Bệnh viện đa khoa là loại hình bệnh viện có chức năng điều trị nhiều khoa bệnh khác nhau. Trong đó tối thiểu phải có các khoa: nội, ngoại, sản, nhi, lây và khu cận lâm sàng.Riêng đối với phạm vi đồ án. Các khoa được xây dựng dựa trên những hoạt động của trung tâm y tế quận 7 cũ với các hoạt động chăm sóc và điều trị tối thiểu.
Trang 1Mục Lục PHẦN 1 : NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI Trang 1
A CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN 1
B BỆNH VIỆN ĐA KHOA 2
PHẦN 2 : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH 5
A LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
B HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH 7
PHẦN 3 : TÀI LIỆU , SỐ LIỆU LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CÔNG TRÌNH 7
PHẦN 4 : NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 8
A PHÂN KHU CHỨC NĂNG 8
B PHÂN BỐ PHÒNG ỐC VÀ DIỆN TÍCH SỬ DỤNG 8
1 Khối phòng khám và điều trị ngoại trú 8
2 Khối kỹ thuật nghiệp vụ (khối cận lâm sàn) 10
3 Khối điều trị bệnh nhân nội trú 16
4 Khối hành chánh – phục vụ 17
C CHIỀU CAO THÔNG THUỶ 19
D QUY MÔ XÂY DỰNG 19
PHẦN 5 : BẢN ĐỒ VÀ NHỮNG TÀI LIỆU LIÊN QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (KHÍ HẬU , ĐỊA CHẤT , THUỶ VĂN ,…) QUY HOẠCH , HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 20
PHẦN 6 : TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 23
PHẦN 7 : GIỚI THIỆU TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 2PHẦN 1: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI
A CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN :
1 Lịch sử phát triển
Về lịch sử phát triển của bệnh viện, nhiều người cho rằng tiền thân của nó là các nhàchữa bệnh bố thí được tổ chức bởi các tu viện Thường các bệnh xá thô sơ này được bốtrí gần cổng hàng rào ngoài của tu viện, nơi người nghèo có thể đến cầu xin
Vào thời kỳ cổ đại đã có những thầy thuốc lớn nhưng chưa có bệnh viện mà người ta hành nghề
y học trong nhà ở
Đến thời kỳ trung thế kỷ ,nhà thờ đã tham gia vào việc chữa bệnh và các công trình y tế đầutiên đã hình thành với hình thức sơ khởi của nó là những tu viện gắn bó với nhà thờ Các bệnhviện trong tu viện là nơi cứu rỗi linh hồn cho bệnh nhân bớt đau đớn về tinh thần hơn là chữa trịbằng các phương pháp khoa học
Thời phục hưng, y học phát triển đột biến nhờ các phát kiến khoa học của Paracellus(ký sinhtrùng) ,Aureolus (dùng hoá chất trị bệnh ) ,Vesarlius (giải phẩu học) nhưng chỉ khi đến LouisPasteur tìm ra vi trùng thì người ta mới biết chia bệnh viện ra các trại bệnh nhân cách ly nhautheo kiều các ngôi nhà độc lập hay nối lại theo kiểu xương cá
Đầu thế kỉ XIX, bệnh viện có vẻ là một “Nhà hấp hối” để làm dịu nỗi đau của những kẻ khôngqua khỏi bệnh tật, những người không được chấp nhận sống trong cộng đồng vì mắc các bệnhtruyền nhiễm Các hoạt động điều trị khác phần lớn diễn ra tại tư gia.Song song cũng đã cónhững bệnh viện quy mô tương đối lớn nhưng hình thức kiến trúc phân tán do một số quan niệm
y học còn chưa phát triển lắm
Đến thế kỷ XX, bước đột phá xảy ra đó là sự xuất hiện của các bệnh viện giảng dạy trong đóđiều trị cả hai loại bệnh nhân : Nội trú và Ngoại trú Bệnh viện đã trở thành những trung tâm ytế hữu hiệu với các loại hình khác nhau ,bao gồm các loại bệnh viện kiểu tập trung,kiểu phântán mới hoặc kiểu hỗn hợp ,bệnh viện thực sự trở thành một trung tâm y tế mang tính nhân vănvà tính khoa học rất cao
Dần dần những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong Y học khiến cho hoạt động của các bệnhviện thay đổi, các chuyên khoa sâu phát triển , đầu tiên là gây mê, ngoại khoa, sản khoa… rồixét nghiệm y học Dịch vụ khám chữa bệnh phát triển , hình thành bảo hiểm y tế tư nhân và nhànước Sự tiến bộ của khả năng điều trị từ xa đã làm xuất hiện hình thức bệnh viện bán trú điềutrị ban ngày ( day care ), hình thức mà những năm 70 của thế kỷ XX người ta còn phải cân nhắc
Ở các nước phát triển ,một trong những đối tượng được chú ý là nay mạnh việc xây dụng bệnh viện hiện đại Còn ở những nước đang phát triển ,quá trình hiện đại hoá ít hay nhiều cũng đang được dặt ra Tiến đến những kiến trúc hiện đại như ngày nay ,con người đã phải bỏ ra hàng ngàn năm kể từ khi xuất hiện những loại công trình y tế đầu tiên
Trong những thập kỷ gần đây chính quyền các nước đã có nỗ lực lớn trong việc xây dựng các hệthống hay mạng lưới y tế Việc phân cấp các cơ quan y tế theo cấp vùng đã tỏ ra hiệu lực trong
Trang 3việc hình thành một mạng lưới bố trí rộng rãi các cơ sở y tế cũng như các chuyên gia y tế có thểphục vụ tới đại đa số công chúng.
Một bệnh viện cực lớn tập trung nhiều chuyên gia hàng đầu và máy móc tiên tiến xem ra có vẻtạo ra một năng lực điều trị rất cao Nhưng đáng tiếc trong thực tế mô hình này đã thất bại ởnhiều nơi Một trung tâm y tế quá lớn sẽ vượt ra ngoài khả năng quản lý của con người đồngthời gây tâm lý nặng nề, nhất là cảm giác ngợp, cảm giác phi nhân tính cho bệnh nhân
Vì vậy việc tổ chức một hệ thống y tế gồm những bệnh viện đa khoa các cấp có qui mô phù hợpvới vùng nó phụ trách song song với các bệnh viện chuyên khoa tập trung nhiều chuyên giahàng đầu, máy móc của từng chuyên khoa xem ra là hiệu quả nhất
Một mạng lưới cơ quan y tế hợp lý sẽ tạo điều kiện cho bệnh nhân có thể được chuyển viện dễdàng khi cần thiết qua các cấp bệnh viện cũng như chuyển qua các bệnh viện chuyên khoa ỞViệt Nam, bệnh viện đa khoa được phân cấp để phục vụ các cấp vùng dân cư Các bệnh viện đakhoa do Trung ương (Bộ y tế) trực tiếp quản lý có thể có quy mô lên tới 1000 giường( bệnh việnChợ Rẫy -TP.HCM) , nhiều bệnh viện cũng có thể được xây dựng cạnh nhau hỗ trợ nhau ,hìnhthành một trung tâm y tế cực lớn (khu bệnh viện Bạch Mai-Hà Nội)
Được ra đời khá sớm và phát triển qua nhiều thời kỳ ,kiến trúc bệnh viện ngày nay đã thay đổirất nhiều và khác hoàn toàn với thời kỳ đầu tiên Có lẽ đây là thể loại công trình chịu nhiếubiến đổi nhất trong lịch sử kiến trúc Bởi lẽ sự phát triển khoa học kỹ thuật mà đặt biệt là kỹthuật y khoa đã kéo theo sự biến đổi và phát triển không ngừng của thể loại kiến trúc này
2 Định nghĩa về công trình bệnh viện
Hiểu theo nghĩa đơn giản : Bệnh viện là nơi thực hiện việc khám, chẩn đoán, điều trị, chữabệnh cũng như nghiên cứu, giảng dạy phương pháp chữa bệnh cho con người
Hiểu theo nghĩa rộng hơn tổ chức y tế thế giới định nghĩa : Bệnh viện là một bộ phận không thểtách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là săn sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân,cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môitrường cư trú Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học
3 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
Cấp cứu, khám bệnh, chăm sóc điều dưỡng và phục hồi chức năng
Đào tạo, huấn luyện cán bộ y tế, giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình họ
Nghiên cứu khoa học về y tế
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật bằng cách giúp đỡ tại chỗ, cố vấn chuyên gia, côngnghệ, nâng cao tay nghề và chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Hợp tác quốc tế và mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để trao đổi kinhnghiệm nhằm từng bước xây dựng bệnh viện hiện đại
Quản lý kinh tế trong y tế theo định hướng hạch toán, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao cácnguồn kinh phí, ngân sách nhà nước cấp, bảo hiểm y tế, viện phí, viện trợ
Các hình thức cùng với chức năng của bệnh viện không những biến động theo hoàn cảnh xã hộimà còn tuỳ thuộc trình độ y học và khoa học công nghệ nói chung cùng với khả năng quản lýcủa con người
4 Phân loại bệnh viên
Trang 4Thông tư 13/BYT – TT ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Bộ Y tế hướng dẫn việc phân dạngbệnh viện, viện có giường bệnh căn cứ vào :
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Chất lượng chẩn đoán điều trị và chăm sóc
Quy mô và công suất sử dụng giường bệnh
Trình độ chuyên môn của công chức, viên chức
hông tư cũng đã thể chế hoá các tiêu chuẩn trên bằng bảng điểm gồm 100 điểm
Bộ Y tế đang sửa đổi để phân loại bệnh viện thành 3 hạng :
Bệnh viện hạng I : Là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế, một số bệnh
viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ kỹ thuật cao, trìnhđộ quản lý tốt được trang bị kỹ thuật hiện đại, có các chuyên khoa sâu và hạ tầng cơ sở phùhợp
Bệnh viện hạng II : Là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, một số bệnh viện ngành có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản, có trang thiết bị thíchhợp, đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III
Bệnh viện hạng III : Là một bộ phận cấu thành của trung tâm y tế huyện, thị, một số bệnh
viện ngành làm nhiệm vụ cấp cứu khám chữa bệnh thông thường, gắn với y tế xã phường, côngnông lâm trường, xí nghiệp, trường học để làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu
B BỆNH VIỆN ĐA KHOA:
Là loại hình bệnh viện có chức năng điều trị nhiều khoa bệnh khác nhau Trong đó tối thiểu phải có các khoa : nội , ngoại, sản, nhi, lây, và khu cận lâm sàng
Riêng đối với phạm vi đồ án Các khoa được xây dựng dựa trên những hoạt động của trung tâm
y tế quận 7 cũ với các họat động chăm sóc và điều trị như sau:
1 Điều trị
Tai mũi họng
Ngoại khoa tổng quát – tiêu hóa – tim mạch – thần kinh – tiết niệu
Mắt – Nội tiết – Hô hấp – Nha khoa tổng quát và thẩm mỹ
Lao – tâm thần – da liễu
Sản khoa – kế hoạch hóa gia đình và các bệnh phụ nữ
2 Chủng ngừa các loại:
Máy nội soi tiêu hóa
X Quang máy đời mới, hiện đại, trả kết quả kiểm tra nhanh
Siêu âm điện toán: tổng quát, sản khoa, tuyến giáp, vú, tim mạch
Trang 5Xét nghiệm sinh hóa – huyết học – ký sinh trùng – vi trùng – phân – nước tiểu – đàm – HIV –viêm gan siêu vi bằng phương pháp tân tiến, máy tự động.
4 Điều trị nội trú và phẫu thuật
5 Nhận khám sức khỏe cho các cơ quan, xí nghiệp.
6 Tư vấn về quản lý và chăm sóc sức khỏe.
7 Khám sức khỏe ngoài giờ
PHẦN 2 : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
A LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Sơ lược về quận 7 :
Quận 7 được hình thành từ 05 xã phía Bắc và một phần Thị trấn huyện Nhà Bè cũ với tổng diệntích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía Đông nam Thành phố
Phía Bắc giáp quận 4 và quận 2; ranh giới là kênh Tẻ và sông Sài Gòn
Phía Nam giáp huyện Nhà Bè; ranh giới là rạch Đĩa, sông Phú Xuân
Phía Đông giáp quận 2, Đồng Nai; ranh giới là sông Sài Gòn và sông Nhà Bè
Phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh; ranh giới là rạch Ông Lớn
Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác giao thông thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, là cầu nối mở hướng phát triển của Thành phố với biển Đôngvà thế giới Các trục giao thông lớn đia quan quận như xa lộ Bắc Nam, đường cao tốc Nguyễn Văn Linh Sông Sài Gòn bao bọc phía Đông với hệ thống cảng chuyên dụng, trung chuyển hànghoá đi nước ngoài và ngược lại, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoácũng như hành khách đi các vùng lân cận
2 Quy mô dân số :
Đặc điểm tình hình dân cư : Kể từ khi được thành lập (4/1997) với dân số là 90.920 nhân khẩu, nhưng chỉ sau gần 1 năm (12/1997) theo thống kê của quận, dân số đã tăng lên 97.806 người, tăng 7,57% và tính đến nay dân số của quận đã lên đến 187.330 người Xét cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-34 tuổi chiếm 42,3% tổng dân số của quận Tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh và phân bố không đều, mật độ dân số bình quân là 3.220
ngưới/km2 Tỷ lệ dân số có hộ khẩu tại quận chiếm 72% số hộ và 74% số nhân khẩu Tỷ lệ số dân ở diện KT2, KT3, KT4 chiếm 34% số hộ và 33% số nhân khẩu
Trung tâm y tế quận 7 được thành lập trên cơ sở chia tách từ trung tâm y tế Huyện Nhà Bè (theothông báo chia tách của Ban tổ chức chính quyền TP số 677/TCCQ ngày 21/08/1997 ) Là mộttrung tâm có bệnh viện quy mô 100 giường , 10 trạm y tế phường ,01 đội y tế dự phòng và 01 tổphòng chống bệnh xã hội ,bên cạnh đó còn có các khoa.Trung tâm y tế quận 7 có chứcnăng ,nhiệm vụ khám và điều trị tất cả các chuyên khoa cho nhân dân trên địa bàn quận 7 vàcác vùng lân cận
Trang 6Với tình trạng đa số là dân nhập cư từ các tỉnh đổ về làm công nhân tại các khu chế xuất, cộngvới những điều kiện về thu nhập , ăn ở trung bình của người dân lao động như ở nước ta, thì điềukiện cuộc sống và môi trường ở quận 7 là rất đáng quan tâm Riêng về mặt y tế thì ngòai 10trạm y tế của các phường, thì các cơ sở khám, chữa bệnh còn lại là trung tâm y tế quận 7 vớiquy mô 200 giường, bệnh viện tư nhân Pháp-Việt ( với chi phí rất cao, với mức thu nhập trungbình của các công nhân ở quận 7 rất khó đáp ứng ), bệnh viện chuyên khoa tim mạch Tâm Đức( bệnh viện tư ) Những thực trạng trên cho thấy công tác khám chữa bệnh ở quận 7 rất khó đápứng những nhu cầu của người dân và nhất là đối với những người nhập cư từ các tỉnh về làmviệc tại đây.
Chính các lý do trên cho thấy việc cải tạo nâng cấp trung tâm y tế quận 7 từ quy mô 200 giường lên 500 giường là điều cần thiết Đó cũng là lý do mà đồ án được hình thành Với mục đích điều trị cho người dân ở quận 7 và rất nhiều dân nhập cư Bệnh viện được thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản và các không gian phòng bệnh nội trú mang tính chất gia đình, tạo tâm lý an tâm thỏai mái cho bệnh nhân
3 Một số hình ảnh về hiện trạng trung tâm y tế quận 7
Trang 7
B - HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH :
Hướng nghiên cứu chính của đồ án là tìm và xâydựng nên một mô hình y tế thích hợp, kết hợp vớiviệc khám và điều trị ,tạo một môi trường thích hợptrong việc điều trị
Cố gắng cập nhật những phương pháp điều trị mới,những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành , phù
hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như điều kiện
tự nhiên trong khu vực để có được một phương ánthiết kế hợp lý, tính khả thi cao
Cây xanh, tiểu cảnh, sân vườn là những mảng kiến trúc không thể thiếu trong công trình Cácdịch vụ giải trí khác cũng cần thiết trong việc xoa dịu nỗi đau, tạo niềm vui, hưng phấn chobệnh nhân, nhằm tăng hiệu quả điều trị
Chú trọng khả năng điều trị từ xa, chú trọng phát triển các chương trình điều trị và kiểm soátbệnh nhân ngoại trú, để có thể vừa giảm bớt qui mô của bệnh viện vừa tiện lợi cho bệnh nhâncũng như người nhà đi chăm sóc bệnh
Bệnh nhân đến với bệnh viện để khám bệnh ,chăm sóc sức khoẻ Ngoài ra, bệnh viện ngày nayphần lớn làm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân Do vậy, kiến trúc bệnhviện cần tạo cho người bệnh cảm giác gần gũi ấm cúng, hình thức cần khoẻ mạnh vui tươi đểxoá đi những suy nghĩ không hay về bản thân ở mỗi bệnh nhân Đồng thời cùng phải chú ýnghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn về kiến trúc cho người tàn tật để tạo sự tiện nghi trongsinh hoạt của bệnh nhân
Phải dự tính khả năng phát triển bệnh viện trong tương lai
Thiết kế đồ án đáp ứng quy mô phục vụ và phù hợp cảnh quan xung quanh khu đất
Ứng dụng kết quả của bài nghiên cứu Đồ án chuyên đề về “Xu hướng mới trong thiết kế kiếntrúc bệnh viện”, cũng như các nguyên tắc về bố cục tạo hình, nguyên lý thiết kế, dây chuyềnbệnh viện…Để từ đó rút ra được một quy tắc, một kết quả sau cùng vào việc thiết kế nên mộtBỆNH VIỆN ĐA KHOA
Trang 8PHẦN 3: NHỮNG TÀI LIỆU,SỐ LIỆU LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG
CÔNG TRÌNH.
1 Vị trí xây dựng: Trung tâm y tế quận 7 ,101 đường Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phú.
Nằm tại khu vực có cảnh quan đẹp, yên tĩnh, gần bờ sông, quanh năm khí hậu trong lành, làđiều kiện tốt giúp bệnh nhân điều trị và phục hồi sức khoẻ nhanh nhất
2 Diện tích xây dựng : 8 ha
3 Qui mô công trình :
Số giường bệnh : 500 gường
Tổng số lượt khám : 500 lượt/ ngày
Qui mô nhân viên : 1,4 nv/bệnh nhân 500 giường = 700 nv
Mật độ xây dựng : 20%
4 Mật độ cây xanh : 50 %
Trang 9PHẦN 4 : NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
A/ PHÂN KHU CHỨC NĂNG
Bệnh viện Đa Khoa 500 giường có 4 khối chức năng gồm:
Khối phòng khám đa khoa : có chức năng là khám bệnh và điều trị cho bệnh nhân ngoạitrú Vì vậy khối này bao gồm cả bộ phận cấp cứu
Khối kỹ thuật nghiệp vu ï(khối cận lâm sàn) : gồm các bộ phận chuyên mônhoạt động sát cánhvà hỗ trơ ïcho khối lâm sàn như khối xét nghiệm , chẩn đoán chức năng ,mổ,dược,vật lý trị liệu …Khối điều trị bệnh nhân nội trú (khối lâm sàn) :là khối lớn nhất của bệnh viện ,thường chiathành các đơn nguyên theo từng chuyên khoa bệnh để điều trị bệnh nhân nội trú
Khối hành chính -phục vụ : gồm bộ phận văn phòng lãnh đạo ,quản lý và bộ phận phục vụ nhưnấu ăn, giặt giũ ,bảo đảm điện nước ,xe cộ ,…
B/ PHÂN BỐ PHÒNG ỐC VÀ DIỆN TÍCH SỬ DỤNG
1 Khối phòng khám và điều trị ngoại trú:
Chức năng của phòng khám đa khoa là để khám ,chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân ngoại trú Được bố trí ở vị trí dễ tiếp cận, gần trục đường, nhất là bộ phận cấp cứu Tuỳ vào mỗi bộ phậnmà chúng ta bố trí hợp lý cho mỗi vị trí Sảnh chính rộng đủ chứa lượng bệnh nhân chờ khámcũng như thân nhân đi cùng
Liên hệ chặt chẽ và thuận tiện với khu hành chính ( bộ phận thủ tục xuất nhập viện ) ,khối kỹthuật nghiệp vụ: Điển hình nhất là dây chuyền đưa bệnh nhân từ khu cấp cứu đi chụp X quang,làm các xét nghiệm cần thiết, và đến khu mổ nếu cần thiết…
Trang 105 Quầy giao dịch phát hồ sơ, lưu hồ sơ 24 1
6 Khám ngoại
Căn vô khuẩn
Căn hữu khuẩn
Chỗ hấp rửa dụng cụ
Điều trị ngoại
2020202020
21111
7 Khám nội
Điều trị nội
2024
31
Nội A1: Tim mạchNội A2: Tiêu hóaNội A3: Phổi thận
nhi lây
9 Khám phụ khoa (có giường khám
riêng)
20 1 Có chỗ đợi + WC riêng
11 Khám da liễu
Điều trị da liễu
2020
11
Trang 1113 Khám mắt (sáng, tối)
Điều trị mắt
1620
21
15 Khám răng hàm mặt
Phòng chỉnh hình
Phòng tiểu phẫu
Xưởng răng giả + pha chế thuốc
20161632
2111
Nên có nơi ngồi nghỉ chobệnh nhân sau khi nhổrăng
16 BỘ PHẬN HÀNH CHÁNH:
Phòng nghỉ nhân viên
Phòng họp giao ban
Trực đa khoa
Bác sĩ trưởng khoa
Phòng dụng cụ
Phòng bác sĩ
Vệ sinh
Thay đồ y bác sĩ
1630162016161612
11111142
17 Vệ sinh phòng khám bệnh nhân 24 2
KHOA CẤP CỨU (LÀM VIỆC 24/24)
Khoa cấp cứu là một bộ phận tiếp xúc trực tiếp với cổng cấp cứu, tạo điều kiện thuận lợi chocông tác cấp cứu bệnh nhân
Khoa cấp cứu thường bố trí gắn liền với khu phòng khám đa khoa và dễ dàng liên hệ với cácphòng thuốc khối cận lâm sàn nhất là với khu mổ
Khoa cấp cứu phải thường xuyên thay đổi ca kíp để luôn luôn hoạt động thông suốt Tại đây, bệnh nhân sẽ được làm các thủ thuật cần thiết ( nếu có chỉ định) như: súc dạ dày do ngộ độc, hay những tiểu phẩu nhỏ mà không cần lên trung tâm phẩu thuật.
Tại khu cấp cứu cũng bố trí một phòng chụp X quang
(m 2 )
Số phòng
Ghi chú
4 Lưu cấp cứu đa khoa 64 1 Bố trí giường sao cho y
tá trực dễ quan sát
Trang 1210 Phòng hội chẩn 24 1
13 Vệ sinh tắm rửa cho bệnh nhân 12 2 Chỗ tắm được tiếp cận
từ 3 phía
2 Khối kỹ thuật nghiệp vụ(khối cận lâm sàn) :
Khu chẩn đoán hình ảnh
Khu chẩn đoán chức năng
Khu vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Khoa xét nghiệm + Ngân hàng máu
Khu mổ
Khoa sản
Khoa dược
Khu giải phẫu bệnh lý
2.1.KHU CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Được tách ra làm hai khu:
Khu nhiễm xạ
Khu không nhiễm xạ
Khu nhiễm xạ được bố trí khu vực an toàn để tránh bức xạ cho khu vực lân cận.
Hành lang phòng X quang không có luồng bệnh nhân nào đi qua.
Cấu tạo tường – sàn – trần đều xử lý triệt để ngăn chặn tia X lọt ra bên ngoài: Pha chì hoặc bột Baryt, hoặc chắn lá chì
phòng
1 * Khu vực chụp X-Quang:
Đăng ký + đợi + trả kết quảPhòng chiếu chụp X-QuangPhòng chụp nhũ ảnh
Điều khiển máyPhòng tốiPhòng thụt tháo
64302481616
131222
2 Phòng máy MRI từ trường thấp
Phòng máy MRI từ trường cao
3030
11
Trang 137 Bác sĩ trưởng 24 1
2.2 KHU CHẨN ĐOÁN CHỨC NĂNG
ST
2 ) Số phòng
1 Phòng thăm dò chức năng tiêu hóa 24 1
2 Phòng thăm dò chức năng tiết niệu 24 1
3 Phòng thăm dò chức năng hô hấp, đo chuyển
2.3.KHU VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Khu này trực thuộc khoa Đông y, bắt buộc phải đặt tại tầng trệt
Phòng luyện tập thoáng đãng, sạch sẽ và nhiều cây xanh
Phục vụ ngoại trú cho tất cả các khoa liên quan
ST
2 ) Số phòng
2 Các phòng điều trị điện quang, gồm:
Chỗ làm việc của y tá
Chỗ điều trị hồng ngoại
Chỗ điều trị tử ngoại
Chỗ điều trị bằng sóng ngắn
3 Các phòng điều trị bằng nhiệt, gồm:
Chỗ làm việc của y tá
Nhiệt trị liệu
Bó parepin
Xông hơi
Trang 144 Phòng thể dục trị liệu 64 1
2.4 KHOA XÉT NGHIỆM
Thường ở các tầng thấp hoặc trệt để bệnh nhân ngoại trú có thể tiếp cận dễ dàng
Đây là một khoa gần như sử dụng hệ thống thông khí nhân tạo; Cách ly tối ưu không gian để bảo đảm sự chính xác trong khi xét nghiệm.
Vị trí có mối liên hệ mật thiết với các khoa cấp cứu, phòng mổ,…
ST
2 ) Số phòng
1 Chỗ đợi, đăng ký, giao bệnh phẩm, trả kết quả 40 1
3 Phòng xét nghiệm sinh hóa:
Phòng xét nghiệm (có chỗ để tủ hút)
Phòng đặt máy
Chỗ rửa hấp, chuẩn bị đồ dùng
4 Xét nghiệm huyết học, với các bộ phận:
Tế bào huyết học
Sinh hóa huyết học
Miễn dịch huyết học
Chỗ rửa hấp và chuẩn bị đồ dùng
5 Xét nghiệm vi sinh vật:
Phòng xét nghiệm
Căn nuôi cấy vô khuẩn và phòng đệm
Chỗ rửa hấp và chuẩn bị đồ dùng
6 Ngân hàng máu
Đợi
Phòng dăng ký
Khám và xét nghiệm huyết học
Phòng lấy máu + phòng đệm
Chỗ hấp rửa, khử trùng đồ dùng
Phòng nghỉ của người cho máu
Phòng ngủ, trực phòng trữ máu
Phòng trữ và phát máu
Sản xuất dung dịch chống đông
24924481616121212
111111111
Trang 15Trong phòng mổ phải được thông khí nhân tạo, độ ẩm vừa phải (65%) Số lần trao đổi khí 8
tràn ngược không khí
STT Tên phòng Diện tích (m 2 ) Số phòng
1 Khu vực vô khuẩn:
* Khu mổ hữu trùng:
Phòng mổ cấp cứuPhòng mổ hữu trùngPhòng bó bột
* Khu mổ vô trùng:
Phòng mổ vô trùngPhòng mổ đặc biệt
483630
3664
121
52
2 Khu vực sạch
Phòng thay đồ phẫu thuật viênPhòng khử trùng dụng cụKho dụng cụ
Phòng máy phục vụ mổ
16
241624
2
111
3 Khu vực lân cận
Phòng bác sĩ phụ tráchPhòng lưu trữ hồ sơ và làm việc của y bác sĩ
Chỗ thu hồi đồ bẩnPhòng rửa, hấp, sấyPhòng hậu phẫuCác phòng hành chính khoa:
Phòng y tá trựcPhòng sinh hoạt y bác sĩPhòng hội chẩn
3616
1616120
163224
11
111
111
Trang 16Phòng bác sĩ trưởng khoaPhòng nghỉ phẫu thuật viênVệ sinh thay đồ y bác sĩ
241616
112
2.6 KHOA SẢN
1 Khu vực vô khuẩn:
* Khu sanh hữu trùng:
Phòng sanh hữu trùngPhòng nạo thai đặt vòngPhòng dụng cụ
Phòng rửa
* Khu sanh vô trùng:
Phòng sanh vô trùngPhòng mổ
Phòng dụng cụPhòng rửa
403299
404099
2223
2233
2 Khu vực sạch
Phòng chờ sanhPhòng vệ sinh trước khi sanhPhòng nghỉ sau sanh
Phòng trẻ cách lyPhòng thay đồ y bác sĩPhòng nghỉ y bác sĩ
804080321224
111121
3 Khu vực lân cận
Phòng giao nhận trẻPhòng pha sữaPhòng nghỉKho sạchKho bẩnCác phòng hành chính khoa:
Phòng y tá trựcPhòng sinh hoạt y bác sĩPhòng hội chẩn
Phòng bác sĩ trưởng khoaPhòng sinh viên thực tậpPhòng khử trùng dụng cụVệ sinh thay đồ y bác sĩ
2416161212
16323224242412
11111
1111112
2.7.KHOA DƯỢC: