Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 81 - 84)

III. Phân theo kỳ hạn

4. Một số kiến nghị

4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam

Ngân hàng Công thương Việt Nam là cơ quan quản lí trực tiếp Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam. Để tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là công tác huy động vốn của Sở, theo em cần có những kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam đó là:

• Ngân hàng Công thương cần xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động vốn, điều hòa nguồn vốn mang tính tương đối ổn định, nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển. Trên cơ sở đó xây dựng nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại để hướng dẫn các Sở giao dịch và chi nhánh chủ động thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh từng thời kì.

• Cần triển khai công tác dự báo dài hạn, vĩ mô giúp các Sở giao dịch và chi nhánh nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp nghiệp vụ phù hợp.

• Ngân hàng Công thương cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho các Sở giao dịch và Chi nhánh trên địa bàn. Liên kết với các phương tiện truyền thông của Thành phố xây dựng một vài chương trình định kỳ, giới thiệu dưới nhiều hình thức khác nhau, những đổi mới của hệ thống Ngân hàng giúp công chúng tiếp cận, hiểu, củng cố lòng tin và giao dịch với Ngân hàng.

• Ngân hàng Công thương Việt Nam nên cho phép các chi nhánh, Sở giao dịch trên địa bàn thực hiện một số sản phẩm mà Ngân hàng tổng đã làm ví dụ dịch vụ đầu tư tự động với những khách hàng có số dư tiền gửi giao dịch lớn, tạo điều kiện cho các Sở giao dịch và chi nhánh đa dạng hoá sản phẩm của mình.Ngân hàng Công thương cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác hạch toán và chứng từ hạch toán, hoạt động huy động vốn của các quĩ tiết kiệm, Chi nhánh và Sở giao dịch. Định kỳ hàng tháng có thống kê sai sót cần chỉnh sửa đối với các hoạt động nghiệp vụ, báo cáo Lãnh đạo để kịp thời chỉnh sửa.Ngân hàng

Công thương Việt Nam quy định kỳ phiếu mục đích có ghi tên, mua tại nơi nào lĩnh tại nơi đó. Điều này làm giảm tính linh hoạt, tính cạnh tranh của kỳ phiếu NHCT so với kỳ phiếu của các Ngân hàng khác. Do vậy nên có sự điều chỉnh để giống với kỳ phiếu mục đích không ghi tên, người mua có thể lĩnh tại bất kỳ quỹ tiết kiệm nào của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

• Ngân hàng Công thương nên hỗ trợ Sở giao dịch I về kinh phí trong việc đào tạo các nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề như: Nghiệp vụ huy động vốn, thẩm định tín dụng... Thực hiện đào tạo kỹ năng nghiệp vụ tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn hoá cao.

• Nâng cao kỹ thuật công nghệ cả về trang thiết bị và các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng, nhất là các chương trình cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành và công tác huy động vốn đối với các Sở giao dịch, Chi nhánh lớn trên những địa bàn có sức ép cạnh tranh lớn.

• Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, Sở giao dịch thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị. Từ đó lập ra và điều chỉnh các văn bản phù hợp với nền kinh tế hiện nay, đặc biệt các quy trình nghiệp vụ thực hiện trong thực tế nếu không được xây dựng sát thực và phù hợp sẽ làm cho các chi nhánh, Sở giao dịch hoạt động hết sức khó khăn vì không đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

• Ban hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành nguồn vốn, cơ chế lãi suất phù hợp với quy mô và đặc điểm của Sở giao dịch. Được xây dựng theo hướng tạo khuôn khổ pháp lí, nâng cao quyền tự chủ, linh hoạt, phân rõ trách nhiệm trong hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò và vị thế của Sở là đầu tàu trong hệ thống. Các văn bản phải được đưa ra kịp thời, cụ thể và tránh chồng chéo với nhau.

mục tiêu đề ra, ngoài sự hỗ trợ của Ngân hàng Công thương Viêt Nam theo em cần có những kiến nghị đối với Sở đó là:

• Sở giao dịch I phải hoạch định một chiến lược huy động vốn khả thi và phù hợp với nhu cầu đầu tư của nền kinh tế Thành phố, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung dài hạn bằng các giải pháp tích cực.

• Sở giao dịch I tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích và chất lượng của sản phẩm. Sở phải đạt được mục tiêu: bất kỳ cá nhân tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở Sở một loại hình huy động phù hợp với mong muốn của họ. Đối với hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn truyền thống, cần có những sửa đổi theo hướng linh hoạt đó là cho phép khách hàng rút tiền trước hạn từng phần, trả lãi định kỳ với những món gửi lớn, khách hàng được quyền lựa chọn kỳ hạn bất kỳ trong giới hạn kỳ hạn tối đa của Sở v.v.

• Bộ phận makerting của Sở cần có những chính sách cụ thể đối với khách hàng tiền gửi, tiến hành những điều kiện cần thiết đối với bộ phận thị trường này; nắm bắt đặc điểm thu nhập, chi tiêu và mong muốn của từng nhóm khách hàng để có các hình thức và biện pháp tiếp cận phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

• Sở giao dịch I tiếp tục quá trình đổi mới công nghệ, phát huy tối đa những ưu thế mà công nghệ mới mang lại. Trong quá trình chuyển đổi, tuyệt đối không để sai sót nhầm lẫn nảy sinh ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, gây mất lòng tin, tạo dư luận không tốt về Sở. Muốn làm được điều này trước hết nhân viên Ngân hàng cần phải được đào tạo và tiếp xúc với công nghệ Ngân hàng hiện đại.

• Sở giao dịch I cần quan tâm hơn nữa đến bộ phận cán bộ kế toán huy động vốn, đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy, thái độ phục vụ cũng như trình độ nghiệp vụ của bộ phận này có tính chất quyết định quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Cần có kế hoạch

đào tạo về nghiệp vụ kế toán, tin học cũng như quản trị.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w