THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

Một phần của tài liệu Giáo Trình Ngữ Văn 10 HK2 (Trang 42)

(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Ngô Sĩ Liên

Bài tập 1: Đọc mục Tiểu dẫn (SGK) và cho biết:

b- Khái quát đôi nét về Thái sư Trần Thủ Độ.

a) Đoạn trích học được rút trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên. Tập sử kí được một nhóm tác giả do Ngô Sĩ Liên đứng đầu hoàn thành năm 1498.

b) Trần Thủ Độ (1194- 1264) là người có công dựng nên nhà Trần, giúp Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông ổn định triều chính.

Bài tập 2: Cho biết Quốc Mẫu , Công chúa là ai? Có quan hệ thế nào với Trần Thủ

Độ?

- Quốc mẫu: Từ gọi tắt của "Linh từ quốc mẫu", ở đây chỉ người vợ của Trần Thủ

Độ.

- Công chúa: Nguyên là Hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, khi nhà Lý mất, bà bị

giáng làm công chúa rồi lấy Trần Thủ Độ.

Vậy: Quốc mẫu hay công chúa đều chỉ vợ của Trần Thủ Độ.

Bài tập 3: Lập dàn ý cho đoạn trích.

- Phần mở đầu: Thông báo việc Thái sư Trần Thủ Độ mất và danh hiệu ông được truy tặng.

- Phần chính: Kể lại các sự kiện bộc lộ nhân cách của Trần Thủ Độ. + Đối với người “hặc” tội mình.

+ Đối với người lính giữ thềm cấm. + Đối với kể cậy nhờ xin chức tước.

+ Đối với thói gia đình trị, kéo bè kết đảng.

- Phần cuối: Lời đánh giá của tác giả về Trần Thủ Độ.

Bài tập 4: Kể về cuộc đời Trần Thủ Độ, người viết đã chọn 4 sự kiện, đó là những sự

kiện nào? Hãy phân tích các sự kiện ấy. Qua đó anh (chị) thấy Trần Thủ Độ là người thế nào?

+ Kể về cuộc đời Trần Thủ Độ, sử gia Ngô Sĩ Liên đã chọn bốn sự kiện, mỗi sự kiện bộc lộ một khía cạnh về nhân cách Trần Thủ Độ:

- Sự kiện thứ nhất: Trần Thủ Độ với người hặc. Ở đây, người hặc là kẻ dám nói ra

những điều dị nghị không đúng trong thiên hạ, nghi ngờ lòng trung thành của ông, vì nhà vua còn nhỏ tuổi. Trần Thủ Độ đã có cách ứng xử xứng đáng là bậc “chính nhân quân tử”, không cố chấp. Ông nói: "Đúng như lời người ấy nói" và "lấy tiền lụa thưởng cho anh ta". Cách ứng xử như vậy đã chứng minh cho lòng “trung quân” của ông, đồng thời cho thấy Thủ Độ là bậc trượng phu đại lượng.

- Sự kiện thứ hai: Trần Thủ Độ với người lính giữ thềm cấm.

Nghe vợ nói, Thủ Độ giận, sai bắt người về nhưng sau khi vặn hỏi Thủ Độ không những không trách tội mà còn thưởng. Như vậy, ông đã khích lệ mọi người giữ nghiêm phép nước cho dù họ có làm ảnh hưởng đến gia đình riêng của mình.

- Sự kiện thứ ba: Trần Thủ Độ với người xin làm "câu đương".

Quốc mẫu trực tiếp xin Trần Thủ Độ cho người nọ nên ông đã có cách ứng xử rất tế nhị: đồng ý với vợ, ghi tên họ nhưng gọi lên và ra điều kiện (chặt một ngón chân). Như vậy Trần Thủ Độ vừa không làm mất lòng Quốc mẫu (vợ) vừa răn đe những kẻ ỷ thế, cậy quyền, xin xỏ chức tước khi không đủ tư cách đảm nhiệm.

- Sự kiện thứ tư: Trần Thủ Độ với việc làm tướng của người anh trai. Lẽ thường, khi

quyết từ chối. Đây là việc làm thể hiện thái độ chống lại thói gia đình trị, kéo bè kết đảng, sử dụng những người không có thực lực.

+ Qua bốn sự kiện trên, tác giả đã khắc hoạ thành công chân dung Thái sư Trần Thủ Độ. Đó là người biết lắng nghe sự phê bình của người khác, biết khích lệ những người ngay thẳng, dũng cảm, giữ nghiêm phép nước, chống lại những thói xấu: ỷ quyền thế, dựa quen biết, anh em để kéo bè đảng, xin chức tước, mưu cầu quyền lợi cá nhân, gia đình... Đó là một nhân cách lớn, là tấm gương sáng cho muôn đời, muôn người đặc biệt là những người có chức, có quyền.

Bài tập 5: Lối viết sử của tác giả bất ngờ, có kịch tính nhưng kiệm lời. Chứng minh.

Để làm nổi bật chân dung Trần Thủ Độ, tác giả đã có lối viết sử hấp dẫn, tạo những yếu tố bất ngờ, kịch tính nhưng lại rất kiệm lời.

Trước người hặc tội mình, tưởng Trần Thủ Độ nổi giận, trừng phạt, nhưng ngược lại, ông trả lời: "Đúng như lời người ấy nói" và còn thưởng tiền lụa cho anh ta.

Với người lính canh thềm cấm, Thủ Độ "giận", "sai đi bắt", nhưng khi nghe trình bày, ông đã bất ngờ thay đổi thái độ, nói: "Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?" rồi cũng ban thưởng.

Sự kiện ứng xử với Công chúa về người xin chức câu đương. Cái gật đầu và việc ghi tên họ, quê quán của người nọ cho thấy Thủ Độ hoàn toàn đồng ý. Ngay cả việc gọi người ấy lên cũng cho thấy ông không quên. Song thật bất ngờ khi ông đòi chặt một ngón chân anh ta khiến anh ta phải cầu xin.

Với anh mình, tưởng Trần Thủ Độ sẽ đồng tình và tạ ơn vua thì ông đã buông một câu nói đầy cương quyết và chặt chẽ để từ chối.

Cách viết sử như vậy là giàu chất nghệ thuật, giàu chất văn chương, trong đó, lời ít mà ý nhiều, tính cách của Thái sư Trần Thủ Độ đã được lột tả rất sinh động. Thái sư Trần Thủ Độ là một tác phẩm sử kí có giá trị văn học nghệ thuật lớn.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Ngữ Văn 10 HK2 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w