MÁY CẤT NƯỚC

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xét nghiệm cơ bản (Trang 51 - 54)

Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Mô tả được cấu tạo của máy cất nước.

2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản máy cất nước. 3. Có khả năng vận hành được máy cất nước theo đúng quy trình.

1.MÁY CẤT NƯỚC THỦ CÔNG: 1.1. Cấu tạo.

1. 1.1 Nồi đun: Tuỳ theo điều kiện có thể dùng nồi đun bằng đồng, tôn thép hoặc bằng thuỷ tinh. Dung tích của nồi có thể lớn hay nhỏ (hiện nay nhiều phòng xét nghiệm thường dùng nồi đun bằng thuỷ ting dung tích khoảng 3- 5lít, loại bình cầu thuỷ tinh dầy.

1.1.2. Bộ phận làm lạnh:

Có thể là một bể chứa, một thùng nước hay một hệ thống dẫn nước.

1.1.3 ống dẫn:

Nối từ nồi đun đi qua bộ phận làm lạnh tới vòi thoát. Hơi nước đi qua bộ phận làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước cất.

1.1.4 Bình chứa nước cất: Dùng bình cầu hoặc bình nón to chứa được 2- 3lít nước.

2. Quy trình vận hành:

1- Vặn vòi cho nước chảy vào nồi đun, đậy nắp nồi. 2- Nối ống dẫn với trục nắp nồi.

3- Đun sôi nồi đun (bằng bếp điện hoặc bếp ga….)

4- Cung cấp nước cho bộ phận làm lạnh (vặn vòi hoặc đổ nước).

5- Khi có giọt nước cất chảy ra, hướng bình chứa vào vặn vòi cho nước tiếp tục chảy vào nồi đun.

• Ưu điểm: Đơn giản dễ sử dụng, tiến hành được ở bất cứ điều kiện nào.

• Nhược điểm: Thường xuyên phải theo dõi mức nước trong nồi đun và

thay nước ở bộ phận làm lạnh. Nếu không theo dõi sát dễ bị cháy nồi đun khi không có nước chảy vào nồi.

1. Cấu tạo:Tuỳ theo nước sản xuất, loại đơn giản hay dùng trong xét nghiệm là máy cất nước một lần (về cơ bản giống nồi cất nước thủ công).

Máy cất nước thủ công Máy cất nước chạy điện

1.Nồi đun:

Nồi đun bằng gang, Inox. ở trong có nắp hệ thống may so(E) giống như siêu điện dùng đun nước. Có chụp nắp nồi, nồi được nối với hệ thống ống dẫn.

2. Vòi nước chảy vào. 3. Vòi nước thải.

4. ống xiphông (R) (bộ phận tạo ra sự ngưng tụ thành mức cất).

5. Hệ thống ổ cắm, đèn báo, nối nguồn điện, khi bật công tắc đèn báo đỏ (có điện

vào).

2.Quy trình vận hành:

1- Mở vòi cho nước chảy vào nồi đun.

2- Kho có nước chảy ra ở vòi nước thải- khoá vòi nước chảy vào. 3- Cắm phích điện- bật công tắc máy.

4- Khi nước sôi bốc hơi, có một giọt nước cất chảy ra- mở vòi nước cho chảy vào nồi đun từ từ (theo dõi nước chảy ra để điều chỉnh vòi nước chảy vào).

5- Hứng bình chứa vào- luôn theo dõi mức nước trong nồi đun (nước phải ngập hệ thống may so).

6- Khi cất xong, tháo vòi nước chảy ra, khoá vòi nước chảy vào, rút phích điện (tắt công tắc máy).

* Chú ý: Phải theo dõi sát nếu thấy mức nước trong nồi đun ít đi, vòi nước chảy ra bốc hơi là do bị mất nước phải tắt máy (rút phích điện) nếu không sẽ bị cháy nồi đun.

3. Bảo quản.

• Thường xuyên cọ rửa nồi cất nước bằng bàn chải để tránh ứ đọng cặn

nước làm hỏng hệ thống may so.

• Nếu máy hỏng phải báo thợ sửa ngay, tuyệt đối không tự ý sửa chữa máy.

TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau:

1. Trình bày cấu tạo, quy trình vận hành của máy cất nước thủ công. 2. Trình bày cấu tạo và quy trình vận hành của máy cất nước chạy điện. 3. Nêu cách bảo quản máy cất nước.

Phân biệt đúng sai các câu sau:

4.Có thể dùng nồi cất nước bằng thuỷ tinh

5.Khi cất nước không cần theo dõi mức nước trong nồi dun 6.Máy cất nước chạy điện không cần cọ rửa

7.Máy cất nước chạy điện không có vòi nước chảy ra

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM:

1. Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm. Eliênn Levy Lambert, 1978

2. Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực - Vụ khoa học và Đào tạo Bộ Y tế, 1991.

MÁY ĐO QUANG

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xét nghiệm cơ bản (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w