II. Đặc điểm khu vực.
1 Thương mại trên sông ngòi kênh rạch.
Lúc ban đầu do vị trí thuận tiện liên lạc qua đường sông với các tỉnh miền Tây, nên Chợ Lớn là trung tâm buôn bán nông sản và đồ tiêu dùng giữa miền Tây và thế giới bên ngoài. Từ khi Pháp đánh chiếm Saigon năm 1861, cảng Saigon trở thành cảng mở, buôn bán tự do. Thương mại của người Hoa bộc phát, và sau khi các tỉnh miền Đông
và Tây hoàn toàn thuộc Pháp, tư bản Pháp và thương gia người Hoa cạnh tranh và nắm hầu như toàn bộ kinh tế Nam kỳ. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế ở nhiều nơi ở Đông Nam Á trong thời kỳ này một phần cũng nhờ vào kho vựa lúa ở Nam Kỳ.
Các kênh rạch cũng làm thuận tiện sự lưu thông hàng hóa. Từ khi kênh Duperré (nay là kênh Chợ Gạo) được hoàn tất vào năm 1877 nối sông Tiền Giang gần Mỹ Tho với sông Vàm Cỏ (qua ngã Chợ Gạo, rạch Gò Công) rồi từ đó đổ về Saigon - Chợ Lớn qua kênh Nước, Cần Giuộc và sông Rạch Cát, lúa từ các tỉnh miền Tây có thể dễ dàng chở về Chợ Lớn qua sông rạch mà không còn phải đi đường biển khó khăn và xa theo cửa sông Đồng Nai ở Cần Giờ để vào đến cảng Saigon và thành phố Chợ Lớn. Đây là con đường thủy huyết mạch giữa miền Tây và Saigon - Chợ Lớn và từ đó đến miền Đông Nam bộ và thế giới.
Không như ngày nay, hệ thống đường bộ và phương tiện xe di chuyển rất hạn chế và ít hiệu quả kinh tế trong những thập niên đầu thế kỷ 20 cho đến gần cuối thế kỷ 20, so với đường thủy qua sông rạch. Vì thế Chợ Lớn là nơi thuận lợi hội tụ lúa gạo và các nhà máy xay lúa để xuất khẩu từ cảng Saigon. Năm 1877, nhà máy xay lúa đầu tiên ở vùng Saigon - Chợ Lớn được xây dựng.
Năm 1885, ở Saigon - Chợ Lớn có các nhà máy xay lúa do người Pháp làm chủ dọc rạch bến Nghé và kênh Tàu Hủ: nhà máy Khánh Hội, nhà máy Chợ Lớn của công ty Rizerie à vapeur và nhà máy của công ty Rizerie Saigonnaise. Ngoài ra còn có rất nhiều cơ sở nhỏ buôn bán lúa gạo và xay lúa do người Hoa và người Việt làm chủ trong vùng Saigon - Chợ Lớn, mà chủ yếu là tập trung dọc trên các bến Quai de Gaudot (nay là đường Hải thượng Lãn Ông), quai de commerce (bến Bạch Đằng, Chương Dương), quai de My Tho (bến Trần Văn Kiểu), quai de Jonques (bến Bình Đông).
Tất cả các nhà máy trên nằm ở dọc theo bến sông và kênh để dễ dàng nhận các giạ lúa từ các tàu bè mang lúa từ miền Tây, Cam Bốt. Sau khi xay xong, gạo được đóng chất vào các bao gạo và mang xuống tàu chở ra cảng Saigon để xuất khẩu đến các thị trường như Trung Quốc, Singapore, Java và Manila... hoặc mang đi phân phối bán trong toàn Đông Dương. Dọc bến ở các nhà máy này lúc ban đêm có đèn điện thắp sáng để làm việc đêm.
Tất cả các nhà máy xay lúa đều ở gần bờ sông rạch để tiện mang lúa xuống từ các ghe, thuyền ở các tỉnh miền Tây đến và để mang gạo mới xay đi xuất cảng ra các nước khác. Nước dùng cho máy xay bằng hơi nước lấy từ nguồn rất thuận lợi ngay tại sông, rạch dọc nhà máy. Nhiên liệu được dùng để đốt chạy máy hơi nước là vỏ trấu.
Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí nói về vùng Chợ Lớn là nơi phố thị buôn bán sầm uất, sinh hoạt văn hóa, kinh tế nhộn nhịp cuối thế kỷ 18 như sau :
“ Phố chợ Sài Gòn :
Cách trấn về phía nam 12 dặm ở hai bên tả hữu đường cái quan, là đường phố lớn, thẳng suốt 3 đường, giáp đến bến sông, một đường ngang ở giữa, một đường đi dọc theo sông. Các đường ấy đan xuyên nhau như chữ điền, phố xá liền mái nhau, người Việt và người Tàu ở chung lộn dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong phố bày bán có : gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu trang sức, hàng sách vở, tiệm thuốc, tiệm trà, tiệm hủ tíu. Hai đầu nam bắc bến sông không gì là không có. Đầu phía bắc đường lớn của bổn phố có miếu Quan Đế và 3 hội quán : Phúc Châu, Quảng Đông, và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu ; phía
tây ở giữa đường lớn có miếu Thiên Hậu, gần phía tây có hội quán Ôn Lăng, đầu phía nam đường phố lớn về phía tây có hội quán Chương Châu. Gặp ngày tốt, đêm trăng, như Tam nguyên, rằm, mùng một thì treo đèn đặt án, tranh đua kỳ xảo trông như là cây lửa, cầu sao, thành gấm, hội quỳnh, kèn trống huyên náo, nam nữ dập dìu, thật là một phố lớn nơi đô hội náo nhiệt. Trong đường phố lớn có cái giếng xưa, nước ngọt tràn trề, bốn mùa không cạn. Sông nhỏ chảy ngang phố có bắc cầu ván lớn, trên có hai dãy hành lang mái ngói, treo màn che nắng, đường đi râm mát như đi dưới mái nhà cao. Giữa phố về phía đông đường lớn có chợ Bình An bán đủ sản vật quý ở núi biển và thổ sản các nơi, ban đêm còn thắp đèn mua bán ”.
Hình trái: Chợ Lớn 1874 – Cho thấy rõ, Kênh Tàu hủ, rạch Bãi sậy và rạch Chợ Lớn chảy qua khắp khu vực thành phố Chợ Lớn (ngày nay rạch Chợ Lớn đã lấp)
Hình phải: Bản đồ Chợ Lớn 1893 (nguồn : Tour du Monde 1893) Các rạch ở trung tâm Chợ Lớn đều còn (rạch Chợ Lớn, rạch Lò Gốm)
Cho tới các năm gần đây, dọc theo kinh Tàu Hủ là các bến tàu vẫn còn hoạt động : bến Chương Dương (Quai de Belgique), bến Hàm Tử (Quai Le Marne), bến Lê Quang Liêm (Quai de My Tho). Từ khi khởi công xây đại lộ Đông Tây, các bến này dần biến mất và không còn tàu ghé đến nữa. Các bến và cảnh quan chung quanh đã hầu như nhanh chóng thay đổi toàn diện qua sự cải tiến về hạ tầng cơ sở lưu thông đường bộ tương phản với sự thu hẹp mất dần giao thông đường thủy và một số khu nhà ổ chuột dọc
bên kênh. Nhà cửa ở các khu phố dọc bến và bên trong cũng thi nhau biến dạng qua những kiến trúc tầng lầu tân thời, cao thấp, rộng hẹp mỗi nhà một vẻ.
Hình trái: Bến Chương Dương đầu thế kỉ 20.
Hình phải: Bến Chương Dương ngày nay vẫn còn sót lại một số nhà cổ người Hoa dọc đại lộ Đông Tây
Trở lại cách đây đúng 150 năm, Leopold Pallu, một sĩ quan Pháp, đã tả quang cảnh chung quanh bờ từ rạch Bến Nghé đến kênh Tàu Hủ vào năm 1861 trên đường vào Chợ Lớn như sau:
“ Rạch Bến Nghé - Kênh Tàu Hủ (Arroyo chinois), mà ta vẫn thường nghe khi nói về Sài Gòn, rất có thể là rạch được đào hay ít nhất cũng là do tay người cải tiến thành kênh cho tàu bè thông thương. Kênh tách ra theo một hướng thẳng góc với sông Sài Gòn, mặt nước phẳng đều, rộng khoảng 100m, ăn sâu vào phía trong vùng xứ sở. Rạch Bến Nghé - Kênh Tàu Hủ nối với kênh Bà Bèo (Arroyo commercial, sau này gọi là kênh Tháp Mười nối sông Vàm Cỏ Tây với sông Tiền, là kênh buôn bán thương mại chính giữa Sài Gòn - Chợ Lớn với miền Tây. Từ kênh Tàu Hủ còn phải qua kênh Ruột Ngựa đến sông Rạch Cát hay sông Chợ Đệm đến sông Vàm Cỏ trước khi đến kênh Bà Bèo để đi qua sông Tiền và họp với các kênh rạch khác tạo thành một đường giao thống huyết mạch, đổ vào sông Cambodge (tức Tiền Giang, ghi chú người dịch) mà tất cả thương mại ở miền Tây (basse Cochinchine) dựa vào.
Đi từ Saigon vào rạch, dọc hai bờ vương lên nhiều chòm cây mãng cầu, cây mít, cây hoa lài thơm ngát, cây lô hội và lau sậy. Cây cối bên bờ trái che khuất các ruộng lúa mênh mông đến tận chân trời. Hàng cây bên bờ phải thỉnh thoảng ở các khoảng cách hé lộ ra cho ta thấy được một miếu thờ nhỏ, được dựng lên để thờ một vị thần quen thuộc của vùng, nhưng thường hơn là những nhà xinh đẹp dễ chịu của người An Nam, các nhà này lợp ngói, có các cây xương rồng làm hàng rào bao quanh kho xuyên qua được.
Thành phố người Hoa, được biết với tên là Chợ Lớn, một từ tiếng Hoa, trải dài hai cây số dọc hai bên bờ rạch. Thành phố trông náo nhiệt bởi sự di chuyển rất đông của các cu li người Hoa và An Nam, không ngừng khiêng tải lên xuống các bao gạo, tiền đồng, dê con và cá khô. Những mái nhà ngói đỏ trông như tách rời một cách thôn dã giữa những bụi cây cau, mà thân cây thẳng và có khía rảnh trông giống các cột theo kiểu Corinthian.
Đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, qua chính sách thâu mua lúa gạo của nhà nước cộng với sự phát triển và hiệu quả kinh tế của đường bộ từ Sài Gòn và các tỉnh đến Miền Tây và ngược lại đã đưa đến sự cạnh tranh và qua đó giảm đi tầm quan trọng của sư chuyên chở nông sản, hàng hóa qua đường sông và kênh rạch phân phối đến Sài Gòn và các tỉnh miền Đông. Vì thế vị trí trung tâm trung chuyển của Chợ Lớn với miền Tây đã dần dần mất đi, kéo theo vai trò chủ lực kinh tế của Chợ Lớn. Mặc đầu vậy, cho đến trước khi Đại lộ Đông Tây được khởi xây và quyết định của chính quyền thành phố không cho phép ghe thuyền đậu ở các bến trên Kênh Tàu Hủ, hàng hóa tiêu dùng sản xuất từ Chợ Lớn hay phân phối từ các nơi khác và sản phẩm miền Tây vẫn còn được vận chuyển đến Chợ Lớn và từ Chợ Lớn đi các nơi khác. Ngoài ra, hiện nay một số chợ buôn bán nông và hải sản trong Chợ Lớn cũng phải di chuyển ra ngoài đến khu chợ mới được xây ở Bình Điền và hoàn thành vào năm 2010.
2 – Sinh hoạt tôn giáo – giáo dục: Các hội quán, chùa đình ở Chợ Lớn.
Hội quán gia tộc (bang hội, tộc họ) đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống xã hội đầy sôi động của cư dân Chợ Lớn, cả người Hoa và Việt Nam, nhưng chủ yếu cho nhóm người Hoa hơn là người Việt. Các hiệp hội gia tộc của người Hoa chủ yếu dựa trên các ngôn ngữ khác nhau của quê nhà ở Trung Quốc, chẳng hạn như Quảng Đông (tiếng Quảng Đông), Phúc Kiến (Phúc Kiến), Triều Châu (Teowchiew), Hải Nam (Hainam),Hẹ, vv.
Trong quá khứ, theo một số tài liệu lịch sử, và như Pallu mô tả và sau đó được trích dẫn: “Có 7 hiệp hội gia tộc của người Hoa gốc, mỗi hiệp hội có một nhà lãnh đạo hàng đầu được gọi theo ngôn ngữ Trung Quốc là “Hồng Phoo”, trên áo sơ mi của họ có một nút màu vàng như một biểu tượng của lòng khoan dung và quyền lực danh dự, sau khi quân đội Pháp đã giành được chiến thắng khó khãn tại chùa Cây Mai chống lại người Việt yêu nước vào năm 1860, và thực dân Pháp và các doanh nhân người Hoa biết rằng thị trường Chợ Lớn sẽ rơi vào tay thực dân Pháp, Hồng Phoo yêu cầu Pháp bảo vệ và điều đó đã được đảm bảo”.
Hội quán. Hội quán là nơi tập hợp tất cả người Hoa thuộc các tầng lớp khác nhau, một số các hiệp hội gia tộc lớn nhất có năng lực tài chính mạnh mẽ đến mức họ đã có thể thành lập bệnh viện, trường học, rạp hát, quán tang lễ, và các mạng lưới tương trợ xã hội cho người có nhu cầu; do vậy, hội quán là địa chỉ đáng tin cậy nơi các thành viên có thể đến và tìm kiếm hỗ trợ khi cần thiết. Đây là một chỉ báo thường xuyên đặc trưng của sự gắn kết xã hội, chia sẻ, và đoàn kết trong các cộng đồng người Hoa.
Trong quá khứ, hiệp hội gia tộc và Hội Quán đã đóng vai trò rất quan trọng, đa dạng, trong các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và tinh thần của các thành viên. Tuy nhiên, trong khi vai trò của họ trong hoạt động kinh tế đã dần dần bị suy yếu, vai trò xã hội, văn hóa và tinh thần vẫn tiếp tục, tập trung vào hỗ trợ xã hội, dạy ngôn ngữ tiếng Hoa chính thức, và các lễ hội Trung Quốc đặc biệt. Tóm lại, ngày nay, đền chùa Hội Quán đóng vai trò quan trọng, xã hội, giáo dục và tôn giáo trong đời sống của người dân Chợ Lớn.
Các hiệp hội gia tộc quan trọng nhất của các nhóm Hoa kiều lớn nhất định cư ở Chợ Lớn là Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam.Tất cả đều có nhà riêng của hiệp hội, được gọi là “Hội Quán” (Hội Quán). Bên cạnh đó, Hội Quán đặt chung trong các chùa, các hiệp hội gia tộc (Bang Hội) thường thành lập trường để giáo dục cho con em của các thành viên. Trong quá khứ trước năm 1975, tất cả các trường người Hoa đã có chương trình riêng của họ. Điều này giải thích một thực tế là hầu như tất cả các trẻ em của các gia đình Trung Quốc đã duy trì ngôn ngữ và văn hóa người Hoa.
Chùa người Hoa và mối quan hệ chặt chẽ với các hiệp hội gia tộc (Bang hội, Hội quán). Như đã đề cập ở trên, phần lớn của các ngôi chùa Trung Hoa (Chùa Hoa) có một mối quan hệ rất chặt chẽ với các hiệp hội gia tộc (Bang Hội, Hội Quán), và hoạt động hỗ trợ các tín ngưỡng tôn giáo của không chỉ người Hoa mà cả người Việt sống ở Chợ Lớn và các khu vực xung quanh. Tất cả đều có lịch sử gần 300 năm, Chùa gần đây nhất là 100 năm tuổi.
Hầu hết các ngôi chùa Trung Hoa là những công trình đẹp, có thiết kế cụ thể với nhiều chi tiết trang trí trên mái nhà, ban công, lan can, và cửa trước. Nội thất trưng bày chuông đồng, hoành phi, tất cả đều được chạm khắc với các ký tự Trung Quốc, nội thất gỗ chạm khắc, tượng đá và / hoặc gỗ , lư hương bằng đồng: tất cả đều là các vật cổ và quý giá về mặt lịch sử. Thực tế, hầu hết các ngôi chùa Trung Hoa được xếp hạng là di tích lịch sử, và nhiều chùa được chứng nhận là địa điểm lịch sử cổ, ở cấp quốc gia hoặc thành phố, được tôn trọng và bảo quản.
Giáo sư Trần Khang, một nhà nghiên cứu rất nổi tiếng trong kiến trúc, lãnh đạo có đưa ra giả thiết: “ngôi chùa Trung Hoa được quy định cụ thể, dựa vào phong cách kiến trúc kết hợp với màu sắc lộng lẫy được sử dụng để trang trí các mái nhà và cửa chính, theo phong cách kiến trúc và cấu trúc của ngôi chùa Trung Hoa miền Nam Trung Quốc, chẳng hạn như với hình dạng của các ký tự Trung Quốc như “quốc” (quốc gia), hay “khẩu” (miệng), và trông giống như một ngôi đền tương tự như chùa ở Đài Nam, Đài Loan được xây dựng năm 1644 “.
Gần như tất cả các ngôi chùa Trung Hoa tập trung tại các đường phố liền kề, tạo thành một phức hợp các đền chùa, tương tự như của các hội quán gia tộc, còn giữ lại giá trị lịch sử cổ, được chứng minh trong thiết kế phổ biến với hình dạng của các ký tự Trung Quốc như số Ba (Tam), hình dạng con dấu hoàng gia của Trung Quốc (chữ Ấn), hay còn được gọi là Tứ Hợp, trong đó có bốn ngôi nhà tạo ra một ký tự Trung Quốc trong hình dạng của một chữ “o”, hay là miệng (Khẩu), hoặc ký tự quốc gia (quốc), trong đó có một giếng trời (Thiên tĩnh), đại diện cho Trời, được sử dụng để lấy ánh sáng và ánh nắng mặt trời cho phòng trung tâm, và thổi khói hương ra.
Vì vậy, nếu so sánh với văn hóa các thành phố khác ở Trung Quốc, đền chùa ở Chợ Lớn càng thêm ấn tượng về kích thước, số lượng, chất lượng kiến trúc, phong cách mỹ thuật, cổ xưa, liên tục, và hỗ trợ ổn định của người Hoa.
Phần lớn các Hiệp hội gia tộc (Bang Hội) có không gian văn phòng (Hội Quán) đặt tại đền chùa cụ thể của họ (Chùa Hoa). Nói cách khác, hầu hết các ngôi chùa Trung Hoa được thành lập bởi các hiệp hội gia tộc của Trung Quốc và được quản lý bởi Hội đồng của các hiệp hội. Vì vậy, đền chùa Trung Hoa đóng vai trò đa dạng, không chỉ như các địa điểm tôn giáo, mà còn cho các hoạt động xã hội, văn hóa và tinh thần, và thậm chí để trao đổi kinh tế lẫn nhau.
3 – Tập quán, tín ngưỡng và lễ hội ở Chợ Lớn, một hỗn hợp các đặc tínhTrung hoa và Việt nam.