Tiền gửi Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 50 - 51)

I .Tổng dư nợ cho vay và đầu tư

3. Thực trạng huy động vốn của Sở giao dịch I– Ngân hàng Công thương Việt Nam

3.2.1. Tiền gửi Doanh nghiệp

Nhìn vào biểu đồ ta thấy huy động vốn từ tiền gửi doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động theo đối tượng khách hàng. Năm 2005 đạt 10.399 tỷ đồng, năm 2006 giảm 540 tỷ đồng so với năm 2005. Năm 2007 đạt 12.735 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 76%, tăng 2.876 tỷ đồng so với năm 2006 và tăng cao nhất từ năm 2005 đến năm 2008. Năm 2008 đạt 7.377 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41%, giảm mạnh 5.358 tỷ đồng tương đương giảm 42% so với năm 2007. Trong đó:

- Tiền gửi VNĐ tăng qua các năm và tăng cao hơn tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ. Tiền gửi VNĐ năm 2005 đạt 10.229 tỷ đồng, năm 2006 giảm 508 tỷ đồng so với năm 2005. Tuy nhiên năm 2007 đạt 12.332 tỷ đồng, tăng mạnh 2.611 tỷ đồng so với năm 2006. Năm 2007 tiền gửi VNĐ chiếm tỷ trọng 97%, lớn nhất trong tiền gửi doanh nghiệp.

- Tiền gửi Ngoại tệ VNĐ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tiền gửi doanh nghiệp qua các năm. Năm 2005 đạt 170 tỷ đồng, năm 2006 chỉ đạt 138 tỷ đồng giảm 32 tỷ đồng so với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2007 đạt 402 tỷ đồng, tăng mạnh 264 tỷ đồng so với năm 2006.

- Tiền gửi không có kỳ hạn giảm qua các năm. Năm 2005 đạt 9.226 tỷ đồng, cao nhất từ năm 2005 đến năm 2008. Năm 2006 giảm mạnh 5.864 tỷ đồng so với năm 2005. Năm 2007 đạt 3.624 tỷ đồng, tăng nhẹ 262 tỷ đồng so

với năm 2006.

- Tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm. Năm 2005 chỉ đạt 1.173 tỷ đồng, nhưng năm 2006 đạt 6.497 tỷ đồng tăng cao 5.324 tỷ đồng so với năm 2005. Năm 2007 đạt 9.111 tỷ đồng, tăng nhẹ 2.614 tỷ đồng so với năm 2006.

Tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao là do Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn hoạt động lâu năm và có uy tín trên thị trường do vậy Sở đã tạo sự tin tưởng và thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên tiền gửi doanh nghiệp giảm năm 2006 so với năm 2005 là 540 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 5,19%, năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 là 5.358 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 42%. Nguyên nhân cơ bản là do tình hình cạnh tranh huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội ngày càng gay gắt, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát ngày càng cao và các doanh nghiệp lớn luôn là đối tượng được chú ý nhất của các NHTM. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp là các tổng công ty lớn có sự thay đổi về tổ chức và phân bổ nguồn vốn cho các đơn vị thành viên quản lý chứ không tập trung vào tiền gửi, điều này đã làm cho nguồn vốn gửi tại Sở giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 50 - 51)