KHỬ KHUẨN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xét nghiệm cơ bản (Trang 85 - 89)

Công việc khử khuẩn trong phòng xét nghiệm được áp dụng theo nhiều cách Người kỹ thuật viên phải biết cách áp dụng đúng để việc khử khuẩn đạt hiệu quả cao nhất ,phòng chống việc lây nhiễm ,góp phần mang lại kết quả xét nghiệm chính xác

MỤC TIÊU THỰC HIỆN :

Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Trình bày đầy đủ các phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt độ. 2. Trình bày đúng phương pháp khử khuẩn bằng lọc.

3. Trình bày đầy đủ các phương pháp khử khuẩn bằng lý học, hóa học. 4. Làm được công tác khử khuẩn hàng ngày theo quy trình đã học.

.NỘI DUNG:

I. KHỬ KHUẨN BẰNG NHIỆT ĐỘ 1.Khử khuẩn bằng nhiệt khô.

1.1. Đốt: áp dụng đối với dụng cụ bằng kim loại như dao, kéo, kẹp…

Cách làm: đổ một lượng cồn vừa đủ vào khay men, láng đều rồi châm lửa đốt. - Đối với que cấy đốt trên ngọn lửa đèn cồn.

- Các chất phế thải đốt bằng lò đốt.

1.2. Sấy khô: áp dụng đối với dụng cụ thủy tinh.

Dùng tủ sấy (xem bài tủ sấy). Có thể kiểm tra độ tiệt khuẩn bằng màu giấy gói. - Tiệt khuẩn đạt yêu cầu: giấy gói màu nâu.

- Tiệt khuẩn chưa đạt yêu cầu: giấy gói màu vàng. - Tiệt khuẩn quá mức: giấy gói màu đen.

2. Khử khuẩn bằng nhiệt ẩm.

2.1. Đun sôi (Luộc):Đun sôi ở nhiệt độ 1000C trong vòng 20 - 30 phút có thể diệt được các vi khuẩn. Đối với nha bào uốn ván không diệt được.

2.2. Hấp ướt. Là phương pháp khử khuẩn tốt nhất, khắc phục được các trở ngại của các phương pháp khác vì có thể diệt được tất cả các mầm bệnh.

Thường áp dụng để hấp các dụng cụ, đồ vải, môi trường.

Duy trì ở nhiệt độ 1200C trong vòng 20 - 30 phút (Xem bài nồi hấp ướt).

2.3. Hấp cách thuỷ (phương pháp tyndal): áp dụng để khử khuẩn các dung dich có albumin. Vì ở nhiệt độ cao albumin sẽ bị biến tính. Hấp cách thủy duy trì ở nhiệt độ

50 - 600C trong 1 - 2 giờ. Hấp trong 3 ngày liền:

- Ngày đầu: diệt được những vi khuẩn yếu, làm yếu các vi khuẩn mạnh - Ngày hai: diệt tiếp các vi khuẩn yếu, làm yếu hẳn các vi khuẩn mạnh. - Ngày ba: diệt nốt các vi khuẩn còn lại.(diệt các bào tử của vi khuẩn) Dung dịch đem khử khuẩn vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

II. KHỬ KHUẨN BẰNG LỌC

Áp dụng cho những dung dịch dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ. Phương pháp này cho phép loại bỏ các chất có phân tử lượng lớn, hay những vi khuẩn ra khỏi dung dịch bằng cách cho dung dịch chảy qua một chất xốp có tác dụng lọc. Với phương pháp siêu lọc có thể giữ lại được cả virut.

1. Lọc bằng màng lọc (đĩa lọc) :Màng lọc có nhiều loại, có thể làm bằng amiăng hoặc bằng cellulose. Màng lọc là những khoanh tròn có hai mặt: một mặt nhẵn, một mặt sần. Mặt sần quay lên trên có tác dụng lọc.

Cấu tạo:

A: Phễu lọc

B: Màng lọc: Trên mặt sần gồm nhiều lỗ lọc nhỏ, đường kính là 0,5 - 1µm. C: Doăng cao su: Đệm giữa phễu với miệng bình lọc.

D: Bình lọc.

E: Vòi hút chân không, nối với máy hút chân không.

Cách làm

- Bước 1: Cho màng lọc vào phễu lọc (mặt sần quay lên trên)

- Bước 2: Lắp phễu vào bình chứa, doăng cao su có tác dụng làm khít miệng bình

- Bước 3: Nối vòi hút chân không với máy hút

- Bước 4: Đổ dịch lọc vào phễu

- Bước 5: Bật máy hút chân không, không khí trong bình được hút ra, áp suất

* Chú ý: Hiện nay thường áp dụng phương pháp lọc để khử khuẩn nước, tạo ra nguồn nước sạch ,dùng để uống ở những nơi công cộng.

2. Lọc bằng nến lọc:

Thường dùng nến lọc Săm bec lăng làm bằng bột sứ.

Mỗi bộ có 13 ống đánh số thứ tự. Những ống nến có lỗ thủng kích thước khác nhau.

III. KHỬ KHUẨN BẰNG HOÁ HỌC: 1. Cồn:

Dùng khử khuẩn khi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, dùng cồn 700, nhưng không diệt được nha bào ( không dùng cồn 900 vì cồn bốc hơi nhanh không có tác dụng sát khuẩn)

2. Các hợp chất Halogen:

• Cồn iod 2% ( trong cồn 700 ),dùng để sát khuẩn da , thời gian khử khuẩn 15 -20 phút

• Cloramin B,T 5%

3. Các hợp chất clo: Thường dùng là Natrihypoclorid 1% dùng để khử khuẩn sàn nhà , tường

Dùng Calci hypoclorid 30 -35% để tẩy các chất thải nhiễm bẩn

4. Các thuốc nhuộm: Lugol đỏ,Tím gentian, Xanhmetylen…

5. Dung dịch kalidicromat (K2Cr2O7) 10 -20 % dùng khử khuẩn pipet, lam kính…

Ngoài ra còn các hóa chất khác: Thủy ngânII clorua(Sublime)1g/l, phenol 5%.

Hiện nay hay dùng viên Presept 2,5g pha trong 5 lít nước (chứa 50% Natridicloro isocyanurat).để khử khuẩn

6. Formol: Vừa có tác dụng tiệt khuẩn, vừa có tác dụng cố định mẫu vật.

IV. KHỬ KHUẨN BẰNG LÝ HỌC.

1. Quay ly tâm: Khi ly tâm một số dung dịch với tốc độ cao: như dịch não tủy, nước tiểu, đờm…các chất có phân tử lớn và vi khuẩn sẽ lắng xuống dưới.

2. Khử khuẩn bằng tia cực tím: Tia cực tím có bước sóng ngắn, có tác dụng diệt khuẩn mạnh, dùng để tiệt khuẩn không khí như phòng mổ, phòng pha chế thuốc, tủ cấy vi khuẩn.

Cách sử dụng: Một mét khối cần 2 - 3 W trong thời gian 1 - 3 giờ. Đèn treo cách mặt đất 2 - 2,3 mét.

• Cách tính số bóng đèn cần dùng cho một diện tích nhất định: W0 x V

N = W

-N: Số bóng đèn cần dùng

-W0: Công suất cần thiết cho 1m3 không khí. -V: Thể tích của phòng

-W: Công suất bóng đèn.

Ngoài ra người ta có thể dùng máy siêu âm để tiệt khuẩn. Cách làm này đòi hỏi cần kỹ thuật cao đắt tiền nên ít dùng.

TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau:

1. Trình bày các phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt 2. Trình bày phương pháp khử khuẩn bằng lọc 3. Trình bày phương pháp khử khuẩn bằng hóa học 4. Trình bày phương pháp khử khuẩn bằng lý học

Phân biệt đúng sai các câu sau:

5. Dụng cụ kim loại có thể khử khuẩn bằng đốt

6. Sấy khô là cách tiệt khuẩn dùng cho mọi dụng cụ xét nghiệm 7. Đun sôi không diệt được vi khuẩn có nha bào.

HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xét nghiệm cơ bản (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w