Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 84 - 86)

III. Phân theo kỳ hạn

4. Một số kiến nghị

4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Trong công tác huy động vốn cũng như hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt nam cần có sự hướng dẫn chỉ đạo, hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho Sở huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

Trước những tín hiệu khả quan về kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát của nước ta từ tháng 7/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước cần từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế. Cụ thể: Kịp thời điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ bắt buộc để tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, giúp tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng với mức lãi suất có thể duy trì và mở rộng sản xuất; nới rộng biên độ tỷ giá mua, bán đồng đôla Mỹ của các tổ chức tín dụng lên 3% so với tỷ giá bình quân liên Ngân hàng; đồng thời, điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng theo hướng tăng dần phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường và mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Thực tế, sau những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại đã hạ thấp lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn nền kinh tế của các NHTM trong tháng 12/2008 phổ biến ở mức 12-13%/năm. Đối với một số dự án, lĩnh vực sản xuất ưu tiên như đối tượng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân, một số NHTM chỉ cho vay ở mức 10-11%/năm.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các NHTM điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tín dụng, nguồn vốn phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, của ngành đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; ưu tiên vốn cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, nông nghiệp nông thôn, doanh

nghiệp vừa và nhỏ, các dự án đầu tư có hiệu quả… Đảm bảo đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng hợp lý, ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện các thể chế về tiền tệ, hoạt động ngân hàng; kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung những qui định chưa đồng bộ giữa các bộ luật để tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, bền vững; chỉ đạo các NHTM đẩy mạnh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt để tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội cho đầu tư, mở rộng sản xuất.

Ngân hàng Nhà nước cần tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về ngân hàng phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, cụ thể là tập trung xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng; tập trung nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các qui định về ngoại hối, về đảm bảo an toàn, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các NHTM.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về thanh tra, giám sát Ngân hàng và các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng, đi đôi với việc củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra Ngân hàng.

NHNN phối hợp với NHTM theo dõi chặt chẽ diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới, đánh giá, nhận định về các khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế và thị trường tiền tệ Việt Nam để dự báo, có phương án và thực hiện các biện pháp để xử lý các tình huống rủi ro có thể xảy ra.

Xây dựng môi trường pháp lý vững chắc nhằm tạo được lòng tin của người dân vào hệ thống Ngân hàng và nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của

khách hàng. NHNN cần mở rộng bảo hiểm tiền gửi để củng cố lòng tin của khách hàng trong quá trình mở tài khoản tiền gửi tại NHTM. Đồng thời, cần bổ sung và hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển nghiệp vụ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w