Gắn liền tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 74 - 76)

III. Phân theo kỳ hạn

3. Các giải pháp tăng cường huy động vốn

3.5. Gắn liền tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả

Trong hoạt động Ngân hàng, giữa huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ qua lại, chặt chẽ, chi phối và hỗ trợ lẫn nhau. Nguồn vốn là cơ sở để Ngân hàng thực hiện tốt công tác sử dụng vốn. Mặt khác, Ngân hàng tiến hành cho vay quay vòng vốn thì nguồn vốn mới sinh lời. Do đó, sử dụng vốn là tiền đề quan trọng để Ngân hàng quyết định quy mô và cơ cấu vốn huy động.

Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên hoạt động đầu tư tín dụng có xu hướng tăng trưởng mạnh. Nhưng việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vốn và tăng trưởng. Theo em, Sở giao dịch I cần đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả đó là:

của thành phố, bám sát mục tiêu, biện pháp của ngành. Nắm chắc thị trường, cả thị trường hiện tại và thị trường dự báo để xây dựng chiến lược tổng thể về bề rộng của thị trường.

• Thực hiện phương châm cho vay an toàn - hiệu quả. Kế toán cho vay phải tuân thủ nghiêm ngặt các tỷ lệ giới hạn an toàn vốn trong kinh doanh được qui định trong Luật NHNN và Luật Các TCTD bao gồm: - Tỷ lệ đảm bảo an toàn về khả năng chi trả gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán theo qui định của NHNN.

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

- Tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay trên vốn huy động. - Tỷ lệ cho vay tối đa trên vốn tự có.

- Tỷ lệ chuyển hoá vốn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ...

• Sở giao dịch I cần làm tốt vai trò trung gian tài chính, một mặt tăng cường tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, mặt khác cần nâng cao chất lượng tín dụng, tăng thị phần vào các Tổng công ty đã có tín nhiệm trong thị trường vay vốn với Sở, chú trọng cho vay tiêu dùng trong cán bộ công nhân viên... Việc cho vay phải đảm bảo cân đối giữa tiền gửi và tiền vay. Tính toán được lợi ích nhiều mặt nhưng cho vay phải bù đắp chi phí, trích lập quĩ rủi ro và có lợi nhuận. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, phân tích chất lượng những khoản cho vay, kịp thời xử lý những phát sinh ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của SGD.

• Sở giao dịch I cần cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn, đảm bảo sự tương ứng về thời hạn và lãi suất cho nguồn vốn nào thì cho vay loại hình đó. Tuy nhiên, trong điều kiện có chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cho vay, ngân hàng có thể cân đối vốn cho vay bằng cách: nếu

có nguồn vốn ngắn hạn có tính ổn định cao hoặc nguồn vốn thường xuyên luân chuyển ngân hàng có thể sử dụng để cho vay trung dài hạn. Việc sử dụng tất nhiên phải chú ý đến một tỷ lệ nhất định.

• Bên cạnh đó, Sở giao dịch I cũng phải nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định dự án. Sở sẽ chủ động đi tìm nguồn để cho vay chứ không phải thụ động ngồi chờ khách hàng đến với mình. Các khoản cho vay phải có tài sản đảm bảo chắc chắn. SGD I có các mức lãi suất linh hoạt tuỳ theo kỳ hạn (ngắn, trung, dài hạn), tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo loại khách hàng. Việc cho vay của SGD I phải rất coi trọng tiêu chí an toàn. Có một vấn đề nảy sinh: nhu cầu cho vay trung và dài hạn lớn hơn nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Để đáp ứng SGD I có thể lấy nguồn vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn. Nhưng sẽ có nhiều bất lợi vì việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn sẽ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất bởi vì nó tạo ra khe hở lãi suất. Do đó, Sở giao dịch I phải xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn có thể chuyển sang cho vay trung và dài hạn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo an toàn vừa làm tăng lợi nhuận cho sở.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w