ĐIỆN VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xét nghiệm cơ bản (Trang 71 - 77)

GIỚI THIỆU:

Xây dựng tổ chức quản lý phòng xét nghiệm là công việc rất quan trọng của người kỹ thuật viên. Để đảm bảo kết

MỤC TIÊU THỰC HIỆN :

Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

Mục tiêu

1. Mô tả được cấu tạo và tác dụng của các dụng cụ điện dùng trong phòng xét nghiệm.

2. Nêu cách mắc điện và các mạng điẹn dùng trong phòng xét nghiệm. 3. Trình bày được các bước sử dụng máy trong

phòng xét nghiệm.

Nội dung

I.CÁC ĐÒ ĐIỆN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM:

1. Công tơ điện. 1.1Cấu tạo:

• 2 cuộn dây: Một cuộn điện áp và một cuộn dòng điện

chạy qua

• 1 đĩa nhôm tròn đặt trong từ trường của 2 cuộn dây. Khi

có dòng điện chạy qua làm cho đĩa nhôm quay

• Hệ thống báo số quay 1 vòng hiện 1 số.

• Trên công tơ có ghi hiệu thế tính bằng von, có thể 110V hoặc 220V, cường độ dòng điện 5A; 10A; 15A hay 30A, tần số dòng điện 50Hz hay 60Hz.

1.2.Tác dụng:

Dùng để đo lượng điện tiêu thụ của các thiết bị điện được sử dụng, đơn vị tính bằng Kw/h. Khi sử dụng công tơ phải chú ý: Cộng công suất cuả tất cả các máy dùng điện, tổng công suất này phải nhỏ hơn hoặc bằng công suất của công tơ.

2.Biến thế điện U ra U vào 220V-10A Đĩa nhôm Báo số

2.1.Cấu tạo:

• Lõi thép: Gồm những lá thép, tôn silic mỏng 0,35 - 0,5 mm ghép với nhau để tránh dòng điện xoáy Fucô làm nóng biến áp, giữa các lá thép được sơn cách điện, nhứng lá thép được làm theo hình E, I

• Cuộn dây: Thường là dây đồng có tiết diện tròn hay hình chữ nhật được cách điện (sơn, bọc vải hoặc giấy)

Gồm 2 cuộn: Cuộn sơ cấp: Cuộn điện vào Cuộn thứ cấp: Cuộn điện ra

Điện áp trên 2 đầu cuộn dây tỉ lệ thuận với số vòng dây (n) trên 2 cuộn dây

Nếu n1>n2 U1>U2: Biến áp hạ thế Nếu n1<n2 U1<U2: Biến áp tăng thế

2.2 Tác dụng:

Dùng để biến đổi nguồn điện lưới cho phù hợp với điện thế của máy được sử dụng.

3. Ổn áp

Trong phòng xét nghiệm có nhiều máy dùng điện, nếu dòng điện không ổn định dễ đưa tới hậu quả kết quả sai lệch hoặc hỏng máy. Việc sử dụng ổn áp rất cần thiết, về nguyên tắc giống biến thế nhưng khác ở điểm:

Với biến thế: Dòng điện vào thay đổi thì dòng điện ra thay đổi theo

Với ổn áp: Có một bộ phận tự điều chỉnh làm cho dòng điện ra luôn cố định theo yêu cầu

U vào thay đổi U ra = Không đổi

4. Chỉnh lưu dòng điện:

Tác dụng: Là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều theo yêu cầu của máy.

• Đèn hai cực (Điốt):

Đèn hai cực dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều với nguyên tắc điện tử chỉ di chuyển một chiều từ cực âm đến cực dương. Đèn hai cực gồm có : 2 U 1 U 2 n 1 n = U2 U1 ổn áp

+ Catốt được nung nóng bởi nguồn điện 6,3V xoay chiều được cung cấp bởi biến áp hạ thế

+ Anốt là một tấm kim loại bao quanh Catốt

Sau khi Catốt được nung nóng, các điện từ sẽ bức xạ từ bề mặt Catốt và di chuyển về bản cực có điện thế dương là Anốt. Kết quả là ta có được một dòng điện xung động một chiều. Đèn hai cực (Điôt) là bộ phận điện nửa sóng có nghĩa là chỉ cho dòng điện chạy qua ở nửa bán chu kỳ dương. Ta có thể nắn điện toàn sóng nhờ hai điôt hay một điôt kép.

Cấu tạo bộ chỉnh lưu dòng điện:

- Có 1 biến áp hạ thế

- Điốt chỉnh lưu: Tùy theo cách chỉnh lưu 1/2 chu kỳ hay cả chu kỳ (1/2 chu kỳ có 1 điốt, cả chu kỳ có từ 2-4 điốt)

- Tụ lọc: Làm thẳng xung dòng điện sau khi chỉnh lưu.

- Mạch điện cơ bản:

Dòng điện xoay chiều qua biến thế, từ biến thế có cuộn thứ cấp hạ thế (2) cung cấp điện áp 6,3V cho Catot và cuộn thứ cấp (3) cho hai bản cực Anot. Hai bản cực này lân phiên nhau nhận điện thế dương của mạch điện nên điện tử qua đèn hai cực (4) liên tục. Dòng điện xoay chiều (A) đã được nắn thành dòng điện một chiều nhưng chưa đều vì cường độ còn thay đổi (B). Sau khi qua bộ lọc (5) gồm hai tụ điện C1, C2 và một cuộn cảm L thì dòng điện trở nên bằng phẳng (C). ở chiết áp (6) ta lấy ra được một phần điện thế một chiều. Đồng hồ đo mA (7) cho biết cường độ dòng điện :

Đèn hai cực điện tử có thể thay thế bằng đèn hai cực (điôt) bán dẫn. Có thể dùng bốn điôt bán dẫn để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều theo sơ đồ sau :

Mạch điện cơ bản dùng 4 Điốt chỉnh lưu bán dẫn

II.CÁC MẠCH ĐIÈN VÀ CÁCH MẤC ĐIỆN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM:

1. các mạch điện:

- Có thể có một mạch điện hoặc nhiều mạch điện cùng một thế hiệu hay thế hiệu khác nhau. Có mạch điện qua ổn áp, có mạch điện không qua ổn áp

- Mạch điện 110V: Dùng cho máy sử dụng điện 110V - Mạch 220V: Dùng cho máy sử dụng điện 220V

2. Mắc song song: Tất cả 2 đầu dây A,B hoặc C,D của thiết bị U1

(1) và (2) đều nối với 2 đầu dây của nguồn điện. A  B U2

C  D

3. Mắc nối tiếp:

Khi máy có dùng điện có thế hiệu thấp so với mạch điện chính (nguồn điện) thì mắc chúng nối tiếp với nhau.

Đầu B của thiết bị (1) nối với đầu dây C của thiết bị (2), hai đầu còn lại của 2 thiết bị nối với mạch điện chính.

A B C D  

I

Khi mắc nối tiếp phải chú ý: U

I1 I2 Trong mạch mắc song song:

I = I1 + I2 U = U1 = U2

I1 I2

Trong mạch điện mắc nối tiếp: I = I1 = I2

U = U1 + U2

U1 U2

• Hiệu điện thế của các máy hay bóng đèn mắc nối tiếp cộng lại phải bằng hiệu điện thế của mạch chính.

• Công suất của các đồ dùng điện phải bằng nhau.

III.CÁC BƯỚC SỬ DỤNG MÁY TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM: 1. Sử dụng:

• Quan sát:

+ Điện thế của máy và điện thế của nguồn + Công suát của máy và công suất của nguồn + Phích cắm: Xem dây nối có chặt không

• Cắm phích điện vào ổ cắm, bật công tắc cung cấp điện cho máy

• Khi máy hoạt động xong, vặn máy về vị trí ngừng hoạt động, rút phích điện.

2. Cách sửa chữa khi máy đang hoạt động dừng đột ngột:

2.1 Kiểm tra:

• Cầu chì

• Phích cắm

• Dây vào máy

• ổ cắm điện trên tường

2.2 Dụng cụ cần có: • Vặn vít • Kìm cách điện • Kìm cắt cách điện • Dây chì • Phích cắm … - Tiến hành:

Ngắt nguồn điện (ấn nút ngắt điện hoặc rút cầu chì), tháo vít bỏ dây chì cháy còn lại thay vào đó dây chì mới cùng tiết diện.

Sau khi sửa dây chì phải kiểm tra toàn bộ lưới điện trước khi cho dòng điện trở lại

+ Thay phích cắm: Tháo vít phích cắm, kiểm tra vít có chặt không. Khi lắp phích mới phải bộc lộ những sợi dây ở hai đầu dài 1-1,5 cm, xoắn 2 đầu dây điện, cho đầu dây đã xoắn vào cực ở đầu tiếp điện, vặn chặt, kéo nhẹ không tuột là được.

2.3 Khi sử dụng điện cần chú ý:

- Khi tay ướt không được sờ vào máy đang chạy

- Kiểm tra hiệu điện thế trước khi nối máy với mạch điện. - Không bao giờ kéo dây điện để rút phích điện

- Không bao giờ thay dây chì cháy bằng dây chì lớn hơn Lượng giá

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của công tơ điện trong phòng xét nghiệm 2. Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của biến thế điện

3. Mô tả cấu tạo và tác dụng của chỉnh lưu dòng điện

4. Giải thích tại sao trong phòng xét nghiệm khi sử dụng máy phải qua ổn áp 5. Khi nào phải dùng chỉnh lưu dòng điện ? Tại sao

6. Nêu 2 mạch điện thường dùngtrong phòng xét nghiệm và tác dụng của nó

Phân biệt đúng sai các câu sau:.

7.Công tơ điện có hiệu điện thế tính bằng mA 8.Không bao giờ kéo dây điện để rút phích điện 9.Biến thế điện không có cuộn dây thứ cấp 10 Khi thay phích phải tháo vít phích cắm

ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xét nghiệm cơ bản (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w