Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 1 Đa dạng hóa tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 66 - 68)

III. Phân theo kỳ hạn

3. Các giải pháp tăng cường huy động vốn

3.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 1 Đa dạng hóa tiền gửi tiết kiệm

3.2.1. Đa dạng hóa tiền gửi tiết kiệm

Tốc độ tăng trưởng của tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Người Việt Nam có thói quen tiết kiệm để dự phòng và mục đích của họ là để kiếm lời, tích lũy. Nắm bắt được điều này, Sở giao dịch I đã đưa ra nhiều kỳ hạn gửi với các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút nguồn vốn này. Ngoài ra, Sở giao dịch I cần đề ra những giải pháp thích hợp hơn để thu hút được nguồn

vốn dồi dào này như:

• Đa dạng hoá các hình thức gửi tiền tiết kiệm trong dân cư bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, trái phiếu, kỳ phiếu. Áp dụng hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm tích luỹ, hay tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm nhà ở... Với những hình thức này, SGD I có thể tăng cường được nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn trung và dài hạn.

• Quầy gửi tiền tiết kiệm của dân chúng phải phân bổ ở nhiều nơi, đảm bảo thuận tiện cho khách hàng.

• Sở giao dịch I cần điều chỉnh thời gian làm việc để thuận tiện cho người gửi, rút tiền. Các quầy giao dịch phải bố trí người làm việc đáp ứng được thời gian thích hợp cho khách hàng thực hiện gửi tiền và rút tiền. Đây là một vấn đề rất quan trọng vì có nhiều khách hàng chỉ có ngoài giờ làm việc hoặc ngày nghỉ mới đến được Ngân hàng gửi tiền cũng như rút tiền.

• Cải cách quy trình làm việc, thủ tục trong việc huy động vốn qua các tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Tránh sử dụng nhiều chứng từ, thủ tục rườm rà, tốn công sức, tiền của của SGD I mà khách hàng lại không hài lòng.

• Sự linh hoạt về kỳ hạn cũng là một sự hấp dẫn tiền gửi. Bên cạnh các kỳ hạn đang áp dụng, Ngân hàng mở rộng thêm các thời hạn gửi tiền như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng... Việc áp dụng hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn với thời hạn khác nhau sẽ tăng nguồn vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn tại Ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể thu hút vốn dài hạn, SGD I nên phát hành "phiếu tiết kiệm có kỳ hạn chuyển nhượng" ngay tại các quỹ tiết kiệm của SGD I. Với loại tiết kiệm có kỳ hạn này có thể dung hoà được lợi ích hai bên: SGD I và khách hàng gửi tiền. Khách hàng tiết kiệm chủ động khi cần rút vốn ra

chi tiêu đột xuất, đồng thời SGD I tạo được nguồn vốn ổn định.

• Ngoài ra, cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho dân. Ví dụ: những người đã gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn ở SGD I từ 2 tháng trở lên có thể chuyển cho họ được hưởng quyền lợi về tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 66 - 68)