1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương 7 đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp

16 523 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 170 KB

Nội dung

Xác định các yếu tố sử dụng trong thẩm định tài chính dự án Khi tiến hành thẩm định tài chính một dự án đầu tư dài hạn, trước hết chúng ta cần xác định: 1 dòng tiền tương lai mà dự án s

Trang 1

Chương VII

Đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp

Trang 2

Đầu tư dài hạn là đầu tư vào những dự án

có tuổi đời trên 1 năm (vd mua dây chuyền, máy móc, …) Đây là hoạt động quan trọng, quyết

định sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn Quyết định đầu tư dài hạn đúng đắn giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị của mình, ngược lại quyết định đầu tư dài hạn sai lầm có thể

khiến doanh nghiệp bị thất thoát vốn, (giảm hiệu

quả sử dụng vốn)

Trang 3

Nội dung chính của Chương VII

 Xác định các yếu tố sử dụng trong thẩm định tài chính dự án

 Thẩm định tài chính dự án

Trang 4

7.1 Xác định các yếu tố sử dụng

trong thẩm định tài chính dự án

Khi tiến hành thẩm định tài chính một dự án đầu tư dài hạn, trước hết chúng ta cần xác định:

(1) dòng tiền tương lai mà dự án sinh ra (2) tỷ lệ chiết khấu

Trang 5

7.1.1 Dòng tiền tương lai của dự án

Một dự án đầu tư dài hạn có vòng đời nhiều năm Dòng tiền tương lai (CF) trong mỗi năm thuộc vòng đời của dự án mà chúng ta cần xác định ở đây

chính là dòng tiền sau thuế mà dự án sinh ra trong mỗi năm đó Dòng tiền sau thuế này còn được gọi

là thu nhập ròng trong mỗi năm của dự án

Trang 6

7.1.2 Xác định tỷ lệ chiết khấu

Tỷ lệ chiết khấu, bản chất, là tỷ lệ sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư kỳ vọng đạt được từ dự án, được sử

dụng để quy đổi giá trị dòng tiền về thời điểm hiện tại

Do đó, theo nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận,

tỷ lệ chiết khấu phản ảnh phần lợi nhuận thích hợp

bù đắp rủi ro của dự án

 WACC thường được dùng làm tỷ lệ chiết khấu của các dự án với giả định dự án có mức độ rủi ro bằng với mức độ rủi ro bình quân của doanh nghiệp

Trang 7

7.2.Các phương pháp thẩm định tài chính dự án

 Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV)

 Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)

 Chỉ số doanh lợi (PI)

 Thời gian hoàn vốn (PP)

Trang 8

7.2.1 Phương pháp Giá trị hiện tại

ròng

Net Present Value (NPV) của một dự án phản ánh chênh lệch giữa số tiền thu được và số tiền đầu tư vào dự án, tuy nhiên, các dòng tiền xuất hiện tại các thời điểm khác nhau nên trước tiên cần quy đổi về cùng một thời điểm là hiện tại, sau đó mới xác định phần chênh lệch

Nói cách khác, NPV là giá trị ròng mà dự án đem lại cho Doanh nghiệp trong suốt vòng đời họat động

Trang 9

7.2.1 Phương pháp Giá trị hiện tại ròng

Trang 10

7.2.1 Phương pháp Giá trị hiện tại

ròng

Căn cứ vào NPV, ta sẽ lựa chọn các dự án đầu tư như sau:

 Trường hợp các dự án đầu tư độc lập với nhau: Chọn những

dự án có NPV > 0, loại bỏ những dự án có NPV <0 Đối với những dự án có NPV = 0 thì việc chấp nhận hay loại bỏ dự

án phụ thuộc quan điểm và kỳ vọng của nhà đầu tư

 Trường hợp các dự án đầu tư loại trừ nhau, tức là chấp nhận

dự án này thì phải loại bỏ dự án khác: Chọn dự án có NPV

dương cao nhất, hoặc có thể chọn những dự án có NPV

dương cao nhất sao cho tổng vốn bỏ ra cho các dự án này

không vượt quá ngân sách đầu tư cho phép.

Trang 11

7.2.1 Phương pháp Giá trị hiện tại

ròng

 Ưu điểm:

- Có tính đến giá trị thời gian của tiền.

- Cho biết cụ thể dự án làm gia tăng giá trị doanh nghiệp bao nhiêu

 Nhược điểm:

- Khó áp dụng trong trường hợp so sánh các dự án loại trừ

nhau không đồng nhất về mặt thời gian và số vốn đầu tư.

 Mặc dù có những nhược điểm nhất định, phương pháp

NPV vẫn được xem là phương pháp ưu việt nhất, so với những phương pháp thẩm định tài chính dự án khác được nêu dưới đây.

Trang 12

7.2.2 Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn

nội bộ (IRR)

IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV của dự án = 0

Trang 13

7.2.2 Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn

nội bộ (IRR)

Nguyên tắc lựa chọn:

Sau khi đã tính được IRR của dự án, ta tiến hành

lựa chọn dự án dựa vào chỉ số IRR như sau:

Trường hợp dự án độc lập:

IRR > r : Chấp nhận dự án (r là tỷ suất mong đợi của nhà đầu tư)

IRR < r : Loại bỏ dự án

Trường hợp dự án loại trừ lẫn nhau: Chọn dự án

nào có IRR lớn nhất miễn là IRR của dự án đó lớn

hơn r.

Trang 14

7.2.2 Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn

nội bộ (IRR)

 Ưu điểm:

Quá trình tính toán IRR không đòi hỏi phải xác định tỷ lệ chiết

khấu (Tuy nhiên ở khâu tiếp theo của quá trình thẩm định dự án thì vẫn phải so sánh IRR với tỷ lệ chiết khấu để đưa ra quyết định đầu tư).

 Nhược điểm:

- Không tính đến quy mô dự án Hai dự án có quy mô khác nhau

có thể có cùng chỉ số IRR (cho vd 2 dự án có dòng tiền qua các năm tỷ lệ với nhau)

- Trong một số trường hợp đặc biệt là trường hợp dòng tiền xen

kẽ có thể xuất hiện nhiều hơn 1 nghiệm IRR, gọi là IRR đa trị Khi

đó nhà đầu tư rất khó quyết định là nên theo giá trị IRR nào để so sánh với các dự án khác và ra quyết định lựa chọn cuối cùng

Trang 15

7.2.3 Phương pháp chỉ số doanh lợi (PI)

PI = PV / P

Trong đó:

P: Vốn đầu tư ban đầu

PV: Thu nhập ròng hiện tại PV ở đây thực chất chính là giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai của dự án.

Nguyên tắc lựa chọn:

Trường hợp dự án độc lập với nhau:

Nếu PI > 1: Chấp nhận dự án Nếu PI < 1: Bác bỏ dự án

Nếu PI = 1: Tùy quan điểm nhà đầu tư

Trang 16

7.2.4 Phương pháp thời gian hoàn

vốn (PP)

 Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu vào dự án đó.

 Cách tính: Tính giá trị dồn tích của vốn

đầu tư ban đầu với các dòng tiền tương lai của dự án lần lượt qua các năm (không có chiết khấu) cho đến khi thấy giá trị dồn

tích này = 0 thì dừng lại

Ngày đăng: 30/05/2015, 17:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w