1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Âm nhạc lớp 3 VNEN

8 5,2K 52

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 79 KB

Nội dung

- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ cảnh các em HS cắp sách tới trường Giống trang 12 trong tập bài hát lớp 3 - Chép lời ca lên bảng thành 8 dòng, tương đương 8 câu hát.. Tập hát từng câu:

Trang 1

Tuần 10

Ngày dạy:

Học Hát Bài: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT

(Nhạc Và Lời: Mộng Lân)

I Mục tiêu

-Biết hát theo giai điệu và lời ca Biết gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu lời

ca

II Tài liêu và phương tiện

- Nhạc cụ quen dùng

- Đàn và hát thuần thục bài Lớp chúng ta đoàn kết

- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ cảnh các em HS cắp sách tới trường ( Giống trang 12 trong tập bài hát lớp 3)

- Chép lời ca lên bảng thành 8 dòng, tương đương 8 câu hát

III Tiến trình

Hoạt động khởi động.

Giới thiệu về bài hát:

Hoạt động cơ bản

1 Nghe bài hát:

HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do giáo viên trình bày

2 Đọc lời ca:cá nhân

Bài hát có hai lời, HS đọc lời ca

3 Đọc lời theo tiết tấu:

GV gõ hình tiết tấu mẫu khoảng 2- 3 lần câu 1,3,5,7

GV chỉ định một vài HS gõ lại tiết tấu

HS tập đọc lời và kết hợp gõ tiết tấu lời ca theo cặp

Với câu 2 - 4 - 6 - 8, GV vừa gõ tiết tấu vừa hướng dẫn HS đọc lời theo

4 Luyện thanh: 1- 2 phút

5 Tập hát từng câu:

GV hát mẫu một câu, sau đó đàn giai điệu câu này 2 - 3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo

Khi tập xong hai câu GV cho hát nối hai câu với nhau

GV chỉ định 1- 2 HS hát lại hai câu này

Tiến hành dạy những câu còn lại theo cách tương tự Hai câu 7 - 8 là câu hát khó GV cần hát mẫu kĩ hơn để HS hát đúng cao độ

HS hát cả bài hai lần

Hoạt động thực hành.

Trình bày hoàn chỉnh bài hát theo nhóm, cá nhân

Hoạt động ứng dụng.

HS về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát cho người thân nghe

-Tuần 11

Ngày dạy:

Trang 2

Ôn Tập Bài Hát: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT

I Mục tiêu

-Biết hát theo gia điệu và đúng lời cavà kết hợp với vận động phụ hoạ

-Tập biểu diễn

- Kết hợp với các hoạt động

II Tài liệu và phương tiện

- Nhạc cụ quen dùng

- Đàn và hát thuần thục bài Lớp chúng ta đoàn kết

- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ cảnh các em HS chơi đùa trong sân trường

- Một vài động tác minh hoạ cho bài hát

III Tiên trình

Hoạt động khởi động.

Giới thiệu về bài hát:

Hoạt động thực hành

1.Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết

HS hát Yêu cầu HS thể hiện sắc thái khoẻ mạnh, vui tươi, hát với sự sôi nổi nhiệt tình

- Ôn tập cách hát lĩnh xướng: Một HS hát từ câu 1- 4, cả lớp hát 4 câu tiếp theo

- Ôn tập cách hát nối tiếp: Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài

- Ôn tập cách hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, mỗi bên hát một câu đối đáp đến hết bài

2 Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.

Lần thứ nhất, cả lớp cùng thực hiện

Lần thứ hai, Chia lớp học thành hai nửa, mỗi bên thực hiện theo cách hát đối đáp

Lần thứ ba, chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ thực hiện theo cách hát nối tiếp

3 Trình bày bài hát kết hợp vận động

- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một vài động tác đã chuẩn bị

- GV chỉ định một vài nhóm lên trình bày trước lớp

Hoạt động ứng dụng

Biểu diễn bài hát cho người thân nghe

****************************************

Trang 3

Tuần 12

Ngày dạy:

Học Hát Bài: CON CHIM NON (Dân ca Pháp)

I Mục tiêu

-Biết hát theo giai điệu và lời ca Biết đây là bài hát dân ca của nước Pháp

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát

II Tài liệu và phương tiện

- Nhạc cụ quen dùng

- Đàn và hát thuần thục bài Con chim non

- Hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp 3:

III Tiến trình

Khởi động: Trò chơi

1 giới thiệu bài hát:

Bài hát Con chim non là bài dân ca Pháp có nét nhạc uyển chuyển, mềm mại Bài hát miêu tả tiếng chim hót say sưa và thiết tha trong buổi sáng Tiếng chim yêu đời nhắn nhủ chúng ta biết yêu quý cuộc sống, biết bảo vệ các loài vật

Hoạt động cơ bản.

1 Nghe bài hát:

HS nghe bài hát nghe băng đĩa hoặc do GV T/ bày

2 Đọc lời ca:

HS đọc lời ca trên bảng

GV gõ hình tiết tấu làm mẫu khoảng 2 - 3 lần

GV chỉ định một vài HS gõ lại tiết tấu

HS tập đọc lời và kết hợp gõ tiết tấu lời ca HS đọc lời theo tiết tấu lời ca

3 Luyện thanh: 1- 2 phút

4 Tập hát từng câu:

GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo

Tập tương tự với các câu tiếp theo

Khi tập xong 4 câu , cho hát nối với nhau

GV nhắc HS lấy hơi trước khi hát từng câu

GV chỉ định 1 –2 HS hát lại bốn câu này

Tiến hành dạy bốn câu còn lại theo cách tương tự

5 Hát đầy đủ cả bài.

- Hát cả bài hai lần, vừa hát vừa gõ phách, sau đó mỗi tổ trình bày một lần

- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3: GV hướng dẫn

- Hát kết hợp vận động theo nhịp 3: GV hướng dẫn

Hoạt động thực hành (Nhóm)

Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh

Hoạt động ứng dụng.

Biểu diễn bài hát cho người thân nghe

-Tuần 13

Trang 4

Ngày dạy:

Ôn Tập Bài Hát: CON CHIM NON

I Mục tiêu

- Biết hát đúng giai điệu và lời ca

- Biết hát kết hợp vận động theo nhịp 3/4

II Tài liệu và phương tiện

- Đàn và hát thuần thục bài: Con chim non

- Hướng dẫn HS vỗ tay theo nhịp 3

III Tiến trình.

Khởi động: Trò chơi

Hoạt động thực hành.

1 Ôn tập bài hát: Con chim non

a Hát kết hợp gõ đệm - nhóm

- Hát kết hợp gõ theo phách:

GV làm mẫu 4 câu HS hát và tập gõ đệm cả bài hát

từng nhóm luyện tập

- Hát kết hợp gõ theo nhịp

b Hát kết hợp vận động (nhóm cặp)

- Vỗ tay theo nhịp 3:

Hai HS ngồi đối diện, phách 1 hai em vỗ tay vào nhau Phách 2 và 3, mỗi em tự

vỗ hay tay của mình

- Bước chân theo nhịp 3:

- GV hướng dẫn HS một vài động tác vận động đã chuẩn bị

- HS trình bày bài hát và vận động

- GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2-4 em hoặc cá nhân

c Biểu diễn bài hát theo một vài hình thức:

HS nêu yêu cầu thi đua biểu diễn bài hát theo nhóm Mỗi nhóm trình bày bài hát kết hợp gõ theo phách, theo nhịp hoặc vận động

Đánh giá, nhận xét

Hoạt động ứng dụng.

Biểu diễn bài hát cho người thân nghe

-Tuần 14

Học Hát Bài: NGÀY MÙA VUI

(Dân ca Thái)

I Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời 1

- Biết đây là bài hát của dân tộc Thái ở Tây Bắc

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca

II Tài liệu và phương tiện

Trang 5

- Đàn và hát thuân thục bài Ngày mùa vui

- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ nội dung bài hát

-Chép lời một lên bảng thành 8 dòng, tương đương 8 câu hát

III Tiến trình

Khởi động: Trò chơi

Giới thiệu: Hương lúa chín và tiếng chim hót trong vườn, gợi lên phong cảnh

thiên nhiên thanh bình Đó là phong cảnh của vùng nông thôn, nơi đang có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nơi có những con người chăm chỉ lao động và biết yêu quê hương Đó là nộ dung bài hát: Ngày mùa vui, dân ca Thái (Tây Bắc)

Hoạt động cơ bản.

 Học hát: Ngày mùa vui

1 Nghe bài hát

HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày

2 Đọc lời ca:

HS đọc lời ca trên bảng

GV hỏi: Trong bài hát có từ nào các em chưa hiểu? Nếu có, GV giải thích từ khó

Ví dụ từ “ nô nức” Nếu HS không hiểu, GV giải thích từ này có ý nghĩa là sự đông vui, nhộn nhịp

3 Luyện thanh: 1- 2 phút.

4 Tập hát từng câu:

GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu câu này 2 - 3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo

GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp ( đếm 1-2) cho HS hát cùng với đàn

Tập tương tự với các câu tiếp theo

Khi tập xong 2 câu thì GV cho hát nối liền hai câu với nhau

GV hát hai câu, đàn giai điệu và yêu cầu HS hát cùng với đàn GV nhắc HS lấy hơi trước mỗi câu hát, ở dấu lặng đơn

GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này

Tiến hành dạy những câu còn lại tương tự như trên

Hoạt động thực hành.

1 Hát đẩy đủ cả bài.

- Cả lớp hát lời một

- Nửa lớp hát câu 1 - 4, nửa kia hát từ câu 5 - 8, rồi đảo lại

2 Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.

GV yêu cầu HS khi hát thể hiện sự rộn ràng, sôi nổi

- Tập hát nối tiếp: Mỗi tổ hát 2 câu, nối tiếp nhau đến hết bài

- Tập hát đối đáp: Hai tổ hát đối đáp, mỗi tổ hát một câu

GV chỉ định từng cặp HS hát đối đáp

Hoạt động ứng dụng.

Biểu diễn bài hát cho người thân nghe

*******************************************

TUẦN 15

Học Hát Bài: NGÀY MÙA VUI (tiếp theo)

Giới Thiệu Một Vài Nhạc Cụ Dân Tộc

I Mục tiêu:

Trang 6

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 và kết hợp vận động phụ hoạ.

- Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc

II Tài liệu và phương tiện.

- Tranh ảnh đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, chuẩn bị máy nghe, băng đĩa nhạc có âm thanh của những nhạc cụ này

- Đàn và hát thuần thục bài Ngày mùa vui Chuẩn bị động tác phụ hoạ cho bài hát

III Tiến trình

Khởi động: Trò chơi

Hoạt động cơ bản.

 Học hát: Ngày mùa vui

1 Không dạy hoạt động 3 nghe nhạc.

HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày

2 Trình bày lời một đã học.

GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời một

GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài

3- HS đọc lời trên bảng

- GV chia lớp thành hai nửa Nửa lớp hát lời một bằng nguyên âm “La”, đồng thời nửa kia hát lời hai

- Tập hát lời hai theo cách hát đối đáp

GV chỉ định 2 HS trình bày

Hoạt động thực hành.

1 Hát đầy đủ cả hai lời

- Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời, GV nhận xét

- Nửa lớp hát lời một , nửa kia hát lời hai, rồi đổi ngược lại

- Cả lớp hát hai lời theo cách hát đối đáp

2 Hát kết hợp vận động.

- GV mời 1 –2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ hoạ cho bài hát

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa

- Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ hoạ, GV nhận xét, cho điểm tượng trưng

* Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.

* Đàn bầu:GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn bầu chỉ có một dây, nó

còn có tên là độc huyền cầm Âm thanh của đàn bầu ngân nga, thánh thót

* Đàn nguyệt:HS xem tranh, GV thuyết trình: Cây đàn này có thân đàn hình

tròn, giống như mặt trăng tròn nên được gọi là đàn nguyệt Một số nơi còn gọi là đàn kìm Đàn nguyệt có hai dây

*Đàn tranh:GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn tranh có 16 dây vì vậy

còn có tên là đàn thập lục

Hoạt động ứng dụng.

Biểu diễn bài hát cho người thân nghe

***************************************************

Tuần 16

Ngày dạy:

Kể Chuyện Âm Nhạc: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC Giới Thiệu Tên Nốt Nhạc Qua Trò Chơi

I Mục tiêu:

-Biết nội dung câu chuyện

-Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí nốt nhạc qua trò chơi

Trang 7

II Tài liệu và phương tiện:

- Một vài tranh ảnh để giới thiệu về loài cá heo

- Tập chỉ nốt nhạc trên bàn tay cho thuần thục

III Tiến trình

Khởi động: Trò chơi

Hoạt động cơ bản.

 Kể chuyện âm nhạc

Cá heo với âm nhạc

- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe câu chuyện Cá heo với âm nhạc

Em nào có thể nói hiểu biết của mình về loài cá heo?

- GV treo tranh ảnh về cá heo và thuyết trình: Cá heo là loài cá sống ở biển khơi Chúng có trọng lượng khá lớn nhưng lại rất hiền lành và thông minh Trong các loài cá, cá heo là loài thông minh nhất

Chúng sống khá thân thiện với con người, đã có nhiều câu chuyện kể về các heo cứu giúp những người bị nạn trên biển

Con người đã nghiên cứu và nhận thấy những khả năng đặc biệt của các heo Trên thế giới có nhiều trung tâm huấn luyện cá heo để biểu diễn hoặc để

cứu nạn trên biển

Bây giờ các em nghe câu chuyện

- GV đọc câu chuyện một lần, sau đó mời HS xung phong đọc lại

- Điều gì đã khiến đàn cá heo bơi theo con tàu ra biển

- Em nào có thể kể lại câu chuyện vừa nghe?

 Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.

Giới thiệu về các nốt nhạc:

Trên thế giới có hàng triệu bài hát, nhưng hầu hết những bài hát đó chỉ sử dụng

7 nốt nhạc mà chúng ta làm quen hôm nay Cũng giống như với các chữ cái mà

từ đó người ta có thể viết nên hàng ngàn câu chuyện, 7 nốt nhạc này có thể viết nên những bản nhạc diễn tả được mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của con người Chẳng lẽ 7 nốt nhạc này lạic ó phép màu thần kỳ như vậy sao? Không phải như vậy Những nốt nhạc này không có phép thuật gì,

sự thần kỳ chính ở tài năng của những nhạc sĩ, những người biết cách sử dụng những nốt nhạc này

Bảy nốt nhạc là:

Đô Rê Mi Pha Son La Si

- GV cho HS tập đọc kĩ tên 7 nốt nhạc, hướng dẫn cách phát âm chuẩn xác

Yêu cầu các em tập viết vào vở rồi mới tiến hành trò chơi “ bảy anh em”

và “ Khuông nhạc bàn tay”

Hoạt động thực hành.

- HS tập đọc kĩ tên 7 nốt nhạc, hướng dẫn cách phát âm chuẩn xác Yêu cầu

các em tập viết vào vở rồi mới tiến hành trò chơi “ bảy anh em” và “ Khuông nhạc bàn tay”

Hoạt động ứng dụng.

- Kể lại câu chuyện cá heo với âm nhạc cho người thân nghe

*******************************************

TUẦN 17

Trang 8

Ngày dạy:

Ôn Tập Ba Bài Hát:

LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT, CON CHIM NON,

NGÀY MÙA VUI.

I Mục tiêu:

- Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca

-Biết hát kết hợp vận động theo nhạc

II Tài liệu và phương tiện:

- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe

- Đàn và hát thuần thục ba bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui

- Tranh ảnh minh hoạ cho ba bài hát

- Một vài động tác minh hoạ cho ba bài hát

III Tiến trình

Khởi động: Trò chơi

Hoạt động thực hành.

 Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết

- Hát kết hợp gõ theo phách:

GV làm mẫu câu 1 và 2 HS hát và tập gõ đệm cả bài hát

GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày

- Hát kết hợp gõ theo nhịp:

GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát

GV chỉ định 2 HS song ca kết hợp gõ theo nhịp

 Ôn tập bài hát:

Con chim non

- Hát kết hợp vận động:

+ hát và vỗ tay theo nhịp 3: GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày

+ Hát và bước chân theo nhịp 3: GV chỉ định một vài nhóm lên trình bày trước lớp

+ Hát và tập đánh nhịp 3: GV hướng dẫn đánh nhịp

3.động tác thực tế mềm mại và uyển chuyển hơn

so với sơ đồ GV hát và đánh nhịp làm mẫu rồi hướng dẫn HS thực hiện Sau đó chỉ định một vài HS trình bày

 Ôn tập bài hát:

Ngày mùa vui:

- Hát kết hợp gõ theo phách:

GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát

GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày

- Hát kết hợp gõ theo nhịp và vận động:

GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát

GV yêu cầu HS tập biễu diễn bài hát bằng các hình thức song ca, tốp ca

Hoạt động ứng dụng.

về nhà biểu diễn các bài hát đã học cho người thân nghe

************************************

Ngày đăng: 29/05/2015, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w