu khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật

của đoạn trích.

Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tuyệt bút kết hợp với nghệ thuật miêu tả trực tiếp tâm trạng vô cùng tinh tế, bằng ngôn ngữ đậm tính dân tộc, giàu chất trữ tình, đoạn thơ miêu tả tình cảnh lẻ loi, cô đơn, nỗi nhớ, nỗi buồn, niềm đau và những khao khát của người chinh phụ. Bằng niềm đồng cảm sâu sắc với số phận và khát vọng của con người, đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung có giá trị nhân đạo sâu sắc, lớn lao.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGỮ VĂN 10 HK2 (Trang 63 -63 )

×