CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀITrong hơn 10 năm trở lại đây, ngành thủy sản ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, giúp chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn và góp phần rất lớn trong việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ đồng bằng, nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Ngày nay, Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy việc mở rộng quan hệ hợp tác, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm tận dụng và phát triển tối đa mọi nguồn lực sẵn có, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển đất nước. Trong khi đó, thuỷ sản là mét trong những ngành kinh tế mũi nhọn và là thế mạnh của Việt nam. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt nam không ngừng tăng nhanh, đặc biệt là kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm một tỷ trọng lớn. Mặt hàng cá tra và cá basa ngày càng được người tiêu dùng trong nước và trên toàn thế giới ưa chuộng. Việc đó đã góp phần quan trọng trong sự phát triển thuỷ sản nói riêng và kinh tế nói chung của Việt nam.Tính đến hết tháng 102011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt gần 5 tỷ USD, năm 2011, chế biến thủy sản Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mạnh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Doanh số xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng khoảng 15 20%năm. Chỉ trong 10 năm, thủy sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với doanh số xuất khẩu tăng gấp 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 đến 6 tỷ USD năm 2011. (http:www.rimf.org.vnbantinnews.asp?news_id=3001lang=1)Theo khảo sát, mặt hàng cá tra, cá basa Việt Nam được đánh giá là nhóm thủy sản có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới (2008), xuất khẩu đến 127 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng sản lượng trên 640.000 tấn sản phẩm, đạt giá trị hơn 1.4 tỷ USD tăng trưởng 45% so với 2007, góp phần đưa toàn bộ ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4 tỷ USD.Cá tra, cá basa là một trong những sản phẩm đại diện cho ngành thủy sản. Vì vậy cùng với ngành thủy sản, xuất khẩu cá tra cá basa là một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm và được xác định là giữ vai trò đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiểu được sự quan trọng của mặt hàng này; nhóm tôi chọn đề tài “Đánh giá hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa đến sự phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” vì chúng tôi muốn tìm hiểu và phân tích những điểm ưu, nhược điểm của việc xuất khẩu mặt hàng này trong các năm gần đây từ đó đưa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu những rủi ro trong việc đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài; qua việc cải thiện, nâng cao chất lượng thịt cá để đảm bảo chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người tiêu dùng trong và ngoài nước.1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung: Đánh giá sự ảnh hưởng của xuất khẩu cá tra, cá basa đến sự phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL trong những năm gần đây. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cá tra, cá basa đến thị trường nước ngoài. Chỉ rõ những ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa đến sự phát triển kinh tế. Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế.1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Không gian: Đồng bằng sông Cửu Long1.3.2 Thời gian: Tháng 1 đến tháng 5 năm 20151.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng xuất khẩu cá tra, cá basa1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆUPhạm Huy, 2010. Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL. Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả như lập bảng phân phối tần số, trình bày dữ liệu bảng và biểu đồ để cho chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL qua các năm hay kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau có liên hệ nhau để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp ở các thị trường khác nhau. Phân tích SWOT những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.Võ Thúy Ngân, 2010. Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa tại vùng ĐBSCL từ năm 2009 – 2010. Tác giả chủ yếu thu thập số liệu từ báo cáo của niên giám thống kê, từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành (kinh tế nông nghiệp), Internet và các phương tiện truyền thông để phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng nuôi trồng và xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL. Sau đó nêu lên những thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa ở đây tới các thị trường khác trên thế giới. Từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL đến những anh chị, bạn bè, đối tác trên thế giới.Agromonitor, 2014. Toàn cảnh thị trường cá tra tháng 12 2014. Ngày 26122014.http:agromonitor.vntoancanhthitruongcatrathang122014_26540.html Ngày truy cập: 02022015. Bài báo thống kê số liệu về toàn cảnh thị trường cá tra cuối năm 2014 về tình hình sản xuất, giá cá tra, xu hướng giá cá tra nguyên liệu và đưa ra bảng thống kê top 10 thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất trong tháng 112014 theo lượng và tỷ trọng cũng như theo kim ngạch và tỷ trọng. Từ đó nhóm có số liệu chính xác và hiểu rõ tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa trong thời gian gần nhất.Nguyễn Thị Thu Hương, 2007. Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex. Đề tài phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007. Phân tích thực trạng xuất khẩu qua các chỉ tiêu về sản lượng, giá trị xuất khẩu cá sang thị trường EU so với các thị trường khác, kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty tại các nước thành viên. Phân tích SWOT những thuận lợi và khó khăn, đe dọa và cơ hội tại thị trường EU cũng như xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của Cafatex. Từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm ổn định và gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty Cafatex nói chung và ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng cũng như phát triển thêm nhiều thị trường mới trên thế giới.CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN2.1.1 Các khái niệm cơ bản2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩuXuất khẩu trong lý luận thương mại là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài. Tất cả các nước trên thế giới đều có hoạt động xuất khẩu vì công việc kinh doanh quốc tế chiếm một phần đáng kể trong tất cả khối lượng thương vụ và lợi nhuận. Nhờ có hoạt động xuất khẩu (bán hàng ra thị trường quốc tế), các quốc gia có thể cải tiến hiệu năng nhờ quy mô lớn trong sản xuất, trong tiếp thị và trong phân phối, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Mặt khác, xuất khẩu còn giải quyết việc làm cho người lao động. Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà các doanh nghiệp xuất khẩu có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm hơn, bớt được giá thành sản xuất và tăng thêm lợi nhuận. Giá thành thấp hơn cũng có nghĩa là giá bán thấp hơn tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc khối lượng hàng hóa xuất khẩu tăng giúp cho sản xuất trong nước tăng trưởng cũng có nghĩa là sử dụng thêm được năng lực còn bỏ trống chưa dùng.Tóm lại, xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân.Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này.2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế, thông qua nguồn thu ngoại tệ, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho nước khác. Phát triển hoạt động xuất khẩu giúp tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy mở rộng quy mô và phát triển sản xuất, sử dụng năng lực thừa, tạo việc làm cho người lao động. Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Xuất khẩu góp phần vào sự phân công lao động giữa các nước trên thế giới, đồng thời giúp tăng cường hợp tác quốc tế.2.1.2 Giới thiệu đôi nét về cá tra, cá basaCá basa, tên khoa học Pangasius bocourti, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, là loại cá da trơn trong họ Pangasiidae có giá trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều nước trên thế giới. Loài này là loài bản địa ở Đồng bằng song Cửu Long tại Việt Nam và lưu vực song chao Phraya ở Thái Lan. Loài cá này là thực phẩm quan trọng ở thị trường quốc tế. Chúng thường được gắn nhãn ở Bắc Mỹ và Úc với tên là cá basa hay bocourti.Cá tra, cá basa là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp) là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá basa Việt Nam được nhiều thị trường ưu chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá khác. Nghê nuôi cá basa đã được khởi đầu từ những năm 60. Năm 1998, Việt Nam đã thành công trong sinh sản nhân tạo và đáp ứng được nhu cầu về giống cho nghề nuôi thương phẩm.Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của cá traThành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm ăn đượcCaloCalo từ chất béoTổng lượng chất béoChất béo bão hòaCholesteolNatriProtein124,52 cal30,84 cal3,24 g1,64 g25,2 mg70,6 mg23,42 gNguồn: Nguyễn Hoàng Trung, 2009Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của cá basaThành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm ăn đượcCaloCalo từ chất béoTổng lượng chất béoChất béo bão hòaCholesteolNatriProtein170 cal60 cal7 g2 g22 mg70,6 mg28 gNguồn: Nguyễn Hoàng Trung, 20092.1.3 Sản phẩm cá tra, cá basa phile đông lạnh xuất khẩu chủ yếuHầu hết cá tra và basa sau khi nuôi được chế biến dưới dạng đông lạnh trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các tỉnh nuôi cá tra và basa ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có doanh nghiệp chế biến thủy sản gắn với các làng bè nuôi cá. Đứng trước sự cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều nhập dây chuyền thiết bị đông lạnh từ nước ngoài và áp dụng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của HACCP.Một phần lớn sản lượng cá tra và basa philê đông lạnh được xuất khẩu. An Giang, tỉnh chủ lực xuất khẩu cá tra, cá basa là nơi tập trung những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm An Giang (Afiex) và Công ty TNHH Nam Việt. Các doanh nghiệp lớn ở các địa phương khác gồm Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Công ty Cataco (Cần Thơ) và Công ty Cafatex (Cần Thơ). Các doanh nghiệp này chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu cá philê đông lạnh của Việt Nam.Kể từ khi Việt nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới và chấp nhận những nguyên tắc của thương mại quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập Khối Hợp Tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), ngành công nghiệp sản xuất cátra, cá basa của đất nước đã phát tri ển nhanh chóng (Cohen and Hiebert, 2001), tạo công ăn việc làm cho hơn 500.000 lao động (Narog, 2003). Trong sự hợp tác gần gũi với các nhà nghiên cứu thủy sản của Pháp, các giảng viên của ĐH Nông Lâm TPHCM và ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu và chuyển giao thành công qui trình sản xuất giống nhân tạo cá tra và cá basa từ năm 1998, gầy dựng nên một lực lượng sản xuất giống cá tra, cá basa nhân tạo với hơn 15.000 nông hộ liên quan (Cohen and Hiebert, 2001). Hi ện nay, hầu hết cáctrang trại nuôi cá tra, cá basa mua các lo ại thức ăn viên từ các công ty nước ngoài như Cargill Hoa Kỳ, Proconco Pháp, CP Groups Thái lan, UniPresident Đài Loan (Cohen and Hiebert, 2001; Sengupta, 2003, Duc and Kinnucan, 2008). Nông dân nuôi cá cũng đã ti ếp nhận các kỹ thuật tiên tiến trong việc cho cá ăn và quản lý chất lượng nước để cải thiện chất lượng thịt cá, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Hoa Kỳ và châu Âu trong khi các doanh nghiệp chế biến cũng đã ứng dụng các kỹ thuật phi lê cá từ một nhà nhập khấu Úc và sử dụng các trang thiết bị sản xuất được mua từ Hoa Kỳ (Cohen and Hiebert, 2001), với mong muốn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng HACCP và GAP được đề nghị bởi Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) và CụcThực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ.2.1.4 Quy trình chế biến cá tra, cá basa phile đông lạnhTrong hoạt động chế biến cá tra, cá basa philê đông lạnh, cá tra và cá basa tươi là nguyên liệu quan trọng nhất. Tính trung bình, phần thịt nạc được lọc ra thành philê chiếm 3040% trọng lượng cá nguyên liệu. Cụ thể; 3,2 kg cá tra hay 3,9 kg cá basa nguyên liệu sau khi chế biến sẽ cho 1 kg cá philê. Phụ phẩm cá thừa ra sau khi cắt philê (như đầu, đuôi, da, ruột) được sử dụng để chế biến bột và mỡ cá giúp doanh nghiệp thu hồi lại một phần chi phí.Ngoài cá nguyên liệu (chiếm 82% giá ròng sản phẩm bán ra), các chi phí lớn khác trong chế biến đông lạnh là cắt philê, điện làm đá, chạy máy và kho lạnh, nước rửa đá, hóa chất và bao bì.Cụ thể các công đoạn trong quy trình chế biến cá tra, cá basa đông lạnh như sau:Bảng 2.3 Quy trình chế biến cá tra, cá basa phile đông lạnhTÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÁ TRA, CÁ BASA XUẤT KHẨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 734 km2. Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. ĐBSCL có 12 tỉnh và 1 thành phố: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ.3.1.1 Tiềm năng phát triển cá tra, cá basa ở Đồng bằng sông Cửu LongTiềm năng tự nhiên: Nằm ở hạ lưu sông Mêkông với điều kiện thủy văn và chất lượng nguồn nước thuận lợi cho việc nuôi trồng cá tra quanh năm. Theo số liệu của cục thủy sản Nam Bộ.Lưu lượng: Vào mùa mưa lũ, lưu lượng nước sông Cửu Long dao động từ 18.800 m3 giây đến 48.700 m3 giây (số liệu đó tại Phnôm Pênh – Campuchia), cao gấp 9 – 23 lần so với lưu lượng vào mùa khô.Vận tốc dòng chảy: vào mùa lũ 0,5 – 0,6m giây, ở mùa khô 0,1 – 0,2m giây.Nhiệt độ: nước biến thiên không nhiều, cao nhất là 31°C vào tháng 5 và tháng 10; thấp nhất là 26°C vào tháng giêng. Biên độ chênh lệch trong ngày khoảng 1,5°C, nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 3°C.Độ trong và pH trong mùa khô: độ trong của nước từ 40 – 60 cm và pH khoảng 7,5. Mùa mưa, độ trong chỉ 8 – 10 cm và pH nước sông khá ổn định là đặc điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá.Độ cứng: dao động từ 2 – 5 độ (độ Đức), chủ yếu được hình thành trên cơ sở muối cacbonat canxi và thuộc dạng nước ít muối khoáng.Các chất khí hòa tan: ở sông Tiền và sông Hậu nước tương đối thoáng sạch, dưỡng khí đầy đủ (4,3 – 9,7 mg lít), hàm lượng khí cacbonic thấp (1,7 – 5,2 mg lít) nghĩa là nằm dưới giới hạn có hại đối với cá và sinh vật dưới nước. Ngoài ra không có các khí độc trong nước sông.Tiềm năng nuôi trồng:Diện tích nuôi trồng: theo số liệu thống kê của tổng cục địa chính, tổng số diện tích có khả năng nuôi cá tra ao hầm, cồn, đăng quầng là 32.595 ha. Thêm vào đó với hệ thống kênh ngòi chằng chịt cộng thêm có 3 con sông lớn Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sông Mêkông đã đem lại tiềm năng mặt nước to lớn để phát triển nuôi trồng cá tra xuất khẩu.Nguồn thức ăn: Nuôi cá tra là hình thức nuôi công nghiệp, chủ động và có tính tập trung. Tại các khu vực nuôi cá tập trung hiện nay (chủ yếu ở An Giang và Đồng Tháp) nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá rất phong phú. Khu vực tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác các loại nông sản và là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu nông sản để chế biến thức ăn cho cá nuôi (cám, tấm, đậu, bắp…). Một thuận lợi nữa là vào cuối mùa gió Tây Nam hàng năm (sau đỉnh lũ) nước sông từ thượng nguồn đổ xiết về hạ lưu và mang về nguồn lợi cá tự nhiên rất dồi dào cả về số lượng lẫn chủng loại. Nhiều nhất là cá linh (Labeobarb siamensis) và nhiều loài cá tự nhiên khác. Ngoài nguồn cá tự nhiên nước ngọt, các loại cá tạp đánh bắt từ biển Rạch Giá được chuyển đến khu vực nuôi với đoạn đường ngắn, giá cả phù hợp và thường xuyên. Ngoài ra, điều kiện giao thông thủy và bộ thuận tiện cũng giúp cho việc vận chuyển nguyên vật liệu chế biến thức ăn cho cá được dễ dàng và kịp thời.ĐBSCL phát triển con cá tra này.3.1.2 Thực trạng năng lực chế biến của các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩuCác doanh nghiệp đã đầu tư xây mới, nâng cấp mở rộng, đổi mới trang thiết bị theo hướng tăng cường chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến. Hiện nay theo hiệp hội Vasep là có 168 doanh nghiệp tham gia vào chế biến cá tra xuất khẩu. Nét mới năm 2008 là có thêm nhiều doanh nghiệp chế biến đã đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, trực tiếp đầu tư cá và có thêm nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu. Toàn vùng ĐBSCL hiện nay có hơn 100 nhà máy chế biến cá tra với công suất chế biến khoảng 1.5 triệu tấn năm.3.2 TÌNH TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI3.2.1 Thực trạng sản xuất cá tra, cá basa của Việt NamTheo báo cáo tháng 122014 của Bộ NNPTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản vào thời điểm này đạt 348 ngàn tấn, tăng 14,5% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2014 đạt 3.393 ngàn tấn, tăng 5,5% so với năm 2013.Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL cả năm 2014 ước đạt hơn 5.500 ha với sản lượng giảm nhẹ so với cùng kì năm trước, Đồng Tháp (2%), An Giang (8%). Chỉ riêng Hậu Giang diện tích giảm 12% so với cùng kỳ nhưng sản lượng lại tăng đáng kể, đạt 70.905 tấn, tăng 102% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do năm ngoái cá tra, cá basa không được giá nên các hộ dân không thu hoạch, năm nay giá cả cá tra tăng nên các hộ thu hoạch nhiều.3.4 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOTPhân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản ĐBSCL:CHƯƠNG 4TÁC ĐỘNG TỪ NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA4.1 TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾNgày 11012007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức WTO. Từ đó đến nay, ngành Thuỷ sản nói chung và ngành hàng cá tra, cá basa nói riêng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Cá tra, cá basa của Việt Nam ngày càng được nhiều người biết đến và được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường thế giới do có giá trị dinh dưỡng cao, thịt trắng, chắc, hương vị thơm ngon, giá cả hợp lý... 4.2 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾHiện nay, Việt Nam vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường. Trong thời gian 12 năm (không muộn hơn 31122018), Việt Nam phải chứng minh được với WTO là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường. Nếu không, chế độ phi thị trường sẽ gây bất lợi cho Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên, các thành viên WTO cũng không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù (khác với cơ chế chung trong WTO) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chế độ phi thị trường gây tác động lớn đến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam (trong đó có cá Tra).Trong những năm qua, kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã CHƯƠNG 5ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 5.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHÔNG PHÁ GIÁ5.1.1 Khái niệmBán phá giá: theo tinh thần cuả Điều 2.1 Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường.5.1.2 Nguyên nhânCó nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế. Nhiều trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định như: Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu từ đó chiếm thế độc quyền; Bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần; Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh... Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, xuất khẩu không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng... nên đành bán tháo để thu hồi vốnCHƯƠNG 6KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ6.1 KẾT LUẬNThủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc trưng gồm có các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại, là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nước, do vậy có mối liên ngành rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, hải quan...Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong 20 năm qua, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ngành kinh tế thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.Trong 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có những bước đi lên vững chắc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu, nước ta đã có nhiều thị trường tiềm năng và đáng tin cậy. Hằng năm, ngành xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra, cá basa nói riêng tạo việc làm cho hàng trăm lao động, doanh thu cho các doanh nghiệp, góp phần phát triển rất lớn vào nền kinh tế đất nước.Đối với lĩnh vực xuất khẩu cá tra, cá basa. Việt Nam đang dần trở thành một trong những nhà cung cấp lớn trên toàn thế giới. Tuy ngành xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng luôn phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng các doanh nghiệp thủy sản của chúng ta vẫn luôn đứng vững và tìm mọi cách sinh tồn, chiến đấu với sự khắc nghiệt và phát triển.Hy vọng với một tương lai không xa, ngành xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL sẽ còn có thể phát triển hơn nữa. Dựa vào sự trợ giúp hết mực từ chính phủ và tiềm lực về điều kiện tự nhiên sẵn có.6.2 KIẾN NGHỊ6.2.1 Về phía Cơ quan Nhà nướcNhà nước giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản ở ĐBSCL nói riêng và ngành xuất khẩu cá tra, cá basa nói chung. Vì vậy Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa chính sách quản lý xuất khẩu thủy sản. Qua đó điều tiết các hoạt động của ngành giúp ngành phát triển đúng hướng. Nhà nước sẽ là nhân tố chính trong việc giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và tiếp cận với thị trường thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp trong tổ chức các hoạt động quốc tế về thủy sản.Nhà nước có đủ công cụ để hỗ trợ người nuôi, người khai thác phát triển sản xuất đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra và thực thi tốt các chính sách quản lý và đầu tư cho ngành thủy sản ở ĐBSCL. Chính sách khuyến khích xuất khẩu, tỷ giá, thuế suất, .. sẽ có tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.6.2.2 Về phía doanh nghiệpCác doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật và liên kết lại với nhau. Để hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng ĐBSCL tiếp tục phát triển và mở rộng thì hoạt động xúc tiến thương mại giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật. Các doanh nghiệp ở ĐBSCL phải liên kết chặt chẽ với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, ổn định nguồn nguyên liệu và phát triển hoạt động xuất khẩu bền vững.6.2.3 Về phía hộ sản xuấtNgười nuôi cần thực hiện tốt các tiêu chuẩ quốc tế trong nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục phát triển các mô hình hợp tác xã thủy sản, trang trại thủy sản để người nuôi nâng cao trình độ và đăng kí quản lý tốt hơn. Người nuôi giữ vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản. Người nuôi cần nhận thấy rõ ý nghĩa của chất lượng sản phẩm đối với sự sống còn của ngành.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GVHD: Mai Văn Nam Nhóm thực hiện: Trương Minh Chiến B1309249 Dương Thanh Nhi B1309301 Võ Minh Nhựt B1309305 Mai Thị Thu B1309333 Nguyễn Thị Minh Thùy B1309334 Lai Nguyễn Phương Toàn B1309342 Nguyễn Thị Thanh Trúc B1309349 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành thủy sản ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, giúp chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn và góp phần rất lớn trong việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ đồng bằng, nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Ngày nay, Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy việc mở rộng quan hệ hợp tác, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm tận dụng và phát triển tối đa mọi nguồn lực sẵn có, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển đất nước. Trong khi đó, thuỷ sản là mét trong những ngành kinh tế mũi nhọn và là thế mạnh của Việt nam. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt nam không ngừng tăng nhanh, đặc biệt là kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm một tỷ trọng lớn. Mặt hàng cá tra và cá basa ngày càng được người tiêu dùng trong nước và trên toàn thế giới ưa chuộng. Việc đó đã góp phần quan trọng trong sự phát triển thuỷ sản nói riêng và kinh tế nói chung của Việt nam. Tính đến hết tháng 10/2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt gần 5 tỷ USD, năm 2011, chế biến thủy sản Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mạnh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Doanh số xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng khoảng 15 - 20%/năm. Chỉ trong 10 năm, thủy sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với doanh số xuất khẩu tăng gấp 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 đến 6 tỷ USD năm 2011. (http://www.rimf.org.vn/bantin/news.asp?news_id=3001&lang=1) Theo khảo sát, mặt hàng cá tra, cá basa Việt Nam được đánh giá là nhóm thủy sản có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới (2008), xuất khẩu đến 127 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng sản lượng trên 640.000 tấn sản phẩm, đạt giá trị hơn 1.4 tỷ USD tăng trưởng 45% so với 2007, góp phần đưa toàn bộ ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4 tỷ USD. Cá tra, cá basa là một trong những sản phẩm đại diện cho ngành thủy sản. Vì vậy cùng với ngành thủy sản, xuất khẩu cá tra cá basa là một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm và được xác định là giữ vai trò đáng kể trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Hiểu được sự quan trọng của mặt hàng này; nhóm tôi chọn đề tài “Đánh 2 giá hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa đến sự phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” vì chúng tôi muốn tìm hiểu và phân tích những điểm ưu, nhược điểm của việc xuất khẩu mặt hàng này trong các năm gần đây từ đó đưa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu những rủi ro trong việc đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài; qua việc cải thiện, nâng cao chất lượng thịt cá để đảm bảo chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người tiêu dùng trong và ngoài nước. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Đánh giá sự ảnh hưởng của xuất khẩu cá tra, cá basa đến sự phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL trong những năm gần đây. - Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cá tra, cá basa đến thị trường nước ngoài. - Chỉ rõ những ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa đến sự phát triển kinh tế. - Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian: Đồng bằng sông Cửu Long 1.3.2 Thời gian: Tháng 1 đến tháng 5 năm 2015 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng xuất khẩu cá tra, cá basa 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Phạm Huy, 2010. Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL. Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả như lập bảng phân phối tần số, trình bày dữ liệu bảng và biểu đồ để cho chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL qua các năm hay kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau có liên hệ nhau để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp ở các thị trường khác nhau. Phân tích SWOT những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. 3 Võ Thúy Ngân, 2010. Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa tại vùng ĐBSCL từ năm 2009 – 2010. Tác giả chủ yếu thu thập số liệu từ báo cáo của niên giám thống kê, từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành (kinh tế nông nghiệp), Internet và các phương tiện truyền thông để phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng nuôi trồng và xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL. Sau đó nêu lên những thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa ở đây tới các thị trường khác trên thế giới. Từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL đến những anh chị, bạn bè, đối tác trên thế giới. Agromonitor, 2014. Toàn cảnh thị trường cá tra tháng 12/ 2014. Ngày 26/12/2014.http://agromonitor.vn/toan-canh-thi-truong-ca-tra-thang-12-2014_26540.html [Ngày truy cập: 02/02/2015]. Bài báo thống kê số liệu về toàn cảnh thị trường cá tra cuối năm 2014 về tình hình sản xuất, giá cá tra, xu hướng giá cá tra nguyên liệu và đưa ra bảng thống kê top 10 thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất trong tháng 11/2014 theo lượng và tỷ trọng cũng như theo kim ngạch và tỷ trọng. Từ đó nhóm có số liệu chính xác và hiểu rõ tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa trong thời gian gần nhất. Nguyễn Thị Thu Hương, 2007. Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex. Đề tài phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007. Phân tích thực trạng xuất khẩu qua các chỉ tiêu về sản lượng, giá trị xuất khẩu cá sang thị trường EU so với các thị trường khác, kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty tại các nước thành viên. Phân tích SWOT những thuận lợi và khó khăn, đe dọa và cơ hội tại thị trường EU cũng như xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của Cafatex. Từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm ổn định và gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty Cafatex nói chung và ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng cũng như phát triển thêm nhiều thị trường mới trên thế giới. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu trong lý luận thương mại là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài. - Tất cả các nước trên thế giới đều có hoạt động xuất khẩu vì công việc kinh doanh quốc tế chiếm một phần đáng kể trong tất cả khối lượng thương vụ và lợi nhuận. Nhờ có hoạt động xuất khẩu (bán hàng ra thị trường quốc tế), các quốc gia có thể cải tiến hiệu năng nhờ quy mô lớn trong sản xuất, trong tiếp thị và trong phân phối, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Mặt khác, xuất khẩu còn giải quyết việc làm cho người lao động. - Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà các doanh nghiệp xuất khẩu có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm hơn, bớt được giá thành sản xuất và tăng thêm lợi nhuận. Giá thành thấp hơn cũng có nghĩa là giá bán thấp hơn tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc khối lượng hàng hóa xuất khẩu tăng giúp cho sản xuất trong nước tăng trưởng cũng có nghĩa là sử dụng thêm được năng lực còn bỏ trống chưa dùng. Tóm lại, xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình. Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này. 2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu - Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế, thông qua nguồn thu ngoại tệ, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho nước khác. 5 - Phát triển hoạt động xuất khẩu giúp tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy mở rộng quy mô và phát triển sản xuất, sử dụng năng lực thừa, tạo việc làm cho người lao động. - Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. - Xuất khẩu góp phần vào sự phân công lao động giữa các nước trên thế giới, đồng thời giúp tăng cường hợp tác quốc tế. 2.1.2 Giới thiệu đôi nét về cá tra, cá basa Cá basa, tên khoa học Pangasius bocourti, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, là loại cá da trơn trong họ Pangasiidae có giá trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều nước trên thế giới. Loài này là loài bản địa ở Đồng bằng song Cửu Long tại Việt Nam và lưu vực song chao Phraya ở Thái Lan. Loài cá này là thực phẩm quan trọng ở thị trường quốc tế. Chúng thường được gắn nhãn ở Bắc Mỹ và Úc với tên là "cá basa" hay "bocourti". Cá tra, cá basa là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp) là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá basa Việt Nam được nhiều thị trường ưu chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá khác. Nghê nuôi cá basa đã được khởi đầu từ những năm 60. Năm 1998, Việt Nam đã thành công trong sinh sản nhân tạo và đáp ứng được nhu cầu về giống cho nghề nuôi thương phẩm. Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của cá tra Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm ăn được Calo Calo từ chất béo Tổng lượng chất béo Chất béo bão hòa Cholesteol Natri Protein 124,52 cal 30,84 cal 3,24 g 1,64 g 25,2 mg 70,6 mg 23,42 g Nguồn: Nguyễn Hoàng Trung, 2009 Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của cá basa Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm ăn được Calo Calo từ chất béo Tổng lượng chất béo Chất béo bão hòa Cholesteol Natri Protein 170 cal 60 cal 7 g 2 g 22 mg 70,6 mg 28 g Nguồn: Nguyễn Hoàng Trung, 2009 2.1.3 Sản phẩm cá tra, cá basa phile đông lạnh xuất khẩu chủ yếu 6 Hầu hết cá tra và basa sau khi nuôi được chế biến dưới dạng đông lạnh trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các tỉnh nuôi cá tra và basa ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có doanh nghiệp chế biến thủy sản gắn với các làng bè nuôi cá. Đứng trước sự cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều nhập dây chuyền thiết bị đông lạnh từ nước ngoài và áp dụng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của HACCP. Một phần lớn sản lượng cá tra và basa philê đông lạnh được xuất khẩu. An Giang, tỉnh chủ lực xuất khẩu cá tra, cá basa là nơi tập trung những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm An Giang (Afiex) và Công ty TNHH Nam Việt. Các doanh nghiệp lớn ở các địa phương khác gồm Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Công ty Cataco (Cần Thơ) và Công ty Cafatex (Cần Thơ). Các doanh nghiệp này chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu cá philê đông lạnh của Việt Nam. Kể từ khi Việt nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới và chấp nhận những nguyên tắc của thương mại quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập Khối Hợp Tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), ngành công nghiệp sản xuất cátra, cá basa của đất nước đã phát tri ển nhanh chóng (Cohen and Hiebert, 2001), tạo công ăn việc làm cho hơn 500.000 lao động (Narog, 2003). Trong sự hợp tác gần gũi với các nhà nghiên cứu thủy sản của Pháp, các giảng viên của ĐH Nông Lâm TPHCM và ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu và chuyển giao thành công qui trình sản xuất giống nhân tạo cá tra và cá basa từ năm 1998, gầy dựng nên một lực lượng sản xuất giống cá tra, cá basa nhân tạo với hơn 15.000 nông hộ liên quan (Cohen and Hiebert, 2001). Hi ện nay, hầu hết cáctrang trại nuôi cá tra, cá basa mua các lo ại thức ăn viên từ các công ty nước ngoài như Cargill - Hoa Kỳ, Proconco - Pháp, CP Groups - Thái lan, Uni-President - Đài Loan (Cohen and Hiebert, 2001; Sengupta, 2003, Duc and Kinnucan, 2008). Nông dân nuôi cá cũng đã ti ếp nhận các kỹ thuật tiên tiến trong việc cho cá ăn và quản lý chất lượng nước để cải thiện chất lượng thịt cá, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Hoa Kỳ và châu Âu trong khi các doanh nghiệp chế biến cũng đã ứng dụng các kỹ thuật phi lê cá từ một nhà nhập khấu Úc và sử dụng các trang thiết bị sản xuất được mua từ Hoa Kỳ (Cohen and Hiebert, 2001), với mong muốn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng HACCP và GAP được đề nghị bởi Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) và CụcThực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ. 7 2.1.4 Quy trình chế biến cá tra, cá basa phile đông lạnh Trong hoạt động chế biến cá tra, cá basa philê đông lạnh, cá tra và cá basa tươi là nguyên liệu quan trọng nhất. Tính trung bình, phần thịt nạc được lọc ra thành philê chiếm 30-40% trọng lượng cá nguyên liệu. Cụ thể; 3,2 kg cá tra hay 3,9 kg cá basa nguyên liệu sau khi chế biến sẽ cho 1 kg cá philê. Phụ phẩm cá thừa ra sau khi cắt philê (như đầu, đuôi, da, ruột) được sử dụng để chế biến bột và mỡ cá giúp doanh nghiệp thu hồi lại một phần chi phí. Ngoài cá nguyên liệu (chiếm 82% giá ròng sản phẩm bán ra), các chi phí lớn khác trong chế biến đông lạnh là cắt philê, điện làm đá, chạy máy và kho lạnh, nước rửa đá, hóa chất và bao bì. Cụ thể các công đoạn trong quy trình chế biến cá tra, cá basa đông lạnh như sau: Bảng 2.3 Quy trình chế biến cá tra, cá basa phile đông lạnh CÔNG ĐOẠN THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH MÔ TẢ Tiếp nhận nguyên liệu Cá nguyên con còn sống, chất lượng tươi tốt. - - Cá - Cá sống được vận chuyển từ khu vực khai thác đến 8 không bệnh, không khuyết tật. Trọng lượng³ 500g/ con. Công ty bằng ghe đục để cho cá còn sống. Từ bến cá được cho vào thùng nhựa chuyên dùng rồi chuyển nhanh đến khu tiếp nhận bằng xe tải nhỏ. Tại khu tiếp nhận QC kiểm tra chất lượng cảm quan (cá còn sống, không có dấu hiệu bị bệnh). Cắt tiết- rửa 1 - Cá được giết chết bằng cách cắt hầu. Cá sau khi giết chết cho vào bồn nước rửa sạch. Fillet - Miếng fillet phải nhẳn, phẳng. - Không sót xương, phạm thịt. - Sử dụng dao chuyên dùng để fillet cá : Tách thịt 2 bên thân cá, bỏ đầu, bỏ nội tạng, dưới vòi nước chảy liên tục, thao tác phải đúng kỹ thuật và tránh vỡ nội tạng, không để sót thịt trong xương. Rửa 2 - Rửa bằng nước sạch, nhiệt độ thường. - Rửa phải sạch máu. - Nước rửa chỉ sử dụng một lần. Mỗi lần rửa không quá 50 kg. - Miếng fillet được rửa qua 2 bồn nước sạch. Trong quá trình rửa miếng fillet phải đảo trộn mạnh để loại bỏ máu, nhớt & tạp chất. Lạng da - Không sót da trên miếng fillet. - Không phạm thịt hoặc rách thịt. - Dùng dao hoặc máy lạng da để lạng bỏ da. Thao tác nhẹ nhàng đúng kỹ thuật để miếng fillet sau khi lạng da không được phạm vào thịt miếng cá, không làm rách thịt miếng cá. Chỉnh hình - Không còn thịt đỏ, mỡ, xương. - Nhiệt độ BTP £ 15 0 C - Chỉnh hình nhằm loại bỏ thịt đỏ, mỡ trên miếng fillet. Miếng fillet sau khi chỉnh hình phải sạch phần thịt đỏ, mỡ, không rách 9 thịt, không sót xương, bề mặt miếng fillet phải láng. Soi ký sinh trùng Không có ký sinh trùng trong mỗi miếng fillet. - Kiểm tra theo tần suất 30 phút/ lần. - Kiểm tra ký sinh trùng trên từng miếng fillet bằng mắt trên bàn soi. - Miếng fillet sau khi kiểm tra ký sinh trùng phải đảm bảo không có ký sinh trùng. Những miếng fillet có ký sinh trùng phải được loại bỏ. QC kiểm tra lại với tần suất 30 phút/ lần. Rửa 3 - Nhiệt độ nước rửa ≤ 8 0 C. - Tần suất thay nước : 200 kg thay nước một lần. - Sản phẩm được rửa qua 2 bồn nước sạch có nhiệt độ T 0 £ 8 0 C. Khi rửa dùng tay đảo nhẹ miếng fillet. Rửa không quá 200 kg thay nước một lần. Quay thuốc - Nhiệt độ dịch thuốc 3- 7 0 C - Thời gian quay ít nhất là 8 phút - Nồng độ thuốc và muối tuỳ theo loại hoá chất tại thời điểm đang sử dụng - Nhiệt độ cá sau khi quay <15 0 C - Sau khi rửa cân cá cho vào máy quay, số lượng cá 100 ¸ 400 kg/ mẽ tuỳ theo máy quay lớn hay nhỏ. Sau đó cho dung dịch thuốc (đá vẫy, muối + thuốc, nước lạnh nhiệt độ 3 ¸ 7 0 C) vào theo tỷ lệ cá: dịch thuốc là 3 : 1. Phân cỡ, loại - Phân cỡ miếng cá theo gram / miếng, Oz/ miếng hoặc theo yêu cầu khách hàng. Cho phép sai số≤ 2% - Cá được phân thành các size như : 60 -120; 120 -170; 170 - 220; 220 - Up (gram/ miếng) hoặc 3 – 5, 5 – 7, 7 – 9, 4 – 6, 6 – 8, 8 – 10, 10 – 12 (Oz/ miếng), hoặc theo yêu cầu của khách hàng Cân 1 - Cân : trọng lượng theo yêu cầu khách hàng. Đúng theo từng cỡ, loại - Cá được cân theo từng cỡ, loại trọng lượng theo yêu cầu khách hàng Rửa 4 - Nhiệt độ nước rửa ≤ 8 0 C. - Tần suất thay nước : 100kg thay nước một lần. - Sản phẩm được rửa qua 1 bồn nước sạch có nhiệt độ T 0 £ 8 0 C. Khi rửa dùng tay 10 [...]... 27 các nước phát triển đối với thủy sản trong nước cũng gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa Họ sẽ thiết lập một hàng rào thuế quan, tăng cường kiểm soát và đưa ra các vụ kiện để bảo vệ các mặt hàng trong nước CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG TỪ NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA 28 4.1 TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐẾN SỰ PHÁT... sản ở ĐBSCL THÁCH THỨC - Thách thức lớn nhất đối với hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của ĐBSCL là yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao Trong tương lai nhu cầu về an toàn và chất lượng là hai yếu tố quyết định đến hoạt động xuất khẩu Sản phẩm cá tra, cá basa không những phải nâng cao chất lượng mà giá cả còn phải cạnh tranh và có nhiều ưu thế thì ngành xuất khẩu cá tra, cá basa. .. lượng DT nuôi Sản lượng cá tra, cá cá tra, cá cá tra, cá cá tra, cá cá tra, cá cá tra, cá basa (ha) basa (tấn) basa (ha) basa (tấn) basa (ha) basa (tấn) An Giang 1.374 258.406 1.217 237.668 88,6 92,0 Cần Thơ 809 151.972 831 150.634 102,7 99,1 Đồng Tháp 1.875 341.705 1.942 335.530 103,6 98,2 Bến Tre 700 153.887 711 159.270 101,6 103,5 Hậu Giang 167 35.186 147 70.905 88,1 201,5 Vĩnh Long 423 101.332 430... triển Kết hợp các S, W, O, T hình thành các chiến lược SO, ST, WO, WT 14 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG 3.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÁ TRA, CÁ BASA XUẤT KHẨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 734 km2 Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái... CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA SANG CÁC THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI 3.3.1 Những thuận lợi của việc xuất khẩu cá tra, cá basa 3.3.1.1 Môi trường vi mô - Điều kiện thiên nhiên sông ngòi dày đặc thích hợp cho việc nuôi trồng thủy hải sản nên ngành thủy sản đặc biệt phát triển Vì thế, nguồn cung ứng nguyên liệu cho việc xuất khẩu cá tra, cá basa dồi giàu - Cá basa là mặt hàng thực phẩm ngon, có giá trị dinh... chung và ngành xuất khẩu cá tra, cá basa nói riêng bị yếu đi - Hoạt động chế biến, nuôi trồng thủy sản nếu không được kiểm soát tốt sẽ tác động xấu đến môi trường Việc tác động xấu đến môi trường sẽ là một cản trở đối với sự phát triên của ngành xuất khẩu cá tra, cá basa trong tương lai, dễ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến sản lượng nuôi trồng Từ đó nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sẽ gặp... tác động của việc cạnh tranh không lành mạnh về thị trường, nguyên liệu, giá cả Viếc sáp nhập cũng sẽ giúp nang cao khả năng tiết kiệm theo quy mô, cải thiện hiệu quả hoạt động - Hiện nay thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn đối với thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam Với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được nâng cao, ngành xuất khẩu cá tra,. .. là cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản cũng như xuất khẩu cá tra, cá basa của vùng ĐBSCL tiếp tục phát triển và tăng trưởng - Việt Nam đã là thành viên của WTO, ASEAN, APEC Đây là cơ hôi cho các doanh nghiệp thủy sản đẩy mạnh xuất khẩu ra toàn thế giới Là thành viên của những tổ chức này, mặt hàng cá tra, cá basa sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu vào thị trường các nước - Trong tương... thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam với tổng khối lượng gần 90 nghìn tấn và tổng giá trị là 336 triệu USD Với năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, sản xuất cá tra, cá basa tại Việt Nam đang là mối lo ngại cho các đối thủ, đặc biệt là các nhà sản xuất cá da trơn tại các quốc gia nhập khẩu lớn như Mỹ Mỹ thường xuyên áp dụng các mức thuế chống bán phá giá với các nhà xuất khẩu cá Tra của Việt Nam... giá so với USD là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam - Chính phủ Việt Nam đầu tư 1,340 tỷ đồng đưa cá tra thành mũi nhọn xuất khẩu thủy sản Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển sản xuất cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 Trong đó có nhiều nội dung như quy hoạch lại vùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cách thức xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất,