Quan điểm thiết kế đặt ra.

Một phần của tài liệu Đề cương Bảo tàng người Hoa chợ lớn (Trang 25)

II I Quan điểm.

2Quan điểm thiết kế đặt ra.

“Bảo tàng sống” - Bảo tàng không còn là nơi trưng bày những giá trị một chiều để khách tham quan xem ngắm, chúng phải là nơi, sự kết nối giữa khách tham quan và hiện vật được trực tiếp tương tác mạnh mẽ. Môi trường sắp đặt trong Bảo tàng phải tính luôn cả thành tố khách tham quan trong đó.

Với một mục tiêu cụ thể, khách tham quan chính là nhân tố cốt yếu để giữ các hiện vật được sống lại, không có những con người này, hiện vật chỉ mãi là những đồ vật lưu giữ giá trị.

Bào tàng sống đặt ra một không gian trưng bày được thiết kế để lồng ghép yếu tố khách tham quan vào cạnh hiện vật trưng bày, bối cảnh nền của hiện vật được tạo tác như một môi trường quay phim thực sự, các hiện vật và nhân vật phụ với kích thước con người làm cho khách tham quan cảm thấy gần gũi với hiện vật, không còn khoảng cách ngắm nhìn giữa hiện vật và người xem. Sự tương tác này chỉ đặc biệt xảy ra khi có sự tham gia của khách tham quan.

Mục tiêu chính của Bảo tàng sống nhắm đến không dừng lại ở việc gợi nhớ, vượt quá khuôn khổ hạn hẹp này, không gian trưng bày trong Bảo tàng sống đòi hỏi sự linh động, sự hiểu biết thực sự của khách tham quan, mọi sự tương tác đều góp phần làm cho hiện vật đươc sống lại, hơn hết là được lưu giữ như một trải nghiệm của khách tham quan đối với các hiện vật trong Bảo tàng sống.

Cùng với sự phát triển khoa học, cuộc cách mạng điện tử đang tác động mạnh đến các Bảo tàng làm cho nhiều loại khách tham quan thay đổi theo chiều hướng đa dạng hơn. Với thế hệ mới này, ngắm nhìn thôi là chưa đủ mà phải có sự tương tác. Loại hình thực tế ảo cung cấp cho một bối cảnh gây ấn tượng nghệ thuật và mang lại cho khách tham quan khả năng tương tác lớn hơn bất kì phương tiện nào trước đây.

Chương trình hoạt động của Bảo tàng đã trở nên quan trọng, vượt quá khuôn khổ trưng bày của nó. Bảo tàng có thể bao gồm những phòng trưng bày nhỏ cung cấp những hình ảnh nghệ thuật được vi tính hoá với phần lớn thông tin hiện vật, kể cả những hiện vật được trưng bày trong những Bảo tàng khác. Và các thiết bị điện tử linh hoạt tương tác là phương tiện không thể thiếu, giúp chúng ta chiêm ngưỡng nghệ thuật.

Việc sử dụng các trạm dữ liệu vi tính khắp nơi trong Bảo tàng giúp các bộ sưu tập, hiện vật thoát khỏi sự trưng bày thái quá, bởi vì đa số các hiện vật đều nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị hư hại.

Tuy nhiên, việc áp dụng trưng bày thông qua các màn hình tinh thể lòng đặt khắp mọi nơi mà thiếu hụt những vật phẩm trưng bày sẽ đem lại cho khách tham quan một cảm giác không ổn, nơi cần được tiếp xúc với những hiện vật xưa cũ sẽ bị đẩy tới ranh giới tiếp xúc công nghệ hiện đại máy móc quá nhiều, làm mất đi tính trang trọng, không gian gợi nhớ kỷ niệm của Bào tàng. Cho nên, công cuộc lồng ghép yếu tố mới vào Bảo tàng chỉ nên dừng ở một phạm vi nhất định, cốt yếu vẫn là các hiện vật, trưng bày với sự giúp đỡ tương tác của công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Đề cương Bảo tàng người Hoa chợ lớn (Trang 25)