Thực trạng hoạt động môi giới từ xa tại Việt nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động giao dịch từ xa thông qua nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán VNDIRECT (Trang 30)

Phát triển nhanh, nóng, thậm chí như vũ bảo là những gì người ta thường nói về TTCK trong hai năm vừa qua. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có rất nhiều CTCK ra đời, nhanh chóng kết nối và sẵn sàng phục vụ hàng trăm nghìn khách hàng ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên sự phát triển này cũng đặt ra một câu hỏi: Liệu sự phát triển của cơ sở hạ tầng mà ở đây là hệ thống

Hội đồng quản trị

Ban pháp lý Ban giám đốc Ban nhân sự Khối tư vấn tài chính

doanh nghiệp Khối dịch vụ đầu tư Khối thị trường vốn Khối công nghệ thông tin

CNTT đã theo kịp với sự phát triển của thị trường? Vấn đề công nghệ vốn được xem có tính quyết định đối với công ty chứng khoán, nhất là các công ty mới được thành lập.

Chính hệ thống CNTT đã cho phép các nhà đầu tư hoàn toàn có thể ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào đều có được những thông tin về thị trường chứng khoán mà không cần phải ôm “sàn” như trước đây. Được trang bị một cách khá đồng bộ, hệ thống CNTT giúp các nhà đầu tư chỉ cần có một máy tính kết nối Internet hay điện thoại di động là hoàn toàn có thể giao dịch trực tiếp với công ty chứng khoán, nắm bắt được các thông tin thị trường thậm chí được tư vấn cả loại cổ phiếu nên mua, nên bán qua những thao tác đăng nhập hết sức đơn giản.

Theo các chuyên gia, hạ tầng công nghệ thông tin của đa số công ty chứng khoán hiện nay không đồng bộ và còn nhiều yếu kém. Khoảng 40 công ty chứng khoán đang sử dụng phần mềm của công ty hệ thống thông tin FPT và theo đánh giá của nhiều công ty, chương trình này vấn chưa hoàn thiện. Phần mềm của FPT đã được chỉnh sửa nhiều lần nhưng sẽ khó mở rộng những dịch vụ mới khi thị trường phát triển nhiều hơn.

Qua thực tiễn sử dụng, nhiều phần mềm trong nước không đáp ứng được các yêu cầu mới khi HOSE tiến hành nâng cấp hệ thống giao dịch, nhưng lại phù hợp với khả năng tài chính của công ty. Vấn đề đặt ra đối với các công ty chứng khoán hiện nay là mua phần mềm như thế nào, nội hay ngoại để tích hợp được với hệ thống của SGD và tới đây là TTGDCK Hà nội. Tuy nhiên, ngay cả khi mua được công nghệ của nước ngoài thì vấn đề chỉnh sửa phần mềm lại hết sức khó khăn. Trong khi đó, để có một đội ngũ công nghệ thông tin chuyên nghiệp lại càng khó khăn hơn trong bối cảnh bùng nổ các CTCK, cạnh tranh nhân lực gay gắt.

Hiểu được tâm lý của các nhà đầu tư luôn muốn biết số tiền đầu tư của mình đang ở giai đoạn nào, hệ thống này liên tục liên hệ với khách hàng qua email, qua tin nhắn SMS để thông báo những kết quả giao dịch hàng ngày.

Khách hàng có thể theo dõi được tiến trình đặt lệnh một cách tức

thời, một cách chính xác. Những bản báo cáo về tài khoản, thông tin khớp lệnh của khách hàng có thể nhận bất cứ lúc nào, có thể in ra, có thể đọc, có thể lưu trữ.

So với những năm 2000, có thể dễ dàng nhận ra những ứng dụng CNTT tại các công ty chứng khoán- nơi được coi là mắt xích đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của TTCK đã có những bước tiến vượt bậc. Từ chỗ phát triển nhỏ lẻ ở từng khâu nghiệp vụ, các công ty chứng khoán đã mạnh dạn từ bỏ những giải pháp cũ đã không phù hợp với các nhu cầu kinh doanh mới, để ứng dụng một cách tổng thể những giải pháp mang tính toàn cầu, lâu dài và có khả năng đáp ứng được nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới.

Những kết quả từ giao dịch trực tuyến công bố gần đây hẳn sẽ khiến những thành viên ngoài cuộc phải sốt ruột, trên 80% lệnh của nhà đầu tư được đặt qua kênh trực tuyến, lượng tài khoản lập mới nhờ dịch vụ này tăng mạnh, nhầm lẫn, khiếu nại liên quan đến khâu nhập lệnh tại quầy giảm hẳn….

Còn nhớ, nếu từ năm 2003-2006 chỉ có Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (VCBS) thực hiện giao dịch trực tuyến cho nhà đầu tư (với trên 60% số tài khoản sử dụng) thì đến năm 2007 đã có thêm nhiều công ty triển khai dịch vụ này: APEC (20 đến 30% tài khoản sử dụng), ÂU LẠC mới cung cấp trong 40 ngày đầu tiên đã được 500/3000 tài khoản sử dụng. GIA QUYỀN vừa thành lập vào 01/08 nhưng hướng đi là chọn giao dịch trực tuyến làm dịch vụ chính, phòng giao dịch phục vụ nhà đầu tư tại công ty được trang bị bằng toàn bộ máy tính màn hình LCD, Công ty chứng khoán FPT (FPTS), mặc dù mới đi vào hoạt động tháng 10 năm 07 nhưng đến cuối tháng 11, đã có được gần 4000 tài khoản được mở. Lực hút chính ở đây chính là

công ty này có dịch vụ giao dịch trực tuyến, 70% nhà đầu tư tại đây đang sử dụng kênh giao dịch này.

Chứng khoán Tân Việt (TVSI), hiện tại cũng đã có trên 4000 tài khoản được mở. Lượng tài khoản mở đã tăng đột biến từ khi công ty đưa gói sản phẩm giao dịch trực tuyến iTrade ra thị trường (Tháng 7/07), chỉ sau 2 tháng, số tài khoản thành lập mới đã tăng thêm 2000. Những tháng cuối năm 07, bình quân mỗi tuần TVSI nhận được 270 hồ sơ lập tài khoản mới. Một con số gây nhiều chú ý: 95% tổng lệnh của công ty này hiện đến từ kênh giao dịch trực tuyến. Đại diện TVSI cho biết, sản phẩm giao dịch trực tuyến iTrade Pro (hạng thương gia, hiện đại và nhiều tính năng nhất hiện nay), có thời điểm thu hút trên 40 tỷ đồng giao dịch/phiên

2.2.2.Thực trạng hoạt động môi giới từ xa tại VnDirect

Không phải bất cứ công ty chứng khoán nào cũng sẵn sàng chi ra một số tiền lớn để đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là công ty chứng khoán mới ra đời, quy mô còn nhỏ hoặc lợi nhuận chưa nhiều.

Theo một chuyên gia chứng khoán, nước ngoài đã có kinh nghiệm về TTCK nên chương trình phần mềm của họ có nhiều dịch vụ mới mà trong tương lai Việt Nam cũng phải thực hiện. Theo ý kiến của Ông Huỳnh Minh Vũ, Giám độc khối công nghệ thông tin của VNDS: “Tiền không phải là quyết định”. Mặc dù có nhiều công ty chứng khoán mạnh về tài chính có thể “bê” nguyên phần mềm đã được sản xuất ở nước ngoài, có trị giá vài triệu USD về sử dụng tại Việt Nam. Ưu điểm của hệ thống này là có thể sử dụng được ngay nhưng mỗi khi cần chỉnh sửa cho phù hợp với hệ thống của HOSE hoặc HASTC lại rất khó. Lúc đó, lại phải nhờ các chuyên gia của chính hãng sang để can thiệp, không chỉ tốn kém về tiền bạc, mà tính hiệu quả cũng không cao.

Trên thực tế, VNDS đã hướng đến một công nghệ trực tuyến theo cách đi riêng. Không chỉ giao dịch không sàn khi được UBCK, SGD và TTGDCK

cho phép, khách hàng của Vndirect có thể giao dịch trực tuyến qua Internet. Lệnh mua hoặc lệnh bán của nhà đầu tư có thể truyền thẳng đến Sở, TTGD mà không phải qua khâu trung gian là công ty chứng khoán.

2.2.2.1. Quy trình giao dịch từ xa

Hợp đồng giao dịch trực tuyến giữa khách hàng và công ty:

Khách hàng có thể đến trực tiếp công ty đăng ký hoặc đăng kí trên website online

Khi thực hiện giao dịch trực tuyến, nhà đầu tư có thể sử dụng phiếu lệnh điện tử, trong đó phiếu lệnh điện tử phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo Nghị định 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Giải thích các thuật ngữ:  Khách hàng trực tuyến:

Là khách hàng đã ký kết Hợp đồng mở tài khoản với Công ty, đã thực hiện thành công đăng ký giao dịch trực tuyến và được cấp những thông tin cần thiết để giao dịch trực tuyến, bao gồm: Tài khoản giao dịch trực tuyến, mật khẩu truy cập lần đầu và Thẻ bảo mật VTOS cùng với Hướng dẫn giao dịch trực tuyến

Giao dịch trực tuyến:

Là việc thực hiện các yêu cầu giao dịch của khách hàng( bao gồm Đặt lệnh trực tuyến, Theo dõi danh mục đầu tư theo giá thị trường, Tra cứu chi tiết kết quả khớp lệnh và Tra cứu lịch sử giao dịch) thông qua việc tương tác trực tiếp với hệ thống của Công ty chứng khoán Vn Direct trên website www.vndirect.com.vn

Là dịch vụ mà CTCK VnDirect cung cấp cho khách hàng với các tiện ích để thực hiện Giao dịch trực tuyến

Điều kiện để cung cấp Dịch vụ giao dịch trực tuyến:

Dịch vụ giao dịch trực tuyến chỉ được cung cấp cho Khách hàng trực tuyến. Việc cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến và thực hiện giao dịch trực tuyến được ràng buộc bởi các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng mở tài khoản và các cam kết liên quan mà khách hàng đã ký kết với Công ty.

Các chứng khoán được phép giao dịch trực tuyến là các chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán và các chứng khoán của công ty đại chúng được giao dịch tại những đầu mối này.

Uỷ quyền giao dịch:

Khách hàng được uỷ quyền giao dịch cho người thứ ba. Hệ thống của Công ty sẽ hiểu đó là giao dịch của Khách hàng trực tuyến hoặc người được Khách hàng uỷ quyền hợp pháp khi người thực hiện giao dịch đã cung cấp cho hệ thống đầy đủ các hệ thống nhận dạng mà hệ thống yêu cầu, bao gồm Tên tài khoản giao dịch trực tuyến, Mật khẩu truy cập và Mã số thẻ bảo mật VTOS phù hợp với đăng ký trong hệ thống

Vì lợi ích của Khách hàng, Công ty khuyến nghị Khách hàng trực tuyến:

- Không cho mượn, sao, chụp, chép lại các mã số trên Thẻ bảo mật VTOS dưới bất kỳ hình thức nào.

- Không cung cấp Mật khẩu truy cập cho người khác

- Hạn chế uỷ quyền giao dịch. Việc uỷ quyền giao dịch chỉ nên thực hiện trong trường hợp Khách hàng thấy thực sự cần thiết và chỉ uỷ quyền cho người thực sự đáng tin cậy.

Khách hàng sẽ được thực hiện giao dịch sau khi đã truy nhập thành công vào Tài khoản giao dịch trực tuyến. Mọi yêu cầu giao dịch của quý khách sẽ được chuyển thẳng vào hệ thống của công ty.

Thông tin cần bảo mật:

Mật khẩu truy nhập: Khách hàng được yêu cầu thay đổi mật khẩu ngay lần giao dịch đầu tiên và sau mỗi tháng thực hiện giao dịch. Ngay sau lần đổi mật khẩu đầu tiên, chỉ có hệ thống của công ty nhận biết được mật khẩu truy nhập của khách hàng và khách hàng là người duy nhất biết mật khẩu truy cập của mình. Không một nhân viên nào của công ty biết được mật khẩu giao dịch của khách hàng, đồng thời khách hàng phải có trách nhiệm bảo vệ thông tin mật này, tránh tình trạng bị lộ, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Thẻ bảo mật VTOS:

Vịêc sử dụng Thẻ bảo mật này là bước thứ hai trong quy trình bảo mật của hệ thống. Mỗi thẻ bảo mật VTOS phát cho khách hàng chứa đựng những đặc điểm nhận dạng riêng và duy nhất tương thích với tài khoản sử dụng dịch vụ trực tuyến đã đăng ký với công ty. Chỉ có người giữ Thẻ bảo mật VTOS biết được cách thức thể hiện các mã số trên thẻ này.

Tra cứu ma trận số trên thẻ VTOS để nhập chính xác ba ô số ngẫu nhiên mà hệ thống yêu cầu:

Hợp đồng giao dịch qua điện thoại giữa khách hàng và công ty

- Khách hàng đăng kí giao dịch qua điện thoại khi mở tài khoản

- Có tiền kí quỹ theo quy định của VNDS

Điều kiện nhận lệnh:

+) KH gọi từ số điện thoại đã đăng kí với công ty khi mở tài khoản +) KH đọc đúng số mật khẩu giao dịch

Với chiến lược đầu tư vào chiều sâu vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũ dịch vụ khách hàng có kiến thức sâu rộng về thị trường và nhu cầu của các nhà đầu tư, VnDirect hiện là một trong những công ty duy nhất cung cấp giải pháp giao dịch từ xa toàn diện cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước từ bước mở tài khoản, chuyển tiền thanh toán, cho đến đặt lệnh và tra cứu kết quả khớp lệnh. Trên 85% tổng lượng giao dịch khách hàng thông qua dịch vụ từ xa trong đó có giao dịch trực tuyến VNDirect Online đã khẳng định được tính ưu việt và tính tiện ích của các công cụ tra cứu thông tin đầu tư của sản phẩm

Hệ thống giao dịch từ xa của công ty thông qua các kênh:

*Giao dịch trực tuyến với dịch vụ VNDirect Online tại trang web www.vndirect.com.vn

* Giao dịch qua điện thoại từ mọi nơi trên cả nước: 1900-54-54-09 hoặc 84-4-9725060

Mạng lưới chi nhánh và đại lý nhận lệnh giao dịch của VnDirect hiện có mặt trên tất cả các tỉnh thành lớn của cả nước như: Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Nam Định; Hải Phòng; Ninh Bình; Nghệ An; Quảng Ninh; Đà Nẵng; Vũng Tàu; Cần Thơ; Nha Trang…

• Sàn giao dịch VnDirect 100 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

• Sàn giao dịch VnDirect, 51-53 Bến Chương Dương, Quận 1 TPHCM

• Đại lý nhận lệnh tại Nam Định,Hải Phòng, Đà Nẵng…..

2.2.2.2. Quy trình đặt lệnh qua giao dịch từ xa:

Bước 1: Gọi điện thoại đến số máy quy định của công ty cung cấp dịch vụ

Bước 2: Khách hàng đọc rõ ( Số TK giao dịch, mật khẩu, họ tên)

Bước 3: Khách hàng đọc lệnh: “Loại giao dịch Mua/ Bán/ Huỷ, mã chứng khoán, số lượng và giá đặt”

Bước 4: Khách hàng sẽ được thông báo kết quả khớp lệnh bằng tin nhắn qua điện thoại di động hoặc gọi điện đến công ty để kiểm tra thông tin khớp lệnh. Điều kiện:

- KH phải đảm bảo số dư tiền gửi tại Ngân hàng liên kết và số dư chứng khoán trong tài khoản giao dịch

- Toàn bộ thông tin đặt lệnh qua điện thoại sẽ được ghi âm (lưu giữ) - Thông tin đọc lệnh có thể được hệ thống tự động nhận dạng và tiến hành tự động thực hiện lệnh hoặc được nhân viên xác nhận. Và có ghi âm để giải quyết những tình huống khiếu nại của khách hàng.

 Khách hàng đặt lệnh giao dịch chứng khoán qua Internet Bước 1: Truy cập địa chỉ Website của công ty cung cấp dịch vụ chỉ định trên

mạng.

Bước 2: Nhập số tài khoản và mật khẩu vào ô nhập dữ liệu “Số tài khoản” và “ mật khẩu”

Bước 3: Nhập vào những kí tự đặc biệt đang hiển thị bên dưới

Bước 4: Nhấn chọn nút ‘Đăng nhập” để đăng nhập vào hệ thống

Từ 14/5, Công ty chứng khoán VnDirect chính thức triển khai chương trình” Khởi động cùng VnDirect Online’ cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến. Khách hàng có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán trên cả hai sàn Hà Nội, TP HCM và tra cứu kết quả khớp lệnh tức thì trên màn hình.

Theo bà Nguyễn Ngọc Thanh, Tổng giám đốc VNDS, công ty đã giành rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu các sản phẩm giao dịch trực tuyến hiện đang cung cấp trên thị trường và của các công ty hàng đầu thế giới

để thiết kế nên VNDirect Online. Đây không chỉ thuần túy là giao diện đặt lệnh trực tuyến mà khách hàng nhìn thấy. Đằng sau nó là một hệ thống được xây dựng trên nền tảng công nghệ bảo mật tiên tiến và một quy trình nghiệp vụ khoa học, chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ xử lý lệnh nhanh và tính minh bạch cho nhà đầu tư. Trước tiên, dịch vụ VnDirect là dịch vụ giao dịch chứng khoán tương tác trực tiếp với hệ thống giao dịch và không cần nhân viên môi giới. Sau khi đặt lệnh trực tuyến mua bán chứng khoán tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội, khách hàng có thể trực tiếp kiểm tra kết quả khớp lệnh qua mạng khi kết quả đã sẵn sàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động giao dịch từ xa thông qua nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán VNDIRECT (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w