Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 31 - 34)

Để nhận định chính xác và toàn diện về huy động vốn của một Ngân hàng thương mại phải đưa ra những tiêu chí đánh giá hoạt động này. Huy động vốn có thể được nhìn nhận từ góc độ quy mô, tỷ trọng các loại vốn hay sự biến động vốn qua các năm.

3.1. Quy mô vốn và tốc độ tăng trưởng vốn

Vấn đề đầu tiên được quan tâm đến khi xem xét khả năng huy động vốn của một NHTM chính là quy mô vốn Ngân hàng đó huy động được. Bên cạnh việc đánh giá quy mô tổng vốn của Ngân hàng, sự xem xét chi tiết quy mô từng loại vốn, vốn chủ sở hữu và vốn nợ, cũng rất cần thiết.

Các khoản mục được tính đến khi xác định quy mô vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn cổ phần (vốn được cấp, vốn góp) - Thặng dư vốn

- Lợi nhuận giữ lại

- Các quỹ: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng rủi ro, các quỹ khác

- Tỷ lệ nhất định cổ phần ưu đãi có thời hạn và giấy nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu.

Quy mô vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chí quan trọng để một NHTM được xếp loại là Ngân hàng quy mô lớn, trung bình hay nhỏ. Quy mô vốn chủ sở hữu được dùng để so sánh giữa các ngân hàng khác nhau hoặc của một Ngân hàng trong những thời điểm khác nhau.

Khi xét về quy mô, vốn nợ của NHTM thường được xác định gồm tiền gửi, tiền vay và vốn nợ khác. Trong đó, vốn nợ khác là vốn nhận ủy thác, tiền trong thanh toán và các khoản phải trả phải nộp.

Các khoản tiền gửi bao gồm:

- Tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp - Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Để xác định quy mô tiền vay, các khoản mục được sử dụng gồm:

- Công cụ nợ: kỳ phiếu, các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, giấy tờ có giá dài hạn

- Các khoản vay NHTW và vay các Tổ chức tín dụng

Quy mô vốn của mỗi Ngân hàng cần được xác định dựa trên sự so sánh tương quan với hoạt động cho vay và các hoạt động sử dụng tài sản khác. Nếu một NHTM huy động quá nhiều vốn và không kịp cho vay, nó sẽ rơi vào tình trạng ứ đọng vốn và có nguy cơ bị thua lỗ. Để giải quyết tình trạng đó, một số Ngân hàng mở rộng cho vay một cách mạo hiểm, không thẩm định tín dụng chặt chẽ. Điều này có thể dẫn đến hậu quả là các khoản nợ xấu và nguy cơ mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, việc mở rộng quy mô vốn sẽ làm phát sinh chi phí mới. Quy mô vốn huy động càng lớn, chi phí biên sẽ càng cao và ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Do đó, một quy mô vốn hợp lý là điều mỗi NHTM cần có sự tính toán cẩn trọng.

Quy mô vốn là một chỉ số tuyệt đối. Nếu chỉ được dùng đơn lẻ, nó không phản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của một Ngân hàng. Một chỉ tiêu khác cũng được thường xuyên sử dụng là tốc độ tăng trưởng vốn. Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của lượng vốn Ngân hàng huy động được thì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng (giảm) của vốn tại các thời điểm khác nhau cũng như sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ít.

Quy mô vốn năm i

Tốc độ tăng trưởng vốn năm i = - 1 Quy mô vốn năm i – 1

Tốc độ tăng trưởng >0: số vốn Ngân hàng huy động được tăng. Tốc độ tăng trưởng <0: quy mô vốn của Ngân hàng giảm.

Vốn của Ngân hàng gia tăng với những tỉ lệ xấp xỉ nhau trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng vốn ổn định. Điều đó, một mặt, giúp Ngân hàng thuận lợi hơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hòa vốn, tạo được sự phù hợp giữa phương án mở rộng huy động

vốn với mở rộng tín dụng. Trên khía cạnh khác, sự tăng trưởng vốn ổn định còn cho thấy phần nào hình ảnh tốt của Ngân hàng trong mắt công chúng.

Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn cũng có thể được xét riêng với từng loại vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi, trái chiều nhau và không giống chiều biến động của tổng vốn. Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốn giúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn của NHTM được sâu sắc hơn và toàn diện hơn.

3.2. Tỉ trọng từng loại vốn

Một yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá khả năng huy động vốn của NHTM là tỷ trọng từng loại vốn trong tổng vốn của Ngân hàng. Quy mô của loại vốn i được sử dụng để tính tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động.

Quy mô của loại vốn i Tỷ trọng của loại vốn i =

Tổng vốn huy động

Việc tỷ trọng vốn được thực hiện dựa theo nhiều tiêu chí phân loại khác nhau: theo đối tượng huy động, theo kỳ hạn, theo tính chất hay theo loại tiền. Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của Ngân hàng trong việc huy động loại vốn đó. Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của Ngân hàng vào những hình thức huy động nhất định. Qua đó, người ta có thể nhận thấy chính sách huy động vốn của Ngân hàng và đánh giá được Ngân hàng có đạt được mục tiêu trong trường hợp thực hiện thay đổi cấu trúc vốn hay không.

Mỗi Ngân hàng, tùy vào điều kiện cụ thể mà duy trì tỷ trọng từng loại vốn ở mức nhất định. Sự sao chép, áp đặt các tỷ trọng vốn giống những Ngân hàng khác có thể gây bất lợi hoặc không phát huy được thế mạnh của bản thân Ngân hàng.

Mỗi chỉ tiêu trên đây có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để đánh giá một cách toàn diện và chính xác khả năng huy động vốn của một NHTM, sự kết hợp các chỉ tiêu đó là điều rất cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 31 - 34)