1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Những hiểu biết về thể loại Bảo Tàng

8 3K 130

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

Có 3 loại Bảo tàng: Viện bảo tàng chuyên ngành: phụ thuộc vào đặc điểm của hiện vật: Khoa học tự nhiên, lịch sử, nghệ thuật, văn học... Viện bảo tàng khu vực hoặc quốc gia: thu thập, giữ gìn và bảo quản các tài liệu lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật, các sản phẩm công nông nghiệp. Viện bảo tàng tưởng niệm: lưu giữ các sự kiện lịch sử, các nhà hoạt động quốc gia, bác học, danh nhân,...

PHẦN 1 : NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI: I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TÀNG :I. Tình yêu cái đẹp của con người đã có từ thû ban sơ. Ngay từ khi còn sống trong hang động, họ đã bắt đầu “làm nghệ thuật”. Sự trân trọng cái đẹp của con người đã dẫn tới một ý thức sưu tầm, lưu giữ lại cái đẹp, những kinh nghiệm sống cho thế hệ sau. Đó chính là ý niệm ban đầu cho sự ra đời của một loại hình văn hoá : Bảo tàng. Xuất hiện từ thời cổ đại, các bảo tàng sơ khai chính là những đền miếu, cung điện, nơi chứa đồ cúng tế, thờ phụng mà điển hình là các pinacotheque trong quần thể Acropolis của Hy Lạp cổ đại. Các cơ sở có tính chất bảo tàng đầu tiên đều gắn liền với tính tôn giáo. Một trong những viện bảo tàng cổ đại nổi tiếng nhất là bảo tàng ở Alexandria- Ai Cập. Đó là những tập hợp ngẫu nhiên các pho tượng, bình lọ quý, tranh hội hoạ, điêu khắc… có liên quan đến thần thánh hay sự phát triển của nghệ thuật. Khi chiến tranh giữa các bộ tộc, các quốc gia nổ ra, các bộ sưu tập hội hoạ, điêu khắc này trở thành những chiến lợi phẩm. Và với sự phát triển theo thời gian, với đăïc quyền của giai cấp hữu sản, các vật phẩm trở thành các bộ sưu tập riêng của giới quý tộc và vua chúa. Lúc này, các bảo tàng tập trung trong những lâu đài riêng, có một bộ mặt riêng, độc đáo. Đến TK 16-18, bảo tàng không chỉ dành riêng cho nghệ thuật mà còn mở rộng phạm vi sưu tầm đến những đối tượng tự nhiên như mẫu động thực vật, khoáng sản, thiên văn,… Viện bảo tàng công cộng đầu tiên được mở cửa là bảo tàng Svinger ở Dresden – Đức năm 1727. Sau đó là một loạt các bảo tàng ra đời như Florencia – Ý, Lourve ở Pháp, đã trở thành một trong những bảo tàng phong phú nhất trên thế giới. II. PHÂN LOẠI BẢO TÀNG : Có 3 loại bảo tàng: - Viện bảo tàng chuyên ngành: phụ thuộc vào đặc điểm của hiện vật : Khoa học tự nhiên, lòch sử, nghệ thuật, văn học - Viện bảo tàng khu vực hoặc quốc gia : thu thập, giữ gìn và bảo quản các tài liệu lòch sử, các tác phẩm nghệ thuật, các sản phẩm công nông nghiệp - Viện bảo tàng tưởng niệm : lưu giữ các sự kiện lòch sử, các nhà hoạt động quốc gia, bác học, danh nhân III. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC BẢO TÀNG: 1.Điều kiện xã hội: - Yêu cầu của xã hội - Đặc tính truyền thống và nghệ thuật kiến trúc của đòa phương. - Các vật liệu, thiết bò tại chỗ. - Những yếu tố và phong tục, tập quán. - Hướng phát triển của đòa phương trong tương lai. 2.Điều kiện tự nhiên: - Yếu tố cảnh quan và môi trường. - Các điều kiện khí hậu, đòa hình, đòa chất… 3.Thể loại: Kiến trúc phụ thuộc vào nội dung trưng bày, các sưu tập hiện vật. Làm sao thể hiện được kiến trúc bên ngoài không tách rời với nội dung bên trong. 4.Vò trí quy hoạch: - Phải cân nhắc vò trí đòa lý nơi xây dựng, cũng như bố cục công trình để khai thác tối đa điều kiện chiếu sáng và thông thoáng. - Chọn vò trí xếp đặt bảo tàng trong toàn bộ kiến trúc thành phố có ý nghóa rất to lớn. - Tránh xa bến, bến xe, nhà máy, đường giao thông chính.Đặt trong khu công viên cây xanh, không gian rộng, thoáng. - Tổ chức khu đất sao cho chuẩn bò cho sự cảm thụ của khách tham quan, thấy được ý đồ, nội dung của bảo tàng. 5.Chức năng nghiên cứu khoa học và giáo dục: - Bảo quản tốt để tiến hành nghiên cứu tốt. - Tạo điều kiện di chuyển thuận lợi cho khách - Tránh cho hiện vật bò hư hại. - Thiết kế phòng dành cho công tác giáo dục quần chúng 6.Kỹ thuật hiện đại: Tận dụng tối đa ưu thế kỹ thuật hiện đại. 7.Triển vọng mở rộng và phát triển: Cần dự tính trước khả năng mở rộng của bảo tàng, khả năng liên tục trưng bày hiện vật mới. 8.Tính tư tưởng và nghệ thuật của bảo tàng: IV. XU HƯỚNG THIẾT KẾ BẢO TÀNG HIỆN ĐẠI : Ngày nay khi trình độ văn hoá và nhận thức con người ngày càng cao. Cùng với việc bảo quản trưng bày các tác phẩm nghệ thuật người ta còn có nhiều thể loại bảo tàng khác nhau. Và không chỉ trưng bày lưu giữ, người ta còn tổ chức những buổi nói chuyện về các chuyên đề, những thư viện nghiên cứu … Do vậy các viện bảo tàng ngày nay được xây dựng cho phép đáp ứng những yêu cầu về công năng nói trên một cách hợp lý hơn, với những phong cách khác nhau và không gian trưng bày sinh động và phong phú hơn. Bảo tàng không chỉ là trung tâm nghiên cứu văn hoá mà còn là nơi tập trung của cộng đồng xã hội, là nơi thưởng ngoạn, mang lại nguồn vui có tính giáo dục cho con người. Hoà cùng với sự phát triển đa dạng, phong phú của kiến trúc, bảo tàng ngày nay phát triển muôn màu, muôn vẻ. Nhưng tất cả hoà trộn trong một mục đích là làm sao tạo được sự thoải mái nhất và tăng cường tối đa sự chú ý của công chúng đối với Viện bảo tàng. • B ảo tàng Solomon Guggeiheim NewYork của KTS F rank Floyd Wright : - Là một công trình tiêu biểu cho một nền kiến trúc hữu cơ và nhân bản, là một trong những sáng tạo lớn nhất của kiến trúc TK XX, một mẫu mực quan trọng về mặt tổ chức không gian trưng bày hình xoắn ốc hạ thấp xuống dần và một dáng vẻ tạo hình thuần khiết hình côn đơn giản rất giàu sức biểu hiện. Ông không muốn rập khuôn và “chống lại khô cứng của những chiếc quan tài dựng ngược”.Ông giải thích cho những công trình của mình, đó là “một trò chơi gắn cái đẹp lên trên những cái đẹp có sẵn”. - Nội thất cách biệt với bên ngoài , được giải quyết bằng 1 cầu thang trượt lớn. - Dây chuyền tham quan : Bắt đầu tham quan từ trên cao xuống theo xoắn ốc. Cuối của dây chuyền tham quan là một khu vườn nghỉ ngơi và ngắm cảnh. • Bảo tàng Guggenheim Bilbao , Tây Ban Nha của KTS F.O.Gehry (Mỹ): - Về bố cục, viện bảo tàng này do nhiều khối mặt cong tạo nên, một sư tạo hình rất độc đáo, dùng mặt kim loại để phát quang lấp lánh mà tuần báo”Thời Đại “coi như đây là nơi có nhiều ý thơ làm rung động lòng người. Công trình xây dựng bên cạnh sông nước với chiếc cầu giao thông mà người dân thành phố đã xây dựng thành một tổ hợp hữu cơ. Bảo tàng được xây dựng với phong cách cá nhân độc đáo của ông đã trở thành viện bảo tàng có một không hai trên thế giới, mang tính biểu tượng rất cao theo trường phái kiến trúc Deconstruction. • Bảo tàng nghệ thuật High Museum ở Atlanta, Georgia của KTS Richard Meier : - Ông thừa nhận rằng ông chòu ảnh hưởng của bảo tàng Gugggenheim của KTS F.L. Wright. Tuy Wright đã tạo khuôn mẫu quý giá nhưng ông đã đặt ân tượng cá nhân của mình lên trên chức năng của bảo tàng , trong khi Richard Mier chỉ dùng những đường dốc thoải ở vò trí trung tâm và luôn luôn suy tính để có được nhữnh vò trí phù hợp trong sử dụng. Trong cuộc tranh luận giữa một bên có ý kiến cho rằng kiến trúc của một bảo tàng phải là một công trình mang tính sáng tạo nên chiếm ưu thế, và một bên khác có ý kiến cho rằng bảo tàng chỉ có chức năng làm nền cho nghệ thuật mà nó trưng bày thì High Museum của Meier đã là môt ví dụ không thể chối cãi là đặc quyền của kiến trúc là quan trọng nhất. - Bảo tàng đi theo xu hướng kiến trúc Hiện đại : sự lộn trái của kiến trúc. Tất cả mọi hoạt động bên trong của công trình luôn có thể được quan sát từ bên ngoài. Bảo tàng High Museum – Richard Meier V. CÁC BẢO TÀNG Ở VIỆT NAM : Dọc theo đất nước Việt Nam, mỗi đòa danh đều có một di sản văn hoá riêng của từng dân tộc. Có rất nhiều bảo tàng tồn tại suốt từ Bắc đến Nam nhưng đa số những bảo tàng chỉ nhằm mục đích giới thiệu một số nét văn hoá của các chứng tích chiến tranh để lại, quy mô công trình chưa đáp ứng được công tác bảo quản, cũng như phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu ngày nay. Hiện nay, một số bảo tàng được xây dựng nhằm khắc phục tình trạng trên ( bảo tàng dân tộc học…) tạo điều kiện tốt cho người xem và công tác bảo quản, gìn giữ và nghiên cứu quá khứ để lại ,với những nền văn hoá còn ẩn mình trong màn đêm.  Đề tài tốt nghiệp bảo tàng các ngành nghề truyền thống thuộc loại bảo tàng chuyên ngành, phụ thuộc chủ yếu vào hiện vật trưng bày, chính là những sản phẩm văn hoá vật thể và công nghệ của từng ngành nghề. Mỗi ngành nghề sẽ có một không gian trưng bày riêng cho mình, vì vậy kích thước, ánh sáng, bố cục của không gian trưng bày sẽ tuỳ theo từng ngành nghề mà có sự khác nhau riêng biệt. VI. KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY TRONG BẢO TÀNG : Với quan niệm mới về không gian bảo tàng là một không gian hợp nhất của 3 yếu tố : không gian kiến trúc - con người - hiện vật , khi xem xét mối quan hệ giữa con người với không gian và con người với hiện vật nhằm mục đích tạo ra hiệu quả truyền đạt cao nhất . Ba không gian trong bảo tàng được đề xuất là: a) Không gian kín: trưng bày hiện vật. b) Không gian chuyển tiếp: trưng bày + thư giãn + giao lưu. c) Không gian mở: trưng bày ngoài trời + thư giãn. MỐI QUAN HỆ VỀ KHÔNG GIAN : VII. SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG VÀ DÂY CHUYỀN SỬ DỤNG : 1. Phân khu chức năng : 2. Sơ đồ dây chuyền chức năng : LỐI VÀO PHỤC VỤ TRƯNG BÀY KHO BẢO QUẢN TRƯNG BÀY TẠM THỜI TRƯNG BÀY SẢNH DỊCH VỤ CÔNG CỘNG PHỤC VỤ - NHÂN VIÊN GIÁO DỤC NGHIÊN CỨU VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÂN VIÊN LỐI VÀO THAM QUAN BẢN THÂN HIỆN VẬT BỐ CỤC HIỆN VẬT ÁNH SÁNG KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY CẢM THỤ CỦA NGƯỜI XEM BẢN THÂN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NỘI THẤT TRƯNG BÀY Tuỳ theo từng bảo tàng cụ thể mà dây chuyền sử dụng trong bảo tàng sẽ thay đổi và chi tiết hơn.  Bảo tàng các ngành nghề truyền thống sẽ chia khu trưng bày cố đònh làm nhiều khu trưng bày riêng( dự tính là 6 khu trưng bày cho 6 ngành nghề ). Các không gian này sẽ được bố trí liên hoàn, tạo điều kiện cho người xem di chuyển tự do, tham quan không bắt buộc. Đặc biệt quan tâm đến dây chuyền tham quan theo dây chuyền quá trình sản xuất ra các sản phẩm thủ công của nghệ nhân. NHÂN VIÊN SẢNH PHỤ QUẢN LÝ - HÀNH CHÍNH NGHIÊN CỨU PHỤC CHẾ PHÂN LOẠI NHẬP VẬT PHẨM THƯ VIỆN PHÒNG HỌP TRƯNG BÀY ĐỊNH KỲ KHO KỸ THUẬT SẢNH KHÁNH TIẾT PHÒNG KHÁNH TIẾT TRƯNG BÀY CỐ ĐỊNH GỬI ĐỒ T.TIN CHỦ ĐỀ NGHỈ & G.KHÁT WC TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI CHỦ ĐỀ PHẦN 7 : GIỚI THIỆU TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. TUYỂN TẬP TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM – tập I, IV năm 1997 2. BẢO TÀNG HỌC VÀ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TRƯNG BÀY Lưu hành nội bộ – Đại Học Kiến trúc TPHCM 3. KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG – Tập 1 Nguyễn Việt Châu - Nguyễn Hồng Thục 4. GA MUSEUM 01 – Yukio Futagawa 5. GA DOCUMENT CÁC SỐ 6. MUSEUM BUILDERS – James Steele 7. MUSEUM & GALLERY – CA 15, WA 20 8. ART MUSEUMS INTO THE 21 ST CENTURY – Gehard Mack. 9. MUSEUM ARCHITECT - Justen Henderson - 1998 10. ARCHITECTURAL GRAPHIC STANDARDS – Ramsey /Sleeper The American institude of architects – Edition 9 11. NEUFERT – NHỮNG DỮ LIỆU CỦA KIẾN TRÚC SƯ Nhà xuất bản Khoa Hoc và Kỹ thuật – 1998 12. TẠP CHÍ KIẾN TRÚC. 13. CÁC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC BẢO TÀNG . ốc. Cuối của dây chuyền tham quan là một khu vườn nghỉ ngơi và ngắm cảnh. • Bảo tàng Guggenheim Bilbao , Tây Ban Nha của KTS F.O.Gehry (Mỹ): - Về bố cục, viện bảo tàng này do nhiều khối mặt cong

Ngày đăng: 22/05/2015, 07:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w