Phía sát tường nên có một dãy tủ chiều cao khoảng 0,8 m để đựng dụng cụhoá chất, giống như một kho nhỏ của phòng, mặt trên tủ có lát một lớp gạch mentrắng để máy móc hoặc có thể dùng là
Trang 1MỤC LỤC
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN 2
XÂY DỰNG - TỔ CHỨC - QUẢN LÝ -PHÒNG XÉT 4
TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM VÀ CÁCH XỬ TRÍ 10
CÂN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM 15
KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC 21
DỤNG CỤ THUỶ TINH 28
TỦ LẠNH 36
TỦ ẤM 39
TỦ SẤY 42
NỒI HẤP ƯỚT 44
MÁY LY TÂM 47
MÁY CẤT NƯỚC 50
MÁY ĐO QUANG 53
NƯỚC DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM 66
ĐIỆN VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM 70
ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN ĐỘNG VẬT 76
KHỬ KHUẨN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM 84
HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI 88
THỰC HÀNH TỐT TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM Y TẾ 100
AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM 105
KỸ THUẬT NHUỘM XANH METHYLEN 115
NHUỘM GRAM 116
NHUỘM KHÁNG ACID 117
CẤY VI KHUẨN VÀO CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG 117
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG(KTCL)XÉT NGHIỆM 117
Trang 2KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN
Số tiết học 76: Lý thuyết : 28; thực hành: 48
Hệ số môn học: 3
Thời điểm thực hành: học kỳ I năm học thứ nhất
Mục tiêu môn học:
1 Mô tả cấu tạo các trang thiết bị, máy móc sử dụng trong phòng xét nghiệm
2 Sử dụng và bảo quản các trang thiết bị máy móc thông dụng trong phòng xétnghiệm
3 Thực hiện được các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản trong phòng xét nghiệm
Nội dung môn học:
2 Đề phòng và sơ cứu tai nạn thường gặp trong phòng xét
5 Sử dụng và bảo quản dụng cụ thuỷ tinh trong phòng xét
nghiệm
6 Sử dụng và bảo quản máy trong phòng xét nghiệm (máy
ly tâm, nồi hấp ướt, tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy)
Trang 310 Pha thuốc nhuộm và một số phương pháp nhuộm 2 4
Hình thức đánh giá:
Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm
Kiểm tra định kỳ: 2 điểm
Hình thức thi kết thúc học phần: Sử dụng câu hỏi truyền thống
Trang 4Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1 Trình bày được cách thiết kế xây dựng phòng xét nghiệm
Tốt nhất là hướng nam Trục của khu nhà theo hướng đông tây, lưng nhà quay
về hướng bắc Để tận dụng được ánh sáng mặt trời, mát về mùa hè, tránh gió rét vềmùa đông
Trang 5Ví dụ: Diện tích nền nhà bằng 50 m2 thì diện tích các cửa lỗ thoáng phải bằng10- 13 m2
Theo kinh nghiệm, cửa sổ làm chiều cao: 1,2- 1,4m; chiều rộng: 0,7- 0,8m Nênlàm cửa 2 lớp: lớp trong là cửa kính, lớp ngoài là cửa gỗ Cửa ra vào nên làm ởchính giữa phòng
1.5 Hệ thống điện nước:
1.5.1 Hệ thống điện:
Tuỳ từng điều kiện cho phép song phải có ổn áp, có công suất lớn riêng chokhu xét nghiệm để đảm bảo nguồn điện ổn định, nâng cao hiệu qủa của máy mócxét nghiệm Phải mắc các ổ cắm điện ngang tầm với chiều cao của bàn làm xétnghiệm để tiện lợi cho việc sử dụng máy móc Các máy thường có ổn áp , và lưuđiện riêng
1.5.2 Hệ thống nước:
Phải được cung cấp đầy đủ nước cho khu xét nghiệm, phải xây dựng hệthống bể dự trữ nước và đường ống dẫn vào các phòng Nếu không có nước máyphải xây dựng hệ thống bể lọc nước để đảm bảo nguồn nước trong, sạch rửa cácdụng cụ thuỷ tinh
2.TỔ CHỨC -SẮP XẾP PHÒNG XẾT NGHIỆM:
2.1 Tổ chức, bố trí phòng làm việc: Tuỳ theo điều kiện của cơ sở, quy mô
lớn hay nhỏ ta có thể bố trí như sau:
Phòng hành chính: nên để đầu dãy nhà để cho tiện việc giao nhận, trảphiếu xét nghiệm, sinh hoạt khoa
Có 3 khoa riêng biệt: Vi khuẩn- ký sinh trùng, Huyết học, Hoá Sinh Nếukhông có điều kiện có thể ghép huyết học và hoá sinh cùng một phòng hoặc mộtphòng xét nghiệm máu, phòng xét nghiệm phân và nước tiểu, phòng rửa dụngcụ.v.v
2.2 Sắp xếp trong phòng:
ở giữa phòng để bàn làm xét nghiệm Bàn nên làm bằng sắt lát gạch men để
dễ làm vệ sinh, khử khuẩn Trên bàn ở giữa có thể kê giá cao, thấp để hoá chấtthuốc thử
Phía sát tường nên có một dãy tủ chiều cao khoảng 0,8 m để đựng dụng cụhoá chất, giống như một kho nhỏ của phòng, mặt trên tủ có lát một lớp gạch mentrắng để máy móc hoặc có thể dùng làm bàn xét nghiệm
Lavabô: để góc nhà
Bàn nhuộm tiêu bản để cạnh Lavabô
Bàn để máy ly tâm riêng
Bàn để cân phân tích hoặc cân điện riêng
Trang 6 Các góc phòng là nơi để các tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy, nồi hấp, máy cất nước.Riêng tủ lạnh, nồi hấp, máy cắt nước nên để gần Lavabô để tiện cho việcvận hành, vệ sinh hàng ngày, tránh ẩm ướt khắp phòng Nên bố trí tủ để kính hiển
vi riêng, trong tủ có hệ thống đèn dùng để sấy kính, 1 tủ kín có hệ thống thông hơi
Tuỳ theo điều kiện kinh phí , máy móc tối thiểu cần cho một phòng xét nghiệm là:kính hiển vi, cân, tủ lạnh, tủ sấy, máy cất nước, máy ly tâm, máy đo quang
3.3 Dụng cụ thuỷ tinh (xem bài dụng cụ thuỷ tinh)
3.4 Dụng cụ lấy bệnh phẩm:
Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch: bơm kim tiêm, dây garô, ống nghiệm, gối kêtay, bông cồn sát khuẩn
Dụng cụ lấy máu mao mạch: kim chích, lam kính, bông thấm, cồn
Dụng cụ lấy phân: lọ penicilin đã được rửa, sấy khô, hộp nhựa có nắp kín,que tre( tăm bông) để lấy bệnh phẩm giun kim
Dụng cụ lấy nước tiểu: lọ penicilin rửa sạh, sấy khô, ống nghiệm nhỏ, dài
để xét nghiệm bằng máy, bình tam giác 500 ml để lấy nước tiểu 24h
Dụng cụ lấy đờm: hộp nhựa có nắp, lọ thuỷ tinh có nút xoáy
Dụng cụ dùng riêng cho hoá sinh: ống nghiệm các loại, pipet các loại, giáống nghiệm( giá bằng sắt không rỉ, có lỗ thoáng ở dưới để thoát nước) giápipet gỗ, pipet tự động , cân đĩa , cân phân tích, máy đo quang, tỉ niệu kế
Dụng cụ dùng riêng cho huyết học: ống hút Sahli, ống hút bạch cầu, hồngcầu, buồng đếm, máy đếm, huyết sắc kế Sahli, ống Wesstergreen đo tốc
độ máu lắng, máy đếm tế bào
Dụng cụ dùng riêng cho vi khuẩn: tủ cấy, nồi cách thuỷ, que cấy, lướiamiăng, đèn cồn
Các dụng cụ chung khác: pipet, ống đong (thuỷ tinh, nhựa), ống nghiệm,lam kính, lamen, bình đựng nước, bình hút ẩm, đồng hồ bấm giây, thùngtôn, chậu nhựa, vòi hút chân không, nhiệt kế, chổi lông, quả bóp cao su,
Trang 73.5 Hoá chất- thuốc thử:
Acid: các acid hay dùng như acid acetic, acid clohydric, acid sulfuric,acid Tricloacetic, acid phosphoric
Kiềm: Natrihydroxyt, Kalihydroxyt, amoniac
Muối:KaliIodua, đồng sulfat, natricitrat, natriclorua, natrisulfat,natriacetat
Dung môi: aceton, cồn 950, ether, xylen
Các chất khác: cresol đặc, nước oxy già, formol, phenol, vaselin, dầu cede,bột lưu huỳnh, pyramidon
Thuốc nhuộm: xanh metylen, xanh crêzyl brillant, xanh bromothymol,eosin, Fucsin, Giemsa bột, phenol, tím gentian
Thuốc thử: Bariclorua, Kali feroxyanua, thuốc thử Gros, thuốc thửFouchet huyết thanh mẫu các loại, dung dịch chuẩn hemoglobin, Kit hoáchất dùng cho máy sinh hoá, dung dịch rửa cho máy đếm tế bào
4 QUẢN LÝ PHÒNG XẾT NGHIỆM:
4.1 Quản lý trang thiết bị dụng cụ hoá chất:
Mỗi trang thiết bị máy móc trong phòng xét nghiệm phải có:
+ Lý lịch máy
+ Nội qui sử dụng máy
+ Người sử dụng bảo quản
+ Sắp xếp thứ tự
+ Dụng cụ thuỷ tinh xếp hộp kín, trong tủ ấm để tránh bụi bẩn
Hoá chất: mỗi lọ hoá chất phải có nhãn ghi rõ ràng thời hạn sử dụng CácKit hoá chất để tủ lạnh, hoá chất độc để trong tủ kính có khoá, có ốngthông hơi ra ngoài
Tất cả các máy móc, dụng cụ, hoá chất đều được quản lý bằng thẻ khosau:
Nguồn gốc
Còn lạiNgày lượngSố Ngày lượngSố Ngày lượngSố
Trang 84.2 Quản lý chuyên môn:
Quản lý theo chức trách của từng đối tượng cán bộ
4.3 Nội qui làm việc:
Qui định thời gian lấy bệnh phẩm: tuỳ theo xét nghiệm đa số lấy bệnhphẩm vào sáng sớm Trường hợp đặc biệt phải lấy bệnh phẩm tại giường
Qui định đối với bệnh phẩm:
+ Mỗi lọ bệnh phẩm phải có nhãn ghi rõ họ, tên bệnh nhân, khoaphòng điều trị, số giường, số buồng
+ Những xét nghiệm cấp cứu phải ghi chữ '' cấp cứu'' để ưu tiên làm
trước, trả kết quả ngay
Qui định đối với kỹ thuật viên:
+ Căn cứ yêu cầu xét nghiệm sắp xếp công việc hợp lý
+ Đánh số thứ tự bệnh phẩm phù hợp với phiếu xét nghiệm
+ Những xét nghiệm yêu cầu cần phải làm ngay
+ Những kết quả xét nghiệm cần được ghi vào sổ sách cụ thể
+ Những kết quả cho kết quả nghi ngờ phải yêu cầu làm lại và báo cáotrưởng khoa xem xét
+ Những xét nghiệm bệnh phẩm dễ lây lan phải thao tác đúng qui tắcphòng dịch
+ Những xét nghiệm với khí độc phải làm trong tủ có hệ thống thônghơi
+ Phải tổ chức cấp cứu phòng độc, phòng tai nạn có thể xảy ra
+ Tổ chức vệ sinh sau giờ làm việc
+ Tổ chức thường trực để thường trực cấp cứu bệnh nhân
+ Quản lý chặt chẽ thuốc độc và chất dễ cháy, nổ, các chủng vi khuẩn
có tính chất lây lan mạnh
TỰ LƯỢNG GÍA:
Trả lời các câu sau:
1 Trình bày nội dung thiết kế xây dựng một phòng xét nghiệm
2 Nêu công tác tổ chức, sắp xếp một phòng xét nghịêm
3 Kể tên những máy móc cần thiết trang bị cho một phòng xét nghiệm
4 Liệt kê các dụng cụ lấy bệnh phẩm
5 Trình bày nguyên tắc quản lý khoa xét nghiệm
Trang 9Điền vào cho đủ và đúng các câu sau:
6 5 vấn đề cần lưu ý trong thiết kế xây dựng phòng xét nghiệm là:
A Hướng nhà
C
B
D
E
7 5 loại trang thiết bị cần thiết cho một phòng xét nghiệm là: A Dụng cụ dân dụng C
B Máy móc cần thiết D
E
Phân biệt đúng sai trong các câu sau:
8 Có thể để cân cùng với máy ly tâm
9 Hướng nhà nên làm theo hướng đông
10 Khi lấy máu mao mạch phải dùng dây garô
11 Bàn nhuộm tiêu bản để gần Lavabô
Chọn 1 giải pháp đúng nhất:
12 Tường nhà lát một lớp gạch men cao:
A 0,7- 1 m
C 0,6- 1m
B 0,7m
D 0,5- 1m
E 0,8- 1m
Trang 10TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM
VÀ CÁCH XỬ TRÍ
MỤC TIÊU :
1 Kể tên được các tai nạn thường gặp trong phòng xét nghiệm
2 Liệt kê được các phương tiện cần thiết để có thể sơ cứu tai nạn xảy ra
3 Trình bày đúng các biện pháp sơ cứu tai nạn
4 Trình bày đúng các biện pháp phòng ngừa tai nạn trong phòng xét nghiệm
1.2 Cháy bỏng do kiềm: nguyên nhân tương tự như trên
1.3 Các chất độc hại: khi tiếp xúc lâu gây nhiễm độc
1.4 Bỏng do hơi nước, lửa, nước sôi ở nồi cách thuỷ, bỏng đèn cồn, đun các môitrường, nồi hấp
1.5 Vết thương do mảnh vỡ: mảnh các dụng cụ thuỷ tinh vỡ Chân, tay chạm phảinó
1.6 Cháy nổ:
Do các chất lỏng dễ cháy nổ tiếp xúc với lửa như : ête, cồn, bình ga của máyđiện giải đồ
1.7 Điện giật: do sơ suất không tuân theo qui tắc như sử dụng điện
2 NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT ĐỂ SƠ CỨU ( ĐỂ TRONG TỦ, KHÔNG KHOÁ)
2.1 Dung dịch Natribi Carbonat 5%
2.2 Dung dịch Natribi Carbonat 2%
2.3 Dung dịch acid acetic 5%
2.4 Dung dịch acid boric bão hoà
2.5 Dung dịch xà phòng 5g‰
Trang 112.7 Cồn Iod, cồn 700, oxy già 10 V
Các dung dịch trên phải để trong lọ có ống nhỏ giọt
3 BIỆN PHÁP SƠ CỨU TAI NẠN:
3.1 BỎNG ACID:
3.1.1 Bỏng da:
1 Rửa ngay bằng nước sạch liên tục dưới vòi nước
2 Dùng bông thấm dung dịch Natribi Carbonat 5%đắp lên chỗ da bị hỏng
3.1.2 Bỏng mắt:
1 Ngay lập tức dùng bình phun nước vào mắt hoặc cho vòi nước chảy qua
2 Nhỏ vào mắt 4 giọt Natribi Carbonat 2%
3 Đưa nạn nhân tới bệnh viện ( trên đường đi tiếp tục nhỏ Natri Carbonat2%)
3.1.3 Bỏng niêm mạc miệng:
1 Xúc miệng bằng nước xà phòng 5g‰
2.Uống 3- 4 cốc nước thường
3 Bôi miệng, lưỡi bằng dung dịch Natribi Carbonat 2%
3.1.4 Bỏng niêm mạc dạ dày ( do hút phải acid):
1 Cho uống ngay nướcc xà phòng 5g‰ hoặc tốt nhất là uống 2 lòng trắngtrứng hoà với 500ml nước hoặc uống 1 cốc sữa Nếu không có cho uống nướcthường
2 Đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay
3.2 BỎNG DO KIỀM:
3.2.1 Bỏng da:
1 Rửa ngay lập tức bằng nước sạch liên tục bằng vòi
2.Dùng bông thấm acid acetic 5% ( hoặc dấm) đắp lên vùng da bị hỏng
3.2.2 Bỏng mắt ( do chất kiềm bắn vào mắt):
1 Rửa nước ngay ( như bỏng mắt do acid)
2 Nhỏ acid boric bão hoà vào mắt nhiều lần
3 Đưa nạn nhân đi bệnh viện ngay
3.2.3 Bỏng niêm mạc miệng ( do hút phải kiềm):
1 Xúc miệng bằng acid acetic 5%
2 Uống 3- 4 cốc nước thường
3 Bôi miệng, lưỡi bằng dung dịch acetic 5%
Trang 121 Cho uống ngay acid acêtic 5 % nếu không cho uống nước chanh hoặc dấmpha loãng 1/4.
2 Đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay
3.3 BỎNG DO NHIỆT:
3.3.1 Bỏng nặng: thường do cháy hoặc do hơi nước, nước sôi nếu bỏng trên một
diện tích da rộng, ta phải:
1 Đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện
2 Không áp dụng bất cứ cách điều trị nào trên các vết bỏng
3.3.2 Bỏng nhẹ:
1 Ngâm chỗ da bị bỏng vào nước hay nước đá
2 Băng vết bỏng bằng gạc khô sau khi bôi thuốc bỏng panthenol hoặc thuốcbỏng đông y
3.4 SƠ CỨU NHỮNG VẾT THƯƠNG DO MẢNH VỠ:
3.4.1 Mảnh thuỷ tinh sạch:
1 Sát khuẩn da bằng nước oxy già 10 V
2 Băng vết thương lại ( nếu chảy máu nhiều cần phải băng chặt cầm máu, nếuvết thương rộng phải đưa đi bệnh viện để khâu cầm máu)
3.4.3 Mảnh thuỷ tinh bẩn:
1 Xem vết thương có chảy máu nhiều không, nếu chảy máu ít bóp mạnh đểchảy thêm vài giọt máu ra
2 Rửa vết thương bằng oxy già hoạc cồn Iod
3 Băng vết thương lại ( nếu vết thương rộng phải đưa đi bệnh viện: cắt lọc,khâu cầm máu, có thể tiêm SAT phòng uốn ván)
3.5 ĐIỆN GIẬT:
1 Ngắt ngay nguồn điện
2 Đưa nạn nhân ra chỗ thóang mát
3 Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim mgoài lồng ngực tích cực, đồng thờigọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đi bệnh viện ( trong quá trình vận chuyển vẫn phảiliên tục làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực)
3.6 NHIỄM CÁC CHẤT ĐỘC HẠI:
1 Đưa nạn nhân ra chỗ thóang mát
2 Kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện
3 Tìm hiểu chất gây nhiễm độc
4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN:
4.1 ĐỐI VỚI LỌ ĐỰNG THUỐC THỬ:
Trang 13- Lọ phải có nhãn ghi rõ ràng ( ghi rõ ngày pha chế, nên phủ một lớp paraphin lênmặt nhãn - đề phòng chữ bị mờ trên nhãn).
- Để nơi dễ thấy, dễ lấy
- Khi tay ướt không được cầm vào lọ acid hay kiềm
- Khi nhấc lọ lên phải cầm thẳng đứng
- Lọ đựng acid hay kiềm không được đậy bằng nút thuỷ tinh, chỉ dùng nút nhựa xoáy
- Khi pha loãng acid hay kiềm phải đổ từ từ vào nước ( không được đổ nước vào acidhay kiềm)
- Khi lấy acid hay kiềm tốt nhất là dùng ống đong nhỏ, nếu dùng pipet phải có quảbóp hút ( pipet cần phải nối với 1 đoạn dây hút cao su để hút từ từ )
4.2 KHÍ ĐỐT:
- Khi dùng xong phải đóng kín các bình khí đốt
- Khi sử dụng đèn cồn phải sử dụng chụp thuỷ tinh để tắt đèn ( không được dùngmiệng để thổi tắt đèn )
4.3 CÁC CHẤT DỄ CHÁY:
Ête, cồn chỉ để một ít trong phòng
4.4 CÁC MÁY SỬ DỤNG ĐIỆN, BẾP ĐIỆN:
Phải tuân theo qui tắc sử dụng điện, khi vận hành máy móc tay phải khô, khôngđược đi chân đất
4.5 THAO TÁC:
- Khi đốt ống nghiệm phải quay miệng ống ra phía không có người, vừa đun vừalắc ống nghiệm
- Khi đun thạch làm môi trường nếu đang sôi không được lấy ra ngay
- Khi dùng pipet không được vẩy
- Không bao giờ dược hút pipet bằng miệng
- Khi có mảnh thuỷ tinh rơi ra phải được nhặt sạch ngay
LƯỢNG GIÁ:
TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU:
1 Kể tên những tai nạn thường gặp và những phương tiện cần thiết để sơ cứu tainạn
2 Trình bày cách sử lý khi bỏng acid, bỏng kiềm, bỏng nhiệt
3 Trình bày cách sử lý khi bị vết thương do mảnh vỡ, điện giật, nhiễm độc
4 Trình bày các biện pháp phòng ngừa tai nạn
ĐIỀN VÀO CHO ĐỦ VÀ ĐÚNG CÁC CÂU SAU
Trang 14A Cháy bỏng acid
D………
B Cháy bỏng do kiềm E………
C………
G………
H………
6 Có 7 phương tiện cần thiết để sơ cứu tai nạn là: A Natri cacbonat 5% D………
B Natri cacbonat 2% E………
C………
G………
H………
PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI TRONG CÁC CÂU SAU
7 Khi đun thạch đang sôi, bắc ra ngay
8 Tay ướt có thể cầm vào lọ acid hay kiềm
9 Không được dùng miệng để thổi tắt đèn cồn
CHỌN MỘT GIẢI PHÁP ĐÚNG NHẤT BẰNG CÁCH
KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI ĐẦU CÂU
10 Khi bị bỏng miệng do hút phải kiềm ta phải:
A Đưa đi bệnh viện
C Xúc miệng bằng acid acetic 5%
B Uống hai cốc nước
D Xúc miệng bằng acid acetic 2%
E Xúc miệng bằng dấm pha loãng 1/4
Trang 15CÂN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM
GIỚI THIỆU:
Cân dùng trong phòng xét nghiệm có rất nhiều loại Ta phải biết cách sử dụng, bảo quản tốt để phục vụ cho việc pha chế thuốc thử, môi trường đúng , giúp cho việc xét nghiệm đạt kết quả chính xác nhất
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1 Trình bày các đơn vị cân theo quy ước quốc tế
2 Mô tả đúng các loại quả cân
3 Mô tả đúng các loại cân dùng trong phòng xét nghiệm
4 Trình bày các phép cân Quy trình sử dụng cân phân tích
5 Nêu điều kiện một cân tốt và cách bảo quản cân
6 Chỉ đúng các bộ phận của cân phân tích Tiến hành cân theo đúng quy trình
Trang 162.3 Con mã: Làm bằng dây kim loại uốn cong hình hoặc làm bằng một
miếng hợp kim mỏng gắn trên đòn cân khi di chuyển trên bảng chia độ có thểcân được một trọng lượng từ 20mg đến 1mg.(hoặc từ 20mg-1g )
3.CÁC LOẠI CÂN:
Cân được chia làm 2 loại
3.1 Cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau:
Gồm có cân đĩa Roberval, cân quang, cân phân tích
3.1.1.Cân đĩa Roberval:
Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau, có 2 đĩa cân đặt ở 2 bên cán cân.Dùng để cân một khối lượng lớn (có thể tới 10kg) dùng để cân bằng trước khi lytâm không cần độ chính xác cao Độ nhạy bằng 0,5g
3 1.2 Cân quang:
Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau Có 2 đĩa cân treo trên 2 quang cân,cân này chính xác hơn cân đĩa, về cấu tạo gần giống cân phân tích nhưng không có
tủ cân Độ nhạy là 5- 10mg
3 1.3 Cân phân tích:(có độ chính xác cao)
Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau Có 2 đĩa cân treo trên 2 quangcân Có tủ cân bằng kính để bảo vệ cân, dùng cân khối lượng tới 100g Độ nhạy là0,01- 0,1 mg
- Đòn cân (F) có cấu tạo vững chắc để chịu được sức nặng khi cân ở 2 đầu
đòn cân có ốc vặn để cân bằng 2 quang cân trước khi cân Trên đòn cân có 3 lưỡidao: 2 lưỡi ở 2 bên mang quang cân (C1, C2 ), 1 lưỡi tựa trên bàn mài nhẵn lắp ởcột cân (C3) Khi cần quá sức cân, đòn cân bị cong, dao cân bị mòn
- Kim cân (A) gắn giữa đòn cân khi dao động, đầu nhọn của kim chạy trên
bảng chia độ Trên kim cân có một ốc điều chỉnh dao động Càng kéo ốc lên cao,kim dao động càng nhiều
Trang 17- Đĩa cân (P): làm bằng nhựa hoặc hợp kim nhẹ có mạ chống rỉ Đĩa cân
được treo trên quang cân ở 2 đầu đòn cân
- Tay hãm (B): là một núm vặn gắn ở đế cân khi xoay núm vặn này có tác
dụng lấy thăng bằng 2 bên quang cân, để cân một vật, để cho cân về vị trí nghỉ(tịnh cân) Tránh sự mòn của dao cân
- Vít vặn dưới đế cân (D): 2 vít vặn này ở 2 bên phía trước của đế cân Khi
cân ta phải lấy thăng bằng cho đế cân bằng cách vặn 2 vít vặn đó- 2 quả dọi sẽ nằmtrên một đường thẳng (đối với cân điện: đánh giá bằng bọt nước nằm chính giữa lỗtròn- ở mặt trên của cân điện)
- Tủ cân: làm bằng hộp kính trong suốt để tránh tác động bên ngoài làm dao
động 2 quang cân khi tiến hành cân
- Hộp quả cân: được xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ.
- Quả cân: 100g, 50g, 20g, 10g, 5g, 2g, 1g
- Lá cân: 500mg- 200mg- 100mg- 50mg- 20mg
2 Cân có 2 cánh tay đòn không bằng nhau:
Cân điện: cân điện là loại cân chỉ có một đĩa cân Tuỳ theo nơi sản xuấtcân điện có cấu tạo khác nhau
-Loại cân điện: có tủ cân bằng kính, 2 cửa ở 2 bên cạnh, bọt nước để chỉnh cânthăng bằng ở trên nóc tủ cân, có núm điều chỉnh khối lượng khi cân, có màn hìnhhiện số, khi cân đạt khối lượng cần xác định
- Có loại cân điện không có tủ cân, chỉ có bàn cân (đĩa cân)
IV QUY TRÌNH CÂN.
Gồm các bước sau:
1 Thăng bằng cân trước khi tiến hành cân:
Cân bằng cách vặn ốc ở 2 bên dưới đế cân để cho bọt nước trong mặt kínhvào chính giữa lỗ tròn (đối với cân điện) Đối với cân phân tích thì 2 quả dọi ở bàncân và cột cân sẽ nằm trên cùng một đường thẳng
2 Kiểm tra dao cân và thớt cân,có khớp vào nhau không, quang cân phải đặtđúng vị trí của nó, số lượng qủa cân, lá cân trong hộp cân phải đủ
3.Xác định độ nhạy của cân
4.Gấp giấy cân đặt vào đĩa cân để lấy thăng bằng
5.Các vật định cân để bên trái cân
6.Đặt vật định cân lên đĩa cân bên trái
7.Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải để lấy thăng bằng
8.Tính khối lượng của quả cân
9.Ghi khối lượng của vật đem cân
Trang 1810.Chuyển vật hoặc lọ hoá chất đã cân sang bên phải cân.
11.Cho cân về vị trí nghỉ, lau chùi cân, quả cân bằng vải mềm, xếp quả cân theo thứtự
V ĐIỀU KIỆN MỘT CÂN TỐT.
Phải đảm bảo đủ 3 điều kiện sau:
1 Cân đúng:
Khi đặt 2 khối lượng bằng nhau vào 2 đĩa cân, lấy thăng bằng Sau đó ta đổivật ở 2 đĩa cân cho nhau, cân vẫn thăng bằng (cân đúng là cân có 2 cánh tay đòntuyệt đối bằng nhau)
2 Cân nhạy:
Khi cân đã thăng bằng cho vào một bên đĩa cân một khối lượng rất nhỏ thì kimcân bị lệch đi rõ rệt (muốn cân nhạy, các cạnh dao cân phải sắc, thớt cần phải nhẵn,cứng, đòn cân, quang cân phải nhẹ)
2 Phép cân kép:
So sánh khối lượng của vật định cân với khối lượng của quả cân trên cùngmột cánh tay đòn (dù 2 cánh tay đòn không bằng nhau phép cân này vẫn đúng, cânvẫn chính xác)
Cân kép kiểu Boocda (xác định một lượng hoá chất cần có)
1- Lót giấy cân vào 2 bên đĩa cân lấy thăng bằng
2- Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải
3- Cho cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng
4- Lấy quả cân ra, cho hoá chất vào tới khi thăng bằng
(Khối lượng hoá chất muốn có bằng khối lượng của quả cân)
Cân kép kiểu Lômônôxôp (khi xác định khối lượng của 1 vật).
1- Lót giấy cân vào 2 bên đĩa cân, lấy thăng bằng
2- Đặt quả cân có khối lượng lớn hơn khối lượng ước đoán của vật vào đĩacân bên phải
Trang 194- Đặt vật cần cân vào đĩa bên phải- rút bớt quả cân ra cho tới khi thăngbằng.
( Khối lượng của vật bằng khối lượng của quả cân rút ra)
VII BẢO QUẢN CÂN:
Để bảo quản cân tốt ta cần phải tuân theo các quy định sau:
1- Đặt cân ở một bàn riêng, bằng phẳng, cao ráo, đủ ánh sáng, tránh gió làmảnh hưởng đến việc cân
2- Khi di chuyển cân phải tháo quang cân, đòn cân ra (rất hạn chế việc dichuyển)
3- Không cân nặng quá sức của cân (thường sức cân được ghi trên cán cân)4- Không cân vật quá nóng hoặc quá lạnh
5- Khi cân phải lót giấy cân vào đĩa cân (cân các chất lỏng, cân xút viên(NaOH) phải cho vào chén cân
6- Khi cân không tỳ tay lên bàn cân, để tránh rung bàn cân làm sai lệch vị tríthẳng đứng của cân
7- Lau chùi cân nhẹ nhàng bằng vải mềm
8- Không bôi dầu mỡ vào cân
9- Đặt cân vào trong hòm kín có chất chống ấm (Silicagen)
10- Thường xuyên kiểm tra quả cân, lá cân và xếp theo thứ tự, lau khô, sạch,phải dùng kẹp để gắp quả cân (không dùng tay)
11- Khi mở cân chỉ mở 2 bên cánh cửa cân
12- Khi cân có sai lệch phải báo cáo thợ sửa chữa không được tự ý sửa chữa
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1 Viết các đơn vị cân thường dùng trong phòng xét nghiệm- cách chuyển đổi
2 Mô tả các loại quả cân dùng cho cân thường, cân phân tích
3 Mô tả các loại cân đĩa, cân quang, cân điện
4 Mô tả cân phân tích
5 Trình bày quy trình cân
6 Nêu điều kiện của một cân tốt Trình bày các phép cân
7 Trình bày cách bảo quản cân
Phân biệt đúng sai các câu sau:
8 Có thể cân một vật quá nóng hoặc quá lạnh
9 Cân đặt gần máy ly tâm
Trang 2010 Dùng khăn ướt để lau quả cân
11 Có thể bôi dầu mỡ vào cân
12 Cân đĩa có độ chính xác nhất
13 Cân đơn là chính xác nhất
14 Cân kép Boocda để xác định khối lượng một vật
TỔ CHỨC THỰC TẬP
BUỔI 1: Chỉ các bộ phận của cân - Cân đơn -Cân kép
BUỔI 2: Ôn tập , kiểm tra
Trang 21KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC GIỚI THIỆU:
Kính hiển vi là loại trang thiết bị tối cần thiết của một phòng xét nghiệm Người
kỹ thuật viên phải biết cách sử dụng bảo quản đúng tránh làm mốc kính, để nâng cao tuổi thọ của kính
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1 Mô tả đúng các bộ phận của kín hiển vi và nêu tác dụng của nó
2 Trình bày đúng quy trình sử dụng kính
3 Trình bày đúng cách bảo quản kính hiển vi
4.Thao tác đúng.theo qui trình kỹ thuật
NỘI DUNG:
Kính hiển vi quang học là một dụng cụ quang học không thể thiếu trong phòngxét nghiệm Nó có tác dụng phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần giúp cho việc chẩnđoán bệnh chính xác
Trang 221 Ống trục chính (main tu be):
Có hình trụ tròn, một đầu mang thị kính, một đầu nối với đầu kính.Có 2 loại:
1 ống trục chính (mang 1 thị kính) gọi là kính 1 mắt, 2 ống trục chính (mang 2 thịkính) gọi là kính 2 mắt, 4 ống trục chính (mang 4 thị kính) gọi là kính 4 mắt (Kínhthường dùng cho cả thầy và trò cùng quan sát: kính thầy)
Phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần giúp ta quan sát rõ hình thể của vật
Có nhiều loại vật kính với hệ phóng đại khác nhau: 4x, 6x, 8x,10x,40x,90x, 100x
Có nghĩa là các vật kính đó phóng đại được:4 lần, 6 lần 100 lần.(vật kính có độphóng đại 90x,100x còn gọi là vật kính dầu
Trang 23Vật kính 10x: cửa sổ ánh sáng lớn, khả năng phân ly nhỏ(0,3) có khả năngnhìn rõ 2 vật ở xa nhau.
Vật kính 40x: cửa sổ ánh sáng nhỏ, khả năng phân ly tương đối lớn(0,65) cókhả năng nhìn được 2 vật tương đối gần
Vật kính 100x(90x): cửa sổ ánh sáng rất nhỏ, khả năng phân ly lớn 1,3, cókhả năng nhìn được 2 vật rất gần nhau ở vật kính này khả năng phân ly lớn, ánhsáng không tập trung, khi sử dụng phải dùng ánh sáng tối đa và dầu soi để tăng độchiết quang(nhỏ một giọt dầu cede) ta nhìn thấy vật rõ nét hơn
Ví dụ: nếu soi một mẫu vật có độ phóng đại của thị kính 8x và vật kính có độ
phóng đại 10X thì mẫu vật được phóng đại 80 lần, nếu vật kính là 100X thì mẫuvật được phóng đại 800 lần (8 x 100)
6 Mâm kính (Stage):
Có hình tròn hay hình vuông tuỳ nơi sản xuất
Tác dụng: nâng đỡ mẫu vật(tiêu bản).Trên mâm kính có một lỗ tròn hoặcvuông , bầu dục để cho ánh sáng đi thẳng từ gương qua tụ quang lên vậtkính
-Trên mâm kính còn có một hệ thống kẹp giữ tiêu bản Một bộ phận dichuyển tiêu bản gọi là xe đẩy(Chariot) cótác dụng đưa tiêu bản lên trên, xuốngdưới, sang phải, sang trái, có bộ phận thước đo gọi là duxich
7 Tụ quang (Sub Stage):
Là một hệ thống thấu kính
Tác dụng: Tập trung, hội tụ ánh sáng lên vật định soi Nếu để tụ quang thấpthì ánh sáng được tập trung ít, nếu đưa tụ quang lên cao thì ánh sáng đượctập trung nhiều(khi soi vật kính 10X nên hạ thấp tụ quang; khi soi vật kính40X, 100X phải nâng tụ quang lên cao để tập trung ánh sáng ở tụ quang cònđược gắn 2 bộ phận là: chắn sáng và lọc sáng
- Chắn sáng: là những lá nhựa xếp theo hình đồng tâm Muốn ánh sángmạnh thì mở rộng chắn sáng, muốn ánh sáng nhỏ thì thu hẹp ánh sáng
- Lọc sáng: Đặt ở dưới tụ quang, hình tròn, màu xanh có tác dụng làm dịuánh sáng khi soi kính, khi không cần thiết có thể tháo ra
8 Gương:
Hình tròn, có một mặt phẳng, một mặt lõm
Trang 24- Gương phẳng để lấy ánh sáng gần
- Gương lõm lấy ánh sáng xa hơn
9 Thân kính:(tay cầm) (arm)
Hình cong hoặc gấp khúc
- Khi dùng vật kính 40X, vật kính dầu chỉ điều chỉnh ốc vi cấp Nếu sử dụngnhầm sang ốc đại cấp dễ bị vỡ tiêu bản, hỏng vật kính
10 Đế kính- chân kính(Base Foot):
Hình chữ nhật hay hình móng ngựa, chắc chắn, giữ cho kính cố định
II.QUY TRÌNH SỬ DỤNGKÍNH:
1 Tháo, lắp kính.
1.1 Tháo kính: thứ tự các bước như sau:
(1) Tháo thị kính (2) tháo đầu kính(3) tháo vật kính(4) tháo xe đẩy (5)tháo
tụ quang (6) tháo gương
3 Cách lấy ánh sáng khi soi kính.
(1) Xoay gương về phía ánh sáng [2] xoay một vật kính 10X vào giữa mâm kính
[3] mắt nhìn vào thị kính [4] điều chỉnh khoảng cách giữa 2 thị kính (nếu làkính 2 mắt)[5] điều chỉnh tụ quang, chắn sáng (tuỳ theo cường độ ánh sáng, chắnsáng mở rộng hoặc hẹp, đưa tụ quang lên cao hoặc xuống thấp) khi thấy ánh sángtròn thuần nhất là được
4 Soi vật kính thường(10X, 40X).
Trang 251- Đưa tiêu bản lên mâm kính.(nếu soi ở VK 40X phải đậy lamen trước)2- Kẹp giữ tiêu bản
3- Điều chỉnh xe đẩy để đưa tiêu bản vào giữa mâm kính
4- Dùng ốc đại cấp nâng mâm kính gần sát với vật kính
5- Mắt nhìn vào thị kính- dùng ốc đại cấp hạ dần mâm kính xuống- một tayđiều chỉnh xe đẩy
6- Khi thấy ảnh của vật xuất hiện, điều chỉnh ốc vi cấp cho ảnh rõ nét hơn.7- Xoay vật kính 40X về giữa mâm kính để quan sát ảnh rõ nét hơn, đồngthời phải nâng tụ quang lên và điều chỉnh ốc vi cấp
Chú ý: Nếu muốn quan sát vật ở vật kính 40X phải đậy lamen để khi soi
không bị ảnh hưởng đến vật kính
5 Soi vật kính dầu(100X, 90X):
1- Sau khi đã thấy ảnh như phần 3.4.6
2- Xoay điểm mù vào giữa mâm kính
3- Nhỏ một giọt dầu vào tiêu bản(vị trí cần quan sát)
4- Xoay vật kính dầu vào giữa mâm kính
5- Mắt nhìn vào vật kính điều chỉnh ốc đại cấp cho vật kính sát giọt dầu
6- Mắt nhìn vào thị kính tay điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn ảnh rõ nét hơn
7- Điều chỉnh xe đẩy theo đường rãnh cầy( hình chữ chi) để soi hết tiêu bản
6 Sau khi soi xong:
1- Hạ mâm kính
2- Bỏ tiêu bản ra khỏi mâm kính
3- Xoay điểm mù về giữa mâm kính
4- Hạ thấp tụ quang
5- Để gương thẳng đứng
6- Điều chỉnh các ốc về số không
7- Lau kính, vật kính bằng khăn riêng
- Nếu soi vật kính dầu:
Trang 26Thường xuyên lau chùi kính, lau kính bằng khăn mềm, mỏng.
Lau các bộ phận cơ học riêng, bộ phận quang học riêng
Vật kính dầu sau khi sử dụng xong phải lau sạch dầu bằng giấy thấm hoặckhăn mềm,bông thấm xylen Sau đó phải lau lại bằng khăn khô
2 Chống mốc kính:
Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, nấm mốc dễ phát triển nhất là thị kính, lăngkính và vật kính Khi đã có hiện tượng mốc kính, khắc phục rất khó và kính có thểtrở nên vô dụng Để chống mốc hàng ngày phải để kính ở nơi khô ráo để bảo vệcho các thấu kính, lăng kính
Để tạo ra môi trường không khí khô:
+Lý tưởng nhất là cho kính vào phòng điều hoà nhiệt độ chạy thườngxuyên
+ Để kính vào một tủ kính có ngọn đèn 25W hoặc 40W, thắp sáng liên tục.Một tủ có từ 1- 4 kính hiển vi dùng một bóng là đủ Đèn thắp liên tục cả khi không
có kính để môi trường không khí trong tủ luôn khô
+ Nếu phòng xét nghiệm không có điện:
Để kính ở phòng làm việc bình thường Tháo vật kính và thị kính cho vàobình hút ẩm, chứa chất chống ẩm là Silicazen hoặc để vào tủ kín có để vôiclorua mới thay hàng ngày cũng có tác dụng hút ẩm
Khi sử dụng Silicazen cần kiểm tra xem còn tác dụng hút ẩm hay không:
- Chất hút ẩm có màu xanh lơ là còn tác dụng hút ẩm
- Chất hút ẩm chuyển màu hồng không còn tác dụng hút ẩm
Đem sấy nóng cho bốc hơi nước các hạt Silicagen lại chuyển màu xanh lúc
đó lại sử dụng được
Để sử dụng và bảo quản tốt kính hiển vi ta cần chú ý những điểm sau:
Không bao giờ:
1- Lau các vật kính và thấu kính bằng cồn
2- Lau mâm kính, thấu kính bằng xylen vì nó sẽ làm bong lớp mạ
3- Để kính hiển vi ở ngoài môi trường không chụp mũ vải tránh bụi
4- Chụp kính hiển vi bằng túi nilon
5- Dùng tay lau vật kính
6- Xếp kính hiển vi cùng với dầu soi
TỰ LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu sau:
1 Kể tên và nêu tác dụng các bộ phận của kính hiển vi (chỉ trên kính)
Trang 272 Nêu sự khác nhau giữah vật kính 10X, 40X, 100X
3 Liệt kê những bộ phận của kính hiển vi có tác dụng phóng đại ảnh của vật
4 Trình bày thứ tự các bước tháo kính, lắp kính
5 Nêu các bước thao tác khi lấy ánh sáng để soi kính
6 Nêu các bước thao tác khi soi vật kính 10X, vật kính 40X
7 Nêu các bước thao tác khi soi vật kính dầu
8 Nêu các việc làm sau khi soi xong kính
9 Trình bày cách bảo quản kính hiển vi
TỔ CHỨC THỰC TẬP
BUỔI 1: Chỉ các bộ phận của kính - Tháo lắp kính -Học cách lấy ánh sáng
BUỔI 2: Cách soi vật kính thường- vật kính dầu - Sau khi soi xong
BUỔI 3: Ôn tập , kiểm tra
Trang 28DỤNG CỤ THUỶ TINH
GIỚI THIỆU:
Dụng cụ thuỷ tinh có rất nhiều loại Người kỹ thuật viên phải biết cách sử dụng đúng để mang lại kết quả chính xác Việc rửa và bảo quản dụng cụ thuỷ tinh phải tuân theo những quy định riêng của từng loại
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1 Mô tả các loại dụng cụ thuỷ tinh thường dùng
2 Trình bày đúng qui trình sử dụng các loại dụng cụ thuỷ tinh
3 Thao tác đúng qui trình sử dụng, rửa các dụng cụ thuỷ tinh
NỘI DUNG
I.DỤNG CỤ THUỶ TINH:
1 Bình chứa: Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau Bình chứa dùng
để pha hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc thử, đựng môi trường Có nhiều loại như:
Petri
2 Dụng cụ đong thể tích
2.1 ống đong chia độ: ống đong có nhiều loại: 5, 10, 25, 50,100, 200, 250,
500, 1000ml Dùng để đong các chất lỏng , thân ống có chia vạch, trên miệng có
mổ để dễ rót, có loại có nắp đậy để đong các chất lỏng dễ bay hơi thân ống đongcàng lớn thì độ chính xác càng kém Trên cổ ống đong có ghi 200C nhiệt độ tiêuchuẩn để đong thể tích chính xác nhất đến vạch qui định
2.2 Bình định mức (bình có ngấn): Có nhiều loại dùng để pha các dung dịch
chuẩn độ , dung dịch mẫu, cần độ chính xác cao Có loại có nút thuỷ tinh mài đểpha các dung dịch bay hơi Bình có ngấn có cổ dài , nhỏ, đáy bằng , trên cổ cóngấn khoang tròn đánh dấu dung tích nhất định của bình ở nhiệt độ 200 ghi trên cổbình
3 Dụng cụ đo thể tích.
Trang 293.1 Pipet chia độ (ống hút chia độ): phía đầu có ghi thể tích toàn phần và thể
3.2 Pipet bầu: có ngấn trên thân (một hay hai ngấn).
Pipet bầu 2 ngấn; dung tích của pipet tính từ ngấn trên đến ngấn dưới.Dung tích đó được đo chính xác và ghi trên bầu pipet ở nhiệt độ200 ghitrên pipet (dùng loại pipet này chính xác nhất)
Pipet bầu 1 ngấn: dung tích của pipet tính từ ngấn trên đến đầu pipet (khipipet bị sứt ở phía đầu thì thể tích sẽ không chính xác nữa)
3.3 Micropipet: là loại pipet nhỏ (0,1ml; 0,2ml) dùng để hút bệnh phẩm Khi
sử dụng nó phải mao dẫn không được hút để tránh bọt khí làm mất độ chính xác
3.4 Pipet tự động: Loại pipet này bằng nhựa có những nấc vặn khác nhau điều
chỉnh thể tích theo ý muốn Có đầu nhựa lắp vào khi sử dụng Loại pipet này sửdụng đơn vị đo là "microlit" viết tắt là l
Thường có hai loại pipet tự động:
Loại 1: có thể tích cố định: 1000l, 500ml, 100l, 10l…
Loại 2: có thể tích thay đổi: có 3 loại pipet thường dùng là:
3.5 Buret: nó giống như pipet chia độ nhưng có khoá trên thân, có giá đỡ
buret Dùng để đo thể tích khi định lượng, phải kiểm tra chỗ nhọn của vòi khoá đểcho giọt thoát ra lớn hơn thể tích giữa 2 vạch, có loại vi buret chia độ nhỏ là0,05ml = 50l
3.6 ống nhỏ giọt chuẩn (pipet pasteur): loại này có nắp quả bóp cao su nhỏ khi
hút 20 giọt tương ứng bằng 1ml; 1 giọt = 0,05ml = 50l
4 Dụng cụ làm tiêu bản
4.1 Lam kính; là một mảnh kính hình chữ nhật có kích thước là : 8 x2,5cm
có đặc điểm là trong suốt dùng nó để đặt giọt bệnh phẩm đưa lên kính hiển vi soi
4.2 Lam kéo: nó là lam kính nhưng ở một đầu có vát 2 góc dùng để dàn máu
(làm cho máu không bị tràn ra phía ngoài lam kính)
4.3 Lamen: có loại mỏng hoặc dây hình vuông kích thước là 20 x 20mm
dùng để đậy buồng đếm, đậy bệnh phẩm khi soi kính hiển vi ở vật kính 40X
5 Các ống nghiệm: tuỳ theo yêu cầu dùng các loại ống nghiệm khác nhau Có loại
ống nghiệm to, nhỏ, có nắp hoặc không có nắp Có loại ống nghiệm dùng để lytâm với tốc độ vòng cao( ống nghiệm dày, ống nghiệm nhựa, ống nghiệm thót đáy)
Trang 306 Các dụng cụ khác: ngoài các dụng cụ trên, các dụng cụ thuỷ tinh có liên quan
tới xét nghiệm như phễu thuỷ tinh , mặt kính đồng hồ, các chai lọ đựng hoá chất;bình hút ẩm (có 2 ngăn, có vòi thông hơi ra ngoài, có khoá vặn để đóng kín bìnhhút ẩm)…
II.SỬ DỤNG DỤNG CỤ THUỶ TINH:.
4- Đổ dung dịch vào lọ, tráng rửa ống đong
Chú ý: đọc dung dịch mầu thì miệng của vòng khua trùng với vạch cần đong(mặt thoáng chất lỏng tạo ra một vòng khum lõm)
Đọc dung dịch không màu thì đáy của vòng khum trùng với vạch cần đong
Trang 312 Sử dụng bình định mức:
1- Pha hoá chất vớimột lượng dung dịch màu dung môi trong một cốc thuỷtinh Đọc dung dịch không màu
(nếu chất dễ tan có thể cho thẳng
vào bình và thêm dung môi vào)
2- Đổ vào bình định mức
3- Đổ tiếp dung môi gần đến vạch
4- Dùng pipet thêm từ từ dung môi cho tới vạch (cách đọc giống như khi sửdụng ống đong)
5- Trộn đều, rót dung dịch vừa pha vào, lọ sạch
6- Rửa bình định mức
Chú ý : không cho dung dịch quá nóng , quá lạnh vào bình định mức và ốngđong
3 Sử dụng pipet
1- Hút dung dịch vào pipet bằng quả bóp
2- Cầm pipet thẳng đứng để điều chỉnh chất lỏng đến vạch "O"
3- Thả dung dịch vào bình hoặc ống nghiệm đến vạch cần dùng (pipet cầmthẳng đứng, ống nghiệm cầm nghiêng, đầu pipet tỳ vào thành ống nghiệm)
Chú ý :
- Những pipet có ghi chữ EX hoặc TD không được tráng khi dùng
- Những pipet có ghi chữ IN hoặc TC phải tráng ít nhất 1 lần.
- Những pipet có ghi chữ Blowoat phải thổi hết khi sử dụng.
4 Sử dụng pipet tự động
1- Xoay núm điều chỉnh về số thể tích cần hút
2- Lắp đầu nhựa vào (đầu nhựa phải khô, sạch- đầu nhựa nên dùng một lần
là tốt nhất)
3- Hút từ từ dung dịch vào đầu nhựa
4- Thả nhanh vào ống nghiệm (không để dính giọt dung dịch trong đầunhựa)
5- Ngâm đầu nhựa vào cốc đựng cloramin B 5%
5 Sử dụng buret
1- Kiểm tra khoá buret (khoá phải trơn và khít, khi đổ nước không bị dònước ở khoá)
2- Tráng buret bằng nước cất
Trang 324- Đổ dung dịch lên quá vạch "O" của buret.
5- Mở khoá cho dung dịch chảy từ từ tới vạch "O" của buret (hứng cốc cómỏ ở dưới)
6- Khi chuẩn độ - mở khoá cho dung dịch chảy nhỏ giọt từ từ
7- Mắt theo dõi sự chuyển màu của dung dịch cần định lượng
8- Khi đạt yêu cầu: vặn chặt khoá buret, để buret thẳng đứng - đọc - ghi vàogiấy
9 - Cho chảy hết dung dịch còn lại vào bình chứa tháo khoá ra khỏi buret (códây buộc khoá treo khoá trên thân buret)
10- Tráng rửa buret bằng nước cất
11- Chụp một mũ giấy lên miệng buret sâu chừng 5cm để tránh bụi
1- Hút dung dịch vào ốngnhỏ giọt bằng quả bóp nhỏ
2- Cầm pipet thẳng đứng để nhỏ giọt ( có bọt khí phải đẩy hết bọtkhí ra vàhút lại)
III.RỬA VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ THUỶ TINH:
1 Rửa bình chứa (bình nón, bình cầu).
Dụng cụ mới:
1 -Ngâm dụng cụ vào dung dịch acid clohydric 2% trong 24giờ
2- Rửa 2 lần bằng nước thường - tráng một lần bằng nước cất hoặc nước khửchất khoáng
3- Sấy khô ở nhiệt độ 600
Dụng cụ bẩn:
1- Hấp tiệt khuẩn
2- Rửa sơ bộ 2 lần bằng nước thường
3- Ngâm trong dung dịch kiềm (2 thìa canh bột kiềm trong 1lít nước)khoảng 2-3 giờ dùng chổi lông cọ rửa
4- Rửa kỹ bằng nước thường - ngâm trong nước 30 phút
5- Tráng lại bằng nước khử chất khoáng hay nước cất - dốc ngược dụng cụtrên giá hay rổ nhựa
6- Sấy khô ở nhiệt độ 600C
Trang 337-Đậy nút bằng bông mỡ để tránh bụi hoặc để vào tủ ấm.
2 Rửa pipet , buret:
1- Sau khi dùng xong rửa ngay dưới vòi nước
2- Nếu pipet bẩn phải ngâm trong ống đựng dung dịch sulfocromic trong 24giờ (nếu là buret bẩn đổ đầy dung dịch sulfocromic), rửa kỹ dưới vòi nước, ngâmnước 30 phút, tráng nước cất, sấy khô 600
3- Khi dụng cụ dính hợp chất hữu cơphải ngâm dung dịch cồn Kali 10%.4- Trường hợp pipet, buret ướt thì phải tráng 2-3 lần bằng dung dịch địnhdùng
3 Cách pha dung dịch sulfocromic.
Loại đậm đặc (dùng ngâm các dụng cụ thuỷ tinh rất bẩn)
- Mỡ bôi khoá buret: Lanolin, vaselin lượng bằng nhau đun cách thuỷ cho
tan hết
5 Rửa lam kính.
- Lam mới: ngâm trong hỗn hợp sulfocromic 24 giờ
- Lam bẩn: ngâm trong dung dịch kiềm 24 giờ (lam có dầu phải lau dầutrước khi rửa)
- Lam mỡ ngâm trong hỗn hợp cồn- ete lượng bằng nhau đậy hộp, lắc kỹ để
10 phút lấy ra laukhô bằng gạc sạch
+ Các loại lam trên sau khi ngâm được rửa dưới vòi nước và ngâm trongnước 30 phút, lau từng lam, sấy khô, đóng gói để tránh bụi
6 Rửa lamen
Trang 34- Lamen được ngâm trong một cốc rửa đựng dung dịch kiềm ngâm trong
2-3 giờ, thỉnh thoảng lắc nhẹ
- Rửa lại nhiều lần bằng nước thường
- Rửa lại bằng nước cất
- Sấy khô 600C, đóng hộp tránh bụi
7 Rửa bơm tiêm.
- Khi lấy máu xong ngâm ngay bơm kim tiêm vào khay nước
- Nếu pittông bị kẹt; ngâm trong dung dịch acid acetic pha loãng 1/2 (choacid vào đầu ampu dốc ngược để 10 phút)
- Ngâm trong nước oxy già trong nhiều giờ
- Nếu kim bị tắc dùng dây kim loại thông từ mũi kim lên
*Chú thích: ngoài các dụng cụ thuỷ tinh thông thường ở trên ta còn có
dụng cụ để xác định tỉ trọng của một chất gọi là phù kế tuỳ theo cách chia độ cótên gọi riêng
- Tỉ trọng kế: đo tỉ trọng của nước chia vạch từ 1,000 - 1,500.
- Phù kế Banmé: có 2 loại:
+ Loại đo các chất lỏng có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước chia vạch từ
0-66 Mỗi vạch ứng với một độ banmé
+ Loại đo các chất lỏng có tỉ trong nhỏ hơn tỉ trọng của nước chia vạch từ
0-20 mỗi vạch ứng với một độ banmé
- Phù kế đo nước tiểu (tỉ niệu kế): chia vạch theo tỉ trọng từ 1000- 1,060.
- Cồn kế gay lussac (cồn kế bách phân): chia vạch từ 0-100 mỗi vạch trên
cồn kế ứng với một độ cồn
Ngoài phù kế còn có bộ cất nước dùng để tách một chất bay hơi, để thu hồidung môi, tinh chế một thuốc thử , nó gồm có bình cất có dung tích 1000ml,500ml, 250ml
Các loại ống sinh hàn: thẳng, nghiêng, có bầu, xoắn, ống sinh hàn để cất chânkhông, ống sinh hàn để cất phân đoạn
3 Bảo quản dụng cụ thủy tinh
Dụng cụ thủy tinh sau khi khử trùng nếu không sử dụng ngay nên cho vàotúi polyetylen buộc chặt, bảo quản trong tủ kín sạch sẽ, khô ráo
Các loại dụng cụ như que gạt, que cấy thủy tinh sau khi khử trùng chỉ nên sửdụng trong vòng 1 ngày, hộp petri trong vòng 3 ngày, ống nghiệm, bình tam giác,bình cầu khoảng 7- 10 ngày nếu bảo quản tốt Nếu để quá lâu dụng cụ cần đượckhử trùng lại trước khi dùng
Lưu ý khi loại bỏ dụng cụ thủy tinh:
Trang 35Thủy tinh không có tính chất mềm dẻo ngăn chặn tác động của xung lực hoặc sự dạn nứt
và gẫy dưới tác dụng của lực Thủy tinh khi vỡ, gẫy tạo ra những góc cạnh sắc rất nguy hiểm, có thể làm tổn thương người làm công tác dọn dẹp trong phòng thí nghiệm Tất cả các dụng cụ thủy tinh khi đã loại bỏ cần phải được khử trùng và phải bỏ vào thùng rác chuyên dụng có cảnh báo chứa vật sắc nhọn như hình ảnh minh họa sau:
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1 Trình bày các loại dụng cụ thuỷ tinh
2 Trình bày cách sử dụng dụng cụ thuỷ tinh
3 Trình bày cách rửavà bảo quản dụng cụ thuỷ tinh
Phân biệt đúng sai các câu sau:
6 Pipet chia độ không tận cùng là loại pipet chính xác nhất
7 Bình định mức là dụng cụ đong thể tích chính xác nhất
8 Phải chụp mũ giấy lên miệng buret để tránh bụi
Trang 36TỦ LẠNHMục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1 Mô tả được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của tủ lạnh
2 Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ lạnh
3 Có khả năng vận hành được tủ lạnh theo đúng quy trình
1 2.1 Ngăn trên (ngăn đá):
Có loại tủ có cánh cửa riêng ngăn đá chứa bộ phận bốc hơi (giàn lạnh).Dùng để dung dịch mẫu, để đá
Trang 37- Khi máy nén hoạt động, hút các chất sinh hàn ở thể khí đẩy mạnh lên giàn
nóng làm cho áp suất ở đây tăng lên 7- 8 atmotphe
- Chất sinh hàn ở thể khí dưới tác dụng của áp suất cao ngưng tụ lại ở giànnóng thành thể lỏng Quá trình ngưng tụ chất sinh hàn toả nhiệt cho bộ phận ngưng
tụ nóng lên Ta gọi là giàn nóng
- Chất sinh hàn ở thể lỏng qua van tiết lưu tới bộ phận bốc hơi Do thể tích ở
bộ phận bốc hơi cao hơn và khi đi qua van tiết lưu hẹp làm cho áp suất ở bộ phậnbốc hơi giảm xuống 1- 2 atmôtphe, chất sinh hàn ở thể lỏng bốc hơi Quá trình bốchơi , chất sinh hàn thu nhiệt làm cho nhiệt độ giảm xuống Ta gọi là giàn lạnh
- Chất sinh hàn ở thể khí lại được nén, hút và đẩy lên bộ phận ngưng tụ, cứnhư vậy tiếp tục một chu trình khép kín
Trang 383- Đóng chặt cửa- cắm phích điện.
4- Khi lấy các nguyên liệu ra khỏi tủ phải ngắt điện
5- Khi lấy đá ra phải ngắt điện, mở tủ một lúc mới lấy
4.BẢO QUẢN:
1- Tủ lạnh nên kê ở góc phòng, không kê sát tường
2- Đảm bảo nguồn điện vào tủ lạnh đúng điện thế, công suất
3- Buồng sinh hàn (ngăn đá) luôn có khay chứa nước- không được để nướcnóng vào ngăn đá
4- Khi có nhiều đá phải rút phích điện, mở cửa tủ để cho đá chảy ra, lấy hết
đá, lau chùi tủ (định kỳ vệ sinh tủ)
5- Không nên để nhiều thứ vào tủ lạnh làm quá công suất của
6- Tuyệt đối không mở cửa tủ lạnh tuỳ tiện để đảm bảo cho tủ hoạt độngbình thường và bảo quản các nguyên liệu trong tủ
7- Tránh dùng vật nhọn để cậy lấy đá- phải chờ cho nước đá tự chảy ra đểlấy đá được dễ dàng ( nên dùng khay nhựa đựng đá)
8- Muốn di chuyển tủ lạnh phải ở tư thế thẳng đứng
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1 Mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
2 Trình bày các bước vận hành tủ lạnh Nêu tác dụng của tủ lạnh
3 Trình bày cách bảo quản tủ lạnh
Phân biệt đúng sai trong các câu sau:
6 Ngăn đá của tủ dùng để các chủng vi khuẩn
7 Bộ phân bốc hơi chứa chất sinh hàn ở thể khí
8 Các chất sinh hàn có khả năng làm lạnh khác
9 Bộ phận bốc hơi gọi là giàn lạnh
Trang 39TỦ ẤM
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1 Mô tả được cấu tạo của tủ ấm
2 Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ ấm
3 Có khả năng vận hành được tủ ấm theo đúng quy trình
Nội Dung:
Tủ ấm trong phòng xét nghiệm là phương tiện cần thiết để nuôi cấy vi khuẩn,
ký sinh vật, là môi trường nhiệt độ thích hợp để tiến hành các phản ứng về enzym,
có thể dùng sấy khô các dụng cụ thuỷ tinh (ở 600 ) nhiệt độ của tủ ấm có thể điềuchỉnh từ 200- 1000C
(0,5 Tủ ấm có 1 lớp: dày, ở trong có chất cách nhiệt
- Tủ ấm có 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài bằng kim loại, ở giữa là khoangchứa nước (tác dụng của khoang chứa nước là để phân phối nhiệt độ đều trong tủ
và duy trì nhiệt độ của tủ Với loại tủ này trên nóc tủ ấm có phễu đổ nước và cóphao ghi chữ "stop"
1 2 Cửa tủ:
Được cấu tạo 2 lớp: lớp trong bằng kính, lớp ngoài bằng sắt dầy, phía ngoài
có sơn chống rỉ Xung quanh cửa tủ được viền một lớp nỉ để khép kín cánh tủ Cóloại tủ chỉ có một lớp (không có lớp kính bên trong)
Trang 40Bộ phận này được bố trí ở những loại tủ không có khoang chứa nước Khi bậtcông tắc tủ ấm- quạt quay gây ra tiếng kêu khi mở cửa tủ ra có thể nhìn thấy cánhquạt qua lỗ cửa sổ tròn.
1 5 Nguồn cung cấp nhiệt
- Đun điện: có hệ thống may so nằm trong ống sứ cách điện ở đáy tủ
- Đun dầu, ga: để phía dưới đáy tủ, khi đun nó sẽ làm két nước phía đáy tủnóng lên phải theo dõi nhiệt kế phía nóc tủ để điều chỉnh nguồn cung cấp nhiệt(đây là loại tủ ấm dân dụng)
1 6 Bộ phận điều chỉnh:
Bố trí phía dưới cửa tủ Bao gồm :
A Công tắc tủ: ấn "on" bật công tắc cho tủ ấm vận hành bật ngược lại là tắtcông tắc cho tủ ấm nghỉ
B Núm điều chỉnh nhiệt độ
C Hệ thống đèn báo khi đủ nhiệt độ đèn báo sáng
D Lỗ thông hơi, thoát hơi khi nhiệt độ trong tủ cao
2 QUY TRÌNH VẬN HÀNH ( tủ ấm điện).
1 Cắm phích điện
2 Bật công tắc tủ ấm (cánh quạt quay gây ra tiếng kêu)
3 Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu (370)
4 Khi đèn báo sáng (đủ nhiệt độ yêu cầu- thường điều chỉnh 370)
Ta đặt môi trường nuôi cấy vi khuẩn hoặc các ống phản ứng cần điều kiệnnhiệt độ 370 vào tủ ấm
5 Đóng chặt cửa tủ- Chờ đủ thời gian cần thiết
6 Tắt công tắc điện- rút phích điện- lấy các môi trường hoặc ống nghiệm ra