I – Môi trường thông gió chiếu sáng.
1 – Thông gió.
Mục tiêu hàng đầu là phải đạt được và duy trì độ ẩm tương đối cũng như điều kiện nhiệt độ ổn định với sự can thiệp tối thiểu của cơ học. Cũng như thế, các chuyên viên bảo quản phải đảm bảo cho các tạo tác bị phân hoá càng chậm càng tốt. Việc trưng bày các hiện vật ra bên ngoài nhằm tạo sự thoải mái cho khách tham quan lại có nguy
cơ gây hại cho hiện vật nên cần tìm hiểu thêm phương thức bảo quản cũng như điều kiện môi trường để giảm thiểu rủi ro.
Các biện pháp thiết kế thụ động và hệ thống kiểm soát môi trường được đơn giản hoá phải luôn được nghiên cứu trước. Chi phí điều hành cho việc duy trì một hệ thống kiểm soát môi trường đồng bộ trong khắp công trình được giảm xuống bằng việc đưa vào một phương pháp bền vững ngay giai đoạn đầu của nghiên cứu thiết kế.
Sự giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, phương pháp bền vững trong công trình luôn được đề cập đầu tiên theo quy trình:
• Phải đơn giản và ít tốn năng lượng. • Xác định rõ năng lượng dùng vào việc gì.
• Xác định những khu vực nào có thể tiết kiệm năng lượng.
Điều hoà không khí và hệ thống kiểm soát khép kín. Hệ thống điều hoà không khí chỉ được xem là điều đúng đắn khi phần lớn những bộ sưu tập của Bảo tàng đòi hỏi hệ thống kiểm soát chặt chẽ và chỉ sau khi cân nhắc kỹ chi phí điều hành.
Chất lượng không khí không đơn thuần là sự ô nhiễm bên ngoài mà còn bao hàm sự giảm thiểu các chất ô nhiễm phát sinh từ bên trong, cả ô nhiễm dạng phân tử và hơi do hiện vật phát ra. Vì thế mọi vật liệu lắp đặt đều phải được kiểm tra để tuân thủ với tiêu chuẩn chất lượng.
Thông gió là yêu cầu chính đối với sức khoẻ và sự tiện nghi của con người nơi mà độ ẩm và sự ngưng tụ gây ra các rủi ro cao. Ngược lai, các vật trưng bày nhạy cảm với độ ẩm chứ không phải thay đổi nhiệt độ, Khu vực trọng yếu nên cần phải duy trì độ ẩm ở mưc 50%EH. Thông gió tự nhiên có thể được lấấ từ cửa sổ mái và các van thông gió tuỳ thuộc vào nhiệt độ khu vực, sự tập trung khí cacbonic, cùng điều chỉnh đóng mở, đảm bảo chất lượng thông khí.
2 – Chiếu sáng.
Nhu cầu chiếu sáng trong Bảo tàng được đẩy lên thành một phương pháp nghệ thuật để phô diễn hiện vật trưng bày. Độ chiếu sáng cần đủ mạnh để tạo sự cân đối giữa vật trưng bày và ánh sáng toàn bộ vùng quan sát. Vật trưng bày nhận được ánh
sáng tốt nhất bảo đảm cho khách tham quan có thể nhìn thấy hết hiện vật. Đặt ra những vấn đề cơ bản cần xem xét trước khi thiết kế:
• Chiếu sáng tự nhiên hay nhân tạo hay cân đối giữa hai loại hình.
• Ánh sáng ban ngày dùng để trưng bày hay chỉ dùng cho không gian triễn lãm. • Có loại trừ ánh sáng mặt trời không, nếu loại trừ, hệ thống che chắn ánh sáng
mặt trời nào là cần thiết.
Xét về yếu tố tâm lý, ánh sáng đều đặn của nguồn sáng nhân tạo cho Bảo tàng một khung cảnh yên tĩnh từ bên trong, ánh sáng chuyển động và thay đổi chất lượng làm cho môi trường đa dạng hơn.
Việc sử dụng ánh sáng trời thông qua cửa số mái đem lại nhiều lợi điểm:
• Giảm được mức tiêu thụ năng lượng.
• Nhìn ra khung cảnh bên ngoài và một số khoảng sáng sinh động. • Cố cục ánh sáng thay đổi
• Có mức tương phản mạnh: ánh sáng mặt trời có thể làm thu hút sự chú ý, làm rõ hình khối và chất liệu bề mặt.
Với cả nguồn chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo, các vấn đề về độ chói gây ra khó chịu cho khách tham quan, điều này có thể tránh đươc trong thiết kế bao che công trình bằng định hướng cửa sổ, cửa sổ mái, hay bằng cách dự trù trước biện pháp che chắn, khuếch tan, mành treo,… Đặc biệt chỗ nào khách tham quan thườn gtự do đi lại quanh vật trưng bày cần có ánh sáng d ễ chịu từ mọi góc độ.
Để giữ mức tương phản làm nổi bật hiện vật trưng bày, ánh sáng chiếu trong giới hạn 300lux cho những nơi trưng bày hỗn hợp các hiện vật nhạy cảm ánh sáng.