“Bảo tàng là cơ quan thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sưu tầm kiểm kê xác định ghi chép khoa học các di tích, bảo quản trưng bày các hiện vật Bảo tàng và tiến hành công tác quần chúng; có mối quan hệ hữu cơ với Khoa học tự nhiên và lịch sử xã hội, với những thành tựu văn hoá tinh thần của Xã hội loài người hoặc những bộ sưu tập về những đối tượng thiên nhiên phong phú để nghiên cứu và phát hiện ra những quy luật của thiên nhiên và vũ trụ.”
Trang 2ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGƯỜI HOA CHỢ LỚN
MỤC LỤC.
PHẦN I MỞ ĐẦU.
A Sự cần thiết của đề tài.
B Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
C Giới hạn nghiên cứu đề tài.
I - Văn hoá ẩm thực.
II - Văn hoá lễ hội.
III - Chất liệu – chi tiết – màu sắc đặc trưng.
1 - Bảo tàng - mối liên hệ với môi trường xung quanh
2 - Thông điệp của Bảo tàng – Tính biểu tượng, tính quyết định và đặc trưng củacông trình
3 - Thiết kế Bảo tàng
4 - Lối vào và lưu thông - Thiết kế, không gian công cộng và định hướng
5 - Thiết kế cho nhu cầu về quản lý và công tác bảo tồn – nghiên cứu, lưu trữ
6 - Thiết kế chi tiết - Kỹ thuật trưng bày, phụ kiện lắp đặt
II - Số liệu - tiêu chuẩn.
III - Quan điểm.
1 - Xã hội yêu cầu.
2 - Quan điểm thiết kế đặt ra.
Trang 3C Phân tích vị trí, điều kiện tự nhiên – xã hội, dự kiến quy hoạch, đất đai, khu đất.
I - Đặc điểm khu đất.
1 - Phân tích khu đất theo hiện trạng
2 - Hiện trạng tự nhiên
3 - Hiện trạng sự dụng đất
4 - Phân tích khu đất theo quy hoạch
II Đặc điểm khu vực.
1 - Thương mại trên sông ngòi kênh rạch
2 – Sinh hoạt tôn giáo – giáo dục: Các hội quán, chùa đình ở Chợ Lớn
3 – Tập quán, tín ngưỡng và lễ hội ở Chợ Lớn, một hỗn hợp các đặc tính Trunghoa và Việt nam
D Nội dung thiết kế.
I - Đặt nhiệm vụ thiết kế.
II Phương án thiết kế sơ phác.
III - Kết luận phần nội dung thiết kế.
PHẦN III - KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT.
A Phần đạt được.
B Phần chưa đạt được
I - Chủ quan.
II - Khách quan.
C Hướng nghiên cứu tiếp theo nếu có thời gian.
I – Môi trường thông gió chiếu sáng.
II – Hình thức phần bao che công trình.
D Phụ lục.
Trang 4PHẦN I MỞ ĐẦU.
A Sự cần thiết của đề tài.
Chợ Lớn, cách Sài Gòn khoảng 6km, trước đây từng được coi là thủ đô lúa gạo củatoàn Đông Dương Vai trò của Chợ Lớn là cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế Nam Kỳxưa kia và ngay cả ngày nay Chợ Lớn được thành lập trước Sài Gòn và Sài Gòn thật
ra là tên trước đây đặt cho khu Chợ Lớn và chính tên Sài Gòn có thể có nguồn gốc từ
“Tai Ngon” hoặc ‘Tin-Gan” (Hán Việt là Đề Ngạn, chỉ thành phố gần đê dọc kênh tàu Hủ)
mà người Quảng Đông đọc là “Thầy Ngòn” hay “Thì Ngòn”
Sự thăng trầm của Chợ Lớn trực tiếp gắn liền với lịch sử Việt Nam trong các thế kỷ đãqua Chủ yếu là trung tâm thương mại, không có quyền lực và ảnh hưởng chính trị,Chợ Lớn không được đánh giá đúng mức về tiềm lực văn hóa, kinh tế trong các nỗ lực
ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở xứng đáng với tầm vóc của thànhphố này, cũng như phát triển văn hóa và bảo tồn các đặc trưng mà con người, trong đóngười Hoa và Minh Hương là chủ đạo, đã góp phần tạo thành đặc tính con người vănhóa Nam bộ
Trong các năm gần đây, cảnh quan đô thị thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn đã thay đổi thậtnhanh chóng qua sự bùng nổ dân số và kinh tế cùng các cơ sở hạ tầng và sự phìnhrộng đô thị với nhiều quận mới được thành lập Nếu nói về tình hình phát triển và quản
lý đô thị vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, tổng quan về môi trường sinh thái, văn hóa thànhphố Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy rất rõ ràng:
• Phát triển thiếu bền vững : quá tải, ô nhiễm môi trường khí, nước, vấn đề xử lýchất thải rắn Giao thông ùn tắc, thiếu cây xanh, nước ngập do lấp kênh rạch(Sài Gòn - Chợ Lớn lịch sử là thành phố sông nước)
• Bảo tồn di sản và phát huy giá trị văn hóa lịch sử: sự biến mất gần đây của nhiềukiến trúc, cảnh quan có giá trị văn hóa lịch sử (Bến Bình Đông, Chương Dương,Hàm Tử) qua lợi ích trước mắt chứ không đặt trên cơ sở tìềm năng lâu dài
Phong thái - phong cách kiến trúc, cảnh quan văn hóa và sinh thái của một thành phố bịthay đổi nhanh đến chóng mặt, nhìn từ trên cao chỉ thấy những toà nhà mọc chen chúc
mà không có cây xanh, báo động về sự biến mất của những khu phố cổ - cảnh quan đô
Trang 5thị có giá trị văn hóa, hơn nữa lại không đồng bộ, nhếch nhác không có đặc thù kiếntrúc càng làm tăng thêm nhiều vấn đề đáng lo ngại
Một tương lai tươi sáng và thịnh vượng được vạch ra phía trước với nhân tố quan trọngnhất là việc thực hiện Quy hoạch tổng thể năm 2025, nhằm đưa thành phố Hồ Chí Minhtrở thành một trung tâm dịch vụ của thế giới và trung tâm công nghiệp tạo ra giá trịthặng dư của khu vực Đông Nam Á Đến năm 2025, 10 triệu dân sẽ phân bố trong một
mô hình đa trung tâm, sáu đô thị vệ tinh mới được kết nối với đô thị hiện hữu thông qua
hệ thống tuyến giao thông công cộng, đường cao tốc trên cao, các cầu, đường hầmqua sông Sài Gòn và Đồng Nai Ngoài khu vực trọng điểm là Quận 1, Thủ Thiêm vàChợ Lớn sẽ là những điểm nút quan trọng ở một thành phố có mức sống cao như HồChí Minh
Lịch sử của Chợ Lớn được sẽ thể hiện thông qua các ngôi đền theo kiểu Trung Quốc,chợ Bình Tây, và nhiều cửa hàng buôn bán truyền thống, một đặc thù của Đông Nam
Á Một Chợ Lớn được bảo tồn sẽ là chất xúc tác cho sự phát triển của ngành côngnghiệp du lịch, khuyến khích họ chi tiêu và dành thời gian nhiều hơn Tuy nhiên, sự việcnào cũng tồn tại song song hai mặt tích cực và tiêu cực, đi đôi với những lợi điểm luôntồn tại những rủi ro rất lớn cho những giá trị văn hoá, kiến trúc hiện hữu và đặc biệt làđời sống tinh thần của người dân sống trong khu vực Chợ Lớn nói riêng cũng nhưthành phố Hồ Chí Minh nói chung Hơn hết, việc làm cấp thiết đươc đặt ra là gìn giữ -lưu truyền - làm sống lại những giá trị quý giá dần mất đi ở con người và lối sống nơiđây, đó là lý do chung nhất của Sinh viên khi thực hiện đề tài:
Bảo tàng người Hoa Chợ Lớn.
B Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Trang 6Bất kỳ ai trên thế giới này cũng đều có những hồi ức, kỷ vật chứa đầy kỷ niệm quý giá.Chúng có thể đi từ những vật nhỏ bé như chiếc nhẫn, đồng tiền xu cho đến những ngôinhà lớn, quần thể di tích Từ đó hình thành nên những không gian chứa đựng nhưng kỷvật đó - Bảo Tàng, bảo tồn gìn giữ những cảm xúc, những giá trị tinh thần vô giá Đốivới đề tài nói riêng, nó còn là nơi lưu giữ những truyền thống, tinh hoa của cả nhiều thế
hệ con người sống ở Chợ Lớn
Bảo tàng người Hoa Chợ Lớn là một công trình văn hoá, trước hết là để phục vụ cộngđồng dân cư đang sinh sống tại Chợ Lớn, sau cùng là điểm đến du lịch của khách thamquan muốn tìm hiểu và được sống trong những bối cảnh lịch sử được tái hiện trongBảo tàng
Đối tượng phục vụ trực tiếp:
• Khách tham quan trong nước: Biết và hiểu rõ về người Hoa Chợ Lớn, đượcsống lại những giá trị xưa cũ đang dần mất đi
• Khách tham quan nước ngoài: Đến để tìm hiểu và khám phá những bản sắcriêng, những nét văn hoá - truyền thống của người dân nơi đây
• Nhân viên phục vụ Bảo tàng: Hiểu rõ về tinh thần Bảo tàng, từ đó ý thức đượctrọng trách trong công việc phục vụ mình đang làm, góp phần giữ gìn Bảo tàng
Đối tượng phục vụ gián tiếp:
• Người đi bộ dọc các tuyến phố: Hình thức và chức năng khi nhìn từ bên ngoàigiúp người đi đường nhận biết được công trình Bảo tàng đang hiện hữu, từ đógợi nhớ lại những kỷ niệm trong một thời gian ngắn
• Người dân sống xung quanh: Đây là đối tượng bị tác động trong một thời gianlâu dài, Bảo tàng cần phải tạo trong lòng người dân một tình cảm đặc biệt khiđược ở kề cạnh những giá trị xưa cũ, khi nhắc tới là nghĩ ngay tới Bảo tàng
Đối tượng bán trực tiếp:
Trang 7• Người quản ký bảo tàng: Tuy thời gian lưu trú trong Bảo tàng ngắn nhưng phải
là người đưa ra những định hướng phát triển, lưu giữ Bảo tàng trong một điềukiện tồn tại tốt nhất, giúp Bảo tàng luôn sống mãi
• Tiểu thương trong Bảo tàng: Hoạt động thương mại trong bối cảnh luôn tôn trọng
và gìn giữ, làm phong phú thêm nhưng không phá vỡ chức năng Bảo tàng
• Đội ngũ phục vụ - bảo vệ: Gián tiếp bảo vệ Bảo tàng khỏi những tác động tiêucực, đồng thời cũng nên hiểu sơ lược về Bảo tàng để giới thiệu cho khách thamquan khi cần thiết
C Giới hạn nghiên cứu đề tài.
Đề tài là phương thức để bảo vệ các di sản lịch sử Chợ Lớn, nuôi dưỡng văn hóa vàphát triển mạnh đem lại lợi ích cho khu vực và TP HCM trong tương lai Đây là hànhđộng không được chậm trễ nhằm lưu giữ di sản vì khi một khi chúng bị mất, chúng sẽbiến mất mãi mãi Trong một khuôn khổ nghiên cứu hạn hẹp, để góp phần vào mục tiêunghiên cứu chung, đề tài tập trung nghiên cứu vào bốn chủ đề trọng yếu:
I - Văn hoá ẩm thực.
II - Văn hoá lễ hội.
III - Chất liệu – chi tiết – màu sắc đặc trưng.
Trang 8IV - Phong tục tập quán - thờ cúng.
Mong muốn khi nghiên cứu các chủ đề này, một đồ án thí điểm có thể bao gồm sự phụchồi của hai hoặc ba thành tố chính làm nên đặc trưng người Hoa Chợ Lớn, thúc đẩyviệc tạo ra một không gian tái hiện sống động một thời Chợ Lớn là trung tâm kinh tếquan trọng với nhiều nét văn hoá, song song đẩy mạnh các hoạt động tham quan đểgiới thiệu về Chợ Lớn
Trang 9PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
A Tổng quan.
I – Khái niệm Bảo Tàng.
Chữ “Bảo Tàng” là chữ bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “Mouseion” mà ra Mouseion là tênmột thung lũng nhỏ, nơi ở của các vị thần Hy Lạp (Muses) ở giữa núi Parnasse vàHelicou ở Athenais Mouseion còn chỉ nơi dành cho việc nghiên cứu khoa học văn hoá
và nghệ thuật
Sau đó, thuật ngữ Museum xuất hiện để chỉ sự sưu tập các tác phẩm nghệ thuật vànhững vật hiếu kỳ được trưng bày trong một toà nhà công cộng Người ta cũng dùngthuật ngữ Museum để chỉ các bộ sưu tập về lịch sử và tự nhiên, trong đó có chứa nhiều
đồ vật quý báu và sách vở)
Từ đấy xuất hiện thuật ngữ Museology có nghĩa là Bảo tàng học để chỉ ngành khoa họcchuyên nghiên cứu về lĩnh vực Bảo tàng Có rất nhiều cách định nghĩa Bảo tàng (tuỳthuộc vào quan niệm của các trường phái học thuật khác nhau) Nhưng ngày nay,người ta hầu như đã thống nhất về cách định nghĩa hiện đại về Bảo tàng cơ bản nhưsau:
“Bảo tàng là cơ quan thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sưu tầm kiểm kê - xácđịnh - ghi chép khoa học các di tích, bảo quản - trưng bày các hiện vật Bảo tàng và tiếnhành công tác quần chúng; có mối quan hệ hữu cơ với Khoa học tự nhiên và lịch sử xãhội, với những thành tựu văn hoá tinh thần của Xã hội loài người hoặc những bộ sưutập về những đối tượng thiên nhiên phong phú để nghiên cứu và phát hiện ra nhữngquy luật của thiên nhiên và vũ trụ.”
Trang 10thuật được sắp xếp bộn bề lên nhau trên những vách tường và trần nhà với mục đíchtạo sự ngạc nhiên và thú vị, người xem phải tìm kiếm những gì thu hút mình và hìnhthành những cảm nhận riêng cho chính mình.
Năm 1753, Quốc hội thành lập bào tàng Anh để lưu giữ bộ sưu tập riêng của nhà vua,đây là bảo tàng đầu tiên được tài trợ bằng ngân sách công Sự ra đời của bảo tàngLouvre vào năm 1793 là một sự kiện mang tính chất nền Cộng hoà Pháp, là niềm tựhào của quốc gia Sự tham gia của công chúng trở thành một yếu tố quan trọng trongchính sách của bảo tàng
Thế kỷ 19, sự gia tăng mạnh mẽ bảo tàng ở Châu Âu gắn liền với quá trình côngnghiệp hoá Những bộ sưu tập mới được dùng để minh hoạ và củng cố tư tưởng vềmột cuộc cách mạng công nghiệp Các bảo tàng được thiết kế như một phần của kiếntrúc nghi lễ, ở đó ý niệm về sự linh thiêng được khuyến khích chuyển thành ngôn ngữthế tục, ngôn ngữ quốc gia hay ngôn ngữ chung
Nhiều bảo tàng trong số này được tổ chức trên những sơ đồ cứng nhắc, các phòngtrưng bày có ánh sáng ban ngày được bố trí như những hành lang đối xứng, có lối đichính giữa rông rãi để tham quan, các kệ trưng bày được sắp xếp một cách chặt chẽ,bằng nguyên tắc phân loại dựa trên sơ đồ lưới Trong khoảng thời gian này, một loạtcác hình thức trưng bày sắp xếp đang được phát triển Cuối TK19, một loạt các hìnhthức giải trí và trưng bày đa dạng xuất hiện có vừa có tác dụng thông tin, giáo dục vàgiải trí cùng lúc
Cuộc triển lãm lớn vào năm 1851 là một sự kiện trọng đại trong đời sống văn hoá vàcông nghiệp của người Anh Tuy nhiên, các bó trí cứng nhắc đã không tạo điều kiện
Trang 11tiện lợi cho việc sắp xếp các đồ vật theo chủ đề mà phải theo một phong cách linh độnghơn là tận dụng toàn bộ diện tích và khu vực phụ để phục vụ các khía cạnh của chủ đề.
Trong những năm của thập niên 20, các ý tưởng mới đã xuất hiện cùng với triết lý thiết
kế mới của Bauhaus Trong cuộc triển lãm Deutscher Werkbund ở Paris năm 1930,Gropius và Bayer đã đặt các vật trưng bày theo một trình tự được xác định trước đểdiễn tả một tiến trình định sẵn, những bức tường cong và một loại các thay đổi cao độđược bày ra nhằm phục vụ mục đích này
Cho đến TK20, Bảo tàng là nơi để học tập, trong đó những nét văn hoá nổi bật đượccủng cố bằng những thiết kế xây dựng gây ấn tượng mạnh mẽ Bảo tàng ngày nayphải thể hiện một hình ảnh thân thiện hơn, vì Bảo tàng không còn là nơi để thể hiệnmột thể chế xã hội riêng lẻ, thay vào đó nó phản ánh sự đa dạng về văn hoá và những
gì được xã hội mong đợi Nhiệm vụ quan trọng của Bảo tàng đương đại là cầu nối giữamột lượng lớn khán giả với hiện vật sưu tập, đồng thời là phương tiện nghiên cứu họctập
III - Chức năng của Bảo tàng.
Chức năng của Bảo tàng: Có 5 chức năng chính bao gồm Sưu tầm – lưu giữ – bảo tồn– nghiên cứu và trưng bày
Các công tác hoạt động chính yếu trong Bảo tàng:
• Công tác nghiên cứu khoa học: Ngoài việc nghiên cứu được tiến hành bởi cáccán bộ chuyên môn, Bảo tàng còn là nơi phục vụ nghiên cứu cho các học giả,nhà khoa học, học sinh và sinh viên thông qua hiện vật mẫu và những tư liệu ghichép
• Công tác sưu tầm, khảo sát, phát hiện và lựa chọn hiện vật: Nhằm liên tục bổsung làm phong phú và sáng tỏ các vấn đề mà Bảo tàng đang trưng bày
• Kiểm kê, xác định và ghi chép khoa học các di tích của Bảo tàng: Được thựchiện do một đội ngũ chuyên môn cao và có am hiểu về các hiện vật trưng bàycủa Bảo tàng
• Bảo quản kho và trùng tu, phục chế các di tích: Với sự hỗ trợ của các phươngtiện kỹ thuật hiện đại (vi tính, điện tử, thiết bị công nghệ cao,…) và các ngành
Trang 12khoa học kiểm kê, các kho lưu trữ của Bảo tàng có thể đạt đến một tầm cao mới,giúp các hiện vật được phục hồi trạng thái ban đầu và kéo dài thời phân huỷ.Hầu hết các hiện vật gốc quý giá được bảo quản ở các kho quốc gia nên công tác phụcchế cũng rất quan trọng để phục vụ trưng bày Đối với các quần thể di tích Kiến trúc quy
mô lớn như đền Angkor, tháp Chăm,… thì việc bảo tồn trùng tu phải được tiến hành tạichỗ
B Các sơ sở khoa học
I - Nguyên lý thiết kế.
1 Bảo tàng - mối liên hệ với môi trường xung quanh Về mặt vị trí, bảo tàng và
phòng trưng bày có thể đảm nhận một chức năng quan trọng, Bào tàng có thể giúp chonhững khu vực kém phát triển hồi sinh theo hướng đô thị hoá, đó có thể là một toà nhàmới hay cũ được cải tạo lại để trưng dụng
Phòng trưng bày Walsall (1999) do Caruso St John thiết kế được xem là một yếu tốthiết yếu để phục hồi toàn bộ thành phố Các phòng trưng bày tạo điểm nhấn cao chobất kỳ ai đến thăm thành phố, nó cũng đặt trọng tâm hình thành các khu vực giáo dụcdành cho trẻ em và người lớn, với nhiều khu sinh hoạt xã hội và không gian công cộngxung quanh toà nhà
Bảo tàng có thể được gắn kết vào sinh hoạt của đô thị, như ở Falmouth, Bảo tàngHàng hải Quốc gia (1994) do Long và Kentish thiết kế, đã dung hoà mức sinh hoạt giữakhu cảng và thành phố, mang lại một không gian công cộng mở Các công trình địnhhình một quảng trường mới phục vụ cho các loại nhu cầu đa dạng, với một lối đi bộ baoquanh và một bến tàu công cộng, mục đích gắn kết Bảo tàng vào nhịp sống của đô thị.Một Bảo tàng mới mở ra cơ hội nối kết với thành phố Trở thành một điểm tựa tự nhiêncho cả cư dân lẫn khách tham quan, đồng thời Bảo tàng cũng có thể là nơi cho cư dântìm hiểu sâu về lịch sử, địa danh của thành phố
Trang 132 - Thông điệp của Bảo tàng – Tính biểu tượng, tính quyết định và đặc trưng của công trình Một thông điệp mang theo cảm xúc được thể hiện một cách mạnh mẽ
ở Bảo tàng Do Thái (1998) do Daniel Libeskind thiết kế Nói vắn tắt, Bảo tàng nàychuyển tải bối cảnh văn hoá và lịch sử của thành phố cũng như lưu trữ một bộ sưu tậpphong phú các hiện vật văn hoá của người Do Thái Toà nhà đồ sộ này sử dụng cáchình thức kiến trúc gây ấn tượng để tạo mối quan hệ giữa thành phố Berlin và cư dân
Do Thái tại nơi đây
Trang 143 - Thiết kế Bảo tàng
a - Vấn đề và tiêu chuẩn thiết kế: Những yêu cầu về không gian bị chi phối bởi
kích cỡ của bộ sưu tập, cách thức trưng bày, kích thước các tạo tác và các bộ sư tập
dự trù bổ sung Thông thường các hiện vật càng lớn thì không gian trưng bày càngquan trọng để người xem có thể cảm nhận hết tác động của chúng
Sàn chịu tải là yếu tố cần được quan tâm đối với những khu vực triển lãm hay khochứa các vật trưng bày có trọng lượng lớn Bên cạnh đó, cần phải dự trù số lượng cũngnhư việc phân bố khách tham quan vào các khu vực sao cho hợp lý, đồng đều
b Các phòng chức năng điển hình: Bao gồm các phòng triển lãm, thính phòng,
phòng sinh hoạt đa chức năng, thư viện, phòng hội thảo, khu vực bảo tồn, văn phòng,nhà ăn tự phục vụ,…
• Cửa hàng – Gallery: Nằm ở vị trí có thể vào được mà không cần phải đi vào Bảotàng hay phòng trưng bày Đồng thời, nó không nên quá vượt trội so với nhữngkhu khác và những người đi tham quan mua tranh phải được hướng dẫn vị tríGallery
• Khu phục vụ hiện vật: Nằm trong khu vực không gian trưng bày chính và nhàkho, các nhà nghiên cứu có thể xử lý và khảo sát các hiện vật trong điều kiệnmôi trường được kiểm soát và dưới sự giám sát của chuyên viên
• Những khu vực thuyết trình và các phòng hộ thảo chất lượng cao: doanh thu phụthêm như các dãy phòng hội nghị
c - Các phòng trưng bày chuyên đề: Khu vực này đóng vai trò quan trọng trong
việc thu hút khách tham quan đến Bảo tàng, do đó cần phải có những tiện nghi tốt chonhững hoạt động diễn ra Từ phòng hội thảo đến khu trưng bày và khu giao nhận hànghoá phải có lối đi rộng và thông thoáng
Sử dụng không gian các tầng: Tỷ lệ bình quân của diện tích các khu vực thuộc vàkhông thuộc phòng trưng bày ở Anh là 48:52, có các khu vực trưng bày thường xuyênchiếm đên 40% tổng diện tích Các khu vực không thuộc phòng trưng bày gồm: nhàkho, bộ phận bảo quản hiện vật, khu vực giải trí và học tập dành cho khách tham quan
Trang 15d - Yêu cầu của khu vực trưng bày và nhà kho:
Loại bảo tàng (% diện tích tầng trệt)Trưng bày (% diện tích tầng trệt)Lưu trữ
e - Kho: Các kệ để hiện vật di động làm giảm diện tích của nhà kho Diện tích
nên được tính toán dựa trên khối lượng tất cả hiện vật trong bộ sưu tập, có tính đến sựgia tăng hằng năm theo dự kiến (15% diện tích phụ)
4 - Lối vào và lưu thông - Thiết kế, không gian công cộng và định hướng.
a - Cổng vào: Là khu vực có thể dễ đi và mang tính dân chủ đại trà hay nghi thức
quy định Lối vào ở tầng Trệt phải mang sắc thái đón tiếp thân thiện, đặc biệt nếu nóđược kết hợp một vẻ ngoài trang trọng và luôn mở rộng với khách tham quan, chứkhông đóng kín Mặt khác, những bậc cấp đi lên hoành tráng làm cho lối vào mang một
vẻ trang trọng hơn
Phòng trưng bày quốc gia mới ở Berlin ( 1968) do Mies van der Rohe thiết kế, là nơikhách tham quan từ ngoài đường bước vào, leo lên bậc cấp và đến một chân tườngkhổng lồ trống trải, ở đó người ta có thể nhìn bao quát toàn bộ khu vực xung quanh.Tuy nhiên, Bảo tàng này lại trái ngược với Bảo tàng Staatsgalerie của Sterling, ở đókhông có một lối vào trung tâm rõ ràng nhưng có dốc thoải cho phép khách tham quan
có thể đi vào theo đương tròn hoặc đi lên đến đỉnh của Bảo tàng
Trang 16b - Định hướng khách tham quan: Một khía cạnh rất quan trọng trong thiết kế
Bảo tàng, khách tham quan cần hình dung rõ bố cục phòng trưng bày Tại Bảo tàngTate Modern, Herzog và de Meuron đã xem thiết kế tầng Trệt như phần không giancông cộng mở rộng từ đó khách tham quan có thể nhìn thấy toàn bộ phòng trưng bày
và những bảng hướng dẫn bằng kính chỉ ra vị trí của các phòng trưng bày để xác địnhhướng đi không có cảm giác bị lạc
c - Không gian sảnh trung tâm: Bằng việc liên kết tất cả các phòng với không
gian sảnh trung tâm, khách tham quan có thể tự mình định hướng và lựa chọn khu vực
mà họ muốn đến Phần mái sảnh được lắp kính giải quyết vấn đề đi lại đồng thời mởrộng không gian cho khu vực trưng bày Sự định hướng và tính rõ ràng là nhờ vàonhững lối đi, hành lang dẫn thẳng đến khu vực trưng bày Một sân trong có tường baocao 50m tại Bảo tàng Bilbao Guggenheim đã hình thành đường lưu thông và khônggian định hướng chính của Bảo tàng
Trang 17d - Lối vào dành cho khách tham quan khuyết tật: Công trình nên đáp ứng nhu
cầu của mọi loại khuyết tật
• Lối vào: Tốt nhất phải có lối vào chính phù hợp mọi loại đối tượng Nếu khôngphải tạo lối đi riêng biệt cho những người sử dụng xe lăn và những người khuyếttật khác
• Lối đi lại: Khách tham quan dù có bị khuyết tật hay không nên dùng chung mộttuyến lưu thông đi khắp nơi trong Bảo tàng Ở những nơi diện tích cho phép,cách tốt nhất là xây dựng kết hợp dốc thoải Nếu không phải có thiết bị thangmáy, thang cuốn đọc lập cho xe lăn
• Nhà vệ sinh cho người khuyết tật: Bố trí kết hợp với khu vệ sinh chung ở cáctầng lầu
• Đội ngũ nhân viên: Cần có lối vào đến tất cả các phòng kho cho nhân viênkhuyết tật, tương tự trang bị tiện nghi vệ sinh ở các tầng văn phòng
5 - Thiết kế cho nhu cầu về quản lý và công tác bảo tồn – nghiên cứu, lưu trữ.
Đóng vai trò quan trọng ở các Bào tàng hay phòng trưng bày là đội ngũ chuyên môn vànhững không gian làm việc dành riêng cho đối tượng này Không gian này có thể được
bố trí xa trung tâm, nơi có đủ điều kiện tiếp cận kho lưu trữ Không gian gồm:
• Khu bảo tồn giấy tờ, có nhu cầu nâng cao sàn để lắp đặt mạng lưới máy tính
• Văn phòng lưu trữ
• Văn phòng quản lý trang phục và hiện vật
• Văn phòng nhỏ dành cho bộ phận quản lý cấp cao
• Phòng sinh hoạt chung cho nhân viên
• Bộ phận bảo quản thảm và vải vóc
• Khu chụp ảnh hiện vật, được trang bị máy chụp X-quang Chiều cao phòng phảigấp đôi để đủ không gian chụp ảnh hiện vật lớn (Chiều cao cửa vào dọc theocác lộ trình tầng Trệt tối đa là 4,5m để việc vận chuyển các hiện vật được dễdàng)
Cần dự trù không gian dành cho những công việc mang tính chuyên môn đối với cácqui trình khác nhau, bao gồm việc cung cấp các loại khí chuyên dụng, nước phân giảiion và các loại nước khác, các tiện nghi dò tìm và tiện nghi phòng tối,… Không gian nênchia thành 2 gian nhà chính, gian nhà kho cao để chứa các món đồ cồng kềnh và cácvăn phòng, phòng thí nghiệm kích cỡ nhỏ
Trang 186 - Thiết kế chi tiết - Kỹ thuật trưng bày, phụ kiện lắp đặt.
a - Tường: Cần có bề mặt tường liên tục để trưng bày các tác phẩm Chất liệu
bao che hay tấm thạch cao để dễ sửa chữa và có thể gắn trực tiếp vào tường Nhữngloại vật liệu có kết cấu xốp này giúp cho việc kiểm soát độ ẩm tương đối qua việc hấpthụ và toả ra hơi ẩm
b - Sàn: Không gây tiếng ồn, tiện nghi, đẹp, bền, phản chiếu ánh sáng và có thể
chịu tải nặng Thường gỗ, đá hay thảm là thích hợp nhất Tải trọng cơ bản của sàntrong không gian trưng bày là 4 kN/m2 Đối với các hiện vật lớn sàn phải chịu tải 10 –
15 kN/m2
Chức năng Tải trọng sàn điển hình (kN/m2)
Khu vực trưng bày 4 - 5
c - Trưng bày các hiện vật: Điều quan trọng nhất là những vật riêng lẻ phải được
đặt ở tầm nhìn phù hợp với mức chiếu sáng hợp lý Mỗi hiện vật phải được lồng vàomột bối cảnh quan sát Thông qua thiết kế, giới hạn tầm nhìn và vị trí,… các hiện vật cóthể được nhấn mạnh lên Việc giới thiệu thôn g tin các hiện vật riêng lẻ phải được thựchiện trong bối cảnh thông tin tổng thể bao gồm trình các trình bày vê thông tin, cáchbiên tập, hoạ đồ, bảng hiệu, panel hướng dẫn, chọn lọc thông tin chủ yếu
Trang 19d - Thiết kế ngăn kệ: Các vấn đề thực tế và ngoại quan phải được cân nhắc Ví
dụ phần nền rất quan trọng trong khung cảnh của kệ trưng bày riêng biệt và thiết kếtổng thể của khu triển lãm Phần này phải được chọn lọc sao cho phù hợp vớ chất liệucủa các hiện vật trưng bày và các hiện vật xung quanh phía trong kệ Đồng thời thiết kếngăn kệ phải linh động đa dạng phù hợp với hoạt động bảo trì của Bảo tàng (chiếusáng, thiết bị tạo ẩm,…)
Hệ thống vách ngăn: Ở những khu vực không đủ diện tích thường phục vụ trưng bàytreo các tác phẩm hiện vật thì hệ thống vách ngăn rất cần thiết Tại phòng trưng bàyGas Hall ở Birmingham một mạng lưới các ống chôn bằng thép không ri được bố tríkhắp sàn hội trường dùng để lắp đặt vách ngăn tiên tiến, dễ dàng tháo lắp nhằm giatăng diện tích các hiện vật trưng bày Module vách ngăn bằng ván có viền gỗ cứng vànhôm cao 3,25m và rộng 1,86m Các bức vách ngăn này khi di chuyển pahỉ được giámsát và xử lý bởi đội ngũ 2 nhóm nhân viên đã được huấn luyện kĩ càng
II - Số liệu - tiêu chuẩn.
Metric handbook- planning and design data và các nguyên lý thiết kế bảo tàng:
Trang 20Bảo tàng học và Thiết kế kiến trúc trưng bày- TS KTS Lê Thanh Sơn.
Nguyên lí thiết kế bảo tàng- TS KTS Tạ Trường Xuân
Các Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam
1 - Chiều cao:
Chiều cao phòng trưng bày bình thường ( S = 24 - 36m2) H = 4.5 m
Chiều cao phòng trưng bày lớn (S = 40 - 50m2) H = 6 - 8 m
2 - Diện tích:
Tổng diện tích các phòng trưng bày chiếm tỉ lệ 40 – 50% tổng diện tích sàn
3 - Phạm vi trưng bày: Đảm bảo vật nhỏ xem gần, vật lớn nhìn xa Phân loại theo:
Theo mặt Đứng
• Panel, tử tường,… chiều cao khoảng 2,4 – 3m Cách mặt sàn 0,7 – 1m
• Tài liệu hiện vật trưng bày trong khoảng 0,7 – 2,4m
• Panel, phù điêu và các câu trích dẫn trong khoảng 2,4 – 3m
Theo mặt Bằng
• Diện tích trưng bày cho tranh: 3 - 5 m2 bề mặt treo
• Diện tích trưng bày cho tượng: 6 -10 m2 / tượng
• Diện tích trưng bày cho hiện vật nhỏ - rất nhỏ: 1m2 tủ kính trưng bày
4 - Tiêu chuẩn cho góc nhìn quan sát:
Góc nhìn theo phương thẳng: 27 độ
Góc nhìn theo phương ngang: 54 độ
Trang 215 - QCXDVN 01: 2008/BXD (Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng):
• Đảm bảo diện tích sân vườn, cây xanh, bãi đậu xe
• Chỉ tiêu sử dụng đất đai tối thiểu của bảo tàng là: 1 ha / công trình
• Diện tích cây xanh tối thiểu trong bảo tàng: 30% - 40% diện tích khu đất
Trang 22• Đảm bảo giao thông trước cổng thông suốt, không gây tắt nghẽn
6 - QCXDVN 05 : 2008/BXD (Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khoẻ):
• Phải có cầu thang bộ, bậc thang hoặc đường dốc đảm bảo an toàn cho người đilại giữa các sàn, nền cao độ chênh nhau từ 380mm trở lên
• Phải có lan can hoặc vật chắn đủ khả năng ngăn người đi lại không bị ngã tạicác sàn nền có cao độ chênh nhau từ 2 bậc thang (hoặc 380mm nếu không cóbậc thang) trở lên
• Rào chắn xe cơ giới và khu vực bốc xếp hàng
• Các tiêu chuẩn về cầu thang, bậc thang lan can, tay vịn
• Độ dốc lớn nhất của đường dốc không được vượt quá 1:12 đối với công trìnhcông cộng
• Khu vực bốc xếp phải có ít nhất một lối thoát ra ở phía cao độ thấp Các khu vựcbốc xếp rộng dành cho hai xe trở lên cần bố trí ít nhất hai lối ra, mỗi lối một bên
• Cần bố trí các rào chắn tại các cạnh của lối đi, tại sàn, sàn mái có xe cơ giới đilại
• Rào chắn phải có chiều cao tối thiểu là 375 mm đối với mép sàn hoặc mái, 600
mm đối với mép đường dốc Rào chắn phải có khả năng chịu được tác động củalực ngang theo quy định trong Quy chuẩn có liên quan
• Cần có các biển báo chỉ dẫn thông tin tại các vị trí cần thiết như: lối ra vào, lốithoát nạn, nơi có nguy cơ cháy, nổ, điện giật, nơi cấm lửa, khu vệ sinh, nơi đặtđiện thoại, thiết bị liên lạc, thiết bị chống cháy Nội dung của biển báo phải dễhiểu, đặc trưng và thống nhất với quy ước quốc tế
7 - TCXDVN 276 : 2003 - Công trình công cộng, Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
a - Quy định chung:
Các công trình công cộng có ý nghĩa quan trọng nên thiết kế ở cấp công trình cấp I
Công trình thấp tầng có chiều cao từ 1 – 3 tầng
Cao độ nền nhà phải cao hơn mặt đường đô thị, nếu không phải có biện pháp thoátnước bề mặt
Trang 23b - Yêu cầu về khu đất xây dựng:
Phòng cháy:
• Phải đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống cháy giữa các công trình > 6m.Đường chữa cháy thông thuỷ chiều rộng > 3,5m, chiều cao > 4,25m Bố trí hệthống chiếu sáng khi sự cố xảy ra
• Chiều rộng tổng cộng của cửa thoát phải tính theo số người của tầng đông nhất,công trình 3 tầng trở lên 1m / 100 người
Lối vào: Khi tập trung nhiều người phải bố trí theo nguyên tắc
• Phải có ít nhất một lối ra trực tiếp mở ra đường phố
• Tránh mở cổng ra trục đường giao thông chính
• Nên tạo khoảng đất trống dành cho bãi đỗ xe hoặc là nơi tập kết người
Diện tích chỗ để xe:
• Mô tô, xe máy = 2,35 – 3 m2 / xe
Trang 249 - TCXDVN 355 : 2005- Tiêu chuẩn thiết kế Nhà hát - Phòng khán giả.
Diện tích phòng hội thảo: 0,8 - 1,2m2 / người
Bồn rửa tay 1 - 3 thiết bị / rửa tay 1 - 3 thiết bị / rửa tay
III - Quan điểm.
1 - Xã hội yêu cầu.
Nhiệm vụ của Bảo tàng là tạo cầu nối giữa một lượng lớn khách tham quan với nhiềuhiện vật sư tập và các phương tiện nghiên cứu học tập Ngày nay Bảo tàng là nhữngtoà nhà phức hợp nhiều chức năng khác nhau phục vụ đa dạng các nhu cầu của kháchtham quan như lưu trữ bộ sư tập, và có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp phục vụcông chúng cũng như giữ gìn những bộ sưu tập Bảo tàng phải kết nối mọi thành phầncông chúng với nhưng hiện vật nơi đây
Trang 25Bảo tàng phải phản ánh được cách nhìn mà xã hội dành cho nó cũng như trở thànhbiểu tượng cho những thành tựu văn hoá và thương mại Với nhiều người Bảo tàngmới hiện đại bây giờ là những không gian trưng bày, trong đó có kết hợp những khumau sắm nhỏ, kết hợp giải trí gia đình với sự tự học hỏi.
Bào tàng còn là nơi kết hợp vai trò truyền thống với công nghệ mới phức tạp trong bốicảnh cạnh tranh với nhiều loại hình giải trí học tâp khác, theo đó Bảo tàng nhắm đếnnhững khu chủ đề, mà bản thân chúng là sự nối tiếp tư tưởng từ những giá trị lịch sử:
• Các phòng trưng bày nên được trang bị những tiện nghi để mọi người có thể thưgiãn, mua sắm và ăn uống Chức năng khác được kết hợp là được dùng để tổchức hộ thảo – những khoá học sau Đại học
• Các phòng trưng bày hoạt động như những thị trường nghệ thuật, giới thiệunghệ sĩ và xác định xu hướng bằng các cuộc triển lãm ngắn hạn Nghệ thuậtđược lồng ghép với phạm vi mở rộng bao gồm các phương tiện đa dạng từ dàndựng, phim trường trong khuôn khổ Bảo tàng
• Các phòng trưng bày phải tiếp tục thích ứng để phản ánh những cảm xúc, ở đócác hiện vật không được trưng bày ở trạng thái tĩnh mà được đưa vào một hànhtrình thông qua những tấm panel diễn giải, màn hình máy tính và một bầu khôngkhí lôi cuốn được khách tham quan Do vậy mục đích không chỉ đơn thuần làphân loại và trưng bày nội dung, mà là để hợp nhất Bảo tàng thành một nơi vừathư giãn vừa học hỏi cho mọi khách tham quan
2 - Quan điểm thiết kế đặt ra.
“Bảo tàng sống” - Bảo tàng không còn là nơi trưng bày những giá trị một chiều để
khách tham quan xem ngắm, chúng phải là nơi, sự kết nối giữa khách tham quan vàhiện vật được trực tiếp tương tác mạnh mẽ Môi trường sắp đặt trong Bảo tàng phảitính luôn cả thành tố khách tham quan trong đó
Với một mục tiêu cụ thể, khách tham quan chính là nhân tố cốt yếu để giữ các hiện vậtđược sống lại, không có những con người này, hiện vật chỉ mãi là những đồ vật lưu giữgiá trị
Trang 26Bào tàng sống đặt ra một không gian trưng bày được thiết kế để lồng ghép yếu tốkhách tham quan vào cạnh hiện vật trưng bày, bối cảnh nền của hiện vật được tạo tácnhư một môi trường quay phim thực sự, các hiện vật và nhân vật phụ với kích thướccon người làm cho khách tham quan cảm thấy gần gũi với hiện vật, không còn khoảngcách ngắm nhìn giữa hiện vật và người xem Sự tương tác này chỉ đặc biệt xảy ra khi
có sự tham gia của khách tham quan
Mục tiêu chính của Bảo tàng sống nhắm đến không dừng lại ở việc gợi nhớ, vượt quákhuôn khổ hạn hẹp này, không gian trưng bày trong Bảo tàng sống đòi hỏi sự linh động,
sự hiểu biết thực sự của khách tham quan, mọi sự tương tác đều góp phần làm chohiện vật đươc sống lại, hơn hết là được lưu giữ như một trải nghiệm của khách thamquan đối với các hiện vật trong Bảo tàng sống
Cùng với sự phát triển khoa học, cuộc cách mạng điện tử đang tác động mạnh đến cácBảo tàng làm cho nhiều loại khách tham quan thay đổi theo chiều hướng đa dạng hơn.Với thế hệ mới này, ngắm nhìn thôi là chưa đủ mà phải có sự tương tác Loại hình thực
tế ảo cung cấp cho một bối cảnh gây ấn tượng nghệ thuật và mang lại cho khách thamquan khả năng tương tác lớn hơn bất kì phương tiện nào trước đây
Trang 27Chương trình hoạt động của Bảo tàng đã trở nên quan trọng, vượt quá khuôn khổtrưng bày của nó Bảo tàng có thể bao gồm những phòng trưng bày nhỏ cung cấpnhững hình ảnh nghệ thuật được vi tính hoá với phần lớn thông tin hiện vật, kể cảnhững hiện vật được trưng bày trong những Bảo tàng khác Và các thiết bị điện tử linhhoạt tương tác là phương tiện không thể thiếu, giúp chúng ta chiêm ngưỡng nghệthuật.
Việc sử dụng các trạm dữ liệu vi tính khắp nơi trong Bảo tàng giúp các bộ sưu tập, hiệnvật thoát khỏi sự trưng bày thái quá, bởi vì đa số các hiện vật đều nhạy cảm với ánhsáng, dễ bị hư hại
Tuy nhiên, việc áp dụng trưng bày thông qua các màn hình tinh thể lòng đặt khắp mọinơi mà thiếu hụt những vật phẩm trưng bày sẽ đem lại cho khách tham quan một cảmgiác không ổn, nơi cần được tiếp xúc với những hiện vật xưa cũ sẽ bị đẩy tới ranh giớitiếp xúc công nghệ hiện đại máy móc quá nhiều, làm mất đi tính trang trọng, không giangợi nhớ kỷ niệm của Bào tàng Cho nên, công cuộc lồng ghép yếu tố mới vào Bảo tàngchỉ nên dừng ở một phạm vi nhất định, cốt yếu vẫn là các hiện vật, trưng bày với sựgiúp đỡ tương tác của công nghệ mới
Trang 33C Phân tích vị trí, điều kiện tự nhiên – xã hội, dự kiến quy hoạch, đất đai, khu đất.
I - Đặc điểm khu đất.
1 - Phân tích khu đất theo hiện trạng.
a - Địa điểm khu đất chọn Đồ án.
Vị trí thích hợp cho Đồ án nằm ở khu vực Chợ Lớn quận 5, là khu vực đông ngườiHoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ trải dài từ Quận 5 và Quận 6 ở Sài Gòn nay là Thànhphố Hồ Chí Minh, miền Nam Việt Nam Khu vực này trước kia lập thành một thành phốriêng biệt với Sài Gòn: thành phố Chợ Lớn Trong những năm 1930 - 1950 do quátrình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau
Trang 35Khu đất có vị trí đặc biệt mà khi nhắc đến là nghĩ ngay đến một khu phố Tàu(China Town) trong lòng thành phố Hồ Chí Minh Hình ảnh của các xưởng sảnxuất thủ công nghiệp nhộn nhịp, tới nơi san sát các hàng quán, tiệm ăn mangphong vị Trung Hoa Đây là nơi tập trung nhiều người Hoa nhất, họ sinh sốngchủ yếu ở quận 5 - nơi còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc vàtôn giáo của hàng trăm năm trước Những mái nhà lợp ngói ống ở dãy phố Hoakiều cùng với kiến trúc đặc trưng nổi bật lên một nét đẹp rất cổ điển Kháchviếng thăm cảm giác như đang hiện diện trong khu phố cổ nào đó của ngườiHoa vào những thế kỷ trước.
Đây là vị trí lý tưởng về truyền thống lịch sử lẫn đặc trưng văn hoá, nơi truyền cảmhứng cho Sinh viên khi thực hiện Đề tài này
b - Thông tin khu đất
Ranh giới:
Phía Bắc giáp quận 10 – quận 11
Phía Tây giáp quận 4
Phía Đông giáp quận 6
Phía Nam giáp quận 7 - quận 8 được ngăn cách bới Kênh Tàu Hũ (nhánh sông SàiGòn)
Diện tích tự nhiên: 427 ha
Quy mô dân số dự kiến :
Hiện trạng dân số năm 1997 = 251.387 người
Giai đoạn đợt đầu (đến năm 2005) : 240.000 người
Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 = 220.000 người
Trang 37Dự kiến phân bố sử dụng đất toàn quận (năm 2020) :
Đất dân dụng : 377,77 ha chiếm 88,5% gồm :
Đất khu ở (hiện hữu cải tạo
Đất công viên cây xanh
Đất giao thông (đường sá,
Đất ngoài dân dụng : 49,23 ha chiếm 11,5% gồm :
Đất công trình giao thông
đối ngoại, đầu mối hạ tầng
Trang 38Giao thông:
Lưu lượng giao thông và khan hiếm bãi đậu xe được xác định là các vấn đề giao thôngchính trong khu vực Các hoạt động trao đổi liên quan đến kinh doanh, tiếp nhận lưulượng giao thông từ các quận khác, không có quy định đậu xe trên đường phố và thiếuchỗ đậu xe đang gây ra lưu lượng giao thông cao và chậm, tương ứng là sự lấn chiếmcác không gian công cộng bởi các phương tiện xe cơ giới và xe máy
Các tuyến đường huyết mạch Đại lộ Đông - Tây là tuyến đường có 6 - 10 làn xe vừamới hoàn thành Các nhà sử học chuyên ngành cho biết hoạt động mở rộng đường phố
đã lấy đi một số lượng đáng kể các ngôi nhà lịch sử nằm dọc theo kênh Tàu Hũ Hiệnnay, có thể quan sát thấy rằng đường cao tốc đang tải một lưu lượng giao thông thấp,
do vậy nó trông như có vẻ quá rộng Tuy nhiên, khi Chợ Lớn được quy hoạch, đườngcao tốc sẽ mở một hành lang 22 km nối điểm giao cắt trên Quốc lộ 1 và đường cao tốc
Trang 39Hà Nội, và do đó có thể dự kiến lưu lượng giao thông cao hơn trong tương lai Đặt ranhững thách thức bổ sung cho việc bảo tồn kết cấu lịch sử.
Hai con đường một chiều nổi bật trong khu vực là Trần Hưng Đạo và Triệu QuangPhục Hai đường này đi xuyên qua lõi lịch sử của Chợ Lớn và là con đường có lưulượng giao thông cao Trần Hưng Đạo là đường hai làn xe có một đường dành riêngcho xe buýt chạy theo hướng Đông - Tây song song với các đường cấp 2 Nguyễn Trãi
và Hùng Vương
Ngắn hơn đường Trần Hưng Đạo, Triệu Quang Phục là đường hai làn xe theo hướngNam - Bắc Con đường thực sự đang phải tải một lưu lượng giao thông lớn, việc lưuthông của các loại xe trọng tải cao, bao gồm cả xe buýt và xe tải đi qua khu vực nàygây trở ngại nghiêm trọng cho người dân và người đi bộ, do kho tàng các công trìnhxây dựng lịch sử tập trung nhiều trên đường Triệu Quang Phục
Trang 40Có thể quan sát thấy các đường cấp 2 trong khu vực chạy chủ yếu theo hướng Đông Tây tương tự như bố trí đường phố trước đây, kết nối khu vực thành phố Hồ Chí Minh
-và các tỉnh lân cận Tuy nhiên, có một lưu lượng giao thông lớn từ phía Nam (từ CầnGiuộc) đi vào thành phố qua cầu Cầu Chà Và đến trung tâm thành phố
Một phần luồng giao thông này được đường Châu Văn Liêm chuyển tải, với 6-8 làn xe,
là sự tiếp nối tự nhiên của cây cầu Cầu Chà Và chạy theo hướng Bắc - Nam Một phầnđược chuyển qua Hải Thượng Lãn Ông với 6 - 8 làn xe
Đường Nguyễn Trãi (hai làn đường cộng với làn đường dành riêng cho xe buýt) vàHùng Vương (6 làn xe) cả hai đều chạy theo hướng Đông-Tây nằm phía trên khu vực
là các con đường cấp 2 kết nối Chợ Lớn với trung tâm thành phố và các quận khác củathành phố